Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề án nghiên cứu đổi mới công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.32 KB, 26 trang )


Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ



LỜI MỞ ĐẦU

Trong một thế giới mà toàn cầu hoá đang là xu thế chủ đạo, chưa bao giờ
người ta thấy cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung
và giưã các doanh nghiệp với nhau nói riêng lại gay gắt như ngày nay. Đặc biệt
trong thời đại thông tin đang chi phối gần như toàn bộ nền thương mại
thế giới buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải khẳng định được chỗ đứng
của mình trên thương trường không còn con đường nào khác là phải đổi mới
các trang thiết bị ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất
nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với một
nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì công cuộc đổi mới càng trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết vì thiết bị phục vụ cho sản xuất trong các
doanh nghiệp công nghiệp của ta còn rất lạc hậu, năng suất lao động rất thấp,
giá thành sản phẩm còn cao nên chưa đạt được những kết quả mong muốn,
bên cạnh đó việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất ở các doanh
nghiệp công nghiệp nước ta nhiều bất cập. Chính những lý do trên làm
chúng ta hiểu rằng đường lối của đảng và nhà nước ta trong vấn đề đổi mới
công nghệ để tăng trưởng kinh tế ( nghị định 27 CP ) là hoàn toàn hợp lý
trong giai đoạn hiện nay. Là một sinh viên được sống và làm việc trong chế
độ Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, đồng thời cũng là chủ nhân tương lai của đất
nước thì việc nghiên cứu vấn đề ĐMCN sẽ giúp em có được hiểu biết sâu
sắc hơn về nền kinh tế đất nước. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Phán đã
hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đề án này.








Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

CHƯƠNG 1 :
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ MỚI TỚI HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1.1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.1.1. Công nghệ trong các doanh nghiệp
Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá người ta quan tâm
đến công nghệ là các phương pháp giải pháp kĩ thuật trong các dây truyền
sản xuất. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được
hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương
tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực
thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.
- Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công
nghệ.
- Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.
- Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý.
- Con người.
( ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ).
Bât kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi
thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần
trang thiết bị được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng
nó lại do con người lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là
nhân tố chìa khoá của nhân tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động
theo hướng dẫn do thành phần thông tin cung cấp.





Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

Thành phần thông tin là
cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị và đưa ra
các quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kêt các thành phần
trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này được phát triển qua các giai đoạn
khác nhau của lịch sử. Vào thế kỷ 17 - 18, khoa học kỹ thuật tiến hoá theo
những con đường riêng, có những mặt kỹ thuật đi trước khoa học. Ví dụ,
năm 1784 máy hơi nước của Giêm Oat ra đời trước khi có nguyên lý “ nhiệt
động học “ của Các nô. Hoặc kỹ thuật nên men rượu đã được sử dụng từ lâu
trước khi có khoa học vi trùng của Paster. Vào thế kỷ 19 khoa học kỹ thuật
bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của kỹ thuật gợi ý cho sự nghiên cứu
khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho nghiên
cứu ứng dụng.

1.1.2. Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh phát triển và dựa vào thị
trường những sản phẩm mới, quá trình đổi mới công nghệ mới. Hoạt động đổi
mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản.
1.1.2.1. Đổi mới sản phẩm
Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến
các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm mới rất
khó khăn.Trước hết phải đảm bảo được những điều kiện tiền đề.






Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

Đó là, có đầy đủ thông tin về yêu cầu của thị trường cũng như thông tin về
kết quả đã đạt được của các công ty khác, phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ
sở vật chất phục vụ cho hoạt động này; có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ
thuật có khả năng triển khai hoạt động.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tiền đề hoạt động này thường trải qua 4
giai đoạn :
-

Trước hết, nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và

luận chứng kinh tế - kỹ thuật.



- Tiếp theo tiến hành thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ
thuật và quy trình công nghệ.
- Sau đó tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất.
- Cuối cùng thăm dò thị trường và sản xuất hàng loạt.








Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

1.1.2.2. Đổi mới quy trình sản xuất
Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ
yếu vào việc cải tiến hiệu quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép
nâng cao năng suất của người lao động. Điều này thể hiện qua việc kết quả
cải tiến quy trình sản xuất chuyển dịch sang phải của đường cung phản ánh
khả năng nâng cao năng lực sản xuất.

1.2. NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN
XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.2.1. Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng hay trình độ
doanh nghiệp đó trong việc phối , kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất
và lực lượng lao động công cụ lao động và đối tượng lao động để tạo ra những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ nguồn lực có sẵn của doanh
nghiệp.





Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

Chúng ta cần phải chú ý năng lực sản xuất của một doanh nghiệp
không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp đó mà năng lực sản xuất
chính là biểu hiện bằng những chỉ tiêu hiệu quả quá trình sản xuất kinh
doanh như năng suất lao động , suất hao phí vốn , thời hạn hoàn vốn đầu

tư … Một doanh nghiệp có thể có quy mô lớn chưa chắc đã có năng lực
sản xuất, nó chỉ có năng lực sản xuất khi hiệu quả sản xuất của nó cao.
Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào …ở đây chúng ta chỉ xem xét
tới yếu tố máy móc thiết bị với tư cách là yếu tố trực tiếp trong quá trình
sản xuất.

