Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Anh (chị) hãy trình bày quan niệm của anh (chị) về tiền tài và hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.33 KB, 2 trang )

Mỗi con người trong chúng ta phải luôn cố gắng, phấn đấu trong
cuộc sống, trong lao động và học tập, trong rèn luyện đạo đức dể
trở thành một con người có trí tuệ, tài năng, nhân cách, đồng thời
có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ ngoài xã hội.
Theo cuộc điều tra mang tính toàn cầu của TV Networks International trong tổng số 5400 người trẻ
đến từ 14 quốc gia phát triển thì chỉ có 43% tỏ ra hạnh phúc vđi cuộc sống hiện tại của mình. Giới trẻ Ấn
Độ là những người hạnh phúc nhất trong khi Nhật Bản đứng cuối bảng xếp hạng với chỉ 8% cảm thấy dễ
chịu với những gì đang diễn ra. Kết quả điều tra này có thể cho chúng ta thấy được nhiều điều đáng suy
ngẫm. Một trong những điều căn bản đó là môi quan hệ không tương xứng giữa tiền tài và hạnh phúc,
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của mỗi con người, đặc biệt là những người trẻ.
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh nơi giá trị vật chất được xem như ngang bằng với
những giá trị tinh thần - đã qua rồi cái thời của Balzac, Vũ Trọng Phụng, nơi đồng tiền chiếm vị trí độc
tôn và có sức mạnh thống lĩnh, kiểm soát, thậm chí làm biến đổi những thước đo xã hội. Nhưng hãy giật
mình ngẫm nghĩ câu nói này, nó vẫn không xa lạ với hiện tại: Không có giời, Phật, chỉ có đồng tiền là
đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người, ai ai cũng phải kính thờ nó mới sống được. Lương tâm. à?
Chưa bằng đồng tiền. Giời Phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai ai cũng phải kính thờ, chỉ có
những cách xoa tiền là đáng cho người ta tụng niệm (trích kịch Không một tiếng vang, 1931, Vũ Trọng
Phụng). Đồng tiền luôn có một sức mạnh ghê gớm trong bất kì hoàn cảnh nào, thời đại nào. Không hiếm
nhưrng trường hợp chỉ vì đồng tiền mà con người sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm những chuyện phi pháp,
làm tay sai cho kẻ xấu. Tại sao tiền lại có ma lực đến vậy? Bởi vì nó giúp ta thỏa mãn gần như tất cả
những nhu cầu về vật chất và tinh thần, tạo ra những giá trị về nhân phẩm, văn hóa và tinh nghĩa. Tiền
còn là thước đo giá trị con người. Anh càng giàu có thì cuộc sống anh càng sung sướng, phong phú, đầy
đủ, vô hình chung trong mắt người khác anh cũng trở nên cao sang, quyền quý và được họ nể trọng; anh
cứ thế tiến dần đến những nấc cao của danh vọng. Nhưng danh vọng có bao giờ đủ? Lòng tham con người
có bao giờ cạn? Lợi dụng điều đó, đồng tiền đã nhanh chóng chế ngự, quyến rũ, mê hoặc một số người
không có bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ vật chất, biến họ thành tay sai đắc lực cho nó. Đó là nguồn
gốc của những loại tội phạm mà ta vẫn thường thấy trên phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày như:
tham nhũng, buôn lậu, buôn ma túy, đám thuê, chém mướn, cờ bạc... gây bao thiệt hại nặng nề cho đất
nước. Chúng ta cần thừa nhận sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Ghê gớm chứ không phải vạn năng. Bởi
có một thứ trên đời anh có nhiều tiền đến đâu cũng không thể mua nổi, đánh đổi cả cuộc đời mình cũng
không thể có được, đó là những giá trị thuộc về tinh thần như trí tuệ, tình yêu, lòng nhân ái, phẩm chất, óc


