Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Bàn về ý thức pháp luật" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.38 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
40
Tạp chí luật học số 1/2003




thức pháp luật (YTPL) là một trong những
vấn đề cơ bản, đa dạng và phức tạp của đời
sống pháp luật. Mỗi thời đại đ đi qua hoặc
đang hiện hữu đều để dấu ấn sâu đậm vào trong
hình thái ý thức x hội này. Cũng nh các hiện
tợng x hội khác, YTPL trong điều kiện xây
dựng nhà nớc pháp quyền đang có nhiều biến
đổi mạnh mẽ, tác động theo nhiều chiều hớng
đến sự phát triển của các quan hệ x hội. Việc
tiếp tục nghiên cứu YTPL trên phơng diện lí
thuyết và thực tiễn có ý nghĩa to lớn trong giai
đoạn hiện nay. Xin đợc chia sẻ cùng bạn đọc
một số nghiên cứu bớc đầu của chúng tôi trong
bài viết này.
1. Trở lại nội hàm khái niệm YTPL
YTPL là một trong những bộ phận cấu
thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực
xây dựng và áp dụng - thực hiện pháp luật.
YTPL thuộc phạm trù chủ quan so với cái khách
quan là pháp luật (tất nhiên, pháp luật bao hàm
cả các yếu tố chủ quan và khách quan). Với cá
nhân, nhận thức về quy tắc pháp luật nào đó,


hay quyết định áp dụng pháp luật, hành vi pháp
lí của cá nhân này có thể không giống thậm chí
rất trái ngợc với những cá nhân khác. Và ngay
cả ở mỗi cá nhân, nhận thức, quan niệm hay
tình cảm về các hiện tợng pháp lí ở họ cũng
thay đổi trong không gian và thời gian khác
nhau, dới tác động của các yếu tố khách
quan và chủ quan.
Trong khoa học pháp lí, YTPL đợc hiểu là
tổng thể những học thuyết, t tởng, quan điểm,
tình cảm của con ngời thể hiện thái độ, sự đánh
giá về tính công bằng hay không công bằng,
đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật
hiện hành, pháp luật trong quá khứ, pháp luật
cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp
pháp trong cách xử sự của con ngời, trong hoạt
động của các cơ quan, tổ chức x hội.
(1)
Văn hoá
pháp lí là khái niệm phổ quát hơn, bao gồm
YTPL, hệ thống pháp luật, trình độ vận dụng
pháp luật.
(2)
Bản chất nhà nớc và chế độ x hội,
cơ sở kinh tế, những điều kiện khách quan về
địa lí tự nhiên, phong tục tập quán, truyền thống
đạo đức dân tộc, lối sống, tính cách những
điều kiện kinh tế - x hội bên ngoài mỗi quốc
gia, xu thế vận động, phát triển quốc tế ở mỗi
thời kì đều tham gia tác động, chi phối đến

YTPL. Chính vì vậy mà YTPL vừa chịu sự quy
định của tồn tại x hội, vừa có tính lạc hậu và
tính tiên phong đối với tồn tại x hội. Tất cả
những đặc điểm này đ làm nên tính độc lập
tơng đối của YTPL. YTPL thờng lạc hậu hơn
tồn tại x hội, tồn tại x hội cũ đ mất đi nhng
ý thức x hội nói chung, YTPL nói riêng vẫn
còn tồn tại trong thời gian dài. Hiện nay ở nớc
ta, có bộ phận không nhỏ dân c vẫn còn biểu
hiện của tâm lí pháp luật phong kiến nh thờ ơ,
phủ nhận pháp luật, không có thói quen xử sự
theo pháp luật; còn tâm lí lệ làng lạc hậu, bảo
thủ. Hoặc những t tởng, quan niệm, YTPL
của thời kì quản lí tập trung, bao cấp vẫn cha
thanh toán hết ngay đợc, vẫn còn biểu hiện
trong lối sống, suy nghĩ, trong nhận thức, trong
cách giải quyết công việc, cha tiếp cận ngay
đợc với kinh tế thị trờng
Về tính độc lập tơng đối của YTPL, đặc
biệt là tính lạc hậu của YTPL so với tồn tại x
hội cũng cần đợc nhận thức khách quan và đầy
đủ hơn, theo đó, tồn tại x hội nên hiểu trên
ý

