Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








TIÊU THỊ HÀ




PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













Hà Nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







TIÊU THỊ HÀ





PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM





Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
Hà Nội – 2010



MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
6

4. Phương pháp nghiên cứu
6
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
7
6. Kết cấu của luận văn
7
CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG

1.1. Các quan niệm: lưu vực sông, quản lý lưu vực sông, quản lý
môi trường theo lưu vực sông
8
1.1.1. Lưu vực sông
8
1.1.2. Quản lý lưu vực sông
10
1.1.3. Quản lý môi trường theo lưu vực sông
12
1.2. Thực trạng môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam và nhu
cầu quản lý, bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông
15
1.2.1. Thực trạng môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
15
1.2.2. Nhu cầu quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở
Việt Nam
20
1.3. Quan niệm về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông
23
1.3.1. Tiếp cận nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu

vực sông trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông
23
1.3.2. Cấu trúc và nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường nước
lưu vực sông
25
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật bảo vệ môi trường nước
lưu vực sông
35
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
47
2.1. Các quy định về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và
thực tiễn áp dụng
47
2.1.1. Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước
trên lưu vực và thực tiễn áp dụng
47
2.1.2. Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông
và thực tiễn áp dụng
58
2.2. Các quy định về thiết chế bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông và thực tiễn áp dụng
62
2.2.1. Quá trình hình thành tổ chức điều phối lưu vực sông ở Việt
Nam
62
2.2.2. Uỷ ban lưu vực sông- chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và hoạt
động thực tiễn
69

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG
77
3.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo
vệ môi trường nước lưu vực sông
77
3.1.1. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
77
3.1.2. Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
80
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu
vực sông
83
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
83
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
85
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ chế tài chính cho
hoạt động bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
86
3.2.4. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
89
3.2.5. Khuyến khích việc “xã hội hóa” công tác bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông

92
KẾT LUẬN
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97






DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Bộ TN&MT
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Bộ NN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Sở NN&PTNT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở TN&MT
Sở Tài nguyên và Môi trường
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, do địa hình bị chia cắt mạnh và khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều (trung bình khoảng 2600mm/năm) đã tạo nên
mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá phát triển với số lượng 2360 con sông có chiều
dài hơn 10km, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ. Hầu hết các sông suối nói trên tập
trung thành các hệ thống sông, trong đó có 11 hệ thống sông lớn là: lưu vực sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông
Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (MeKong). Trung
bình cứ khoảng 15-20 km bờ biển lại có một cửa sông. Sông MeKong ở miền Nam,
sông Hồng ở miền Bắc là những dòng sông vào loại lớn và dài ở Châu Á và trên thế
giới.
Do đặc điểm địa hình, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có các phần lãnh thổ
nằm trong lưu vực các hệ thống sông lớn, ví dụ lưu vực sông Hồng bao gồm phần
lãnh thổ của 25 tỉnh thành phía Bắc, lưu vực sông MeKong gồm phần lãnh thổ của
17 tỉnh (12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị và Lai
Châu); lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm phần lãnh thổ của 11 tỉnh Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc Việt Nam gắn liền với sông nước. Cái
nôi của văn hoá sông Hồng, nghề lúa nước sông Hồng đã là những tên gọi đánh giá
giá trị của dòng sông Mẹ, cũng là giá trị các dòng sông ở Việt Nam. Nhiều tỉnh,
huyện và địa danh khác lấy tên sông làm tên gọi của mình.
Tổng lượng nước mặt bình quân nhiều năm của Việt Nam là 835 tỷ km
3
trong
đó khoảng 313 tỷ km
3
sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam, còn lại là từ nước khác chảy
vào. Ở nước ta, theo các số liệu tính toán dự báo, tổng nhu cầu dùng nước vào năm
2010 là 122 tỷ m

3
, trong đó nhu cầu cho hoạt động nông nghiệp là 92 tỷ m
3
, cho
hoạt động công nghiệp là 17 tỷ m
3
, cho dịch vụ là 11 tỷ m
3
. Mặc dù nước ta có
nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài
lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước
trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã

2
ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn
nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…Dự báo đến
năm 2040, tổng lượng nước cần dùng là 140 tỷ m
3
. Như vậy, nước ta thuộc loại các
quốc gia chịu nguy cơ thiếu nước, và sự phân bố nước không đều theo không gian
và thời gian trong năm.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường tại Johannesburg năm 2002 đã
nhận định rằng: Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho các mục đích phát
triển kinh tế xã hội , vấn đề quản l ý nước còn quan trọng hơn vấn đề thiếu nước.
Thực tế phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm vừa qua là một minh chứng
cho nhận định này. Việc không thực hiện quy hoạch sử dụng nước cho các mục đích
kinh tế và dân sinh đi đôi với việc xả thải các chất thải không xử l ý đạt tiêu chuẩn
quy định từ các khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, các làng nghề là nguyên nhân
khiến cho hầu như tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã và đang gặp phải những vấn
đề môi trường nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng và chất lượng

