Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại tp hồ chí minh , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA
KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ GIA CƠNG CƠ KHÍ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

123doc


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA
KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ GIA CƠNG CƠ
KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

123doc


LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về
dịch vụ gia cơng cơ khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, tơi đã tự tìm hiểu và nghiên
cứu thơng qua sách vở, tài liệu được tìm tịi trong q trình nghiên cứu và quá trình
học tài trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời vận dụng các kiến thức, kinh
nghiệm tích lũy và thông qua việc trao đổi với người hướng dẫn khoa học, các giảng
viên, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
Người viết
NGUYỄN MINH TUẤN

123doc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................ 1
1.1 Lý do nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3
1.6 Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4
Tóm tắc chương 1 ............................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU ................................................................................................... 5
2.1 Tồng quan về thị trường dịch vụ gia cơng cơ khí ..................................... 5
2.1.1 Giới thiệu về ngành cơ khí chết tạo máy ............................................. 5
2.1.2 Dịch vụ gia công của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay .................... 7
2.1.3 Thực trạng dịch vụ gia cơng cơ khí hiện nay....................................... 8
2.2 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 12
2.2.1 Lý thuyết về giá trị ............................................................................. 12

123doc


2.2.2 Lý thuyết về giá trị cảm nhận ............................................................. 13
2.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến giá
trị cảm nhận ............................................................................................................... 15
2.3 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 19
2.4 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 21
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 22


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 24
3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................24
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................25
3.2 Nghiên cứu định tính.................................................................................. 27
3.2.1 Xây dựng dàn bài thảo luận.................................................................27
3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định tính ........................................................... 27
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................... 28
3.3 Nghiên cứu định lượng............................................................................... 33
3.3.1 Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 33
3.3.2 Thống kê mô tả..................................................................................... 34
3.3.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo........................................................ 34
3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................... 35
3.3.5 Phân tích hồi quy ................................................................................. 36
3.3.6 Kiểm định T-test và Anova ..................................................................37
Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 40
4.1 Giới thiệu .....................................................................................................40
4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu.........................................................................40
4.3 Đánh giá thang đo ...................................................................................... 46
4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lý thuyết .............. 46

123doc


4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................... 49
4.3.3 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy ....................................... 52
4.3.4 Kiểm định giả thuyết .......................................................................... 57
4.4 Ảnh hưởng của các biến định tính đến Giá trị cảm nhận...................... 57

4.4.1 Kiểm định Anova cho biến nhóm tuổi ................................................ 58
4.4.2 Phân tích Anova cho biến trình độ học vấn ....................................... 59
Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................. 62
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 62
5.2 Các kết quả chính của đề tài ...................................................................... 62
5.3 So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu trước .................................. 63
5.4 Hàm ý chính sách đối với các doanh nghiệp dịch vụ gia cơng cơ khí
hiện nay .................................................................................................................... 64
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 74
Tóm tắt chương 5 .............................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

123doc


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
SP: Giá/ Chi phí dịch vụ
SQ: Chất lượng dịch vụ
PQ: Chất lượng sản phẩm
OC: Năng lực gia công
EV: Giá trị cảm xúc
SV: Giá trị xã hội
NXB: Nhà xuất bản


123doc


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thang đo cảm nhận về Giá .......................................................................... 29
Bảng 3.2 Thang đo cảm nhận Chất lượng dịch vụ ...................................................... 30
Bảng 3.3 Thang đo cảm nhận Chất lượng sản phẩm .................................................. 30
Bảng 3.4 Thang đo cảm nhận về Năng gia công ........................................................ 31
Bảng 3.5 Thang đo Giá trị cảm xúc ............................................................................ 31
Bảng 3.6 Thang đo Giá trị xã hội ................................................................................ 32
Bảng 3.7 Thang đo Giá trị cảm nhận tổng thể ............................................................ 32
Bảng 4.1 Thống kê mẫu .............................................................................................. 41
Bảng 4.2 Thống kê mức độ đặt hàng .......................................................................... 41
Bảng 4.3 Thống kê giá trị Trung bình các biến nghiên cứu........................................ 42
Bảng 4.4 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá ................................................... 43
Bảng 4.5 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Chất lượng dịch vụ .......................... 43
Bảng 4.6 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Chất lượng sản phẩm ...................... 44
Bảng 4.7 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Năng lực gia cơng ........................... 45
Bảng 4.8 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá trị cảm xúc ................................ 45
Bảng 4.9 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá trị xã hội ................................... 46
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha .......... 48
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố EFA của thành phần Giá trị cảm nhận ........... 51
Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo tổng thể Giá trị cảm nhận ........ 52
Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 52
Bảng 4.14 Tóm tắt mơ hình hồi quy ........................................................................... 54
Bảng 4.15 Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................... 54
Bảng 4.16 Trọng số hồi quy ........................................................................................ 54
Bảng 4.17 Kiểm định giả thuyết ................................................................................. 57
Bảng 4.18 Bảng kiểm định Levene cho biến nhóm tuổi ............................................. 58


