Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MOĐUN 26 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.51 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CĐ NGHỀ GTVT – TW III
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MOĐUN 26
Giáo viên hướng dẫn : HUỲNH VĂN XÍ
: HÀ QUỐC LỊCH
Sinh viên thực hiện : LÊ ĐÌNH NGỌC
Lớp : CĐ4S
PHẦN I : ẮC QUY
1. Khái quát về ắc quy :

1.1 Công dụng ắc quy
Accu trongg ô tô thườnng được gọi là accu khởi động để phân biệt với loại
acccu sử dụụng ở các lĩnh vực khác. Accu khhởi động trrong hệ thống điện thực
hiện chức năngg của một thiết bị chuyển đổi hóa năng thànnh điện nănng và
ngược lại. Đa số accu khởi động là loại acccu chì – axiit. Đặc điểm của loại accu
nêu trrên là có thể tạo ra dòng điện có cường độ lớn, trong khoảnng thời gian
ngắn (5÷110s), có khả năng cung cấp dòng điện lớn (200÷8000A) mà độ sụt thế
bên trong nhỏ, thích hợợp để cung cấp điện cho máy khởi động để khởi động động

Accu khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ
thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm
việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang
làm việc ở chế độ số vòng quay thấp) :: cung cấp điện cho đèn đậu (parkking
lights),, radioo cassette, CCD, các bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển…),, hệ thống
báo động…
Ngoài ra, accu còn đóng vai trò bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống điện tô
khi điện áp máy phát dao động.
Điện áp cung cấp của accu la 6V, 12V hoặc 24V.
ắc quy cung cấp điện khi:


Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình accu được sử dụng để chiếu sáng,
dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ không
hoạt động.
Động cơ khởi động: Điện từ bình accu được dùng cho máy khởi động và cung
cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ
đang khởi động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của accu.
Động cơ đang hoạt động: Điện từ bình accu có thể cần thiết để hỗ trợ
cho hệ thống nạp khi nhu cầu về tải điện trên xe vượt qua khả năng của hệ
thống nạp. Cả accu và máy phát đều cấp điện khi nhu cầu đòi hỏi cao.
1.2 Phân loại ắc quy
Trên ôtô có thể sử dụng hai loại accu để khởi động: accu axit và accu kiềm.
Nhưng thông dụng nhất từ trước đến nay vẫn là accu axit, vì so với accu kiềm nó
có sức điện động của mỗi cặp bản cực cao hơn, có điện trở trong nhỏ và đảm bảo
chếđộ khởi động tốt, mặc dù accu kiềm cũng có khá nhiều ưu điểm.
2. Cấu tạo ắc quy :
Một bình accu trên ô tô bao gồm một dung dịch acid sunfuric loãng và các
bản cực âm, dương. Khi các bản cực được làm từ chì hoặc vật liệu có nguồn gốc
từ chì thì nó được gọi là accu chì-acid. Một bình accu được chia thành nhiều ngăn
(accu trên ô tô thường có 6 ngăn), mỗi một ngăn có nhiều bản cực, tất cảđược
nhúng trong dung dịch điện phân.

2.1 Cấu tạo của một ngăn :
Cơ sở cho hoạt động của accu là các ngăn của accu. Các bản cực âm và bản
cực dương được nối riêng rẽ với nhau. Các nhóm bản cực âm và bản cực dương
này được đặt xen kẽ với nhau và ngăn cách bằng các tấm ngăn có lỗ thông nhỏ.
Kết hợp với nhau, các bản cực và tấm ngăn tạo nên một ngăn của accu. Việc kết
nối bản cực theo cách này tăng bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu hoạt tính và chất điện
phân. Điều đó cho phép cung cấp một lượng điện nhiều hơn. Mặt khác dung lượng
của bình accu tăng lên vì diện tích bề mặt tăng lên. Càng nhiều diện tích bề mặt
đồng nghĩa với việc accu cung cấp điện nhiều hơn.