môi trường nói chung, gây ra những ảnh hưởng cục bộ và lâu dài tới sự phát triển
bền vững của toàn vùng. Đồng thời, do những biến động thời tiết toàn cầu, từ những
năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra cũng là
nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường các lưu vực sông ở nước ta.
Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa
dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Trong những năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát
triển nhiều ngành kinh tế dựa trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thuỷ
điện, giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản
xuất Đồng thời, với ưu thế địa l ý thuận lợi, lưu vực cũng là nơi phát triển mạnh
mẽ các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề. Khi vấn đề bảo
vệ môi trường của đất nước đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân thì sự
nghiệp đó cũng sẽ phải tất yếu gắn với các dòng sông như bất cứ lĩnh vực hoạt động
nào ở nước ta.

3
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây
nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô
nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện
nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập
để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan
khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công
bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng
yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người.
Từ trước tới nay, Việt Nam với lịch sử văn minh lúa nước lâu đời , quản l ý lưu
vực sông vẫn dựa trên quan điểm bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước phục
vụ cho nông nghiệp (tưới tiêu). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, vai trò của các
hộ dùng nước khác ngoài nông nghiệp đã tăng lên đáng kể (thuỷ điện, nuôi trồng
thuỷ sản, công nghiệp, du lịch ), theo đó công tác quản l ý các lưu vực sông không

còn dừng lại ở việc tính toán cân bằng nước, đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho
nông nghiệp mà còn bao hàm cả các lĩnh vực khác như chất lượng nước, ngăn ngừa
ô nhiễm nguồn nước, cấp nước và xả thải cho công nghiệp và sinh hoạt, kiểm soát
các thiên tai, sự cố do biến đổi tự nhiên, khí hậu, cảnh quan sinh thái Các nhà
quản l ý chưa xác định rõ ràng được mục tiêu bảo vệ môi trường trước mắt cũng như
mục tiêu lâu dài là quản l ý tổng hợp tài nguyên nước nhằm kết hợp hài hoà giữa
phát triển và quản l ý tài nguyên nước, đất, tài nguyên sinh học và các nguồn tài
nguyên khác. Mục tiêu là phát huy tối đa lợi ích về kinh tế và xã hội mà không gây
tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái.
Thực tế là những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay
còn đang rất thiếu, chưa đồng bộ và thậm chí còn chưa phù hợp với điều kiện thực
tế, đặc biệt các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
Hơn nữa, việc triển khai thực hiện Luật và các văn bản dưới luật thực chất cũng còn
rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vì vậy, hiệu quả
thực thi chưa cao.

4
Về phương thức quản lý, có thể thấy rõ sự thiếu thống nhất và phân công trách
nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản l ý: cấp Trung ương và địa phương. Giữa các
ngành có cùng chung một lĩnh vực quản lý còn có rất nhiều chồng chéo, gây khó
khăn và cản trở cho hoạt động bảo vệ môi trường. Giữa các địa phương trong cùng
lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung , chưa thống nhất và chặt chẽ trong công tác
quản l ý môi trường lưu vực.
Quản l ý thống nhất và tổng hợp nguồn nước của một lưu vực sông là vấn đề
còn mới mẻ đối với Việt Nam , còn rất hạn chế về mặt nhận thức và tất yếu sẽ gặp
không ít lúng túng khi triển khai . Thuận lợi cơ bản của chúng ta hiện nay là Luật
Tài nguyên nước đã được ban hành , tạo cơ sở pháp l ý và hướng dẫn cho việc triển
khai các hoạt động quản l ý tài nguyên nước. Tuy nhiên chúng ta chưa có nhiều các
văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết về quản l ý thống nhất và tổng hợp tài nguyên
nước cho một lưu vực sông lớn.

Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch
tổng hợp quản lý lưu vực sông là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật
tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. Đó là: (i) việc lập kế hoạch
quản lý lưu vực sông thường được tiến hành theo quá trình tĩnh và thường được
công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. Điều này khó nhận được sự
đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của họ cũng rất
khác nhau; (ii) ranh giới lưu vực sông thường không trùng với ranh giới hành chính,
do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến
lưu vực sông; (iii) các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ
sở dữ liệu yếu do vậy độ chính xác và tin cậy không cao; (iv) về thực chất, việc lập
kế hoạch quản lý lưu vực sông là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những
tác động về môi trường; (v) quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều
thời gian để nó có thể thực sự được tiến hành.
Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi
trƣờng nƣớc lƣu vực sông ở Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
cao học luật của mình.