* Giảng viên chính Khoa luật
Đại học quốc gia Hà Nội
TS. Hoàng Thị Kim Quế *


nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí luật học số 1/2003

41

bình diện rộng, không chỉ giới hạn trong khuôn
khổ kinh tế thuần tuý, những quan hệ sản xuất
thuần tuý mà còn bao hàm cả những quan hệ phi
kinh tế đang hiện tồn tại và có sức mạnh chi
phối đến lĩnh vực YTPL của con ngời. Tiếp
đến là tồn tại pháp luật (TTPL), thực tiễn xây
dựng, ban hành các văn bản pháp luật (hệ thống
pháp luật thực định), thực tiễn áp dụng pháp luật
trong cuộc sống và cả bản thân YTPL các cá
nhân, các nhóm x hội trong mối quan hệ qua
lại khác nhau. Thực tiễn đ chỉ ra rằng YTPL có
tính lạc hậu hơn so với cả tồn tại pháp luật: Hệ
thống pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Có khi văn bản pháp luật mới đ ra đời hoặc
thực tiễn áp dụng pháp luật đ thay đổi nhng
nhiều cá nhân cha nắm bắt đợc do nhiều lí do
khác nhau. Hoặc có sự chậm trễ trong việc tiếp
cận với t duy pháp lí mới của thế giới, của nền
luật học nớc nhà. Trên bình diện rộng hơn, lí
luận, khoa học cũng thờng lạc hậu hơn so với
sự thay đổi của các quan hệ x hội.
YTPL là hiện tợng x hội phức tạp, có nội
hàm khái niệm rộng. Về phơng diện cơ cấu,
YTPL đợc hình thành từ các thành tố nh hệ t
tởng pháp luật và tâm lí pháp luật. Dựa vào tiêu
chí chủ thể có thể phân thành YTPL nhóm và

YTPL cá nhân Tâm lí pháp luật đợc hình
thành một cách tự phát dới tâm trạng, xúc cảm,
thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện
tợng pháp lí khác. Ví dụ: Tình cảm đối với vấn
đề bình đẳng, nỗi sợ hi trớc hình phạt, đồng
tình với bản án mà toà án đ tuyên cho bị cáo
So với t tởng pháp luật, tâm lí pháp luật là bộ
phận mang tính bền vững, bảo thủ hơn, gắn bó
hơn với tập quán, truyền thống, thói quen của
con ngời, nó đợc hình thành chậm chạp và ít
biến đổi. Giữa t tởng pháp luật và tâm lí pháp
luật có mối quan hệ biện chứng. Mức độ xúc
cảm, tình cảm của pháp luật ở cá nhân phụ
thuộc vào đặc điểm và trình độ t tởng pháp
luật của cá nhân đó. Ngợc lại, sự phát triển của
t tởng pháp luật ở cá nhân cũng chịu ảnh
hởng của tâm lí pháp luật.
Lâu nay trong lí luận và thực tiễn, kể cả
thực tiễn giảng đờng còn tồn tại quan niệm
cha đầy đủ về YTPL, hầu nh ngời ta chỉ đề
cập tâm lí pháp luật. Còn hệ t tởng pháp luật
bao gồm các quan điểm, lí luận, t tởng, khoa
học pháp lí thì cha đợc quan tâm thoả
đáng, thậm chí đối với nhiều sinh viên, khi nói
về YTPL, họ chỉ hiểu và nói về tâm lí pháp luật
là làm sao để có thể xây dựng đợc trong x hội
lối sống tuân theo pháp luật. Điều đó hoàn toàn
đúng đắn và cần thiết song lại bỏ qua lĩnh vực,
cấp độ thứ hai của YTPL đó là hệ t tởng pháp
luật, đặc biệt là khoa học pháp lí (luật học).

Thời gian gần đây, đ có thêm nhiều bài viết về
YTPL song còn ít các bài viết về những gì đ và
đang diễn ra trong đời sống lí luận nhà nớc và
pháp luật của chúng ta. YTPL nhiều khi còn
đợc hiểu, đợc quan niệm nh vấn đề rất trừu
tợng, cao xa, nh mục tiêu, lí tởng để phấn
đấu, xây dựng mà thôi. Quan niệm đó cũng có
phần hợp lí song không phải là điều cốt lõi và
toàn diện về phạm trù YTPL. Thực tế, YTPL
cũng rất gần gũi với cuộc sống và có hàng loạt
sản phẩm nh: Nền khoa học pháp lí, các lí
luận, quan điểm về nhà nớc, pháp luật; t duy
pháp lí; hệ thống các văn bản pháp luật, lối sống
tuân theo pháp luật, sự quan tâm ngày càng gia
tăng của ngời dân về nhu cầu pháp luật (từ nhu
cầu thông tin pháp luật đến nhu cầu tìm hiểu, t
vấn, sử dụng pháp luật ).
- Về mối quan hệ giữa YTPL và pháp luật
Pháp luật và YTPL là hai hiện tợng pháp lí
khác nhau nhng có mối liên hệ biện chứng.
YTPL là hiện tợng thuộc lĩnh vực chủ quan của
đời sống, rất gần gũi với pháp luật. Không có
hiện tợng x hội nào có thể đợc thể hiện dới
dạng quy phạm pháp luật thành quyền và nghĩa
vụ pháp lí chừng nào chúng cha đợc đi qua ý
thức của con ngời. Đến lợt mình, các quy
định pháp luật muốn thực hiện đợc cũng phải
trải qua ý thức của con ngời tức là sự thực hiện



