Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dạy con tuổi lên 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.3 KB, 3 trang )

Dạy con tuổi lên 3
Bé tò mò và ham chơi nhưng vẫn còn yếu trong kỹ năng nhận biết
thứ an toàn hay không an toàn. Bé có thể loáy hoáy với đồ điện vì
nghĩ đó là trò chơi thú vị. Các bậc cha mẹ vì thế cũng dễ bực bội, đặc
biệt khó tìm hình phạt xác đáng dành cho bé lên 3.
Chọn ‘trận chiến' một cách khôn ngoan
Rất khó nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn bé 3 tuổi. Lên 3, bé tiếp
tục học cách khám phá môi trường bằng các thử nghiệm của bạn
thân. Nếu bạn muốn con học hỏi một cách an toàn thì bạn nên tạo
cho bé những tình huống thú vị giúp bé tìm hiểu thế giới. Cho bé tự
do vui chơi và khám phá nhưng luôn nhớ các nguyên tắc an toàn khi
đi trên đường, tránh đồ gây bỏng trong nhà bếp và giữ an toàn cho
bé với trò chơi cùng nước.

Không căng thẳng khi bé ngồi bô
Nếu bé 3 tuổi nhà bạn vẫn còn phải mặc bỉm thì bé không phải là duy
nhất. Đừng căng thẳng nếu bé vẫn quên mà tè dầm hoặc ị ra quần.
Bạn có thể luyện cho bé thói quen ngồi bô mỗi sáng, trước khi bé đi
lớp hoặc ngay khi đón bé ở trường mẫu giáo về, bạn hỏi xem bé có
cần đi vệ sinh không. Một khi chuyện đi tè, đi ị có tiến bộ, bạn đừng
quên khen thưởng bé. Tuy nhiên, ngay cả khi chuyện này với bé còn
lộn xộn, chưa có nề nếp thì bạn cũng cần kiên nhẫn và yêu thương
con. Đừng trừng phạt bé chỉ vì bé trót tè ướt quần.
Nhắc nhở mà không ăn thua
Bạn có thể phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho bé vì sao
không nên làm chuyện gì đó nhưng bé vẫn tái lỗi. Bạn sẽ nổi giận và
hét lên rằng: "Đừng nghịch dao, đứt tay đấy. Mẹ nhắc bao lần rồi"
nhưng bé lên 3 vẫn chưa thể hiểu thực sự tại sao bé không được
chạm vào con dao.
Trong khi đó, đánh lạc hướng vẫn là cách hiệu quả để khuyến khích
hành vi tốt ở bé lên 3. Ngay khi bé làm gì mà mẹ không vừa ý, bạn


có thể đánh lạc hướng bé với đồ chơi, nhân vật hoạt hình hoặc các
bài hát yêu thích. Bày cho bé một trò chơi hoặc dụ bé đi ra ngoài sẽ
là cách thích hợp khi bé đang nghịch ngợm thứ gì đó.
Cung cấp một môi trường an toàn
Là mẹ, bạn cần hiểu con mình nhất. Rất nhiều tai nạn vẫn rình rập bé
lên 3, ngay cả ở trong nhà. Trí tò mò có thể thôi thúc bé lên 3 leo
trèo, mở cửa tủ bếp, sờ hoặc thọc cái đinh vào ổ điện Do đó, cần
chắc chắn là mọi thứ trong nhà luôn an toàn với bé, đừng chủ quan
rằng bạn luôn để mắt tới con bởi điều đó là chưa đủ.
Nếu bé vẫn còn thói quen mút đồ vật nhỏ trong miệng thì đồ chơi là
những mảnh ghép nhỏ là không phù hợp, cho dù nó được chú thích
dành cho bé lên 3.
Cần chắc chắn là cha mẹ không liên tục nói "không" vì như thế, bé có
thể bị "nhiễm" từ này của cha mẹ. Ngoài ra, nên cho bé nhiều cơ hội
để lựa chọn cũng là cách hạn chế bé nói "không" luôn miệng. Phụ
huynh chỉ nên nói "không" ở những tình huống như: "Không sờ tay
vào nước nóng", "Không sang đường mà không có mẹ đi cùng"
Như thế, bé sẽ hiểu những lúc mẹ nói "không" là trong những tình
huống thực sự nguy hiểm.
Lý do đằng sau câu nói "không" của bé: Càng lớn, bé càng không
thích bị kiểm soát. Vì thế, nói "không" là cách cơ bản để bé tự kiểm
soát quyền độc lập, tự chủ ở giai đoạn này.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×