123doc


Bảng 4.19 Bảng kiểm định Anova cho biến nhóm tuổi .............................................. 58
Bảng 4.20 Bảng kiểm định Levene cho biến trình độ học vấn ................................... 59
Bảng 4.21 Bảng kiểm định Anova cho biến trình độ học vấn .................................... 59
Bảng 4.22 Kết quả phép kiểm định Bonferroni .......................................................... 60

123doc


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Q trình sản xuất ........................................................................................ 7
Biểu đồ 2.1 Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong tháng
10/2012 và tháng 10/2013 ......................................................................................... 10
Hình 2.2 Mơ hình giá trị khách hàng ........................................................................ 14
Hình 2.3 Hình Mơ hình lý thuyết đề nghị ................................................................. 20
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 26
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 33

123doc


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do nghiên cứu
Ngành cơ khí là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành cơng
nghiệp cơ khí phát triển sẽ giúp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy phát triển

kinh tế cho đất nước. Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa thì vai trị của cơng nghiệp cơ khí càng trở nên quan trọng hơn.
Trước thực tế đó, nhu cầu về các thiết bị, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản
xuất ngày càng tăng.
Để cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục đảm bảo năng suất, các doanh nghiệp
phải luôn tìm kiếm nguồn gia cơng cung cấp các thiết bị, các chi tiết máy khi cần lắp
ráp, bảo dưỡng hay sữa chữa dây chuyền sản xuất. Ngoài yếu tố về tính kịp thời, các
thiết bi, các chi tiết máy cần phải đảm bảo yếu tố về chất lượng kỹ thuật.
Hiện nay mặc dù có nhiều cơ sở và doanh nghiệp gia cơng cơ khí nhưng theo
đánh giá của các chun gia trong ngành thì phần lớn các sản phẩm gia cơng cơ khí
hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu thực tế cho các doanh nghiệp sản xuất.
Các sản phẩm cơ khí hiện nay vẫn được nhập khẩu nhiều từ các nước như Trung
Quốc, Hàn Quốc và Nhật… Các doanh nghiệp muốn tìm được một nguồn cung ổn
định và đảm bảo các yếu tố về thời gian cũng như về chất lượng là điều không dễ
dàng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng cơ sở và doanh nghiệp gia
công. Khác với các sản phẩm tiêu dùng với nhiều thương hiệu và chủng loại trên thị
trường, khách hàng sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm phù hợp, nhưng sản
phẩm gia công cơ khí thường là những sản phẩm đặc thù cho từng loại máy móc và
từng dây chuyền sản xuất. Nếu sản phẩm thay thế không đảm bảo các yêu cầu về kỹ
thuật thì dây chuyền sản xuất khơng thể hoạt động gây tổn thất về kinh tế cho doanh
nghiệp.

123doc


2

Để hiểu rõ cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm gia công hiện nay cũng
như chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp gia cơng cơ khí, tác giả chọn đề tài
Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia cơng cơ khí tại

Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến
giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ gia cơng cơ khí của các cơ sở và
doanh nghiệp gia cơng cơ khí hiện nay chủ yếu là ở khu vực TPHCM. Hy vọng kết
quả nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao
chất lượng dịch vụ gia cơng tại cơ sở của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi đặt
hàng gia công và sử dụng các sản phẩm cơ khí.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị cảm nhận của khách
hàng.

