Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cải tiến phương pháp dạy học với yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập theo hướng giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề qua việc tổ chức dạy học hàm số liên tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.24 KB, 5 trang )

MỤC LỤC

THAY LỜI TỰA
PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 2
PHẦN NỘI DUNG
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN DẠY HỌC
I. DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 3
1. Thế nào là tích cực 3
2. Hoạt động học tập là một quá trình nhận thức tích cực 4
3. Dạy học tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là cách dạy phù hợp
với quy luật nhận thức 4
4. Những dấu hiệu dặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 5
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH, XÉT THEO
QUAN ĐIỂM TÂM LÝ HỌC 6
III. DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8
1. Cơ sở lý luận 8
1.1 Cơ sở triế
t học 8
1.2 Cơ sở tâm lí học 8
1.3 Cơ sở giáo dục học 8
2. Những khái niệm cơ bản 8
2.1 Vấn đề 8
2.2 Tình huống gợi vấn đề 9
3. Đặc trưng của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 9


4. Những hỉnh thức dạy học phát hiện và giải quyết vần đề 9
4.1 Tự nghiên cứu vấn đề 9
4.2 Đàm thoại giải quyế
t vấn đề 9
4.3 Thuyết trình giải quyết vấn đề 10
5. Những cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề 10


B. CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC “HÀM SỐ LIÊN TỤC”
I. NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT
HIỆN NAY 12
II. PHÂN TÍCH LOGIC TỔNG QUÁT CỦA DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 12
III. CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU CỦA DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ 13
IV. THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO QUI TRÌNH DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 19
V. CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG THÍCH GIÚP GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU
QUẢ GIẢNG DẠY 21
VI. ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC HÀM SỐ LIÊN TỤC 22
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. GIỚI THIỆU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37
II. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 37
III. HÌNH THỨ
C THỰC NGHIỆM 37
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 37
1. Thực nghiệm học sinh 37
2. Trắc nghiệm giáo viên 51

3. Giáo án giảng dạy 55
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 71
PHỤ LỤC 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Thay lời tựa

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Vĩnh đã tận tình hướng dẫn
em thực hiện đề tài “ Cải tiến phương pháp dạy học với yêu cầu tích cực hóa hoạt
động học tập theo hướng giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề qua việc tổ
chức dạy học hàm số liên tục”. (Đại số và giải tích 11, sách cải cách năm 2007 của Bộ

giáo dục và đào tạo).
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Toán đã tạo điều kiện cho em
được tham gia thực hiện đề tài và hoàn thành đề tài đúng thời gian.
Xin cảm ơn các thầy cô trong thư viện đã cho em tham khảo tài liệu trong quá trình hoàn
thành đề tài.
Dù có nhiều cố gắng thật nhiều nhưng chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc.

Xin chân thành cám ơn!

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Văn Vĩnh

Sinh viên : Lê Quang Vinh Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU
YZ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kiến thức mênh mông như một đại dương rộng lớn. Sự hiểu biết của con người về
chúng thì quá hạn hẹp, do đó phải tạo hứng thú cho người nghiên cứu để họ mở rộng
sự hiểu biết cho mình và cho thế giới của chúng ta.
Dạy và học là quá trình đem lại kiến thức một cách sinh động của thế hệ trước truyền
l
ại cho thế hệ sau. Khi đó vai trò của người thầy rất quan trọng trong việc truyền đạt,
và người học đóng vai trò tiếp thu một cách sáng tạo những kiến thức ấy.
Do đó phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh, phối hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, t
ự nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và những
điều học được vào thực tiễn, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh.
Luật giáo dục năm 1998 (điều 24-2) viết: phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng ph
ương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh.
Vấn đề cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ thông
là làm cho học sinh học tập với thái độ tích cực, chủ động và sáng tạo. Trong quá
trình giáo dục, học sinh đóng vai trò là chủ thể của hoạt động nhận thứ
c, hướng vào
cải biến bản thân để tích lũy kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, dần dần phát triển tư duy của
bản thân … Quá trình này phụ thuộc vào sự hoạt động của mỗi học sinh, không ai có
thể làm thay cho bản thân học sinh. Sự tác động của hoàn cảnh, môi trường cụ thể là
sự hướng dẫn của thầy cô, giúp đỡ của bè bạn, tập thể chỉ là thứ y
ếu, nó chỉ hổ trợ
cho quá trình này đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động học tập là hoạt động trực tiếp hướng vào việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức và
kĩ năng. Dạy học môn toán về thực chất là hoạt động toán học mà trước tiên là hoạt
động tư duy.

Vì vậy nội dung cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trườ
ng phổ thông là
phát huy tính tích cực học tập của học sinh với tinh thần tự giác. Phương pháp dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp có thể giúp cho học sinh thực
hiện được sự tự giác học tập và tích cực một cách sáng tạo.
Xuất phát từ những điều trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Cải tiến phương pháp
dạy học với yêu cầu tích cực hóa hoạt
động học tập theo hướng giúp học sinh
phát hiện và giải quyết vấn đề qua việc tổ chức dạy học hàm số liên tục”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống hóa một số vấn đề về tư tưởng tích cực hóa hoạt động nhận thức,
học tập của học sinh nhằm làm rõ khả năng tích cực hóa học sinh trong quá trình tổ
chức dạy họ
c theo phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Văn Vĩnh

Sinh viên : Lê Quang Vinh Trang 2
2. Thiết lập qui trình dạy học, xây dựng các biện pháp sư phạm góp phần giúp
cho giáo viên tổ chức hợp lí quá trình tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề của học
sinh.
3. Trên cơ sở đó, áp dụng vào việc tổ chức và hoạt động lĩnh hội tri thức “hàm
số liên tục” nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường phổ thông.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu
đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu lí luận về tâm lý học dạy học để làm cơ sở cho những biện pháp
sư phạm nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh.
2. Phân tích các bước tổng quát và hình thức tổ chức của dạy học phát hiện và

giải quyết vấn đề để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
3. Xây dựng qui trình dạy h
ọc phát hiện và giải quyết vấn đề.
4. Xây dựng biện pháp sư phạm tương ứng giúp giáo viên đạt hiệu quả giảng
dạy trong quá trình thực hiện.
5. Áp dụng vào việc dạy học hàm số liên tục.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sử dụng biện pháp sư phạm đề ra để có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức trong quá trình dạy học hàm số liên tục.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý luận
2. Đúc kết kinh nghiệm
3. Thực nghiệm sư phạm
4. Đánh giá, kết luận

VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần phụ lục và các tài
liệu tham khảo.








×