Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường nước liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.91 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường
nước. Liên hệ thực tế
Môn: Luật môi trường


Mục lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC..........1
1.1.

Cơ sở lý luận về bảo vệ tài nguyên nước.....................................................................1

1.1.1.

Tài nguyên nước...........................................................................................................1

1.1.2.

Bảo vệ tài nguyên nước.................................................................................................1

1.1.3. Tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên nước...................................................................1
1.2.

Cơ sở thực tiễn – Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước của một số quốc gia trên thế giới
4

1.2.1.



Kinh nghiệm Singapore: Từ hạn chế nước sạch đến thu thập từng giọt nước mưa...4

1.2.2.

Jordan: Tăng cường chính sách tái sử dụng nước thải...............................................6

1.2.3. Hoa Kỳ - cấp nhà nước: Các nhà chức trách trong lĩnh vực nước ở thành phố New
York đóng vai trị như những đối tác trong quản lý lưu vực sông..........................................8
1.2.4.

Trung Quốc - cấp tỉnh: Quản lý lưu vực sơng Liêu.....................................................9

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM...................11
2.1.

Tổng quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước........................................................11

2.2.

Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước...........................................................12

2.2.1.

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước.........................................................................12

2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật môi trường
về tài nguyên nước..................................................................................................................13
2.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về khai thác, sử
dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước...............................................................................14

2.2.4. Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên
nước 14
2.2.5.

Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước.....................................................................16

2.2.6. Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố môi trường do sự
vận động bất thường của nước gây ra....................................................................................17
2.2.7. Thanh tra, thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại tố cáo, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước....................................18
2.2.8.
2.3.
2.3.1.

Một số nội dung khác..................................................................................................19
Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước....20
Bảo vệ trữ lượng, chất lượng nguồn nước.................................................................20

2.3.2. Bảo vệ các cơng trình thủy lợi, khí tượng thủy văn và các cơng trình khác liên quan
tới bảo vệ phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước.......................................................21
2.3.3.

Phòng chống, khắc phục tác hại, hậu quả do nước gây ra........................................22


2.4.
2.4.1.

Xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước....................23
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước...........................23


2.4.2. Trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm sốt ơ nhiễm
nguồn nước.............................................................................................................................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC VÀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM..................................................................................................25
3.1.

Thực trạng môi trường nước ở Việt Nam.....................................................................25

3.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam.............................28

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ THỰC TẾ - VỤ VEDAN XẢ NƯỚC THẢI LÀM Ô NHIỄM SÔNG
THỊ VẢI..........................................................................................................................................32
4.1. Diễn biến vụ việc gây ô nhiễm môi trường nước của Công ty Vedan..............................32
4.2. Các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền...........................................35
4.3. Những vấn đề cịn tồn tại trong vụ việc Vedan làm ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải
36
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP..............................................................39
5.1. Vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác bảo vệ nguồn nước tại Việt Nam............................39
5.2. Đề xuất giải pháp.................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................42


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
NƯỚC
1.1.
1.1.1.


Cơ sở lý luận về bảo vệ tài nguyên nước
Tài nguyên nước
Theo Điều 2 Luật tài nguyên nước năm 1998: “Tài nguyên nước bao gồm

nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Khác với Luật tài nguyên nước 1998, điểm mới trong Luật tài nguyên nước
2012 đã bổ sung và chỉnh sửa một số giải thích từ ngữ tại Điều 2 nhằm thống nhất
trong việc thi hành Luật như: "nguồn nước liên tỉnh", "nguồn nước nội tỉnh",
“nguồn nước liên quốc gia”, "lưu vực sông liên tỉnh", "lưu vực sông nội tỉnh" để
phân biệt rõ các lưu vực sông và các nguồn nước trong từng lưu vực sơng; giải thích
tách biệt hai thuật ngữ "suy thoái nguồn nước", "cạn kiệt nguồn nước" để phân biệt
sự suy giảm về chất lượng nước với sự suy giảm về số lượng nước, bổ sung các
thuật ngữ: “dòng chảy tối thiểu ”, “ngưỡng khai thác nước dưới đất”, “chức năng
của nguồn nước” v.v...
1.1.2.