sáng tạo... và nhất là hạnh phúc.
Ngược lại với tiền - một khái niệm dễ dàng định nghĩa, hạnh phúc là một khái niệm cực kì khó nắm
bắt, nó mong manh tựa như những bí ẩn cùa đời sống tâm hồn. Nhưng đó là điều con người trong xã hội
nào cũng hướng đến, bản Tuyên ngôn Độc lập của đất nước nào cũng phải có những câu khẳng định
quyền vươn tới hạnh phúc chân chính của con người. Vì một cuộc đời chỉ thật sự có ý nghĩa khi cuộc đời
đó hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Có thể hiểu đơn giản: hạnh phúc là trạng thái sung sướng khi hoàn
toàn đạt được những điều mình mong muốn. Ớ đây, hạnh phúc cần được hiểu theo nghĩa rộng là hạnh
phúc trong gia đình, hạnh phúc trong quan hệ bạn bè, hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày. Theo cách
hiểu đó, tiền bạc không thể làm cho người ta hạnh phúc, nếu làm được điều ấy, thì thứ hanh phúc đó chỉ
là dục vọng được thỏa mãn về vật chất của một cá nhân ích kỉ, tầm thường. Hạnh phúc thật sự phải là
những điều đẹp đẽ, cao thượng, chân thành nằm sâu trong tâm hồn - những tầng sâu không thể dò đến
được của chúng ta mà không thế lực nào, kể cả đồng tiền có thể mua chuộc được. Hạnh phúc của một bà
mẹ quanh năm tần tảo, không có lây một ngày nghỉ, không có lấy một chiếc áo mới, để đổi lấy cho con


mình được ăn học - bằng bạn bằng bè - có ai hiểu nổi? Chính vì tình yêu con khiến cho người mẹ quên đi
những nỗi nhọc nhằn của mình. Hạnh phúc của một gia đình lao động bình thường, tối tối xum vầy quanh
mâm cơm, tiếng cười con trẻ trong veo - thứ hạnh phúc giản dị ấm áp của đời thường mà đánh đổi cả kho
vàng cũng không có được. Chúng ta không quên một cầu nói nổi tiếng rằng: “Hạnh phúc lớn nhất của đời
người là yêu và được yêu - George Sand”. Vậy cơ sở của hạnh phúc chính là tình yêu. Trên cơ sở ấy, điều
xây dựng nên hạnh phúc là tình cảm, là những giá trị mang ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính. Hạnh
phúc chính là mục đích cao đẹp của cuộc đời.
Tiền chỉ là phương tiện nhanh chóng và hữu ích đưa ta đến cái đích đẹp đẽ ấy. Đời người chỉ hạnh
phúc trọn vẹn khi được thỏa mãn cả về vật chất lẫn tinh thần, vậy đồng tiền gắn vai trò rất lớn. Nó kích
thích sự sáng tạo, nỗ lực trong đời sống là thước đo năng suất lao động, là giải pháp nhanh chóng và hiệu
nghiệm cho những trường hợp khó khăn, quẫn bách. Một tháng lương được trả cao làm cho con người ta
hăng hái làm việc bình thường. Một suất học bổng có thể khiến cho một cậu học sinh nghèo được đi du
học. Một số tiền lớn cho ca phẫu thuật có thể cứu sông được một mạng người... Tuy nhiên, nếu coi đồng
tiền là mục đích cao nhất của cuộc đời, làm tất cả để có được nó thì sớm muộn gì anh cũng phải trả giá rất
đắt: bị hủy hoại nhân cách, gia đình tan nốt, mọi người khinh bỉ, xa lánh, ... Chẳng ai muốn sống một

cuộc đời như thế cả. Bởi vậy, phải tạo được sự hài hòa giữa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, trên cơ sở đó hạnh phúc được xây dựng nên mới vững chắc.
Để làm được điều này, mỗi con người trong chúng ta phải luôn cố gắng, phấn đấu trong cuộc sống,
trong lao động và học tập, trong rèn luyện đạo đức dể trở thành một con người có trí tuệ, tài năng, nhân
cách, đồng thời có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ ngoài xã hội. Có thể khẳng định rằng: “Trong
các con đường dẫn đến hạnh phúc, không có con đường tắt, chỉ có một con đường chác chắn hơn cả là lao
động và kiên trì - L. Raybor”.
Trích: loigiaihay.com



×