Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phân tích các rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu tôm của việt nam sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.64 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
- - -- - -

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích các rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam
sang thị trường Mỹ.

GVHD: Lê Hải Hà

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................4
1.1.

Hàng rào kỹ thuật là gì?............................................................................................................4

1.2.

Đặc điểm và vai trị của hàng rào kỹ thuật..............................................................................4

1.3. Một số rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam.......................................5
1.3.1. Quy định đánh bắt và nuôi trồng tôm....................................................................................5
1.3.2. Quy định về vệ sinh An toàn thực phẩm................................................................................6
1.3.3. Quy định về kiểm dịch.............................................................................................................8
1.3.4. Quy định về ghi nhãn xuất xứ.................................................................................................9
1.3.5. Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học................................................11


1.3.6. Luật hiện đại hóa vệ sinh An tồn thực phẩm (Food Safety Modernization - FSMA).....12
1.3.7. Truy xuất nguồn gốc..............................................................................................................13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU TÔM
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ GIẢI PHÁP...........................................................14
2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu tơm tại Việt Nam.................................................................14
2.1.1.

Kim ngạch xuất khẩu.......................................................................................................14

2.1.2.

Khả năng cạnh tranh.......................................................................................................15

2.1.3.

Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam..............................................16

2.2. Một số rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam.....................................16
2.2.1. Ảnh hưởng của rào cản quy định về an tồn thực phẩm đối với tơm Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ............................................................................................................................................16
2.2.2. Ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật về truy xuất nguồn gốc....................................................23
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ..........................30
KẾT LUẬN..................................................................................................................................31
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................32

2


LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu đến năm 2019, sản lượng
thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình
qn là 9,07%/năm. Xuất khẩu tơm năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó Mỹ là 1 trong những thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam.
Theo tổng cục Hải quan thống kê thì 6 tháng của năm 2020, việc xuất khẩu tôm nguyên
liệu sang thị trường Mỹ của Việt Nam đã đạt khoảng 323,3 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ
của năm ngoái tăng lên 29%. Tuy nhiên xuất khẩu tôm sang Mỹ, đã và đang đối mặt với
nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là với rào cản kỹ thuật với tôm xuất khẩu của Việt
Nam. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng trong hầu hết các ngành công
nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Các quy định về môi
trường đối với các sản phẩm thủy sản nói chung và tơm nói riêng trở nên phức tạp hơn,
mặc dù đã có những sáng kiến để làm giảm bớt các quy định khắt khe đang được nhiều
nước xem xét. Do đó việc phân tích các rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu tôm sang thị
trường Mỹ của Việt Nam là một vấn đề cần thiết và quan trọng, do đó nhóm 4 chúng em
xin lựa chọn đề tài: “Phân tích rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ
của Việt Nam”.

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Hàng rào kỹ thuật là gì?

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi
lưu thơng trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu) như quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn, yêu cầu về an tồn, chất lượng, u cầu về ghi nhãn, thơng tin tiêu
dùng, các thủ tục đăng ký nhập khẩu, các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy

chuẩn, tiêu chuẩn được đề ra.
Hàng rào kỹ thuật là một biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan, một biện
pháp mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học
hoặc bình đẳng được hình thành do những khác biệt trong quy định của các quốc gia về
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp.
1.2.

Đặc điểm và vai trò của hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:
-

Tính hợp lý

Thành lập quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục kiểm tra, chủ yếu là để bảo vệ
an ninh quốc gia và lợi ích của người tiêu dùng, và do đó có một mặt hợp lý. Hiệp định
WTO về hàng rào kỹ thuật không phủ nhận tính hợp lý và cần thiết của hàng rào kỹ thuật
tồn tại trong tất cả các nước, nhưng không nên can thiệp vào các yêu cầu bình thường của
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế, không phải là phân biệt đối xử.
-

Tính phức tạp

Tiêu chuẩn kỹ thuật có phạm vi rộng, nó phức tạp hơn các hàng rào phi thuế quan
khác trong hình thức hạn ngạch, giấy phép, …. WTO cho phép các nước theo đặc điểm
của họ như về địa lý, kinh tế, thói quen chi tiêu với các nước phát triển áp dụng những
quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau.
-