Bảo vệ tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước là một lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường, bao

gồm các biện pháp về giữ gìn trữ lượng, chất lượng tài ngun nước, phịng chống
khắc phục các hậu quả tác hại do nước gây ra.
Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng chống suy thối, cạn kiệt nguồn
nước, bảo đảm an tồn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
Bảo vệ tài nguyên nước luôn gắn liền với việc phát triển tài nguyên nước, tức
là nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá
trị của tài nguyên nước.
1.1.3.

Tầm quan trọng của bảo vệ tài nguyên nước


1


Nước có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con người, phục vụ cho
các mục đích cơ bản đến phục vụ q trình sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch
vụ…
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về
nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy, nguồn nước
sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô
nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3
nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới.
Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước cơ bản gồm:
-

Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn

uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến
môi trường tự nhiên như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không
hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả
rất nghiêm trọng, nguy cơ thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng.
-

Kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng nước xuống cấp và tình trạng sử dụng

nước lãng phí, thiếu hiệu quả: Ở nhiều hệ thống cấp nước đô thị, lượng nước thất
thoát lên đến 40-50%; khả năng cấp nước theo thiết kế của các hệ thống thuỷ lợi
đang suy giảm. Nhiều cơng trình trên sơng khi thiết kế hệ thống không chú ý đầy đủ
đến nhu cầu bảo đảm dịng chảy cho hạ lưu đã dẫn đến tình trạng suy thối dịng
chảy nghiêm trọng, tăng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu sông.

-

Sự phát triển kinh tế:

Ở nước ta, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng lớn bởi quá
trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay làm phát sinh những mâu thuẫn
trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

2


Thêm vào đó là sự khai thác, sử dụng thiếu ý thức và thiếu sự kiểm soát tài
nguyên nước mặt và nước dưới đất đã làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn nước. Sự thiếu
hiểu biết và thiếu những biện pháp phịng chống ơ nhiễm cần thiết cũng làm cho tài
ngun nước suy thoái thêm về chất lượng. Việc xả nước thải sản xuất công nghiệp
chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Có nơi
cịn cho nước thải chảy tràn để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả
nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gây ra những ô nhiễm đáng kể. Việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào
ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm môi trường đặt biệt là nguồn nước
ngầm… Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây
thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
-

Tác động của biến đổi khí hậu: Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang

và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài ngun nước. Lượng dịng chảy sơng ngịi cũng sẽ
biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa. Ngồi ra, trái đất nóng lên sẽ làm

cho nước biển dâng do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập trong nước biển.
Việc bảo vệ tài nguyên nước là hết sức cần thiết do việc bảo vệ tài ngun
nước dưới góc độ mơi trường không chỉ nhằm dự trữ lượng, chất lượng các nguồn
nước mà còn phải nhằm phòng chống, khắc phục các hậu quả, tác hại do sự vận
động bất thường của nước gây ra. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt
động nhằm phòng chống, khắc phục các sự cố bão, lũ lụt, sóng thần, hạn hán cũng
được coi là một bộ phận của bảo vệ tài nguyên nước.
Pháp luật được coi là cơng cụ quản lý có ưu thế đặc biệt nhờ tính quy phạm
phổ biến, tính xã hội, tính bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng biện
pháp cưỡng chế nhà nước, do đó sự điều chỉnh của pháp luật trong việc kiểm sốt ơ
nhiễm các nguồn nước là đặc biệt hiệu quả. Nhờ quy định rõ các quyền và nghĩa vụ

3


của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của các tổ chức, cá nhân trong
việc bảo vệ và phát triển nguồn nước, quy định bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp
luật có thể buộc các chủ thể này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước.
1.2.

Cơ sở thực tiễn – Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước của một số quốc gia

trên thế giới
1.2.1.