1.2.2. Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều chỉ
tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định,
vốn lưu động... Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất
như trình độ người lao động, trình dộ quản lý và đặc biệt là khả năng áp
dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . Nâng cao năng
lực sản xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ
từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng những thành tựu khoa học
công nghệ mới vào trong sản xuất , từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ
trong doanh nghiệp .

1.3.

VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TỚI NĂNG LỰC

SẢN XUẤT





Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ


Như đã giới thiệu ở trên, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố
tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá
máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại
và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới
công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép
nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá
sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết
kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở rộng
thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới công nghệ thực sự là
hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng.

CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM
2.1.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỮNG
NĂM QUA
2.1.1. Thực trạng về đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được
Bước vào đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
được tổ chức sắp xếp lại và giảm đáng kể. Về công nghệ hết sức lạc hậu
không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đổi mới với
sự cố gắng, lỗ lực tập trung đầu tư ứng dụng các thành tựu của khoa học, công
nghệ hiện đại vào sản xuất mà trực tiếp là việc đổi mới máy móc thiết bị kỹ
thuật công nghệ phù hợp, đã tạo được bước tiến mới nâng cao trình độ công





Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao chất
lượng sản phẩm được cải tiến, là cơ sở để mở rộng thị trường hàng công nghiệp
Việt Nam cả trong nước và ngoài nước.
Nếu nhìn nhận về xu thế đổi mới công nghệ dưới góc độ hướng đi của
các doanh nghiệp thì hai xu thế chủ yếu đang được chú trọng hiện nay ở Việt
nam là ứng dụng công nghệ tự động hoá vào sản xuất và tăng cường kỹ thuật
an toàn.
Tự động hoá đã thực sự xâm nhập vào nước ta theo hai hướng rõ rệt. Một
là các doanh nghiệp ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội có nhu cầu
nâng cấp trình độ hiện có , cải tiến trang thiết bị theo hướng hiện đại hơn.
Hai là các doanh nghiệp trong nước, các khu công nghiệp, các liên doanh
đã có và đang xây dựng mới các nhà máy thiết bị với các trang thiết bị nhập
khẩu tiên tiến và có trình độ công nghệ cao. Tự động hoá đã đem lại nhiều
hiệu quả to lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Do tầm
quan trọng của công nghệ tự động hoá. Ngày 28/3/1997 Chính phủ đã ban
hành nghị quyết 27 CP về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 27 CP của
Chính phủ đã đề ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn đến năm 2000.
+ Về mục tiêu ngắn hạn : Các doanh nghiệp công nghiệp phải lựa chọn tiếp
thu giám định, làm chủ và khai thác có hiệu quả công nghệ tự động hoá tiên tiến
của nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
+ Về mục tiêu dài hạn, nghị quyết khẳng định đến năm 2010 trình độ tự
động hoá ở Việt Nam phải tiếp cận được với các nưóc trong khu vực và thế
giới, tiến tới làm chủ và phát huy cơ bản trong lĩnh vực này. Tiếp đó là quyết
định 54 / QĐ - TTG ngày 3/3/1998 của Thủ tướng chính phủ, việc triển khai
ứng dụng tự động hoá đã thực sự đi vào hoạt động và bước đầu mang lại

hiệu quả.


Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

Trong kế hoạch năm 2000 -2001 Nhà nước cho phép triển khai 11 dự án của
các doanh nghiệp với tổng mức đầu tư là 220,893 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà
nước hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ tự động hoá qua chương trình kỹ thuật, kinh
tế về tự động hoá là 18,602 tỉ đồng ( tương ứng khoảng 8% ). Hiện nay các dự án
đang cơ bản hoàn thành giai đoạn I .
Để đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá ở
Việt
Nam đạt được những mục tiêu như trong nghị quyết 27 / CP đã đề ra cần dựa
trên những cơ sở sau :
-

Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh doanh kinh tế - xã hội của đất

nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đến

năm 2002 nước ta phải cơ bản hoàn thành công nghệ với trình độ sản
xuất tiên tiến.
- Thứ hai, hiện trạng về trình độ công nghệ tự động hoá và mức độ ứng
dụng trong nền kinh tế của Việt Nam.
- Thứ ba, xu thế phát triển của công nghệ tự động hoá trên thế giới và
khu vực với các dự báo và tầm nhìn phát triển toàn diện.
- Thứ tư, ban hành những cơ chế chính sách ổn định , tập trung nguồn

kinh phí đầu tư cho lĩnh vực công nghệ tự động hoá và một số lĩnh


vực công nghệ trọng điểm.
Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng và nhà nước, bộ công nghiệp đã
chú trọng tới vấn đề đảm bảo an toàn, coi đây cũng là một trong những mục
tiêu quan trọng trong việc đầu tư để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.






Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com Đề án nghiên cứu công nghệ

Về an toàn vệ sinh lao động phân, công công nghệ có một số ngành công
nghiệp trọng điềm nặng nhọc, độc hại, phức tạp, nguy hiểm như khai thác
mỏ,
xây dựng, thép, hoá chất …. đã được bộ công nghiệp tập trung chú ý
đầu tư
đổi mới công nghệ theo hướng tăng cường kỹ thuật an toàn, ngăn cản khả năng
xảy ra tai nạn cho người lao động.
Trong lĩnh vực :






×