5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Vấn đề bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông đã và đang được xã hội
quan tâm và ủng hộ. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhưng chủ
yếu là các nghiên cứu mang tính khoa học kỹ thuật, ứng dụng thực tế nhằm bảo vệ
môi trường nước trong các lưu vực sông ở Việt Nam. Chẳng hạn, Cục Bảo vệ Môi
trường (nay là Tổng cục Môi trường) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một
đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn
từ năm 2002-2006 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường theo lưu vực sông”. Trong đề tài này, nhóm tác giả đi sâu vào
đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu hướng ô nhiễm môi trường tại các lưu
vực sông ở Việt Nam; đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các lưu

vực sông và; đề xuất các giải pháp quản lý môi trường lưu vực sông. Trên các tạp
chí nghiên cứu cũng đã có những bài viết nghiên cứu đề cập tới vấn đề bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông, chẳng hạn các bài viết của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị,
“Xây dựng Luật Tài nguyên nước phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/1998; bài viết của TS. Nguyễn Quang Tuyến,
“Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta- Thực trạng và một số giải pháp
hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2004.
Ngoài các giáo trình về Luật Môi trường tại các đơn vị đào tạo luật có đề cập
bảo vệ môi trường nước như một nhiệm vụ trong hệ thống công tác bảo vệ môi
trường nói chung theo quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì chưa có một
nghiên cứu cụ thể nào về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
Quản lý và bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông không còn mới mẻ đối
với các nước trên thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về
quản lý, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong lưu vực
sông ở tất cả các ngành như: thủy lợi, quản lý nhà nước, pháp luật…Các công trình
nghiên cứu này, đánh giá một cách khách quan đã đạt tới một trình độ phát triển

6
cao, tuy nhiên nếu áp dụng tại Việt Nam thì lại không phù hợp. Hơn nữa, hiện nay
các vấn đề môi trường xuyên quốc gia sinh ra bởi quá trình toàn cầu hóa kinh tế
đang trở thành những thách thức hàng đầu về môi trường toàn cầu. Thách thức về
hội nhập quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo ra áp lực phải hoàn thiện
hành lang pháp lý nhằm phù hợp với thế giới đang đặt ra ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một
số kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thực định cũng như thúc đẩy
thực thi những quy định này trong hoạt động bảo vệ môi trường nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Phân tích, đưa ra quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”,
“quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông”.
+ Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và
những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình
quản lý của các nước trên thế giới.
+ Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê; phương
pháp kế thừa có chọn lọc, phương pháp khảo sát thực tế, đồng thời so sánh đối
chiếu các quy phạm thực định về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông hiện nay
với pháp luật có liên quan của các nước trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các

7
nước có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ
cấp và các báo cáo đã được công bố trong những năm gần đây.
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như nguyên tắc pháp lý về bảo
vệ môi trường theo lưu vực sông. Dựa trên những phân tích đánh giá các số liệu
thống kê tình hình hiện trạng môi trường cũng như việc nhận định các hạn chế bất
cập hiện nay của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông,
luận văn đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật thực định.
Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo luật .
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có

3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông.
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ
môi trường nước lưu vực sông.








8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
NƢỚC LƢU VỰC SÔNG
1.1. Các quan niệm: lƣu vực sông, quản lý lƣu vực sông, quản lý môi
trƣờng theo lƣu vực sông
1.1.1. Lưu vực sông
Tất cả các dòng nước chảy, từ các lạch nhỏ bé đến dòng chảy rộng hàng chục
kilomet đều được gọi là các dòng sông. Đó là những rãnh nông của trái đất với
những dòng chảy uốn lượn nhiều hay ít, do các tính chất địa lý quyết định. Dòng
sông được giới hạn bởi hai bờ [16].
Khoản 15 Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 1998 định nghĩa: Lưu vực sông
(Rivershed/ River basin) có thể được hiểu là một vùng địa lý mà trong phạm vi đó
nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông [36].
Có thể hiểu đơn giản, lưu vực sông là vùng lãnh thổ mà tất cả mưa rơi trên đó
hình thành nên dòng chảy (chảy mặt và ngầm) và tiêu thoát về cùng một dòng.

Các lưu vực sông rất quan trọng vì dòng chảy và chất lượng nước của một
con sông chịu tác động của nhiều thứ, có ảnh hưởng của con người hay không có
ảnh hưởng của con người, xuất hiện trong những vùng phía trên mặt cắt cửa ra của
lưu vực.
Lưu vực sông là một khu vực địa lý được xác định bởi các tính chất riêng, chủ
yếu bởi các đường giới hạn của các dòng chảy nước mặt hội tụ thành một nguồn
nước duy nhất. Lưu vực sông, nguồn lực tài nguyên và các thành tố của nó có tính
chất vật lý, sinh học, kinh tế-xã hội và văn hóa, và những tính chất này đã mang lại
cho lưu vực sông những đặc trưng rất riêng biệt.
Một lưu vực sông đại diện cho một vùng tự nhiên tập trung nước mặt, nước
dưới đất và do đó có một ý nghĩa cơ bản về mặt thủy văn. Tại cùng một thời điểm,
các dòng nước trong lưu vực sông tập hợp thành một nguồn sống cung cấp cho con
người, mặc dù nó cũng có thể là một nguồn nguy hiểm khi các hiện tượng tự nhiên
tiêu cực xảy ra, hoặc nó bị ô nhiễm.