Kinh nghiệm Singapore: Từ hạn chế nước sạch đến thu thập từng giọt

nước mưa
Theo dự đoán của các nhà khoa học, 3 tỷ người trên thế giới sẽ thiếu nước

sạch vào năm 2025. Bởi vậy, tìm kiếm nguồn nước sạch đang trở thành vấn đề cấp
thiết trên toàn cầu. Là một trong những quốc gia có mật độ đơng dân nhất thế giới
hiện nay, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp thần kỳ nhằm tái tạo nguồn nước
sạch hằng ngày.
Thực tế 50 năm trước, Singapore đã phải hạn chế dùng nước sạch. Nước từ
các con sơng thì có mùi và bị tắc nghẽn bởi chất thải từ xưởng đóng tàu, các trang
trại lợn và nhà vệ sinh đổ trực tiếp vào dòng chảy. Thế nhưng đến nay, mọi thứ đã
trở nên khác biệt, Singapore đã có chính sách sử dụng nước hồn tồn mới. Họ thu
thập nước mưa từ 2/3 diện tích đất đai, tái chế nước thải.
Singapore thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới cống dài 8.000 km,
dẫn về 17 hồ chứa, đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm
thoát nước nằm sâu 60 mét dưới mặt đất. Singapore được công nhận là nhà tiên
phong tồn cầu trong cơng nghệ xử lý nước, họ thiết lập hẳn một đơn vị quản lý
nước từ những năm 1972.
Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu làm cho các nguồn nước tự nhiên trở nên
không đáng tin cậy, đảo quốc sư tử này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã
qua sử dụng và khử muối từ nước biển.

4


Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu. Đây là tên của nguồn nước sạch
được xử lý và thanh lọc bằng bộ vi lọc, bằng bộ thẩm thấu và được khử trùng bằng
tia cực tím. Đáp ứng được 30% nhu cầu của cả nước, NEWater là nước uống nhưng
chủ yếu được sử dụng cho ngành cơng nghiệp và tích trữ cho mùa khơ. Theo tính
tốn của Cơ quan Nước quốc gia Singapore (PUB), đến năm 2060, riêng chương
trình tái sử dụng nước (NEWater) sẽ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ nước của
Singapore.
Singapore hiện đang xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm
phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi

nước biển và biến nước qua sử dụng thành nước sạch. Từ một đất nước phải mua
hầu như tất cả lượng nước sinh hoạt từ Malaysia nhưng Singapore đã dần dần tiến
tới tự cung tự cấp và xuất khẩu công nghệ “tái chế nước thải thành nước uống cực
sạch” để thoát khỏi áp lực liên quan đến vấn đề nước.
Singapore tách khỏi liên bang Malaysia từ năm 1965 và có hai thỏa thuận
mua nước chưa qua xử lý với nước này – một hết hạn vào năm tới và một sẽ hết hiệu
lực vào năm 2061. Singapore tin rằng khi đó, nước này có thể cung cấp mọi nhu cầu
nước nếu cần thiết – một tiến bộ vượt bậc trong chiến lược an ninh của họ.
Cơng nghệ đóng vai trị sống cịn trong thành cơng đầy ấn tượng của
Singapore. Công nghệ đã giúp nước này biến điểm yếu của mình thành một cơ hội
để khơng những khơng phụ thuộc vào nước mà còn kiếm được hàng tỷ USD từ xuất
khẩu công nghệ tái chế nước. Tháng 5/2010, Singapore đã khai trương nhà máy hiện
đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử
dụng và dùng trong các nhà máy. Nước dội toa lét hay dùng trong nhà bếp được thải
qua một loạt hệ thống màng loại bỏ những chất bẩn để cho ra sản phẩm cuối cùng là
nước đóng nhãn NEWater (nước mới).

5


Ban đầu, dự luật không phải là không ghê sợ, nhưng giờ thì loại nước này lại
được chấp nhận rộng rãi. Nhà máy sản xuất NEWater từ nước thải mới nhất – nhà
máy thứ 5 loại này ở Singapore, có thể sản xuất 228.000 m3 nước cực sạch một ngày.
Số nước này đủ để đổ đầy 90 bể bơi tiêu chuẩn Olympic – Cơ quan Nước Quốc gia
tiết lộ. “Tôi uống NEWater hàng ngày”, một lái xe taxi nói. “Nó giống như mọi thứ
nước uống khác, tinh khiết và sạch sẽ. Tơi tin là chính phủ đã xử lý nước thải bằng
cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng”.
Cuối những năm 1960, hệ thống các hồ nước trên tồn bộ quốc đảo bị ơ
nhiễm nặng, tràn ngập rác, chỉ cịn vài hồ nước sạch và tồn bộ nước dùng phải mua
của Malaysia. Chính quyền Singapore quyết định dọn dẹp sạch các hồ chứa, tạo