Cấu tạo một accu đơn
2.1.1 Bản cực
Bản cực accu được cấu trúc từ một khung sườn làm bằng hợp kim chì có
chứa Antimony hay Canxi. Khung sườn này là một lưới phẳng, mỏng. Lưới tạo
nên khung cần thiết để dán vật liệu hoạt tính lên nó, cả ở bản cực âm và bản cực
dương. Vật liệu hoạt tính được dán lên ở bản cực dương là chì oxide (PbO2) và ở
bản cực âm là chì xốp (Pb).
Cấu tạo bản cực Chất điện phân
2.1.2 Chất điện phân
Chất điện phân trong bình accu là hỗn hợp 36% acid sulfuric (H SO ) và 64%
nước cất (H2O). Dung dịch điện phân trên accu ngày nay có tỷ trọng là 1.270 (ở
200 C) khi nạp đầy. Tỷ trọng là trọng lượng của một thể tích chất lỏng so sánh với
trọng lượng của nước với cùng một thể tích. Tỷ trọng càng cao thì chất lỏng càng
đặc.
Một tỷ trọng kếđược sử dụng đểđo tỷ trọng của dung dịch điện phân. Chất
điện phân trong bình accu đã được nạp điện thì mạnh hơn và nặng hơn chất điện
phân trong accu đã phóng điện.
Những cẩn trọng khi sử dụng accu:Chất điện phân trong bình accu là hỗn hợp
của acid sulfuric và nước. Acid sulfuric thì có tính ăn mòn rất cao và có thể gây
thương tích trên da và mắt. Luôn luôn mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bình accu.
Khi bị dung dịch acid dính vào tay phải rửa ngay bằng nhiều nước, khi văng vào
mắt phải rửa bằng nước ngay và khám y tế càng sớm càng tốt. Khi nạp accu, khí
Hydrogene được giải phóng vì vậy phải tránh xa ngọn lửa và tia lửa điện nếu
không có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng.
2.2 Vỏ accu :
Vỏ accu giữ các điện cực và các ngăn riêng rẽ của bình accu. Nó được chia
thành 6 phần hay 6 ngăn. Các bản cực được đặt trên các gờ đỡ, giúp cho các bản
cực không bị ngắn mạch khi có vật liệu hoạt tính rơi xuống đáy accu. Vỏ được làm
từ polypropylen, cao su cứng, và plastic. Một vài nhà sản xuất làm vỏ accu có thể
nhìn xuyên qua để có thể nhìn thấy được mực dung dịch điện phân mà không cần

mở nắp accu. Đối với loại này thường có hai đường để chỉ mực thấp (lower) và
cao (upper) bên ngoài vỏ.
Vỏ accu Nắp thông hơi
2.3 Nắp thông hơi :
Nắp thông hơi chụp trên các lỗđể thêm dung dịch điện phân. Nắp thông hơi
được thiết kếđể hơi acid ngưng tụ và rơi trở lại accu và cho phép hydrogene bay
hơi.
Dãy nắp thông h ơi:
Hầu hết các accu ngày nay thiết kế một dãy nắp thông hơi để có thể chụp cho
nhiều ngăn. Dãy nắp thông hơi được thiết kếđể hơi acid ngưng tụ và rơi trở lại
accu và cho phép hydrogene bay hơi.
2.4 .Cọc accu :
Có 3 loại cọc bình accu được sử dụng, loại đỉnh, loại cạnh và loại L. Loại trên
đỉnh thông dụng nhất trên ô tô. Loại này có cọc được vát xiêng. Loại cạnh là loại
đặc trưng của hãng General Motors, loại L được dùng trên tàu thuỷ.
. Cọc ắc quy
Ký hiệu trên cọc ắc quy :
Ký hiệu trên cọc accu để nhận biết cực dương hay âm. Thông thường, ký hiệu
"+" để chỉ cực dương, "-" để chỉ cực âm. Đôi khi, các ký hiệ "POS" và "NEG"
cũng được sử dụng để ký hiệu cực dương và cực âm. Trên loại accu có cọc là loai
đỉnh, đầu của cọc dương thường lớn hơn cực âm, mục đích để dễ phân biệt.
Đầu kẹp ắc quy :
Đầu kẹp cáp của accu có thể làm bằng thép hoặc chì tuỳ thuộc vào nhà chế tạo.
Ký hiệu cọc ắc quy
2.5 Cửa xem tỷ trọng
Cửa xem tỷ trọng dùng một quả cầu có thể đo được tỷ trọng của dung dịch
điện phân trong một ngăn.
. Cửa xem tỷ trọng
3. Hoạt động của ắc quy :
3.1 Hoạt động của một ngăn