9
Lưu vực là nguồn nuôi dưỡng của con sông. Mọi hoạt động trong lưu vực đều
ảnh hưởng đến dòng sông. Vùng tập trung nước của sông, suối được giới hạn bởi
các đường chia nước. Lưu vực khép kín là lưu vực có đường chia nước mặt và
đường chia nước ngầm trùng nhau.
Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa
dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Trong
những năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát triển nhiều
ngành kinh tế dựa trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thủy điện, giao
thông, du lịch, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản xuất…
Đồng thời, với ưu thế đại lý thuận lợi, lưu vực cũng là nơi phát triển mạnh mẽ các
khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề.
Hiện nước ta có 3 loại lưu vực sông là lưu vực sông lớn, lưu vực sông liên tỉnh
và lưu vực sông nội tỉnh, cụ thể:
- Nhóm các sông có thượng nguồn của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam

như sông Bằng Giang- Kỳ Cùng, sông Sê San, sông Srepok.
- Nhóm các sông có trung và hạ du của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam
như sông MeKong, sông Hồng-Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai- Sài
Gòn.
- Nhóm các sông có toàn bộ lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam như các
sông ở Quảng Ninh, các sông ở Trung và Nam Trung Bộ ( sông Gianh, Nhật Lệ,
Thạch Hãn, Hương, Thu Bồn, Ba, Trà Khúc, Côn…). Hệ thống các lưu vực sông
này được chia thành 16 lưu vực, trong đó 10 lưu vực có diện tích hơn 10.000 km
2
,
chiếm 80% diện tích cả nước, 70% nguồn nước và hơn 80% tổng dân số. Các lưu
vực sông lớn nhất là Đồng bằng sông MeKong và đồng bằng sông Hồng- sông Thái
Bình, chiếm một nửa lãnh thổ cả nước [16].
Mặc dù được đánh giá là quốc gia có nhiều lưu vực sông, nhưng công tác quản
lý còn quá nhiều bất cập, ảnh hưởng tới công tác bảo vệ và phát triển bền vững tài
nguyên nước.


10
1.1.2.Quản lý lưu vực sông
Quản lý tài nguyên nước cũng tương tự như quản lý xung đột giữa con người
với môi trường sống. Hệ thống quản lý tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông
được tạo ra để tránh, ngăn chặn hoặc giải quyết những xung đột như vậy. Con người
cần phải học cách sống với những xung đột và đối phó với chúng. Sẽ còn nhiều
xung đột hơn nữa trong tương lai khi mà sự khan hiếm nước sẽ trở nên cấp bách, là
hậu quả của tăng trưởng kinh tế, nhu cầu xã hội và biến đổi khí hậu. Cạnh tranh
giữa người sử dụng nước sẽ trở nên dữ dội và tàn nhẫn, vì vậy mà pháp luật và tổ
chức quản lý hệ thống phù hợp sẽ là cần thiết [54].
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước của một lưu vực sông là một cách tiếp cận
mới nhằm giúp giải quyết các vấn đề lớn về tài nguyên và môi trường nước đang

gặp phải tại nhiều quốc gia, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài
nguyên vô giá này. Đó chính là quy trình tổng hợp những quan điểm và lợi ích của
các ngành khác nhau trong quá trình quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ
thượng lưu- hạ lưu [16]. Đây là một thuật ngữ phổ biến kể từ sau Hội nghị quốc tế
về Nước và Môi trường ở Dublin (1992) và cũng là một nguyên lý được vận dụng
phổ biến trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Theo định nghĩa của Tổ
chức Cộng tác vì Nước toàn cầu (GWP): “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp là một
quá trình xúc tiến sự phối hợp phát triển và quản lý nước, đất và các tài nguyên liên
quan để đạt được tối đa trong phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội theo một phương
thức hợp lý mà không làm tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái quan
trọng”. Như vậy, việc quản lý tài nguyên nước tổng hợp là nhằm cân bằng giữa
quan điểm và mục đích của các nhóm dân cư khác nhau, ở các vùng địa lý khác
nhau về mục đích quản lý nước và bảo vệ việc cung cấp nước cho hệ thống tự nhiên
và hệ sinh thái [46].
Có nhiều cách định nghĩa về quản lý lưu vực sông, nhưng có thể hiểu đây là
một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính sách và hoạt động nhằm kiểm soát
nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các quá trình liên quan trong một