thêm các hồ mới để trữ nước ngọt, sạch và nước mưa, đưa tồn bộ khu vực canh tác
nơng nghiệp, các trang trại ni gia cầm về phía đơng. Đến cuối những năm 1980,
tồn bộ quy trình làm sạch mơi trường nước này hồn thành.
“Điều may mắn của chúng tơi là chỉ có một PUB quản lý tồn bộ những gì
liên quan đến nước nên mọi việc đều trơn tru, nhanh chóng” - ông Madhavan, giám
đốc bộ phận 3P (People - Public - Private: con người - hạ tầng - tư nhân) thuộc PUB
chia sẻ.
Đến nay Singapore đã có 17 hồ chứa nước, hơn 8.000km cống thoát nước
mưa dồn về các hồ nước vừa trữ nước vừa điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt.
Trong các hồ chứa thì hồ chứa nhân tạo Marina với tổng số tiền đầu tư lên đến hơn
226 triệu SGD (khoảng 160 triệu USD) là quan trọng nhất khi tạo nên một cảnh
quan thiên nhiên mới, môi trường nước sạch và nâng diện tích vùng giữ nước ngọt
của Singapore từ 1/2 lên 2/3 diện tích cả nước.
Singapore vẫn đang mua 250 triệu gallon nước (khoảng 1,14 triệu m3) mỗi
ngày, tương đương 60% lượng nước cần thiết, từ sông Johor ở Malaysia. Thỏa thuận

6


này sẽ kết thúc vào năm 2061 và dự kiến đến khi đó Singapore sẽ tự chủ được 80%
lượng nước cần thiết nhờ khử mặn nước biển và xử lý nước thải.
1.2.2.

Jordan: Tăng cường chính sách tái sử dụng nước thải
Jordan là một trong những quốc gia có lượng nước bình qn tính trên đầu

người thấp nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng Syria, sự gia tăng dân số, và sự thay đổi
lượng mưa tại khu vực càng làm trầm trọng hơn tình trạng khan hiếm nước. Jordan
đã thiết lập các tổ chức, mạng lưới và thực hiện chính sách về hợp tác cơng tư để
thực thi các chính sách tái sử dụng nước thải.

Theo đó, chính sách về quản lý nước thải năm 1998 đã tập trung vào 4 nhóm
vấn đề chủ yếu như sau: Cải thiện các điều kiện vệ sinh, giải quyết tốt hơn chăm sóc
y tế cơng cộng, tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm nước, và xem xét việc tái sử dụng
nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Điểm mấu chốt của chính sách này là nước thải được xử lý phải được coi là
nguồn nước tái sinh và có mối liên quan chặt chẽ với các nguồn nước khác. Ngày
nay, các nhà máy xử lý nước thải cung cấp nước ngọt tái sinh với chất lượng tốt,
đóng vai trị quan trọng thứ 2 trong các nguồn nước cấp (với khoảng 90% lượng
nước tái sinh được sử dụng trong nơng nghiệp) và do đó nguồn nước quốc gia cũng
được tăng lên.
Chiến lược quốc gia về nước tại Jordan (2008-2022) tiếp tục hướng đến mục
tiêu “đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia và phục vụ các mục tiêu phát triển tổng
thể”. Trong đó, có một số mục tiêu cụ thể về nước thải như sau:
-

Tăng cường đầu tư và mở rộng các cơ sở thu gom và xử lý nước thải tại

các thành phố lớn và các thị trấn nhỏ.
-

Bảo vệ nguồn nước dưới đất trước nguy cơ nhiễm bẩn nước thải tại các

khu vực xung quanh nhà máy xử lý nước thải.

7


-

Sử dụng nước tái sinh cho các hoạt động phát triển của nền kinh tế.


-

Chất lượng nước thải đã qua xử lý từ các nhà máy xử lý nước thải đô thị

và các khu công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn quốc gia và cần được theo dõi thường
xun.
-

Có chính sách thuế hợp lý đối với việc thu gom nước thải.