Tính linh hoạt

4


Tính linh hoạt của hàng rào kỹ thuật thể hiện qua việc sử dụng linh hoạt các điều
kiện, các quy định, quy tắc đối với từng mặt hàng được nhập khẩu vào từng quốc gia.
Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
-

Hàng rào kỹ thuật được đánh giá là một công cụ hữu hiệu giúp các quốc gia

hạn chế được lượng hàng hóa nhập khẩu, được hình thành qua những địi hỏi thực tế từ
đời sống xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật cũng như quy trình đánh giá sự phù hợp sẽ quy định chi tiết các yêu cầu của nước
nhập khẩu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, … Như vậy,
hàng rào kỹ thuật không những mang ý nghĩa về mặt kinh tế nhằm bảo hộ thị trường, cản
trở một số lượng hàng nhập khẩu mà còn đem đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng của
nước nhập khẩu cũng như đối với nhà sản xuất.
-

Đối với các nước phát triển, hàng rào kỹ thuật là một công cụ vô cùng hữu

hiệu nhằm phục vụ chủ nghĩa bảo hộ. Giúp bảo vệ môi trường và ngăn chặn việc sản xuất
cũng như nhập khẩu các loại hàng hóa chất lượng kém hay có ảnh hưởng đến mơi trường.
-

Bảo vệ người tiêu dùng trước những hàng hóa kém chất lượng, khơng đảm

bảo u cầu về chất lượng hàng hóa tối thiểu đối với từng mặt hàng.
1.3. Một số rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam
1.3.1. Quy định đánh bắt và nuôi trồng tôm

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được
sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến
mơi trường hay khơng. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục
đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Việc áp
dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó
tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
Chính sách môi trường của Mỹ dựa trên các Hiệp định quốc, Hội nghị Liên hiệp
Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. Chương trình mơi trường của
5


Mỹ hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ
không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Mỹ ban hành Hệ thống Luật sản phẩm
môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định
về môi trường của Mỹ rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp tới môi trường và những quy định liên quan trực tiếp đến vệ sinh An toàn thực
phẩm. Mỹ cho rằng, việc lạm dụng hóa chất trong ngành ni trồng thủy sản gây ra ô
nhiễm và ô nhiễm môi trường nước, chúng đặc biệt có vấn đề khi mở rộng ngành ni
trồng thủy sản sử dụng các hóa chất được phát triển ban đầu để sử dụng trong các lĩnh
vực khác, hầu hết đáng chú ý là lĩnh vực nơng nghiệp. Ngồi ra, các trang trại ni trồng
thủy sản rất dễ bị tổn thương vì nghèo chất lượng nước và việc sử dụng hóa chất khơng
đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của các sản phẩm ni trồng thủy
sản và sau đó gây hại cho sức khỏe con người. Vì thế, khi xuất khẩu hàng tơm sang Mỹ,
ngồi việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh An toàn thực phẩm, kiểm
dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam cịn phải tn thủ các quy định
về mơi trường của Mỹ.
1.3.2. Quy định về vệ sinh An toàn thực phẩm
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải
chịu sự điều tiết của luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì
và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra cịn có các quy định

riêng của Bộ Nơng nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Mỹ, mỗi bang hoặc khu
hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không
được trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải
đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải
tuân theo các quy định của Mỹ, cụ thể như sau:


Theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations)

Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là
các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của

6


Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo
sản phẩm không có độc tố, an tồn sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.


Theo quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực

phẩm của FDA
Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu
chuẩn nhận dạng sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác
định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Đối với tôm nhập khẩu, các
biện pháp này bao gồm:


Kiểm tra các cơ sở chế biến nước ngoài




Lấy mẫu hải sản được cung cấp để nhập khẩu vào Hoa Kỳ



Lấy mẫu giám sát trong nước đối với các sản phẩm nhập khẩu



Kiểm tra các nhà nhập khẩu tôm



Đánh giá của người xử lý các sản phẩm tơm



Đánh giá chương trình nước ngồi

Quy định này u cầu phải phân tích, kiểm sốt dây chùn cơng nghệ sản xuất tại
các điểm kiểm sốt trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an tồn, vệ sinh, thay cho
phương pháp kiểm sốt sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây.
FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản trừ
những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ngược
lại, ở Mỹ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại kháng sinh khác
đều bị cấm. Ở Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng trong ni trồng
thuỷ sản. FDA cịn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do cơng ty dược phẩm nào cung cấp và
quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh
đó


là:

Chorionic

gonadotropin,

formalin

solution,

tricaine

methanesulfonate,

oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim.
FDA cịn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang được sử
dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axit axetic, calcium chloride, calium
7


oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, nước đá,
magnesium sulfate, hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidoneiodine, sodium
bicarbonate, sodium sulfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic. Ngoài ra Mỹ quy
định 11 loại chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

CÁC CHẤT KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG
Chloramphenicol
Clenbuterol
Diethylstilbestrol (DES)
Dimetridazole
Ipronidazole
Nitroimidazoles
Furazolidone
Nitrofurazone
Sulfonamide
Fluoroquinolone
Glycopeptides

1.3.3. Quy định về kiểm dịch
Phụ gia thực phẩm
Theo nghĩa rộng nhất, phụ gia thực phẩm là bất kỳ chất nào được thêm vào thực
phẩm. Về mặt pháp lý, thuật ngữ này đề cập đến "bất kỳ chất nào mà mục đích sử dụng
của nó dẫn đến hoặc có thể được mong đợi một cách hợp lý - trực tiếp hoặc gián tiếp - trở
thành một thành phần hoặc ảnh hưởng đến các đặc tính của bất kỳ thực phẩm nào." Định
nghĩa này bao gồm bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế biến, xử lý, đóng
gói, vận chuyển hoặc bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, mục đích của định nghĩa pháp lý là
đặt ra yêu cầu phê duyệt trước thị trường. Do đó, định nghĩa này loại trừ các thành phần

mà việc sử dụng thường được cơng nhận là an tồn (khi khơng cần sự chấp thuận của
chính phủ), những thành phần được FDA hoặc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chấp thuận sử
dụng trước các quy định về phụ gia thực phẩm của pháp luật.
Phụ gia thực phẩm trực tiếp là những phụ gia được thêm vào thực phẩm với mục
đích cụ thể trong thực phẩm đó.
8


Phụ gia thực phẩm gián tiếp là những chất phụ gia thực phẩm trở thành một phần
của thực phẩm ở dạng vi lượng do q trình đóng gói, bảo quản hoặc xử lý khác.
Các chất loại trừ: các chất được chun gia cơng nhận là an tồn; các chất được sử
dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm.
Phẩm màu thực phẩm
Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm màu phải được
FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận
chất phẩm màu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho
chứng nhận của FDA. Màu thực phẩm được chứng nhận thường không thêm mùi vị
không mong muốn vào thực phẩm. Màu sắc được miễn chứng nhận bao gồm các chất
màu có nguồn gốc tự nhiên như rau, khoáng chất hoặc động vật. Các chất phụ gia tạo
màu có nguồn gốc tự nhiên thường đắt hơn các màu đã được chứng nhận và có thể thêm
hương vị khơng mong muốn vào thực phẩm. Ví dụ về các màu được miễn bao gồm chiết
xuất annatto (màu vàng), củ cải đường khử nước (màu đỏ từ hơi xanh đến màu nâu),
caramel (màu vàng đến màu rám nắng), beta-carotene (màu vàng - cam) và chiết xuất vỏ
nho (màu đỏ, màu xanh lá cây).
Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được
chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA.
1.3.4. Quy định về ghi nhãn xuất xứ
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải
quan Mỹ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo
những thương hiệu đã được đăng ký tại Mỹ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng

hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị
cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Luật này có tác dụng rất hữu hiệu đối với người tiêu dùng để có thể dễ dàng lựa
chọn được sản phẩm với những thông tin về xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên nó
lại gây khó khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề gây
phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu của
9