11
lưu vực nhất định. Quy mô của việc quản lý lưu vực sông tuỳ thuộc vào các điều
kiện tài nguyên, địa lý và hành chính.
Quản lý lưu vực sông được xác định là một quá trình quy hoạch, xây dựng và
thực hiện việc khai thác các dạng tài nguyên trong một lưu vực sông, xem xét toàn
diện và đầy đủ các nhân tố có liên quan đến xã hội, kinh tế, môi trường trong mối
tương tác về không gian (giữa các bộ phận trong lưu vực: thượng lưu, trung lưu, hạ
lưu) tương tác giữa các nhân tố (chống xói mòn, rửa trôi, làm thoái hóa đất, giảm
sức sinh sản của rừng và đất nông nghiệp, ngăn chặn bồi lắng, lũ đá, chống nhiễm
bẩn nước…). Hình thành các tổ chức lưu vực sông được coi như một phương tiện
hữu hiệu để quy hoạch và thực hiện các nội dung phát triển kinh tế- xã hội.
Khi nói tới quản lý lưu vực sông là đề cập hoạt động quản lý chất lượng nước

và điều phối sử dụng tài nguyên nước hợp lý nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững lưu vực sông.
Quản lý lưu vực sông có một số tiêu chuẩn cơ bản sau: (i) thống nhất và tổng
hợp theo ngành và tiểu ngành; (ii) thống nhất và tổng hợp về môi trường, kinh tế và
xã hội; (iii) thống nhất và tổng hợp về mặt hành chính; (iv) thống nhất và tổng hợp
về mặt địa lý; (v) thống nhất và tổng hợp về mặt tài trợ.
Quản lý lưu vực sông còn phải đạt được 3 mục tiêu chiến lược sau
(GWP,2003):
(i) Hữu hiệu trong phát triển và sử dụng tài nguyên trong lưu vực sông: Đạt
được mức độ phát triển kinh tế và phúc lợi tối đa từ tài nguyên nước và từ các dịch
vụ đầu tư trong ngành nước;
(ii) Bình đẳng và (hợp lý) trong phân phối tài nguyên nước và các dịch vụ
nước đối với các ngành kinh tế/các nhóm xã hội khác nhau để làm giảm mâu thuẫn
và đẩy mạnh sự phát triển xã hội bền vững;
(iii) Bảo vệ môi trường: Tất cả những cố gắng đổi mới trong quản lý tài
nguyên nước sẽ bị thất bại nếu bản thân hệ thống tài nguyên nước và các hệ sinh
thái liên quan bị tổn thương [46].


12
1.1.3. Quản lý môi trường theo lưu vực sông
Như đã phân tích, quản lý môi trường lưu vực sông là một trong 3 mục tiêu
của quản lý lưu vực sông. Quản lý môi trường lưu vực sông bao gồm các hoạt động
quản lý chất lượng nguồn nước mặt (sông, hồ) và quản lý các nguồn thải nước từ
hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp) và dân sinh (đô thị) để duy trì (hay
phục hồi) chất lượng nước để đáp ứng nhu cầu dùng nước hiện tại (hay quy hoạch
sử dụng nước tương lai).
Quản l ý môi trường lưu vực sông bao gồm 3 quá trình: (i) thứ nhất là sự phát
hiện vấn đề, phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và các hệ
sinh thái trong lưu vực; (ii) thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan: Vai trò,

trách nhiệm và quyền lợi do sự tham gia của các bên liên quan, đòi hỏi mọi người
phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất; (iii) thứ ba là sự phối hợp hành
động nhằm thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện các giải pháp được xác định.
Tiếp cận phương pháp quản lý môi trường lưu vực sông cần phải đảm bảo
các nội dung sau:
Thứ nhất, lựa chọn, xây dựng mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông
Lựa chọn những mô hình quản l ý tổng hợp đã và đang được áp dụng vào yêu
cầu và tình hình thực tế cụ thể các lưu vực sông; tiến hành xây dựng cơ chế, chính
sách, tổ chức quản lý tổng hợp và bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Thứ hai, quy hoạch môi trường
Cho đến nay chưa có định nghĩa nào thật đầy đủ, chính xác và được thừa nhận
rộng rãi về "quy hoạch môi trường". Tuy nhiên, quy hoạch môi trường có thể hiểu
là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách
và biện pháp trong sử dụng hợp l ý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định
hướng các hoạt động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững.
Quy hoạch môi trường lồng ghép trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản l ý môi trường lưu vực sông. Mặc dù
có nhiều yếu tố, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch môi trường là rất khó khăn

13
trong tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, đây là một hướng phát triển cần thiết
mà từng địa phương, từng ngành cần phải tích cực phối hợp cùng nhau thực hiện
nhằm giải quyết triệt để các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển.
Thứ ba, đánh giá tác động môi trường
Đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường lưu vực
sông nói riêng, công tác đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết nhằm có
những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và đề xuất giải pháp bảo vệ và cải thiện
môi trường ngay từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, vừa và nhỏ trong
phạm vi lưu vực.

