Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.95 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KẾ TỐN

TIỂU LUẬN
Mơn học: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Giảng viên: Bùi Thị Huyền
Mã lớp học phần: 22C1HIS51002631
Sinh viên: Huỳnh Ngọc Phương Nghi
Khóa – Lớp: K47 - AU003
MSSV: 31211023584

TP Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 10 năm 2022


Câu 1: Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm
1986 đến nay)
1.Thành tựu
- Về kinh tế:
Năm 1986, khi bắt đầu thực hiện công tác chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ đã xác định
nhiệm vụ “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng đảng là then chốt”. Chuyển đổi tư
duy kinh tế, từng bước chuyển từ kinh tế kế hoạch, kinh tế tập trung, kinh tế hành chính,
bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường, có sự quản lý và
hướng dẫn của nhà nước. Nhờ vậy, khó khăn về kinh tế dần giảm bớt. Cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội năm 1996 chính thức kết thúc. Năm 2008, thốt khỏi thân phận một nước
nghèo nàn, lạc hậu và trở thành nước có thu nhập trung bình.
Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều thành
tựu đáng kể, kinh tế tăng trưởng khá, kinh tế mạnh lên, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát
được kiểm soát, mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình


quân giai đoạn 2016 - 2020 bất chấp đại dịch Covid-19 và liên tục xảy ra thiên tai, bão lũ
nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung vào cuối nhiệm kỳ khóa XII, ảnh hưởng nặng nề


đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội vẫn đạt 6% / năm, quy mô kinh tế và thu nhập
bình quân đầu người tăng lên. Năm 2020, GDP đạt 271,2 tỷ đơ la Mỹ, thu nhập bình
qn đầu người đạt 2.779 đô la Mỹ. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao
động tăng từ 4,3% / năm giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 6% / năm giai đoạn 20162020.
- Về văn hóa, xã hội:
Đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng văn hóa xã hội. Mục tiêu là xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình đổi mới từng bước được
hồn thiện, các chủ trương, chính sách xã hội và dân tộc tơn giáo được thực hiện có hiệu
quả. Phát triển thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ, bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, mở rộng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên 90%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều dưới
3%. Đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
- Về chính trị xã hội
Giữ vững và củng cố quốc phòng an ninh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong các chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh được lồng ghép hiệu quả với kinh tế, văn hóa, xã hội. Quan hệ đối ngoại


và hội nhập quốc tế tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt nhiều thành tựu nổi bật. vị thế và uy tín
quốc tế của nước ta khơng ngừng được nâng cao. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với 189 quốc gia và là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực lớn:
LHQ, ASEAN, APEC, WTO,....Việt Nam có quan hệ kinh tế với 244 quốc gia và khu
vực. Là đối tác chiến lược của 17 quốc gia: Nga, Ấn Độ, Trung Quốc,…và là đối tác toàn
diện của 11 quốc gia: Hoa Kỳ, Canada, Nam Phi,...
2. Ý nghĩa lịch sử
Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới là những thắng lợi

cơ bản mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Chủ trương đổi mới của Đảng đã đáp ứng được
những đồi hỏi bức thiết nhất của cả nước, phù hợp xu hướng phát triển của thời đại. Khơi
dậy được tiềm năng và sức mạnh sáng tạo của nhân dân ta, được coi như là một cuộc
cách mạng trong thời đại mới. Chứng tỏ rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước
ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
3. Kinh nghiệm
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn
diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Tuân
thủ thực hiện và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


Nâng cao năng lực lãnh đạo và hiệu lực chiến đấu của Đảng bộ. Thường xuyên củng cố,
tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc
trong công tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tồn diện; hồn thiện
cơ chế kiểm sốt chặt chẽ quyền lực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phịng, chống suy
thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống
tham nhũng, lãng phí. Cơng tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo
phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc,
thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc” thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất
phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no
của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.



Ba là, phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn để lãnh đạo, điều hành, tổ chức.
Hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi
nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội. Kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn,
đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống
chính trị. Giữ vững kỷ cương, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận thực hiện
tốt sự phối, kết hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành coi trọng chất lượng và hiệu quả
thực tế tạo đột phá để phát triển.
Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòa giữa
kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển. Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn
hóa, xã hội. Giữa tn theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN. Giữa
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ
tài nguyên, môi trường. Giữa phát triển kinh tế,xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Giữa độc lập, tự chủ với tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, khơng để bị động,
bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế tồn diện và sâu rộng, xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan


hệ với các nước lớn và các nước láng giềng, đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ.
Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại.
khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Câu 2: Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới
(1986 - đến nay). Từ vấn đề lịch sử trên, bạn có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống
của bản thân?
1. Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986
đến nay)
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của công
cuộc đổi mới.