-

Tất cả các nhà máy xử lý nước thải đều được vận hành theo tiêu chuẩn

quốc tế
1.2.3.

Hoa Kỳ - cấp nhà nước: Các nhà chức trách trong lĩnh vực nước ở

thành phố New York đóng vai trị như những đối tác trong quản lý lưu vực sông
Đối mặt với việc giảm chất lượng nước đầu vào, thành phố New York đã lựa
chọn giải pháp xây dựng một nhà máy xử lý nguồn nước cấp mới với kinh phí 6 tỷ
USD và thực hiện các biện pháp toàn diện để cải thiện và bảo vệ chất lượng nguồn
nước ở Croton và Catskill /lưu vực sơng Delaware. Các lưu vực sơng có diện tích
khoảng 5000 km2 và cung cấp nước cho hơn 9 triệu người dân New York. Mục tiêu
đặt ra là bảo vệ chất lượng nước và duy trì tiềm lực kinh tế cho các cộng đồng sinh
sống ở vùng đầu nguồn.
Những hành động quản lí tổng hợp tài nguyên nước: Quan hệ đối tác được
phát triển giữa thành phố New York; bang New York; Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Hoa Kỳ (EPA); các quận thuộc lưu vực sông, thị trấn và làng bản; và các nhóm vì
lợi ích mơi trường và cộng đồng. Các chương trình được triển khai để cân bằng
ngành nông nghiệp, nước thải đô thị và nông thôn và cơ sở hạ tầng thốt nước, mơi
trường và chất lượng nước tại 19 hồ chứa và 3 hồ đã được kiểm sốt. Một chương
trình nơng nghiệp được thực hiện bằng việc thu hồi đất, các quy định trong lưu vực,
các chương trình hợp tác kinh tế và mơi trường, nâng cấp các nhà máy xử lý nước
thải và các biện pháp bảo vệ các hồ chứa.

8


Kết quả đạt được: Hơn 350 trang trại trong lưu vực sông đang thực hiện việc
quản lý tốt nhất, do đó làm giảm tải ơ nhiễm; khoảng 280 k m2 đất được thu để bảo
vệ; các quy định về lưu vực sơng có hiệu lực; vấn đề về 2000 hệ thống tự hoại bị
hỏng đã được khắc phục và các nhà máy xử lý nước thải hiện nay được nâng cấp
bằng việc xử lý cấp 3. Hiện nay, vi khuẩn coliform, tổng phốt pho và một số chất
gây ô nhiễm chính khác đã giảm hơn 50%. Kết quả chất lượng nước đã được cải
thiện, nguồn nước cấp của thành phố không cần lọc, dân số thuộc lưu vực sông được
hưởng một mơi trường có chất lượng tốt hơn và thành phố đã tiết kiệm được tổng số
tiền 4,4 tỷ USD.
1.2.4.

Trung Quốc - cấp tỉnh: Quản lý lưu vực sông Liêu
Tỉnh Liêu Ninh có hơn 40 triệu dân đang trải qua q trình phát triển nhanh

chóng, dẫn đến tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nghiêm trọng. Vào những
năm 1980, hiệu quả sử dụng nước ở các khu vực đô thị, khu công nghiệp và cho
thủy lợi là rất thấp. Ơ nhiễm nước tràn lan, khơng có lồi cá nào sinh sống tại 70%
suối và các chức năng sản xuất của hệ sinh thái đã ngừng hoạt động tại 60% suối.
Những người dân không biết đến các vấn đề bảo tồn nước. Nước thải đô thị chưa

qua xử lý được thải trực tiếp vào các sông suối và trong một số trường hợp đã thâm
nhập vào các tầng nước ngầm. Nạn chặt phá rừng diễn ra ở vùng đầu nguồn.
Những hành động của quản lí tổng hợp tài nguyên nước: Khung thể chế được
thiết lập bao gồm Văn phòng Dự án nước sạch Liêu Ninh, Ủy ban hợp tác lưu vực
sơng Liêu và Văn phịng dự án quy hoạch tài nguyên nước EU-Liêu Ninh cùng triển
khai Dự án quy hoạch quản lí tổng hợp tài nguyên nước. Theo dự án này, đánh giá
tài nguyên nước đã được thực hiện, cải cách chính sách khai thác và sử dụng nước
được thực hiện, giá nước đã được điều chỉnh, mạng lưới quan trắc được thành lập và
xây dựng năng lực trong khuôn khổ quản lí tổng hợp tài nguyên nước được khuyến
khích. Ngoài ra, Dự án nước sạch đã xây dựng cơ sở hạ tầng nước thải nơi mà sản