-

Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách cho các doanh
nghiệp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận cho khách hàng.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận
của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại TPHCM.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào những doanh nghiệp khách hàng đã đặt hàng gia cơng
các sản phẩm cơ khí phục vụ cho q trình sản xuất tại địa bàn TPHCM. Đối tượng
khảo sát là các nhân viên kỹ thuật bảo trì trong các doanh nghiệp đang trực tiếp

tham gia đặt hàng gia công các sảm phẩm cơ khí.

123doc


3

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
-

Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh mơ hình nghiên cứu
cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đồng thời thiết lập và bổ sung các biến quan
sát để đo lường các biến nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua
kỹ thuật thảo luận tay đôi những khách hàng đã đặt hàng gia cơng các sản phẩm cơ
khí.
-

Nghiên cứu định lượng :

Nghiên cứu được thực hiên thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với
kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với khách hàng đã đặc hàng gia công các sản
phẩm cơ khí. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định lại mơ hình lý thuyết và
các giả thuyết trong mơ hình nhằm khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị
cảm nhận của khách hàng. Việc kiểm định thang đo cùng với giả thuyết bằng hệ số
tin cậy Cronbach’ Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến
tính dựa trên kết quả sử lý số liệu thống kê SPSS. Cuối cùng là phân tích T-Test và

Anova nhằm đánh giá sự khác biệt về giá trị cảm nhận giữa các nhóm tuổi, giới tính,
và trình độ của những nhân viên tham gia khảo sát.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gia
cơng cơ khí hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng.
Từ đó giúp các doanh nghiệp tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của khách hàng hiện nay.
- Đề tài góp phần phát triển lý thuyết về giá trị cảm nhận của khách hàng trong
lĩnh vực gia cơng cơ khí. Từ đó làm tài liệu kham thảo cho các nghiên cứu khác cụ
thể hơn và phạm vi rộng hơn sau này.

123doc


4

1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 05 chương
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận, hàm ý chính sách
Tóm tắc chương 1
Chương 1 trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu của luận văn.
Chương tiếp theo sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.

123doc



5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1 Tồng quan về thị trường dịch vụ gia công cơ khí
2.1.1 Giới thiệu về ngành cơ khí chết tạo máy
Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế
tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Chính vì nó tham gia trực tiếp vào q
trình sản xuất nên sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy chiếm một vị trí quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Chủ trương của nhà nước ta là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện
đại. Chính vì vậy, các ngành phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển này đang
được quan tâm một cách tích cực. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao
động cao nghệ cao có thể làm chủ được cơng nghệ và các phương tiện, máy móc
hiện đại. Các ngành này được đào tạo trong các trường học viện, đại học, cao đẳng,
trung cấp, trường nghề. Đó là các ngành lớn: Cơ khí, điện, điện tử và các chuyên
ngành nhỏ bên trong nó.
Với mọi người, khi nhắc tới cơng việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng
ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc bằng tay như tiện, phay, bào, hàn…Có
thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc,
thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư
liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.
 Công việc của kỹ sư chế tạo máy
- Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất
mì an liền, máy sản xuất bánh kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu
hoạch trong nơng nghiệp…
- Thi cơng hoặc giám sát việc thi cơng và hồn tất các máy và thiết bị sản xuất đã
thiết kế.


123doc


6

-

Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí địi hỏi phải có kiến thức về cơ khí,
các phần mềm CAD.

-

Lập trình gia cơng máy CNC.

-

Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, cơng trình:
Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…

-

Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất cơng nghiệp: vận hành,
bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.

-

Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát q trình sản xuất ra các
thiết bị cơ khí đó.


-

Tham gia gia cơng sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vất liệu…

 Môi trường làm việc
-

Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu làm ở vị trí sản xuất,
bảo dưỡng thiết bị.

-

Nếu chuyên về thiết kế thì mơi trường làm việc sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi:
Phòng kỹ thuật, phòng dự án…

-

Nếu làm trong mơi trường sản xuất, thì thường tiếp xúc với các máy móc,
sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.

-

Thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.

 Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy
-

Cần phải có sự đam mê với cơng việc, với ngành mà bạn đã lựa chọn.

-


Có tư duy sáng tạo, tư duy logic.

-

Có sức khỏe tốt.

 Q trình gia công và sản xuất

123doc


7

Q trình gia cơng và sản xuất trong nhà máy cơ khí là tập hợp các hoạt động
có ích để biến nguyên vật liệu hay bán thành phẩm thành sản phẩm.
Q trình sản xuất chia ra:
-

Q trình chính: Là q trình liên quan trực tiếp đến việc chế tạo chi tiết,

lắp ráp và hồn chỉnh sản phẩm. Q trình chính trong gia cơng cơ khí bao gồm:
Q trình tạo phơi, q trình gia cơng cắt gọt, q trình nhiệt luyện, q trình lắp
ráp, q trình bao gói, sơn…
- Q trình phụ: cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khí nén, vận chuyển,
bảo quản, sữa chữa thiết bị, chế tạo trang bị dụng cụ, tổ chức, quản lý, điều hành,
phục vụ sinh hoạt và vệ sinh an tồn.
Q trình sản xuất được thực hiện theo sơ đồ sau:
Q trình cơng nghệ


Q trình
gia cơng

Q trình
tạo phơi

Q trình
lắp ráp

Q trình
kết thúc

QTCN chế tạo

Hình 2.1 Q trình sản xuất
(Nguồn: Cơng nghệ chế tạo máy – ĐHSP Kỹ Thuật TP.HCM năm 2005)
2.1.2 Dịch vụ gia cơng của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay
Dịch vụ gia cơng cơ khí là việc bên th gia cơng giao cho một đơn vị nhận gia
công thực hiện gia cơng các sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn được cam kết giữa hai
bên.
Hoạt động gia công được thực hiện thông qua hợp đồng được quy định cụ thể
về số lượng, chất lượng, giá thành và thời gian hoàn thành, trách nhiệm bồi thường


123doc


8

Các doanh nghiệp gia cơng cơ khí hiện nay tồn tại với nhiều quy mơ và hình

thức khác nhau.
Chất lượng dịch vụ gia công của doanh nghiệp phụ thuộc vào:
Quá trình tổ chức sản xuất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc
Năng lực chun mơn của đội ngũ quản lý, kỹ sư, thợ lành nghề…
Các sản phẩm gia công:
Chi tiết máy: Trục quay, bánh răng, con lăn, bulông, ốc vít…
Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất: hệ thống băng tải, băng truyền…
Hợp đồng gia công:
Là hợp đồng giữa khách hàng và đơn vị nhận gia công.
Nội dung hợp đồng thường liên quan đến các nội dung: Giá gia công, yêu cầu
kỹ thuật, thời gian giao hàng, thời gian thanh toán và các dịch vụ khác…
Một số các doanh nghiệp gia cơng cơ khí tại TpHCM hiện nay như:
Cơng ty cổ phần cơ khí Thủ Đức
Địa chỉ: 219 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Cơng ty cổ phần cơ khí Duy Thắng
Văn phịng : 81/105/28 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh,
TP.HCM
Cơng ty TNHH cơ khí chính xác Phan Vinh
Địa chỉ: 32 đường Cầu xây 2, phường Tân Phú, quận 9, TP.HCM VIỆT NAM
Cơng ty TNHH cơ khí chính xác Thịnh Phát
Địa Chỉ: 255/19 KP 3B, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,Tp.HCM.
2.1.3 Thực trạng dịch vụ gia cơng cơ khí hiện nay
Hiện nay, gia cơng cơ khí trong nước rất yếu so với khu vực và thế giới. Nhiều
năm qua, mặc dù đã có một số doanh nghiệp có điều kiện đầu tư quy mơ lớn máy
móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao thay