nước ta phải đăng ký lại nhãn hiệu (chi phí khoảng 450 USD) cũng như thay đổi tồn bộ
bao bì, nhãn mác,… rất tốn kém. Việc tổ chức tiếp thị, giới thiệu lại sản phẩm cũng góp
phần làm tăng giá thành sản phẩm. Hơn nữa, theo các chuyên gia của VASEP, việc phải
thay đổi tên gọi của sản phẩm ở thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hoá được
tiêu thụ vì người tiêu dùng chưa quen với tên sản phẩm mới.
Ngồi ra Luật Mỹ cũng có một số quy định cụ thể như sau:
- Thông tin trên nhãn hàng:
Luật quy định rằng các thông tin trên nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để người
tiêu dùng có thể đọc và hiểu được trong điều kiện mua và sử dụng thơng thường. Nếu
nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngồi thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh
tất cả các thông tin theo qui định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh
tên nước xuất xứ. Điều luật 21CFR101 qui định chi tiết về kích cỡ và thể loại, vị trí, v.v.
của các thông tin ghi trên nhãn hàng. Trên sản phẩm thủy sản tơm xuất khẩu sang Mỹ cần
có đầy đủ thơng tin: Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất, người đóng gói, hoặc
người phân phối.
Ví dụ:
Minh Phu Seafood Corporation.
Address: Industrial Park of Ward 8, Ward 8, Ca Mau City, Ca Mau Province.
- Ghi chính xác số lượng sản phẩm tôm.
- Tên thông thường sản phẩm tôm được ghi trên mặt chính, cùng với hình dạng của
sản phẩm tơm (ví dụ: “nguyên con”...).

- Các chất thành phần trong tôm được ghi bằng tên thông thường theo thứ tự trọng
lượng từ cao đến thấp.
- Thông tin về dinh dưỡng

10


Nhãn hàng thực phẩm phải có thơng tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu
dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình. Điều luật 21CFR phần
101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thơng tin cần có trên nhãn hàng. Đối với một số
sản phẩm hay nhóm sản phẩm đặc biệt cịn có thêm các quy định riêng. Các quy định về
ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn năm 1993. Những điều
khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994.
Mỹ đã đưa ra quy định về ghi nhãn sản phẩm: Để bảo vệ người tiêu dùng có tiền
sử dị ứng, các nhà sản xuất phải ghi rõ (bằng tiếng Anh, đơn giản, dễ hiểu) trên nhãn các
loại thực phẩm chứa protein: bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có
protein trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ bằng tiếng Anh tên của các
nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền
kề danh mục các thành phần thực phẩm.
1.3.5. Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học
Luật an ninh y tế sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 (Public Health
Security and Bioterroism Preparedness and Response Act of 2002) thường gọi tắt là Luật
Chống khủng bố sinh học, do tổng thống Mỹ ký ngày 12/6/2002 đã chỉ định và giao
quyền cho Bộ trưởng Y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để đối phó với nguy cơ
khủng bố sinh học nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho Mỹ.
Điều luật này có hai điều khoản:
Đăng ký cơ sở: FDA yêu cầu các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến,
đóng gói hay chứa thực phẩm cho người hoặc động vật tiêu thụ tại Mỹ phải đăng ký với
FDA. Các nông trại, cơ sở bán lẻ, nhà hàng và cơ sở thực phẩm phi lợi nhuận có trụ sở tại
Mỹ, nơi thực phẩm được chuẩn bị hoặc phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng được miễn

trừ khỏi các yêu cầu này.
Thông báo trước về việc Nhập khẩu Thực phẩm: FDA yêu cầu các người mua hàng
hoặc các nhà nhập khẩu tại Mỹ hoặc đại diện của họ đệ trình lên FDA thơng báo trước về
việc nhập khẩu thực phẩm. Thông báo này phải được đệ trình khơng dưới bốn giờ trước
11


khi chuyến bay hạ cánh nhưng không được nhiều hơn năm ngày trước khi chuyến hàng
đến nơi yêu cầu.
Theo Luật thì mặt hàng tơm là một trong những sản phẩm phải đăng ký.
1.3.6. Luật hiện đại hóa vệ sinh An toàn thực phẩm (Food Safety Modernization - FSMA)
Với Luật Hiện đại hóa an tồn thực phẩm của Mỹ (FSMA), quốc gia này nhấn
mạnh đến vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) mang tính phịng ngừa rủi ro, tức thay vì
kiểm tra sản phẩm cuối cùng tại cảng của Mỹ, thì nay sẽ quản lý theo chuỗi – từ sản xuất
nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển, cho đến đưa sản phẩm đến người
tiêu dùng.
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải
thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ theo quy
định của Luật Hiện đại hóa An tồn vệ sinh thực phẩm (FSMA). Kể từ thời điểm này, các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải đăng ký với FDA 2 năm/lần.
Việc không cập nhật và thực thi các quy định, u cầu theo Luật Hiện đại hóa an
tồn thực phẩm Mỹ (FSMA) đã khiến cả nghìn doanh nghiệp Việt Nam bị từ chối xuất
khẩu vào Mỹ. Trong năm 2017, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩn Mỹ (FDA) đã có 32
lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, do doanh
nghiệp không nắm bắt kịp thời, chưa thích ứng được với thay đổi chính sách nhập khẩu
của Mỹ. Việc tuân thủ các quy định về FSMA là bắt buộc với các doanh nghiệp Việt nếu
còn muốn xuất khẩu sang Mỹ.
1.3.7. Truy xuất nguồn gốc
Chính thức từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ
các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy hải sản nhập khẩu vào Mỹ