9


xuất ô nhiễm thấp và sản xuất gây ô nhiễm cao được khuyến khích quy hoạch lại
nhằm ngăn chặn và kiểm sốt ơ nhiễm. Phát triển lưu vực sơng Liêu được lập kế
hoạch và một chương trình trồng cây gây rừng đã được thực hiện.
Kết quả đạt được: Tình trạng ô nhiễm đã giảm 60% và chất lượng nước sông
được cải thiện đáng kể. Mâu thuẫn giữa thượng nguồn và hạ nguồn giảm, nạn phá
rừng đã tạm dừng. Nước uống sử dụng từ nguồn lưu vực sơng đã an tồn hơn và các
hệ sinh thái dọc một số nhánh sông đã được phục hồi. Ô nhiễm nước ngầm giảm
đồng thời nhận thức của người dân về quản lý nhu cầu nước và nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước đã được nâng lên.

10


CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM
2.1.


Tổng quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Các quy định về bảo vệ môi trường nước được quy định tại chương VI: Bảo

vệ môi trường nước, đất và khơng khí trong Luật bảo vệ mơi trường năm 2014.
-

Nội dung Mục 1 bảo vệ môi trường nước sông. Theo đó, bảo vệ mơi

trường nước sơng là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai
thác, sử dụng nước sông. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp
với sức chịu tải của sơng. Chất lượng nước sơng, trầm tích phải được theo dõi, đánh
giá. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học,
khai thác và sử dụng nguồn nước sông. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi
xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật.
-

Nội dung Mục 2 bảo vệ môi trường các nguồn nước khác như hồ, ao,

kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, nước dưới
đất.
Bên cạnh đó là các nghị định, thơng tư:
-

Nghị định Chính phủ số 201/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2013 quy

định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước.
-


Nghị định Chính phủ số 33/2017/NĐ-CP ban hành ngày 3/4/2017 quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài ngun nước.
-

Thơng tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 75/2017/TT-BTNMT ban

hành ngày 29/12/2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan,
đào, thăm dị, khai thác nước dưới đất
-

Thơng tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 47/2017/TT-BTNMT ban

hành ngày 7/11/2017 quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
11


Ngồi ra, cịn một số văn bản pháp luật khác.
2.2.
2.2.1.

Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là hoạt động nhằm xác định trữ lượng,

chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, nguyên nhân
gây ảnh hưởng tiêu cực tới trữ lượng, chất lượng nước của quốc gia.
Nội dung này của hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước được quy
định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành như: Luật tài nguyên nước năm 2012;
Nghị định Chính phủ số 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật tài nguyên nước

2012; Luật bảo vệ môi trường năm 2014…
Theo quy định từ Điều 10 đến Điều 13 Luật tài nguyên nước năm 2012, Bộ
Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm tổng hợp số liệu, quản lý điều tra cơ bản,
kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc điều
tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tại địa phương theo sự phân cấp của
Chính phủ và hướng dẫn của các bộ ngành liên quan.
Theo Điều 6, Nghị định Chính phủ số 201/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm
thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước:
“Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy
định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài
nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp
kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên
phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài
nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn;
12


tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh,
trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.”
2.2.2.

Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật

môi trường về tài nguyên nước
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật môi trường về tài nguyên nước được hiểu là
các chuẩn mực, giới hạn về hóa học, lí học, sinh học được quy định bởi pháp luật
nhằm xác định tính chất của tài ngun nước, dùng làm căn cứ để kiểm sốt ơ nhiễm

môi trường nước.
Việc xây dựng những tiêu chuẩn môi trường nước phải dựa trên những căn cứ
khoa học nhất định. Quy chuẩn mơi trường nước phải do cơ quan có thẩm quyền ban
hành. Theo Điều 2 Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan ban hành quy chuẩn môi trường tài nguyên nước. Hiện nay các quy chuẩn
kĩ thuật về mơi trường nói chung và về tài ngun nước nói riêng được quy định
trong Thơng tư số 65/2015/QĐ-BTNMT và các quyết định, thông tư hướng dẫn
khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bảng 1: Giá trị giới hạn thông số nước mặt
13