123doc



9

thế hàng nhập khẩu, nhưng số doanh nghiệp này quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều
khó khăn để tồn tại và phát triển.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành cơ khí hiện có khoảng 3.100 doanh
nghiệp với 53.000 cơ sở sản xuất. Trong đó có 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250
cơ sở sản xuất tập trung và 156 xí nghiệp tư doanh.
Tuy có số lượng đơng đảo nhưng phần lớn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, cơng
nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới. Hiện chỉ có lĩnh vực đóng tàu và chế tạo
thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược, các lĩnh vực khác vẫn còn tụt
khá xa so với mục tiêu đề ra.
“Yếu và Thiếu” là hai từ được các chuyên gia trong ngành cơ khí nói nhiều nhất
khi đề câp thực trạng của ngành cơ khí hiện nay. Thiếu lực lượng nhân công lành
nghề, khâu tư vấn thiết kế vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt, thiếu hẳn các chuyên gia
đầu ngành cho lĩnh vực cơ khí chế tạo. Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể trong lĩnh
vực đóng tàu và thiết bị điện tuy nhiên cũng phát triển chưa mạnh và phần lớn vẫn
nhập khẩu từ thiết bị nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn chưa có được
những nhà máy được trang bị đồng bộ dây chuyền tiên tiến... mà ngun nhân của
nó chính là việc thiếu vốn đầu tư. Các trang thiết bị máy móc dành cho cơ khí phần
lớn là những trang thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ cao trên thế giới. Do đó chi
phí cho việc đầu tư là rất lớn trong khi tình hình kinh tế hiện nay khó khăn, các
doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay hợp lý.
Trong số nhiều dự án thuộc danh mục cơ khí trọng điểm được Chính phủ phê
duyệt thì có ít dự án được thực hiện. Mỗi năm, nước ta phải tốn hàng tỷ USD nhập
máy móc, thiết bị về để xây dựng các cơng trình, phát triển các ngành cơng nghiệp
trong nước, trong khi ngành gia cơng cơ khí trong nước chỉ đáp ứng được một phần
nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang mất thị phần, "thua trên
sân nhà".


123doc


10

Tháng 10/2013

Tỷ USD

Tháng 10/2012

16
14
12
10
8
6
4
2
0
Máy Máy vi Vải các
móc,
tính,
loại
thiết bị, điện tử
dụng cụ

Điện
thoại


Xăng
dầu

Sắt thép Chất dẻo Nguyên Hóa chất Thức ăn
phụ liệu
gia xúc
dệt, may

Biểu đồ 2.1 Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong
tháng 10/2012 và tháng 10/2013
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan năm 2013 cho thấy trị giá nhập khẩu máy
móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng ln chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng
khác. Trị giá nhập khẩu năm tháng 10/2012 là 13,3 tỷ USD và tháng 10/2013 là 15,1
tỷ USD. Điều này cho thấy nước ta vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị từ
nước ngoài rất nhiều.
Theo ý kiến các chuyên gia trong ngành:
Ông Trần Thanh Hồng, Vụ trưởng, Ban kinh tế Trung Ương thì trình độ cơng
nghệ ngành cơ khí chế tạo còn đơn giản, lạc hậu, tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với
khu vực. Thiết bị phần lớn đã qua nhiều năm sử dụng, lạc hậu về tính năng kỹ thuật,
độ chính xác kém, khơng đủ vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp. Trình độ cơng
nghệ và thiết bị ở các khâu cịn thấp, yếu và chậm được cải tiến (từ khâu tạo phôi, đúc
được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ tạo phôi, đúc, nhiệt