(SIMP). Do đó, các nhà nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình
SIMP như đáp ứng đầy đủ thơng tin về thu hoạch, đánh bắt và hành trình di chuyển đến
khi cập cảng Hoa Kỳ và có thể truy xuất lại trong vòng 2 năm…

12


Trong số 13 loài thủy hải sản chịu sự giám sát theo SIMP thì đối tượng chịu ảnh
hưởng nhiều nhất là tôm. Mặc dù đã quen với việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, tuy nhiên những quy định mới trong Chương trình SIMP cũng gây nhiều khó khăn,
lúng túng cho doanh nghiệp. Một số quy định của SIMP khá chi tiết, thủ tục cịn rườm rà,
khơng cần thiết, có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với các nhà xuất khẩu. Điểm lo ngại
nhất là theo quy định này, nhà nhập khẩu bắt buộc phải là công dân của Mỹ; trong khi đó,
các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu không đáp ứng được điều này.
Tuy nhiên một điểm thuận lợi của các doanh nghiệp là đã thực hiện việc truy xuất
nguồn gốc đối với sản phẩm nuôi trồng tôm. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thực hiện
các chương trình truy xuất nguồn gốc và đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau.
Với những kinh nghiệm này, các doanh nghiệp hồn tồn có thể đáp ứng các quy định
của Mỹ.

13


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu tôm tại Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản đã và đang là thế mạnh của kinh tế Việt Nam trong khu vực
cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch
Covid-19, thế giới đã thiết lập trạng thái bình thường mới và điều đó ít nhiều đã tác động
lên những rào cản của xuất khẩu thủy sản Việt Nam đặc biệt là tôm. Do vậy, sau đây

chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn một số đặc điểm về tình hình xuất khẩu tơm của Việt Nam
như sau:
2.1.1.

Kim ngạch xuất khẩu

Năm 2020, sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,4 triệu tấn, tăng 11%
so với năm 2019. Nuôi trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, khai thác chiếm 3,8 triệu
tấn trong đó tơm và cá tra chiếm 62% với 5,2 tỷ USD. Thủy sản Việt Nam được xuất
khẩu chủ yếu qua các nước như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Trong đó
xuất khẩu tơm và cá tra chiếm khối lượng lớn nhất lần lượt là 45% và 18% ngoài ra thì
cịn cá ngừ 8%, cua ghẹ 2%...

14


Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2020 đạt 8,6 tỷ USD trong đó riêng mặt hàng tơm
xuất khẩu đạt 3,85 tỷ USD tăng 15% so với 2019, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%, xuất
khẩu tôm chân trắng chiếm 72% giá trị xuất khẩu tôm trong năm, ước đạt hơn 2,78 tỷ
USD, trong khi tôm sú chỉ đạt 616 triệu USD chiếm 16% và tôm biển chỉ chiếm 12% đạt
462 triệu USD.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết,
năm 2020, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu đối với Việt Nam với mức nhập
khẩu đạt 869.8 triệu USD tăng 33% so với năm 2019 và chiếm tỉ trọng 23,5%. Mặc dù
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch Covid-19 của thế giới, tuy nhiên xuất
khẩu tôm Việt Nam sang quốc gia này vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng. Tôm sú là loại
tôm xuất khẩu sang Mỹ với tỉ trọng cao nhất chiếm 90,7% tiếp theo đó là 7,3%, tơm khác
chiếm 2%.
2.1.2.


