Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo tiểu luận sức khỏe định kì phát hiện sớm nang buồng trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.6 KB, 3 trang )








Khám sức khỏe định kì phát hiện sớm nang
buồng trứng
Tớ đã đau khổ lắm lắm vì cứ nghĩ là mình sẽ không bao giờ còn có thể được làm
mama và sẽ bị ung thư nữa cơ đấy!!


Từ kết quả khám “kinh dị”
Tất cả bắt đầu từ lần khám sức khỏe định kỳ ở trường mà năm nào bọn tớ cũng
phải “chịu trận” (vì mặc dù trường tớ làm rất bài bản như
ng tớ và lũ bạn chả ai
nghĩ việc khám định kỳ này là cần thiết cả). Ý thế mà lần khám sức khỏe năm nay
đã làm tớ “tá hỏa tam tinh” đấy!
Chẳng là sau khi đo mắt, khám chiều cao, cân nặng, siêu âm,… thì tất cả mọi
người phải tụ tập lại để nhận kết quả. Không như mọi năm nhận kết quả rồi ra về
luôn, lần này bác sĩ phụ trách chính còn g
ọi đích danh tớ ở lại trong khi mọi người
ra về hết. Lúc ấy, chả hiểu sao tớ lại không hề cảm thấy lo lắng mà chỉ hơi ngạc
nhiên thui (có lẽ tại vì tớ vẫn hay xem nhẹ việc khám sức khỏe tập thể này nên
cũng chẳng chú ý mấy đến kết quả của nó).
Tớ vừa bước vào phòng thì bác sĩ phụ trách đã nói: “Trong kết quả siêu âm của
cháu, bác phát hiện th
ấy ở buồng trứng có dấu hiệu của nang, tuy nhiên chưa chắc








chắn. Cháu nên đi siêu âm và khám lại để có kết quả chính xác hơn”. Tớ nghe
mà… rụng rời chân tay! Cái gì mà nang buồng trứng, cái gì mà cần đi khám lại…
Thấy vẻ mặt hết hồn của tớ, bác sĩ phụ trách an ủi: “Cháu đừng quá hốt hoảng,
nang buồng trứng cũng có nhiều dạng, và nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị cũng
không quá khó khăn đâu. Cháu hãy cứ đi khám lại cho chính xác đã nhé”. Tớ lí
nhí: “Vâng, cháu cả
m ơn bác ạ” rồi thất thểu ra khỏi phòng.
Trên đường về nhà, tớ cố gắng moi móc hết trong đầu những gì đã thu lượm được
về nang buồng trứng. Tớ nhớ mang máng đã đọc ở đâu đó rằng ai “dính chưởng”
căn bệnh này sẽ phải cắt bỏ buồng trứng, nặng hơn thì còn bị ung thư lan ra toàn cơ
thể. Sợ chết khiếp với cái viễn c
ảnh không thể làm mama và… chết sớm vì ung
thư, tớ vội vội vàng vàng phi ngay về nhà, gọi ngay mẹ tớ đang ở cơ quan về. Vừa
nhác thấy bóng mẹ, tớ đã khóc khóc mếu mếu bù lu bù loa kể lể sự tình, chưa hiểu
đầu cua tai nheo ra sao nhưng nghe đến mấy chữ “nang buồng trứng”, mẹ tớ cũng
hộc tốc đưa tớ đến bệnh viện.
Và sự thật bất ngờ

Đến bệnh viện, sau khi làm đủ các loại siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ gọi mẹ con tớ
vào phòng để thông báo kết quả. Khỏi phải nói tớ hồi hộp và lo sợ như thế nào
(còn hơn cả đi thi í chứ). Như hiểu được sự căng thẳng của hai mẹ con tớ, cô bác sĩ
cười trấn an: “Chị và cháu đừng quá lo. Kết quả không đáng sợ lắm đâu. Cháu bị u
nang chức năng thôi, không nguy hi
ểm gì”. Cô ấy còn chưa kịp nói hết tớ đã hấp
tấp chen vào (tại lo quá mừ): “Sao u nang mà lại không nguy hiểm hả cô? Cháu

