Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dạy con theo “nguyên tắc của bà” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.8 KB, 3 trang )

Dạy con theo “nguyên tắc của bà”
Áp dụng nguyên tắc này, lợi ích thu được cao gấp 3 lần:
1. Yêu cầu của bạn rất cụ thể, vì thế trẻ có thể hiểu được.

2. Bạn thừa nhận mong muốn/nhu cầu của trẻ cùng lúc với đưa ra
điều mình muốn/yêu cầu

3. Bạn tiếp cận vấn đề theo cách mở: Mời gọi trẻ có thái độ hợp tác.

Cụ thể nguyên tắc như sau:

"Con có thể sau khi con "

Con có thể ra ngoài chơi sau khi con rửa bát

Con có thể xem phim sau khi làm bài tập

Chúng ta sẽ đọc truyện sau khi con mặc xong đồ ngủ

Ngay sau khi đóng nắp hộp sữa con có thể chơi game trên máy tính

Một điều cần nhớ với "nguyên tắc của bà" là hạn chế càng nhiều
càng tốt các "từ ngữ khiêu chiến". Đó là các từ như: "Con không
được ", "Đừng ", "Không" và "Dừng ngay lại!".

Hãy xem sự khác biệt trong diễn đạt ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc
của trẻ khi nghe:
- Con không được đi chơi khi chưa làm xong bài tập
- Được chứ, con có thể đi chơi ngay sau khi làm xong bài tập.

- Đừng ăn bánh quy khi chưa xong bữa tối


- Con có thể ăn bánh quy ngay sau khi dùng xong bữa tối

- Không, con không được sang nhà bạn Tom

- Con có thể đến nhà bạn Tom và thứ Bảy, khi đi học bơi về.
Rõ ràng cùng một mong muốn/yêu cầu, nhưng cách diễn đạt sau dễ
nghe hơn cách diễn đạt trước, và có khả năng mời gọi thái độ hợp
tác của trẻ tốt hơn.

Áp dụng cách giao tiếp này, các bậc cha mẹ sẽ thấy việc giao tiếp
với con được cải thiện tích cực đáng kể. Con dường như "ngoan và
biết vâng lời hơn". Thực tế, không có đứa trẻ nào sinh ra đã ương
bướng. Trẻ luôn sẵn sàng vâng lời, nhưng bạn cần cho trẻ thấy rõ
mình muốn trẻ làm gì và lợi ích mang lại là gì sau khi trẻ thực hiện
yêu cầu đó.
Kiểm soát, quản thúc không giúp con sống tự tin và độc lập mà
ngược lại càng làm cho trẻ yếu đuối và bất ổn về mặt tâm lý, dễ nảy
sinh sự đương đầu chống đối lại để thể hiện bất bình.
Nếu sợ con lao vào cám dỗ, thì cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao năng
lực nhận thức bản thân, tăng sự "miễn dịch" để chống lại những cám
dỗ có hại, hơn là cứ bao bọc hoặc giám sát chặt chẽ con cái nhưng
không làm cho con cái trưởng thành hơn.
Cha mẹ nên thảo luận cùng con để đặt ra các giới hạn mà trẻ phải
tuân thủ, và khi được tự do trong các ranh giới đó trẻ sẽ có cơ hội để
được là người chủ động độc lập, qua đó tổng hợp được nhiều kinh
nghiệm quý báu cho bản thân.

×