Khả năng cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam sang Mỹ ngày càng gay gắt, khó khăn hơn
khi phải cạnh tranh với nguồn tôm từ các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…
Cụ thể con tôm Việt gặp phải sức cạnh tranh mạnh về giá khi mà các quốc gia như Ấn
Độ, Ecuador,… đều tăng cường nuôi tôm nguyên liệu để cung ứng ra thị trường thế giới
do đó giá tơm sẽ rẻ hơn trong khi sức cạnh tranh của tôm Việt trong khu vực cịn yếu bởi
thời điểm đó giá tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn đang cao từ đó chi phí đầu vào tăng
ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh của ngành chế biến tôm. Hơn nữa ngành sản
xuất và chế biến tơm chưa kiểm sốt tốt nguồn nguyên liệu, việc sử dụng hóa chất kháng
sinh cấm trong chăn nuôi cũng như bơm chích tạp chất phần nào ảnh hưởng chất lượng
sản phẩm, kéo giá trị con tôm Việt đi xuống.
Mặt khác, việc bị phạt thẻ vàng từ EU- một trong những thị trường nhập khẩu hải
sản lớn nhất của Việt Nam đã ảnh hưởng phần nào tới chất lượng cũng như uy tín của con
tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam
phần nào tỏ ra lép vế so với thủy sản đến từ những nơi khác khi xuất khẩu sang Mỹ.

15


2.1.3.

Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 hoạt động tốt mặc dù dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung.
Nhưng đến cuối năm 2020, đã có cú nước rút ngoạn mục.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới vẫn nghiêng về các sản phẩm
thủy sản có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu và phù hợp cho chế biến

tại nhà như tôm chân trắng cỡ nhỏ đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá, surimi, cá
biển phile, cắt khúc, mực khơ…do đó xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục phát triển và là ngành
mang lại lợi nhuận lớn, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
2.2. Một số rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam
Hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy
định một cách khác nhau. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thơng số, đặc điểm cho
mỗi loại hàng hoá do các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Mặc dù
tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể khơng phải là bắt buộc nhưng những ai
khơng tn thủ thì thị trường tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các sản phẩm phải
đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thơng số kỹ thuật
có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau
giữa các nước. Vậy khi tiến hành xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Mỹ, Việt Nam sẽ
gặp phải những tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật nào? Để hiểu rõ vấn đề này sau đây chúng
ta cùng tìm hiểu về hai hàng rào kỹ thuật là An toàn vệ sinh thực phẩm và Truy xuất
nguồn gốc.
2.2.1. Ảnh hưởng của rào cản quy định về an tồn thực phẩm đối với tơm Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ
Khoảng 80% - 90% tôm tiêu thụ ở Hoa Kỳ là nhập khẩu. Theo số liệu thống kê
của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2020, Hoa Kỳ
nhập khẩu 747.921 tấn sản phẩm tôm, tăng 7% so với năm trước (699.961 tấn), và giá trị
nhập khẩu xấp xỉ 6,5 tỷ USD, tăng khoảng 8% trong đó lượng tơm nhập khẩu từ Việt
16


Nam chiếm tỉ trọng 23,6%. Lượng tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ là rất lớn do đó để cung cấp
các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng Hoa Kỳ đã đề ra những hàng rào nghiêm ngặt
về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với tơm. Chính từ những quy định nghiêm ngặt về an
toàn thực phẩm này nhiều quốc gia xuất khẩu tơm vào Hoa Kỳ đã có nhiều đơn hàng bị
từ chối do vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong hình 2 có thể thấy số vụ đơn hàng
bị từ chối vào Mỹ nhìn chung tăng từ năm 2007 đến 2015 và giảm dần từ 2015 đến nay.

Cao nhất là năm 2015 với 404 vụ, nguyên nhân Mỹ đã kiểm tra gắt gao hơn về dư lượng
kháng sinh cũng như lượng hàm độc tố, kim loại trong tơm.

Hình 2. Thống kê số lơ tơm NK bị FDA Hoa Kỳ từ chối vì dư lượng thuốc thú y.