Hai kim loại không giống nhau đặt trong dung dịch acid sẽ sinh ra hiệu điện
thế giữa hai cực. Cực dương làm bằng chì oxide PbO , cực âm làm bằng chì Pb2
Dung dịch điện phân là hỗn hợp acid sunfuric và nước. Chúng tạo nên một phần tử
của ngăn.
Hoạt động ắc quy Quá trình phóng, nạp
Điện áp ắc quy
Accu chứa điện ở dạng hoá năng. Thông qua phản ứng hoá học, accu sinh ra
và giải phóng điện vì các nhu cầu của hệ thống điện và các thiết bịđiện. Khi accu
mất đi hoá năng trong quá trình này, accu cần được nạp điện lại bằng máy phát.
Bằng dòng điện ngược đi qua accu, quá trình hoá học được phục hồi, vì vậy nạp
cho bình accu. Chu trình phóng nạp được lặp lại liên tục và được gọi là chu trình
của accu.
Mỗi một ngăn có điện áp xấp xỉ 2.1V không xét đến kích cỡ và số lượng các
bản cực. Accu trên ô tô có 6 ngăn nối tiếp với nhau, sinh ra điện áp 12.6 V.
3.2 Các quá trình điện hóa trong ắc quy :
Trong accu thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá
trình nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO + Pb + 2H SO 2PbSO + 2H O ⇔
2 2 4 4 2
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO và Pb biến thành PbSO .
2 4
Như vậy khi phóng điện, axit sunfuric bị hấp thụđể tạo thành sunfat chì, còn nước
được tạo ra, do đó, nồng độ dung dịch H SO giảm.
2 4
4. Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy :
4.1 Kiểm tra bằng mắt :
1. Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc accu. Điều đó có thể làm rò rỉ dung dịch điện
phân. Nếu bị, thay bình accu.
2. Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết.
3. Kiểm tra sựn mòn ở cọc accu, chất bẩn và aci trên mặt accu Nếu các

cọc bịn mòn nghiêm trọng phải sử sụng chổi kim loại.
4. Kiểm tra giá giữ acccu và siết lại khi cần.
5. Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong accu. Nhìn từ bên ngoài hay mở
nắp. Thêm vào nước cất khi cần,, đừng đổ trràn.
6. Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờhay biến màu không, nguyên nhân là
do quá nạp và dao động. Thay thế bình accu nếu đúnng vậy.
Kiểm tra bằng mắt
4.2 Kiểm tra tình trạng sạc
Tình trạng sạc của accu có thể dễ dàng kiểm tra bằng một trong những cách sau:
Kiểm tra tỉ trọng
Kiểm tra điện áp hở mạch
4.2.1 Kiểm tra tỉ trọng
Tỉ trọng có nghĩa là khối lượng chính xác. Một cái phù kế có thể được sử
dụng để so sánh khối lượng chính xác của dung dịch chất điện phân với nước.
Chất điện phân có nồng độ cao trong một bình accu đã được nạp điện thì nặng hơn
chất điện phân có nồng độ thấp trong bình accu đã phóng hết điện. Dung dịch chất
điện phân là hỗn hợp acide và nước có tỉ trọng là 1.27.
Bằng cách đo tỉ trọng của dung dịch chất điện phân có thể cho chúng ta biết
được bình accu đang đầy điện, cần phaỉ sạc hay phải thay thế.
Tỷ trọng Phần trăm được
nạp
1.270 100%
1.230 75%
1.190 50%
1.145 25%
1.100 0%
. Tỷ trọng và phần trăm nạp
Sự chênh lệch tỉ trọng của các ngăn:
Sự chên lệch tỉ trọng của các ngăn không vượt quá 0.05. Sự chênh lệch so sánh
giữa ngăn cao nhất và ngăn thấp nhất. Một bình accu nên bỏđi nếu sự chên lệch

