Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.08 KB, 7 trang )



Thời kỳ khủng hoảng
tuổi lên 3

Khi lên ba, trẻ có xu hướng tách mình ra khỏi người khác
và ý thức về những khả năng của chính mình, nảy sinh
nguyện vọng được độc lập. Từ nhu cầu muốn độc lập này
mà trẻ có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và thái độ tiêu cực
thường đối lập với người lớn. Các nhà tâm lý học gọi đây
là “Thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3“.
Mỗi lần đòi gì không được cha mẹ đáp ứng ngay, bé Bean (3
tuổi) khóc thét lên rồi đập đầu xuống nền nhà.
“Biết con nóng tính nên gia đình luôn bảo nhau mỗi thấy lần
bé khóc thì bế lên đừng để nó đập đầu xuống đất. Vậy mà
nhiều hôm thằng bé phản ứng nhanh quá, tôi không kịp chạy
đến nó đã đập đầu xuống nền nhà mấy phát liền. Tôi lo nếu
cứ như thế, sau này cháu sẽ bị tổn thương não”, chị Thùy mẹ
của bé Bean, Bình Thạnh, TP HCM, tâm sự.
Cũng “bó tay” với tật xấu của đứa con gái mới gần 3 tuổi, chị
Trang kể, mỗi khi bực bội chuyện gì, bé Diễm lại dùng tay
cào khiến hai lỗ tai chảy máu. Bà mẹ trẻ kể: “Có hôm thấy bé
bị chảy máu tai nhiều, tôi tưởng bị bệnh gì, kiểm tra thì thấy
vết xước ở tai do cháu dùng tay cào. Thế là từ đó hễ thấy con
cào tai, tôi lại tát vào tay cháu thật đau, vậy mà nó vẫn không
chừa”.
Chia sẻ với về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Thị Minh giải
thích sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi diễn ra
với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh trở nên nhạy bén tạo điều
kiện cho bé học hỏi nhanh, song cũng rất dễ bị tổn thương.
Đặc biệt khi lên ba, trẻ có xu hướng tách mình ra khỏi người


khác và ý thức về những khả năng của chính mình, nảy sinh
nguyện vọng được độc lập. Nhu cầu này rất lớn, nhằm khẳng
định mình. Đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ phát triển.
Điều đó thể hiện sự trưởng thành hơn của đứa trẻ.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Mặt khác, cũng từ nhu cầu muốn độc lập này mà trẻ có phản
ứng cảm xúc mạnh mẽ và thái độ tiêu cực thường đối lập với
người lớn. Các nhà tâm lý học gọi đây là “Thời kỳ khủng
hoảng tuổi lên 3″.

Một số biểu hiện của “thời kỳ khủng hoảng”
- Bướng bỉnh: Chỉ muốn làm theo ý thích của mình và tự
quyết định.
- Ngang ngạnh: Khi không đạt được điều mong muốn, trẻ
phản kháng bằng cách khóc ré lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập
đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Vô lễ với người lớn: Khi không hài lòng điều gì thì trẻ
thường giơ tay đánh, nhéo hoặc nói vô lễ với người lớn.
- Chống đối: Làm ngược lại những lời chỉ bảo của người lớn
hoặc vi phạm những điều ngăn cấm.
- Chuyên quyền: Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất
cả mọi thứ xung quanh; cái gì cũng muốn thuộc về mình, tính
ích kỷ xuất hiện.
Theo bà Minh, khủng hoảng tuổi lên 3 là hiện tượng phổ
biến, ít nhiều trẻ đều gặp phải nhưng có tính tạm thời, chuyển
tiếp. Sự tách rời bản thân ra khỏi người khác, sự tự nhận thức

về mình, mong được độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong
sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách
của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Những biểu hiện ấy có thể dần
mất đi khi trẻ lớn lên.
Khi thấy con có những biểu hiện trên, cha mẹ nên:
- Tôn trọng và thỏa mãn tính độc lập của trẻ ở chừng mực
cho phép. Đồng thời hướng dẫn trẻ một số việc tự phục vụ
hoặc giúp đỡ người lớn để tính độc lập phát triển mà trẻ vẫn
nghe lời.
- Kịp thời nhận thấy những khả năng mới của bé. Nếu cha mẹ
đánh giá đúng đắn và cách ứng xử khéo léo, sẽ giúp trẻ vượt
qua khủng hoảng nhanh chóng, nhẹ nhàng.
- Tạo ra những hình thức hoạt động mới để trẻ có những quan
hệ mới với mọi người xung quanh. Chẳng hạn cho bé tham
gia vào các hoạt động cộng đồng, đội nhóm, các lớp học kỹ
năng…
- Thay đổi thái độ đối xử với trẻ đồng thời tìm kiếm các biện
pháp giáo dục thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều
quan trọng là cha mẹ không nên coi những biểu hiện ương
bướng trên là một đặc tính cố hữu của trẻ. Mặt khác không
nên coi thường những khủng hoảng tâm lý lứa tuổi này. “Nếu
không đánh giá đúng và có cách ứng xử phù hợp, khủng
hoảng tuổi lên ba sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những
dấu vết nặng nề cho trẻ về sau”, bà Minh khuyên.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý một số biểu hiện rất dễ
nhầm lẫn giữa tính bướng bỉnh và sự kiên trìcủa trẻ. Nếu đó
là sự kiên trì thì cần phải tạo điều kiện để rèn luyện, còn nếu
tính bướng bỉnh cần ngăn chặn và khắc phục.


×