Trên đây là một số quy chuẩn kĩ thuật với chất lượng nước mặt nhằm đánh
giá, kiểm soát chất lượng nước nhằm phục vụ mục đích sử dụng khác nhau được
quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
2.2.3.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về

khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước
Việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách
bảo vệ phát triển tài nguyên nước phải tính tới tiềm năng, yêu cầu, mục đích sử dụng
từng nguồn nước cụ thể trong mối quan hệ phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn
nhất định để đảm bảo sự phát triển bền vững môi trường nước.
Theo Điều 14 đến Điều 24 Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định về thẩm
quyền xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ tài ngun
nước:
“Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang

bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chiến lược tài nguyên nước trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.”
Những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều
chương trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như: Quyết định của
Thủ tướng chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tài
nguyên nước đến năm 2020, Quyết định của Thủ tướng chính phủ số
1989/2010/QĐ-TTg ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh…
2.2.4.

Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển

tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước là hoạt động rất khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải
được thực hiện thường xuyên, liên tục vì vậy chi phí tài chính thường rất lớn. Để
bảo vệ tài nguyên nước đạt hiệu quả cao, trong quá trình quản lí Nhà nước về tài

14


nguyên nước, Nhà nước cần xây dựng và sử dụng nguồn tài chính riêng cho hoạt
động này.
Điều 147 đến Điều 149 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định khá cụ
thể các nguồn tài chính dành cho hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ tài
ngun nước nói riêng. Theo Điều 64, Điều 65 Luật tài ngun nước năm 2012 thì
nguồn tài chính dành cho hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm nước cũng rất đa dạng.
Theo Điều 64 Luật tài nguyên nước 2012 quy định nguồn thu ngân sách nhà
nước từ hoạt động tài nguyên nước:
“1. Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật
về thuế.
2. Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

3. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
4. Tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra theo Điều 3 Nghị định Chính phủ số 154/2016/NĐ-CP quy định về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đây là khoản thu thuộc ngân sách Nhà
nước, được quản lí và sử dụng với mục đích bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.
“Cơ quan thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải gồm:
1. Sở Tài ngun và Mơi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý
của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài ngun và Mơi trường có thể
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phịng Tài ngun và Mơi trường
cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp
trên địa bàn.

15


2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử
dụng.”
2.2.5.

Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước là chứng thư pháp lí do cơ quan có thẩm quyền

cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ các quyền, nghĩa vụ liên
quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn tài
nguyên nước.

Giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
-

Giấy phép thăm dò nước dưới lòng đất

-

Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

-

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

-

Giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi bảo vệ cơng trình thủy

lợi
Các Điều 37, 38, 43, 44, 73 Luật tài nguyên nước năm 2012 có quy định đồng
bộ về việc cấp, thu hồi, đình chỉ giấy phép tài nguyên nước cũng như căn cứ cấp
giấy phép tài nguyên nước, thời hạn của giấy phép, quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân được cấp giấy phép. Bên cạnh đó Nghị định Chính số 201/2013/NĐ-CP có
hướng dẫn thi hành rõ ràng, cụ thể.
Theo Điều 28 Nghị định Chính phủ số 201/2013/NĐ-CP quy định về thẩm
quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài
nguyên nước:
“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực,
thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

16



a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các cơng trình quan trọng quốc
gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dị, khai thác nước dưới đất đối với cơng trình có lưu lượng từ 3.000
m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy
từ 2.000 kw trở lên;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;
g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m 3/ngày đêm trở lên đối với hoạt
động nuôi trồng thủy sản;
h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m 3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt
động khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu
hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều
này.”
2.2.6.

Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố môi

trường do sự vận động bất thường của nước gây ra
Kiểm sốt ơ nhiễm nước khơng chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chất lượng, trữ
lượng các nguồn nước mà còn phải thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục
sự cố môi trường do nước gây ra như lũ lụt, sóng thần, hạn hán…


17



×