vượt quá 0.05. Trong ví dụ dưới đây, sự chênh lệch tỉ trọng của dung dịch chất
điện phân trong ngăn thứ nhất và ngăn thứ và ngăn thứ 5 là 0.07. Nên bình accu
cần được thay thế. Ngăn thứ 5 đã hỏng.
Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3 Ngăn 4 Ngăn 5 Ngăn 6
1.260 1.230 1.240 1.220 1.190 1.250
. Tỷ trọng các ngăn
Nhiều yếu tố gây nên sự chênh lệch giữa các ngăn, ví dụ, khi mới châm nước vào
các ngăn, làm cho dung dịch bị loãng, kết quả là đọc được tỉ trọng thấp. Nạp bình
accu rồi đo lại sẽ cho ta kết quảđúng.
Trình tự kiểm tra tỉ trọng
1. Đeo thiết bị bảo vệ mắt thich hợp
2. Mở nắp bình accu
3. Bóp cái bầu hút của phù kế và đưa cái đầu hút vào ngăn gần cực
dương nhất.
4. Từ từ thả lỏng bầu hút, hút vừa đủ dung dịch điện phân để làm nổi
đầu đo bên trong lên.
5. Đọc tỉ trọng chỉ trên đầu đo. Đảm bảo rằng đầu đo được nổi lên
hoàn toàn.
6. Ghi lại giá trị rồi thực hiện lặp lại quá trình cho các ngăn còn lại.
Qui trình quan sát cửa xem tỉ trọng:
1. Đeo dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp
2. Quan sát phù kế lắp trong bình accu
• Điểm quan sát màu xanh: bình accu đã nạp đủ
• Điểm quan sát màu xanh đen: Bình accu cần nạp
• Điểm quan sát màu vàng nhạt: bình accu hỏng, cần thay thế.
Đo tỷ trọng
4.2.2 Kiểm tra điện áp hở mạch
Dùng một đồng hồ số để kiểm tra điện áp bình accu khi hở mạch. Đồng hồ kim
không chính xác và không thể dùng.
Kiểm tra điện áp hở mạch

1. Bật đèn đầu lên pha trong vài phút để loại bỏ nạp bề mặt.
2. Tắt đèn đầu và nối đồng hồ qua hai cực của bình accu
3. Đọc giá trịđiện áp. Một bình accu được nạp đầy có giá trị 12.6 V. Ngược
lại một bình accu đã hỏng điện áp là 12V.
4.3 Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy :
Khi kiểm tra tình trạng sạc của bình accu, không cho chúng ta biết được khả
năng cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của
accu cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của accu.
Kiểm tra khả năng chịu tải nặng
Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình accu. Dung lượng bình
accu ghi trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps)
hay AH (Amp-Hour).

Qui trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng:
1. Lắp đặt bộ thử tải
2. Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 33
lần AH hay một nửa CCAA
3. Duy trì tải không qquá 15s, ghi nhận giá trị điện áp.
4. Nếu điện áp đọc được là
• 9.6V hay cao hơn, bình accu còn tốt
9.5V hay thấp hơn, bình aaccu có khiếm khuyết và cần thay
thế.
4.4 Kiểm tra rò điện :
4.4.1 Dòng kí sinh :
Dòng kí sinh là những dòng nhỏ cần thiết để hoạt động các thiết bị điện khác
nhau giống như đồng hồ, bộ nhớ máy tính, cảnh báo mà nó tiếp tục hoạt động khi
xe đã ngừng, công tắc máy đã đóng. Tất cả các xe ngày nay đều có dòng kí sinh nó
sẽ làm cạn bình accu nếu không chạy xe và sạc định kì. Vấn đề nảy sinh khi dòng
kí sinh vượt quá 35mA.
4.4.2 Kiểm tra dòng rò:

Để kiểm tra dòng kí sinh quá mức hay tải kí sinh nggười ta dung ampe kế
Đảm bảo rằng tất cả các tải điện trong xe đều tắt hết, cửa đóng và chìa khóa xe
được rút ra khỏi ổ cắm. Tháo một trong các cáp nối ra khỏi bình acccu, gắn một
ampee kế nối tiếp giữa cọc bình accu và cáp. Giá trị đọc được nên nhỏ hơn
35mAA.
Nếu dòng lớn hơn chứng tỏ dòng kí sinh đã vượt quá định mức. Một cái gì đó
đang nối và gây hết điện bình accu. Ô tô ngày nay cho dòng kí sinh không vượt
quá 220mA để duy trì bộ nhớ điện tử và các mạchh điện.
Chú ý:
Nếu bình accu bị gỡ cáp, dòng kí sinh tạm thời có thể tăng lên. Các mạch điện và
máy tính thân xe sẽ được kích hoạt và hoạt động trong một kkhoảng thời gian.
Khoảng thời gian kích hoạt này nằm ttrong khoảnng vài giây đến 30 phút. Nếu khi
nào có thể thì trránh gỡ cáp bình accu khi thực hiện phép thử này. Có thể đặt một
que đo của đồng hồ ampe lên một cọc của bình accu, một que còn lại lên đầu cáp
của bình accu. Cùng lúc đó tháo cáp bình accu ra.
Kiểm tra accu tự phóng điện (dòng rò trên nắp), chúng ta sử dụng một đồng
hồ volt kế loại số. Gắn que âm (màu đen) của đồnng hồ vào cực âm của bình accu,
que dương (màuu đỏ) vào mặt trên của vỏ accu. Nếu nhưđiệnn áp lớn hơn 0.5V,
rửa nắp bình accu bằng dung dịch soda và nước, sau đó lau nướớc trên mặt bbình.
4.4.3 Kiểm tra sụt áp ở kẹp cực :
Điện trở giiữa cọc bìnhh accu và kẹp cực cũng là một vấn đề của accu. Mặc dù
trông vẫn bình thường nhưng ôxít kim loại và ăn mòn nhẹ có thể gây ra điện trở
lớn tại chỗ nối, vì vậy gây ra điện áp rơi và giảm dòng điện qua máy khởi động.
Cực bình accu và kẹp cựcc nên được lau chùi mỗi khi kiểm tra accu. Để kiểm trra
điện trở chỗ nối, chúng ta thực hiện phép đo điện áp rơi khi khởi động xe. Điện áp
rơi phải là 0V. Bất cứ giá trị đọc nào mà lớn hhơn 0V đều phải lau chùi điểm và
kiểm tra.
Kiểm tra sụt áp cọc và kẹp
4.5 Sạc bình ắc quy :
Tất cả các dụng cụ sạc bình accuu đều hoạt động dựa trên nguyên lý: Một dòng

điện được cấp ccho accu để chuyển đổi hóa học trong các ngăn accu. Không được
nối đầu sạc hay gỡ ra trong trường hợp máy sạc đang bật. Làm theo những chỉ dẫn
khi sạc của nhà sản xuất.Không cố gắng sạc một bình accu khi mà dunng dịch điện
phânn của nó đã đóng băng Khi sử dụnng một máy sạc luôn luuôn gỡ cáp nối mát
cho accu. Điều đó giảm thiểu kkhả năng gây hư hỏng cho máy phát và các bộ phận
điện tử trên xe. Bình accu có thể được xem là hoàn toàn đầy đđiện khi tất cả các
ngăn đều giải phóng ra khí và tỉ trọng của dung dịch điện phân không thay đổi
tronghơn một giờ. Nạp chậm là 5 đến 10A trong khi nạp nhanh là 15A hay lớn
hơn. Nạp chậm thì được ưa chuộng hơn.
Những qui định chung khi sạc ăc quy
• Luôn luôn mở nắp trong suốt quá trình nạp
• Luôn luôn làm theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
• Luôn luôn sạc bình accu ở những nơi thông khí tốt, đeo bảo vệ mắt và găng
tay.
• Luôn luôn tránh để gần tia lửa và ngọn lửa (Tránh hút thuốc gần)
• Tỉ lệ nạp giống như khi phóng. Accu phóng nhanh thì nạp nhanh, phóng
chậm thì nạp chậm (Nếu nghi ngờ thì thực hiện nạp chậm)
• Không bao giờ sạc khi accu đang lắp trên xe. Gỡ accu ra rồi mới nạp. Điện
áp sạc cao quá có khả năng làm hư hỏng các thiết bịđiện trên xe.
• Kiểm tra tỉ trọng dung dịch sau từng khoảng thời gian.
• Kiểm tra nhiệt độ của accu khi đang sạc bằng cách sờ tay vào mặt cạnh, nếu
cao quá, ngừng sạc chờ nguội.
4.6 Bảo dưỡng bình ắc quy :
46.1 . Lau chùi bình ắc quy :
Sau một thời gian, acide sulfuric sẽăn mòn cực, kẹp cực và thanh đỡ. Sự ăn
mòn này gây ra điện trở và ngăn cản dòng đến và từ accu. Tháo kẹp ra khỏi cực và
lau chùi. Có thể sử dụng chổi lau chùi accu, có đầu lồi và đầu lõm, lý tưởng để lau
cực và kẹp cực.
Bảo dưỡng ắc quy
5 . PHƯƠNG PHÁP ĐẤU NẠP VÀ SỬ DỤNG