đọc báo thấy nói bệnh này rất nguy hiểm, có khi phải cắt bỏ cả buồng trứng nữa”.
Cô bác sĩ lại cười:
- “Đúng là có trường hợp đó thật, nhưng bệnh u nang buồng trứng này vốn chia
làm 2 nhóm cháu ạ. Đó là nhóm không cần phẫu thuật, hay còn gọi là u nang chức
năng, tức là nh
ư trường hợp của cháu; và nhóm cần phải phẫu thuật, hay còn gọi là
u nang thực thể. U nang của cháu nằm ở buồng trứng bên trái đó”
Tớ chưa kịp hỏi tiếp thì mẹ tớ đã chen vào: “Sao cháu nó lại bị u nang buồng trứng
hả em? Nó vẫn còn đang dậy thì đã sinh nở gì đâu. Chị sinh hai đứa con rồi nhưng
buồng trứng vẫn “ngon lành” lắm, chả làm sao cả”.
- “Vâng, em hiểu ý chị. Có nhi
ều trường hợp bị u nang chức năng như cháu lắm
chị ạ, ở lứa tuổi dậy thì như cháu là cũng có nguy cơ bị rồi, chỉ có tuổi chưa dậy thì
và mãn kinh là ít bị thôi. Loại u nang chức năng này xảy ra thường là do thay đổi
nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho nang noãn bị quá kích, to ra và chứa







dịch. Bình thường, hằng tháng, sẽ có những nang trứng trưởng thành khoảng 20-
22mm là nó rụng mà chị”.
- “Thế nó có nguy hiểm không em? Làm cách nào xử lí nó bây giờ?”
- “Như em đã nói thì trường hợp của cháu không hề nguy hiểm chị ạ. Ở nhóm u
nang thực thể thì cần phải phẫu thuật vì tỷ lệ u nang hóa ác rất cao. Còn u nang
chức năng như của cháu thì không cần phải can thiệp gì cả, chỉ cần cháu tái khám
sau 4-6 kỳ kinh nguyệt xem tình hình thế nào vì phần l
ớn loại nang này sẽ tự tiêu

đi sau khoảng thời gian đó, hiếm khi nào phải phẫu thuật lắm nên chị đừng lo”.
Nghe cô bác sĩ nói, cả tớ và mẹ đều thở phào nhẹ nhõm: “Thế mà cháu cứ tưởng
là sẽ bị cắt hết cả buồng trứng và sẽ bị ung thư nữa cơ”.
- “Thực ra nếu là nang thực thể thì rất nguy hiểm, vì có khả năng nang gây biến
chứng như xoắ
n, vỡ, chèn ép các cơ quan trong ổ bụng, hay hóa ung thư. Trường
hợp bị loại nang này thì chủ yếu là phải mổ rồi. Tùy theo loại nang, tuổi bệnh
nhân, số con đã có… các cô sẽ phải quyết định mổ bóc tách u nang hay cắt bỏ
buồng trứng đấy cháu ạ. Cũng may mà cháu chỉ bị u nang chức năng, nên không bị
ảnh hưởng gì đến sinh sản sau này” – cô bác sĩ nói.
Đúng như lời cô bác sĩ nói, sau 5 kỳ “nguyệt san” nín thở theo dõi, u nang buồ
ng
trứng của tớ đã tự “tẩu tán”. Tớ mừng như bắt được vàng (có khi còn hơn í chứ),
còn mẹ tớ thì cũng vui không kém. Và sau lần phát hiện bệnh tình cờ đó, tớ đã
không còn coi thường việc khám sức khỏe định kỳ ở trường nữa rùi, vì thật ra, nó
rất có ích đấy chứ!

×