Thứ tư, thanh tra môi trường
Thanh tra môi trường cần được triển khai thường xuyên đối với các cơ sở kinh
tế nhà nước và tư nhân hoạt động trong phạm vi lưu vực. Trách nhiệm này thuộc về
cơ quan quản l ý nhà nước Trung ương (Bộ TN&MT) và địa phương (Sở TN&MT
địa phương) tuỳ theo sự phân cấp.
Thứ năm, huy động nguồn vốn cho bảo vệ môi trường lưu vực
Để thực hiện đầy đủ những biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các
hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi
trường. Hơn nữa, việc này còn có tác động đến tâm l ý người dân về vấn đề bảo vệ
môi trường một cách thường xuyên.
Ngân sách này có thể từ nhiều nguồn: Trung ương, địa phương, các dự án hợp
tác quốc tế, các nguồn kinh phí khác và đặc biệt là có bằng cách thu từ các hộ sản
xuất của làng nghề tuỳ theo mức độ sản xuất của mỗi hộ . Các nguồn kinh phí nói
trên phải được sử dụng triệt để cho công tác quản l ý môi trường lưu vực: xây dựng
thể chế, chính sách, quy hoạch môi trường, thanh tra giám sát, quan trắc môi
trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường lưu vực. Còn kinh
phí thu từ các hộ sản xuất kinh doanh chủ yếu chi cho: chi phí trồng cây xanh, bảo
vệ môi trường, chi phí cho việc vệ sinh môi trường làng nghề, đóng góp cho việc
xây dựng các công trình xử l ý quy mô nhỏ
Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin

14
Hệ thống cơ sở dữ liệu cần phải được xây dựng trên cơ sở: nhu cầu về thông
tin môi trường lưu vực; dựa vào các nguồn thông tin sẵn có, đồng thời tiến tới hoàn
thiện cơ sở dữ liệu, tìm ra được những lỗ hổng của thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ
những nhu cầu đa dạng về thông tin của tất cả các đối tượng. Cơ sở dữ liệu phải dễ
tìm kiếm, dễ cập nhật và dễ sử dụng. Thông tin môi trường lưu vực cần phải đảm
bảo các yêu cầu sau: phản ánh trung thực và chính xác các vấn đề môi trường, thông
tin được cập nhật thường xuyên liên tục; thông tin được kết nối và chia sẻ giữa các
đơn vị cung cấp và sử dụng thông tin, thông tin được phổ cập đến tất cả các đối

tượng tuỳ theo nhu cầu sử dụng thông tin của họ.
Công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa l ý là công cụ hữu hiệu giúp cho các
nhà khoa học và quản l ý, đặc biệt là các nhà địa l ý nghiên cứu, điều tra tài nguyên
môi trường và nắm bắt thông tin nhanh chóng và đồng bộ trên diện rộng. Dữ liệu
viễn thám khi xử l ý trong tổ hợp với hệ thông tin địa l ý sẽ là nguồn tư liệu khách
quan mang tính kế thừa và đổi mới liên tục trong bản đồ số, thực sự trở thành những
tài liệu đáng tin cậy cho các nhà chuyên môn và quản l ý tham khảo trong nhiều lĩnh
vực. Phương pháp ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa l ý còn giúp
cho các nhà quản l ý dễ dàng tiếp cận với sự phát triển của nền tin học hiện nay . Bởi
vậy phương pháp luận về ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa l ý là cần thiết cho
thành lập các bản đồ chuyên đề trong nghiên cứu môi trường lưu vực sông.
Thứ bảy, đầu tư cho bảo vệ môi trường lưu vực sông; nghiên cứu, áp dụng
khoa học kỹ thuật; tăng cường hợp tác quốc tế
Những ưu điểm rõ ràng của cách tiếp cận quản lý môi trường lưu vực sông
xuất phát từ thực tế là nguồn tài nguyên nước bản thân nó không chấp nhận ranh
giới hành chính và phạm vi quyền hạn giữa các Bộ, ngành và các địa phương và các
quyết định quản lý và quy hoạch ở một phần lưu vực nhánh hoặc lưu vực lớn có thể
có những tác động đáng kể đối với một số lượng và chất lượng nước ở các khu vực
khác. Các cách tiếp cận “truyền thống” đối với quản lý môi trường lưu vực sông
dựa vào biên giới tỉnh và quốc gia theo bản chất tự nhiên của chúng dẫn tới không
nhất quán, kém hiệu quả và thậm chí mâu thuẫn trong việc quyết định và thực thi.