Gồm 2 phương pháp đó là đấu song song và đấu dán tiếp
PHẦN II : HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
1. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI :
1.1 .Nhiệm vụ
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng
quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.
1.2. Phân loại :
Hệ thống khởi động bằng tay
Hệ thộng khởi động bằng động cơ điện
Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ
Hệ thống khởi động bằng khí nén
Hệ thống khởi động
2 .Cấu tạo ,nguyên lý làm việc :
2.2, cấu tạo :
-Động cơ điên
- Lò xo
- Lõi thép
- Thanh kéo
- Cần gạt
- Khớp truyền động
- Trục roto của động cơ điện
- Bánh đà của động cơ đốt trong
- Trục khuỷu động cơ
Bánh đà của ĐC
Cần gạt
roto
Khớp truyền động
Lõi thép
Lò xo
Thanh kéo

+ Động cơ điện 1 làm việc nhờ dòng điện một chiều của acquy. Đầu trục
roto 7 của động cơ có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moayơ của khớp
truyền động một chiều 6
2.2 . Nguyên lí làm việc :
+ Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi động, rơle của bộ phận
điều khiển sẽ hút lõi thép sang trái, qua cần gạt , khớp truyền động được
đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà.
Đồng thời khi đó động cơ điện cũng được đóng điện, mômen quay của nó
sẽ được truyền qua khớp truyền động để làm quay bánh đà của động cơ
+ Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện
vào cuộn rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ điện
lò xo dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điều khiển và truyền động trở về vị
trí ban đầu
3,Kiểm tra và sửa chửa .
Tháo động cơ điện
Hình 1. Tháo rã động cơ điện
Tháo rã công tắc từ
Tháo rã công tắc từ
Tháo bánh răng bendix
Tháo rã bánh răng bendix
3.1 Kiểm tra Rotor
+Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và
quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa
hút xuống.
Hiện tượng chạm mạch
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các
khung dây chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu
tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra.

Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động
ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung.
Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân
bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa
dính vào rotor.
Kiểm tra chạm mạch
+Kiểm tra thông mạch cuộn rotor
Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.
Kiểm tra thông mạch rotor
+ Kiểm tra cổ góp
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt
ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm.
Kiểm tra cổ góp
+Kiểm tra độ mòn của cổ góp:
Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.
Kiểm tra độ mòn cổ góp
+ Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
Kiểm tra ổ bi
3.2 Kiểm tra stator
+ Kiểm tra thông mạch cuộn Stator
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
Kiểm tra thông mạch stator
+ Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi
động
Kiểm tra cách điện stator
3.3 Kiểm tra chổi than
Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu
kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.

Kiểm tra chổi than
+Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi
than
Kiểm tra giá giữ chổi than
+Kiểm tra lò xo của chổi than:
Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
3.4 . Kiểm tra ly hợp
Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm
tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.
Kiểm tra li hợp
3.5 . Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
+ Thử chế độ hút
Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.

Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
+ Thử chế độ giữ
Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh
răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây
thử số 1.
PHẦN III : HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
1 . Nhiệm vụ , yêu cầu .
1.1 : Nhiệm vụ :
Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện xoay chiều
hoặc một chiều có hiệu điện thế thấp (12 hoặc 24 V) thành các xung điện thế
cao (từ 15.000 đến 40.000 V). Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được phân
bố đến bougie của các xylanh đứng thời điểm để tạo tia lửa điện cao thế đốt
cháy hòa khí
1.2 : Yêu cầu :
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động thứ cấp đủ lớn để
phóng điện qua khe hở bougie trong tất cả các chế độ làm việc
của động cơ.
- Tia lửa trên bougie phải đủ năng lượng và thời gian phóng để
sự cháy bắt đầu.
- Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của
động cơ.
- Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong
điều kiện nhiệt độ cao và độ rung xóc lớn.
Sự mài mòn điện cực bougie phải nằm trong khoảng cho phép.
2 : Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động :
2.1 . Cấu tạo :
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu
(hòa khí) tốt, sức nén tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia
lửa mạnh, vào thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.

×