Cũng như các quốc gia khác xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ, việc xuất khẩu tôm của
Việt Nam cũng không mấy dễ dàng. Việc kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy
sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ không hề “nhẹ tay” hơn so với Nhật Bản, thậm chí còn chặt
chẽ hơn. Ở nhiều nước, trừ những loại kháng sinh bị cấm, còn các loại kháng sinh khác
đều được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Ngược lại, ở Hoa Kỳ, trừ 6 loại kháng
sinh được phép sử dụng, còn lại tất cả các loại khác đều bị cấm. Ngoài những quy định
mang tính pháp lý do Mỹ ban hành, cịn có một số quy chuẩn tự nguyện do một số tổ
chức phi chính phủ có ảnh hưởng đưa ra. Ví dụ, Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu
(Global Aquaculture Alliance – GAA) đã xây dựng Quy tắc thực hành trong nuôi tôm,
nhằm tăng cường trách nhiệm của người sản xuất đối với an toàn thực phẩm và bảo vệ
mội trường hay Marine Stewardship Council (MSC) đã đưa ra nguyên tắc và tiêu chuẩn
đối với đánh bắt cá tự nhiên để duy trì sự phát triển bền vững của nguồn thủy sản này.
17


Một số tập đoàn bán lẻ thực phẩm như Wal Mart hay Mc Donald… đã bắt đầu áp dụng
những quy tắc này trong nhập khẩu thủy sản. Do vậy, mặc dù là quy chuẩn tự nguyện
song do người nhập khẩu yêu cầu nên những quy chuẩn đó cũng coi như là bắt buộc. Do
đó thủy sản Việt Nam nói chung và tơm Việt Nam nói riêng khi gia nhập thị trường này
đã rất khó khăn. Áp dụng theo luật An toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ tại Việt Nam một
số lo tôm đã bị từ chối nhập khẩu do dư lượng kháng sinh, một số chất cấm theo quy định
của Mỹ qua các năm cụ thể như sau:
Tháng 8/2005, đã có nhiều lơ hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị
phát hiện có dư lượng kháng sinh bị cấm. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm
Hoa Kỳ (US FDA) phát hiện Enrofroxacin/Ciprofloxacin trong hai lô cá ba sa của hai

công ty Afiex và Vĩnh Long, dẫn tới việc Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp bang
Louisiana, Bộ Nông nghiệp bang Alabama, Bộ Nông nghiệp bang Mississipi ban hành
lệnh tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng bán tất cả các sản phẩm thủy sản của Việt Nam để
chờ kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh. Dẫn đến việc thủy sản nói chung và tơm nói
riêng bị Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra chặt chẽ hơn và 3
bang của Hoa Kỳ cấm tiêu thụ tạm thời thủy sản Việt Nam.
Năm 2015, Việt Nam cũng bị Mỹ tạm ngưng nhập khẩu 25 lô tôm do vi phạm dư
lượng kháng sinh cấm. Con số này đã chiếm 75% sản lượng tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng số lượng các lô hàng bị từ chối là do vi phạm dư
lượng kháng sinh cấm nitrofuran và dư lượng thuốc thú y. Do vậy, FDA cũng tăng cường
kiểm tra vi sinh trong thời gian đó, các tiêu chuẩn nhập khẩu và kiểm tra kháng sinh gắt
gao hơn. Từ đây, lượng tôm xuất khẩu tôm của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể, Theo
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2015, xuất
khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng đi xuống với doanh thu đạt 1,8 tỷ USD, giảm
29% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, mặt hàng tơm chân trắng giảm 30,6%, tơm sú
giảm 32,4%. Trong đó, Mỹ vốn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu tơm lớn nhất của Việt
Nam (chiếm 20% thị phần tôm xuất khẩu) nay lại sụt giảm mạnh nhất, lên tới 51%, chỉ
đạt khoảng 370 triệu USD, dẫn đến giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5 2 USD/kg so với cùng kỳ năm 2014 (còn gần 12 USD/kg).
18


Theo báo cáo từ Phòng Xuất khẩu Bờ Tây (West Coast) ngày 1/11/2017, tôm Việt
Nam tiếp tục bị từ chối khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cụ thể là Thủy sản Minh Phú,
vốn đã có trong danh sách Báo cáo Nhập khẩu 16-124 đối với ciprofloxacin (một loại
kháng sinh) trong lơ tơm ngày 14/9/2017, có một lơ hàng tơm bị từ chối nhập vào Mỹ do
chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, các lơ hàng tơm của Tập đoàn Thủy sản
Minh Phú đã được báo cáo là bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ vì có kháng sinh cấm trong 3
tháng liên tiếp và tổng cộng 7/11 tháng đầu năm 2017. Hậu quả dẫn đến sản lượng xuất
khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ năm 2017 giảm 10,6% và giảm 6,8% về giá trị so cùng
kỳ năm 2016 và chỉ đạt 24.000 tấn với giá trị tương ứng 273,5 triệu USD.