15
1.2. Thực trạng môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông ở Việt Nam và nhu cầu
quản lý, bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo lƣu vực sông
1.2.1.Thực trạng môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập tới ba lưu vực sông dựa trên những tài
liệu và số liệu thứ cấp, đó là: lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, lưu vực sông Cầu,
lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
. Lƣu vực hệ thống sông Đồng Nai

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là một trong những khu vực phát triển kinh
tế - xã hội năng động nhất của cả nước với 7 trong số 12 tỉnh, thành phố thuộc Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2009, trong bối cảnh khó khăn chung của cả
nước do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các địa phương trên lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đặc biệt trong thu hút đầu tư. Nhưng
những thách thức về môi trường cũng ngày một gia tăng, nhất là chất lượng nguồn
nước mặt các sông trong hệ thống sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai đồng thời là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp, một phần chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất
thải nguy hại, đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm. Tại một số khu vực, nhiều
chỉ tiêu môi trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thực sự đáng báo động.
Trong năm 2009, nhìn chung, khu vực thượng lưu và trung lưu các sông lớn
trong hệ thống sông Đồng Nai, chất lượng nước mặt đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, cũng có nhiều đoạn sông, hồ chứa đã có
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ rõ rệt như ở khu vực thành phố Đà Lạt, khu vực xung
quanh các làng nghề nuôi cá bè ở hồ Trị An. Nguồn nước ở khu vực hạ lưu hệ thống
sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là trong hệ thống các kênh, rạch nội
thành, nội thị, đoạn sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến dưới cầu Đồng Nai, đoạn
sông Sài Gòn từ Bình Phước đến Tân Thuận, đoạn sông Thị Vải từ Công ty Cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam đến dưới cảng Phú Mỹ [13,30].
Sự cố môi trường vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Ngoài
các vụ tràn dầu do hoạt động giao thông thủy (điển hình là tại Thành phố Hồ Chí

16
Minh, Long An), trong thời gian qua còn xảy ra một số sự cố như vỡ bờ bao hồ xử
lý sinh học của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods Việt Nam tại tỉnh Bình
Dương, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Thị Tính, sông Sài Gòn.
. Lƣu vực sông Nhuệ- Đáy
Sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 6 tỉnh gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tây, Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình. Nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội đã ô nhiễm

nặng nề. Hàm lượng ôxy sinh hóa (BOD), amoni (NH4) vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Hệ quả của nguồn nước ô nhiễm là người dân sống tại khu vực này thường
mắc các bệnh về mắt, đường ruột, ngoài da. Theo kết quả điều tra về bệnh tật do
nguồn nước sông Nhuệ của UBND tỉnh Hà Nam, có tới 21% trẻ em dưới 5 tuổi tại
xã Hoàng Tây bị mắc bệnh tiêu chảy. Sông Đáy cũng bị ô nhiễm nặng dù mức độ ít
nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm là nước thải sinh hoạt
và công nghiệp. Hiện có tới 700 nguồn thải công nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp
làng nghề, trong đó có nhiều nguồn nước chứa các chất nguy hại và khó phân hủy
như kim loại nặng, dầu mỡ, dung môi hữu cơ đổ vào hai sông. Bên cạnh đó là chất
thải của hàng trăm bệnh viện, chất thải sinh hoạt của trên 3 triệu dân. Riêng tại Hà
Nội mỗi ngày lượng nước thải đổ ra sông, hồ xấp xỉ 800.000 m
3
/ngày đêm. Còn tại
Hà Tây - địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng - nhưng hầu như chưa được quy
hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống xử lý nước thải [13].
. Lƣu vực sông Cầu
Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông Cầu có nhiều đoạn bị
ô nhiễm nặng bởi các chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ.
Sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên bắt đầu bị ô nhiễm do chịu tác
động của các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nông
nghiệp. Chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu (chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh)
của sông Cầu chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và
sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh. [4,13,14]
Sông ngày càng ô nhiễm, mâu thuẫn trên các lưu vực sông cũng ngày càng
nhiều lên. Có thể xem xét một ví dụ về mâu thuẫn trên sông Nhuệ, đó là phía đầu

17
thượng nguồn sông Nhuệ là Hà Nội vào mùa khô thường xả nước thải từ đập Thanh
Liệt vào sông. Nước này chảy dọc sông Nhuệ xuống Hà Nam, dân cư ở đây dùng
nước sông tưới tiêu dẫn tới cá chết, lúa chết. Nước chảy tiếp qua sông Đáy, và ảnh

hưởng đến chất lượng nước của sông Đáy. Thị xã Phủ Lý lại bơm nước này để làm
nước uống và nước sinh hoạt cho toàn bộ dân cư.
Một mâu thuẫn khác xảy ra ở sông Đáy là giữa Ninh Bình và Nam Định, khi
người dân ở tỉnh Ninh Bình làm đê bao, ở phía bên Nam Định bờ sông lại bị xói lở.
Tiếp đến là mâu thuẫn giữa thủy điện và nông nghiệp. Trong mùa khô nước ở
trên sông dồn về phải qua sự điều tiết của hồ chứa lớn. Trong khi đó vào mùa khô,
ngành điện có khuynh hướng giữ nước đến gần cuối mùa khô mới xả. Lúc này,
ngành nông nghiệp lại cần nước để đổ ải, giữa mùa khô cần nước để tưới ruộng lại
không có nước để tưới.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nước có thể nêu ra là:
 Việt Nam có nguồn tài nguyên nước mặt vào loại trung bình kém trên thế
giới. Với nguồn nước nội địa chỉ đạt 3600 m
3
/người/năm, ít hơn 4000
m
3
/người/năm thuộc quốc gia thiếu nước. Nếu tính cả nước ngoài lãnh thổ
chảy vào nước ta đạt được 9650 m
3
lớn hơn 7400 m
3
/người/năm (trung bình
thế giới). Nước nguồn ngoài lãnh thổ chiếm 63% tổng nguồn tài nguyên
nước mặt Việt Nam, khó chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng [51]. Đặc
biệt những năm gần đây là sự khai thác của các nước ở thượng nguồn ngày
càng nhiều và có chiều hướng bất lợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây
dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên; Lào đã và đang
xây dựng 35 công trình thuỷ lợi- thuỷ điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông
nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và
lớn và đang có kế hoạch xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước

Biển Hồ với một cao trình nhất định để phát triển tưới Đó là chưa kể những
dự định chuyển nước ở thượng nguồn sang một lưu vực khác có lợi riêng của
quốc gia, họ không xem xét quyền chia sẻ nguồn nước có thể gây thiệt hại

18
trầm trọng không riêng gì thiếu nước, ô nhiễm môi trường mà còn nhiều thiệt
hại nguy hiểm khác cho các nước hạ lưu, đặc biệt là Việt Nam.
 Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt và nước ngầm: Do dân
số ngày càng tăng nhanh, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ tạo
nên nhu cầu sử dụng nước lớn, trong khi đó nguồn tài nguyên nước thì không
thay đổi, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và về chất lượng đối với
tài nguyên nước.
 Phá và trồng rừng. Rừng đầu nguồn bị tàn phá là một mối đe dọa nặng nề
khác đối với dòng sông, nhất là ở các vùng nhiệt đới. Mất rừng kéo theo xói
mòn, lũ quét và rửa trôi đất mà hậu quả là nâng cao đáy các hồ đập, thay đổi
địa mạo của vùng, của lòng sông và chế độ thủy văn [47]. Năm 1943 độ che
phủ là 43%, đến nay độ che phủ rừng còn đạt khoảng 35%, song chất lượng
rừng bị giảm nặng nề phần lớn là rừng thứ sinh, rừng thoái hoá, rừng trồng.
 Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã phát
thải khí nhà kính một tỷ trọng đáng kể.
 Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong để sử dụng cho mục
đích nông nghiệp. Ví dụ:
- Năm 1990, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, sông
Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô
nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ.
- Năm 1937, bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết
(từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê
Cửa Hát để khai thác bụng hồ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông
Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà
Nam và đang kêu cứu [48].

 Nước thải đô thị và công nghiệp: Hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử
lý trước khi thải ra môi trường. Theo thống kê sơ lược thì chỉ khoảng 4,62%
lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường [3].
Ngoài ra nước rò rỉ từ các bãi rác cũng là một trong những nguồn ô nhiễm

19
nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng, hiện nay cả nước chỉ có một vài bãi
chôn lấp rác có hệ thống xử lý nước rác hoạt động thường xuyên và đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường. Nước thải bệnh viện cũng là một vấn đề nan giải,
hiện nay cả nước có khoảng hơn 1000 bệnh viện, mỗi ngày thải ra hàng trăm
nghìn m
3
nước thải chưa qua xử lý hoặc có xử lý cũng không đạt tiêu chuẩn
môi trường. Đây là nguồn nước thải chứa nhiều thành phần nguy hiểm gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
 Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu
vực nông thôn. Ở các vùng nông thôn, hàng năm lượng hóa chất bảo vệ thực
vật đã được sử dụng rất lớn trong nông nghiệp, dư lượng hóa chất và phân
khoáng trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ra phú dưỡng hoặc nhiễm độc
nước. Ngoài ra, hoạt động của nhiều làng nghề trên cả nước tạo ra một lượng
chất thải xả vào môi trường một cách bừa bãi và không được xử lý nên gây
tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng tại nhiều điểm, như các làng nghề
làm giấy, giết mổ gia súc, dệt nhuộm…
 Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản tạo ra khúc sông “khô”
dưới đập.
- Các đập dâng thuỷ lợi như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập
Lại Giang trên sông Đại Giang, đập Đồng Cam trên sông Đà Rằng, đập Nha
Trinh- Lâm Cấm trên sông Cái Nha Trang 30 năm trước đây về mùa khô vẫn
có nước tràn qua đập. Vài chục năm gần đây do tăng diện tích tưới, tăng lượng
nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, mặt khác do rừng đầu nguồn bị phá nặng

nề nên mùa khô là hạ lưu hết nước có năm kéo dài vài ba tháng nếu không có
mưa- vùng hạ lưu các đập dâng này nhiều cư dân sinh sống ven sông và trên
sông, chịu tác động tiêu cực là rất đáng kể.
- Các đập dâng thuỷ điện:
+ Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư
ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh hoặc hệ sinh thái thuỷ sinh, sự
tổn thất không thể không xét đến.

×