123doc


11

luyện và xử lý bề mặt, …). Phần lớn các nhà máy cơ khí sản xuất theo quy trình

cơng nghệ khép kín. Tồn ngành thiếu những nhà máy có trình độ công nghệ hiện
đại, chủ lực để làm trung tâm cho việc chun mơn hóa - hợp tác hóa. Nhiều chi tiết,
linh kiện được sản xuất nhưng giá thành còn cao, chất lượng khơng ổn định, số
lượng cịn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp lắp ráp vẫn nhập khẩu ( Theo Hiệp hội
doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tháng 4/2013) .
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam thì thiếu
vốn là ngun nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn. Hiện
có tới 50% DN đang thiếu vốn. Lợi nhuận của các doanh nghiệp cơ khí chỉ đạt bình
qn từ 3-5% /năm, vậy nhưng ngân hàng đang cho vay với lãi suất lên tới khá cao
và có thời gian trước tới 20% thì khơng doanh nghiệp nào dám vay bởi như vậy là
cầm chắc thua lỗ.
Ngành cơ khí cũng được ưu đãi vay vốn (trong chiến lược phát triển cơ khí việt
Nam đến 2020 và chương trình cơ khí trọng điểm) nhưng trong suốt 10 năm qua
cũng chỉ có khoảng 8 dự án được vay vốn ưu đãi và lãi vay khá cao; chẳng hạn năm
2011 vốn vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp cơ khí của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam ở mức 11,4%. Ơng Ngơ Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệp nặng
Bộ Công thương cho biết, đối với các nhà đầu tư cơ khí nếu được vay lãi suất 0%
trong 10 năm phải trả nợ cũng không ai muốn làm nữa là lãi suất ưu đãi trên 11%.
TS. Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Tổng hội Cơ khí
Việt Nam cho rằng hạn chế lớn nhất hiện nay của ngành cơ khí là nguồn vốn hạn
hẹp, thiếu trầm trọng lực lượng tư vấn thiết kế và đội ngũ thợ lành nghề khiến sản
phẩm cơ khí trong nước thiếu tính cạnh tranh cả về mẫu mã và chất lượng. Đã thế
chúng ta lại chưa đi sâu vào việc sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và hàm
lượng công nghệ cao. Ngoài ra, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước
vẫn chưa tốt, đã thế cơ chế quản lý chưa đồng bộ dẫn đến đầu tư chồng chéo, kém
hiệu quả.

123doc



12

Trước thực trạng chung của ngành là yếu về vốn đầu tư và thiếu đội ngũ thợ lành
nghề, các doanh nghiệp dịch vụ gia cơng cơ khí cũng khơng ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên chỉ có số ít là đáp ứng được u cầu của thực
tiễn. Trong khi nhu cầu về sản phẩm cơ khí nhiều nhưng nguồn cung thì q ít và
khơng đảm bảo yêu cầu hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và thi cơng cơng trình
đang gặp nhiều khó khăn.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết về giá trị
Theo Woo (1992) cho rằng giá trị đề cập đến những tiện ích mà người tiêu dùng
thấy được bên trong một sản phẩm cụ thể nào đó và họ nhằm mục đích để tối đa hóa
hành vi mua của mình . Định nghĩa này đề cập đến giá trị xuất phát từ việc mua, tiêu
thụ và bố trí sản phẩm và dịch vụ.
Theo Woodall (2003) có bốn loại giá trị khác nhau:
a. Giá trị nội tại hay giá trị thực
Giá trị nội tại đề cập đến giá trị khách quan dựa vào nguồn gốc của các sản
phẩm, độc lập với thị trường. Giá trị nội tại được xem xét khi người ta phân tích các
đặc tính nội tại, bên trong của sản phẩm trước khi hoặc trong quá trình sử dụng.
b. Giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi cũng dựa trên đối tượng là sản phẩm hay dịch vụ nhưng bị ảnh
hưởng bởi tình hình thị trường. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ
theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng
khác trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công
sức lao động) được chứa đựng trong hàng hố, đó chính là cơ sở giá trị của hàng
hố.
c. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là chủ quan dựa trên quan điểm của cá nhân đánh giá sản phẩm
trong hoặc ngay sau khi sử dụng. Là tính chất có ích, cơng dụng của vật thể đó có
thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân.


123doc


13

Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính
mà con người hoạt động tạo ra cho nó.
d. Giá trị tiện dụng
Giá trị tiện dụng cũng dựa trên đánh giá của người tiêu dùng, nhưng bây giờ đề
cập đến thời điểm khi giá trị nội tại và / hoặc giá trị sử dụng được so sánh với sự hy
sinh mà người tiêu dùng phải bỏ ra.
2.2.2 Lý thuyết về giá trị cảm nhận
Có rất nhiều định nghĩa cũng như thuật ngữ về giá trị cảm nhận đã được nghiên
cứu. Các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất bao gồm giá trị cảm nhận (Chang và
Wildt 1994; Dodds et al 1991; Monroe 1990), giá trị khách hàng (Anderson và
Narus 1998; Holbrook 1994; Woodruff 1997), giá trị (Berry và Yadav 1996; De
Ruyter et al 1997; Ostrom và Iacobucci 1995) và giá trị đồng tiền (Sirohi et al 1998;
Sweeney et al 1999). Thuật ngữ được sử dụng ít thường xuyên hơn là giá trị cho
khách hàng (Reichheld 1996), giá trị người tiêu dùng (Holbrook 1999), giá trị tiêu
thụ (Sheth, Newman và Gross 1991).
Để hiểu rõ hơn về giá trị cảm nhận của khách hàng chúng ta xem xét mơ hình về
giá trị dành cho khách hàng:

123doc


14

Giá trị hình ảnh

Giá trị cá nhân

Tổng giá trị
khách hàng

Giá trị dịch vụ
Giá trị giành
cho khách hàng

Giá trị sản phẩm`
Chi phí bằng tiền
Chi phí thời gian
Chi phí năng lượng

Tổng giá vốn
khách hàng

Chi phí tinh thần

Hình 2.2 Mơ hình giá trị khách hàng
(Nguồn: Quản trị Marketing – Philip Kotler,2008)
Theo mơ hình này thì giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị
của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng. Tổng giá trị của khách hàng là tồn
bộ những lợi ích mà khách hàng trơng đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ nhất định.
Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua hàng của những cơng ty nào
mà họ có thể nhận được giá trị cao nhất. Do đó nắm bắt được cảm nhận của khách
hàng về sản phẩm hay dịch vụ là rất quan trọng cho các doanh nghiệp hiện nay. Từ
đó khái niệm về giá trị cảm nhận cũng càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nhiều hơn.
Theo định nghĩa của Zeithaml (1988, p. 14) thì giá trị cảm nhận là sự đánh giá

tổng thể của người tiêu dùng về sự tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào
nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra.
Giá trị cảm nhận là nhận thức nhận thức của khách hàng về những gì họ muốn
xảy ra trong một tình huống sử dụng cụ thể đối với sản phẩm hoặc dịch vụ để hoàn

123doc


15

thành một mục đích hoặc mục tiêu mong muốn của khách hàng (Woodruff and
Gardial 1996).
Giá trị cảm nhận là một sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về
những đặc tính sản phẩm, thuộc tính biểu hiện và các hệ quả phát sinh từ việc sử
dụng tạo điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu và mục đích của khách hàng
trong các tình huống sử dụng (Woodruff 1997 ).
Theo Monroe (1990, p. 46) thì giá trị cảm nhận là một sự cân bằng giữa chất
lượng hoặc lợi ích mà khách hàng cảm nhận được trong sản phẩm và sự hy sinh mà
họ phải trả giá cho sản phẩm đó.
Mặc dù ngữ và định nghĩa khác nhau, nhưng vẫn tồn tại những sự tương đồng:
(1) giá trị cảm nhận liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ, (2) là
một cái gì đó cảm nhận của người tiêu dùng chứ không phải là khách quan xác định,
và (3) nhận thức về giá trị thường liên quan đến một sự cân bằng giữa những lợi ích
mà khách hàng nhận được và những gì họ bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể kết luận: Giá trị cảm nhận của khách
hàng là sự cảm nhận và đánh giá tổng thể của khách hàng đối với sản phẩm và dịch
vụ dựa vào những lợi ích mà khách hàng nhận được so với những gì mà khách hàng
phải bỏ ra.
2.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
cảm nhận

Giá trị cảm nhận là kết quả quan trọng của hoạt động tiếp thị. Hiện nay khái
niệm này đang được các nhà nghiên cứu đặt biệt quan tâm nghiên cứu ngày càng sâu
sắc hơn. Có hai phương pháp tiếp cận chính là phương pháp tiếp cận theo lối truyền
thống và phương pháp tiếp cận còn lại là dựa theo quan điểm đa chiều.
2.2.3.1 Phương pháp tiếp cận truyền thống
Phương pháp tiếp cận truyền thống dựa trên hai thành phần chính là những lợi
ích mà khách hàng nhận được (kinh tế, xã hội và các mối quan hệ) và sự hy sinh mà

123doc


×