Thứ nhất, Đảng đổi mới tư duy về thể chế và mơ hình phát triển kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa
Kể từ khi Đảng ta quyết định đổi mới 1986, Đảng ta đã chú trọng đổi mới tư duy lý
luận để nhận thức đúng đắn các quy luật, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Thực tế là 1986 Đảng ta đã đưa ra quyết định mang tính lịch sử là đổi mới tư duy


kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ
nghĩa. Tiếp tục hồn thiện nền kinh tế thị trường góp phần huy động và phân bổ, sử dụng
có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hơn thế, Đảng đã đầu
tư tập trung xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường Nhờ vậy, Đảng ngày càng làm
rõ và giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, nhằm tạo nên
sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển.
Thứ hai, Đảng xác định phát triển con người, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ và mục
tiêu định hướng quan trọng của sự nghiệp đổi mới
Đảng lấy sự phát triển con người là mục tiêu trung tâm của chiến lược phát triển đất
nước. Con người đóng vai trị vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của quá trình đổi mới. Tập
trung xây dựng con người Việt Nam trở thành những chủ thể ưu tú dẫn dắt đất nước phát
triển trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng đã chủ
trương tiến hành “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, gắn liền với đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ tiên
tiến là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Với quan điểm
‘lấy dân làm gốc’ Việt Nam đã tập trung xây dựng, đổi mới và từng bước hoàn thiện hệ


thống an sinh xã hội phù hợp, linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
quốc tế; đồng thời, tập trung cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, dành ưu tiên cao các
nguồn lực cho các địa phương nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm nâng cao
đời sống mọi mặt của người dân.

Đảng coi sự phát triển bản sắc văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát
triển đất nước. Phát triển văn hóa có vai trị rất quan trọng là tinh thần của toàn xã hội
vừa là mục tiêu vừa là động lực. Đảng chú trọng xây dựng giá trị văn hóa đặc trưng và
phải phù hợp với sự nghiệp tích cực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
Việt Nam đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội bền vững. Xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, an toàn.
Chú trọng thực hiện đồng bộ chính sách giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống của
nhân dân, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. Đưa ra được giải pháp
quản lý quản lý và giải quyết hài hòa có hiệu quả quan hệ xã hội, các vấn đề xã hội bức
xúc
Thứ ba, Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là một
định hướng chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới.


Đảng ta đã đề ra và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa
bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các
thể chế đa phương. Thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng các đối tác lớn, đối tác
quan trọng làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại, ngoại giao nhà nước
của Đảng. Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với
lợi ích của đất nước để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - cơng nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực
khác. Chủ động và tích cực giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, đổi mới hệ thống chính trị tạo động lực đổi mới.
Đảng đã xác định yếu tố đóng vai trị ‘then chốt’ trong việc tăng cường trách nhiệm
lãnh đạo của Đảng là đổi mới hệ thống chính trị. Nhà nước chú trọng nghiên cứu hồn

thiện mơ hình tổ chức hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng hoàn thiện nền
kinh tế thị trường định hước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ động tích


cực hội nhập quốc tế. Với mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và
chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân nhằm bảo đảm ổn định chính trị - xã hội thúc đẩy công cuộc
đổi mới và phát triển đất nước.
2. Rút ra bài học cho cuộc sống bản thân
Trong cuộc sống hiện tại chúng ta cần xác định rõ bản thân mình là ai là điều quan
trọng nhất từ đó tìm ra những phương pháp, xác định định hướng và đổi mới tư duy phù
hợp nhất cho sự phát triển của bản thân ngày một tốt hơn.
Xác định rõ được định hướng bắt đầu lập kế hoạch chi tiết cho từng khoảng thời
gian từ đó vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen kỉ luật tốt
thực hiện kế hoạch tốt đạt hiệu quả.
Ngoài việc học tập làm việc kết nạp những kiến thức. Để phát triển con người toàn
diện cần trau dồi thêm những kĩ năng cần thiết, chơi thể thao rèn luyện sức khỏe. Sức
khỏe tốt thì cơng việc mới đạt năng suất sao.


Hình thành thói quen suy nghĩa hành động ln xuất phát từ thực tiễn khách quan có
cái nhìn bao qt thấu đáo trong tất cả tình huống tránh nhìn nhận sự việc phiến diện chủ
quan và đưa ra những quyết định khơng chuẩn xác.
Có câu nói ‘ Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau’. Chúng
ta phải biết kết hợp khả năng của bạn thân với những người khác để tạo nên trổng thể
hoàn hảo từ đó phát huy được hết sức mạnh. Ngồi khả năng của mình thì việc thiết lập
những mối quan hệ xã hội là điều vô cùng cần thiết đem đến những ưu thế giúp việc học
tập công việc chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trong thời đại 4.0 việc thế giới phát
triển tốc độ chóng mặt phải rèn luyện bản lĩnh thích nghi nhanh trong điều kiện môi
trường khác nhau.

Tài liệu tham khảo:
Tài liệu hướng dẫn học tập lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trang 78-80
/> />

/>


×