Qua các vụ vi phạm về dư lượng kháng sinh, Mỹ, thị trường thủy sản xuất khẩu
lớn của Việt Nam, đã đưa ra một vài cảnh báo về dư lượng kháng sinh trong thủy sản từ
Việt Nam. Nếu còn tiếp tục nâng cao số vụ cũng như dư lượng kháng sinh, vi phạm an
toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam có thể đối mặt với tình trạng bị cấm xuất khẩu vào thị
trường Mỹ. Chính vì vậy, Việt Nam ngày càng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và thay
đổi phương châm “Nhập gia thì phải tùy tục”, chúng ta muốn xuất khẩu được tôm vào
Hoa Kỳ đương nhiên là phải tuân theo những quy định về vệ sinh An toàn thực phẩm của
họ. Tuy gặp nhiều khó khăn khi có quá nhiều loại kháng sinh bị cấm trong khi đó chất
lượng tơm của Việt Nam vẫn chưa cao. Nhưng các doanh nghiệp đã ngày càng cải thiện
nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu An tồn về sịnh thực phẩm do vậy tơm của ta hiện
nay vẫn chiếm hơn 20% thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ số lượng các đơn hàng bị từ chối
cũng giảm tính đến tháng 11 năm 2020 nước ta mới chỉ có 1 lơ hàng tơm bị từ chối nhập
khẩu vào Mỹ do nhiễm kháng sinh.
 Giải pháp

 Về phía người ngư dân sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng tôm
Nười ngư dân đánh bắt, người nuôi trồng tôm cần nâng cao nhận thức về các quy
định, chỉ tiêu của Mỹ và các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, chủ động
áp dụng các biện pháp nuôi sạch, chỉ sử dụng những hoá chất, thuốc kháng sinh trong
19


danh mục được phép sử dụng, phòng trị bệnh cho tôm và bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch với người ni tơm. Đồng thời với người đánh bắt tơm thì cần nắm bắt đúng những
tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết, đủ điều kiện xuất khẩu vào những thị trường khó tính, qua
đó nâng cao giá trị cho con tơm Việt.
Ngồi ra đối với người ni trồng thì cần chủ động sản xuất giống tại chỗ để tạo
con giống khoẻ, thích nghi với điều kiện môi trường ở địa phương, hạn chế được dịch
bệnh lan truyền. Những nơi còn thiếu giống, nên đưa các chính sách khuyến khích để thu
hút đầu tư sản xuất tơm giống. Duy trì thả giống ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi và tạo

nguồn tôm bố mẹ tự nhiên phục vụ cho sản xuất giống tại chỗ. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ
thuật nuôi tôm sạch và tiêu chuẩn vùng nuôi tôm sạch tập trung, để hạn chế dịch bệnh.

 Về phía doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu tôm
Các doanh nghiệp Việt Nam không nên chạy theo số lượng mà nên quan tâm nâng cao
và duy trì chất lượng. Nhu cầu thủy sản của thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sẽ
ngày càng tăng, nhưng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường cũng sẽ
ngày càng cao. Nâng cao chất lượng để có thể nâng cao giá bán cũng là biện pháp hiệu
quả nhất để có thể giảm được mức thuế chống bán phá giá tôm vào Hoa Kỳ hiện nay.
Yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần khắt khe hơn trong từng khâu riêng lẻ,
thậm chí có thể tốn thêm chi phí để hồn thiện được các yêu cầu mà Mỹ đưa ra để có thể
xuất khẩu đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.
Tiếp theo, các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu nên kiểm tra trực tiếp
chất lượng nguyên liệu tại nơi sản xuất trước khi thu mua. Các doanh nghiệp cũng cần
chủ động tạo nguồn nguyên liệu sạch, thực hiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn,
có thể ứng trước một phần vốn sản xuất cho vùng nuôi tôm nguyên liệu, để người ni
n tâm sản xuất và có trách nhiệm với sản phẩm, giảm dần tình trạng phải thu mua
nguyên liệu thông qua các chủ vựa mua gom không rõ xuất xứ, nguồn gốc.

20



×