nghiên cứu - trao đổi
42
Tạp chí luật học số 1/2003

pháp luật chính là quá trình đa quy phạm vào
YTPL của các cá nhân. YTPL có ở tất cả các
giai đoạn của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
YTPL không những có trớc việc thiết lập các
quy phạm pháp luật mà còn song song đi cùng
với pháp luật trong quá trình thực thi, kể cả sau
khi quy phạm pháp luật bị huỷ bỏ. Hiệu lực và
hiệu quả của toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp
luật phụ thuộc nhiều vào mức độ chín muồi của
YTPL các cá nhân trong x hội. Mối quan hệ
giữa YTPL với pháp luật đợc thể hiện trên các
phơng diện của đời sống - thực tiễn pháp luật
nh trong xây dựng pháp luật, thực hiện - áp
dụng pháp luật và cả trong lĩnh vực YTPL, văn
hoá pháp lí. YTPL của những thành viên này
trong x hội đến lợt mình lại có tác động đến
YTPL của những thành viên khác. Ví dụ: Một
ngời đi xe máy ở đoạn đờng mà những ngời
khác đều bất chấp luật lệ giao thông cộng với sự
thiếu vắng của cảnh sát giao thông điều hành thì
rất dễ dẫn đến việc vợt qua đèn đỏ. Nhng
cũng vẫn ngời công dân đó, khi anh ta đi vào
đoạn đờng mà tất cả mọi ngời đều dừng lại
khi có đèn đỏ, anh ta sẽ trở nên lạc lõng nếu nh
bất chấp quy tắc trên.
Hệ thống pháp luật là sản phẩm vật chất của

YTPL và các dạng ý thức x hội khác của con
ngời trên cơ sở hiện thực khách quan của x
hội Trong thực tiễn, không thể tách bạch một
cách độc lập, không thể coi cái nào thờng
xuyên mang tính thứ nhất, thứ hai. Nếu xét về
nguồn gốc ban đầu thì tồn tại x hội là cái có
trớc, quyết định ý thức. Còn trong quá trình
vận động, chúng thẩm thấu trong nhau, là tiền
đề, điều kiện và sản phẩm của nhau. YTPL là
tiền đề t tởng cho hoạt động xây dựng pháp
luật. Đến lợt mình, pháp luật lại là cơ sở cho
YTPL tác động đến ý thức cá nhân, hớng họ xử
sự phù hợp với các quy định hoặc các nguyên
tắc, kể cả với tinh thần chung của pháp luật.
Pháp luật tác động theo chiều hớng nào, tích
cực hay tiêu cực, điều đó lại tuỳ thuộc vào chất
lợng pháp luật và các yếu tố khác. Trên cơ sở
đó lại hình thành những quan điểm, những học
thuyết mới, những kiểu t duy mới về pháp luật.
Pháp luật có tác động đến YTPL góp phần thay
đổi YTPL ở cá nhân, nhóm. Mỗi văn bản pháp
luật mới ra đời, mỗi quyết định áp dụng pháp
luật, mỗi hành vi pháp luật đều tác động đến
YTPL của cá nhân theo nhiều chiều hớng. Sự
đánh giá, sự nhận thức rồi đến hành vi thực tế ở
các cá nhân không thể hoàn toàn giống nhau.
Ngay cả ở mỗi con ngời, điều đó cũng bị thay
đổi dới tác động của các yếu tố khách quan và
chủ quan trong những không gian và thời gian
khác nhau. Dới sự giải thích sai của nhà t vấn,

ngời thanh niên nọ có thể phản đối gay gắt
quyết định hành chính đúng đắn và ngợc lại.
2. YTPL trong thời kì đổi mới, xây dựng
nhà nớc pháp quyền ở nớc ta hiện nay
Nhà nớc và pháp luật không thể tồn tại
thiếu vắng nhau. Đó là vấn đề mang tính quy
luật. YTPL là sản phẩm của đời sống vật chất,
tinh thần của x hội và của đời sống nhà nớc và
pháp luật. Mỗi sự thay đổi trong đời sống x hội
sớm muộn sẽ kéo theo sự đổi thay trong lĩnh vực
YTPL. Song không phải là ngay lập tức, YTPL
có sức ỳ ghê gớm đợc cộng hởng cùng các
hình thái ý thức x hội khác nh đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật Thời kì của cơ chế quản lí tập
trung bao cấp đ sản sinh ra YTPL tơng ứng.
Do tác động của nền kinh tế hiện vật, của những
nhận thức, t duy sai lệch về kinh tế, về x hội
nhận thức của cá nhân về pháp luật cũng hạn
chế, đó là thái độ thờ ơ, lnh đạm với pháp luật,
với thực tiễn áp dụng pháp luật. Việc quản lí x
hội đ đợc thực hiện chủ yếu bằng mệnh lệnh
hành chính, lấy đờng lối thay thế cho pháp
luật. Thói quen ứng xử theo pháp luật dờng
nh bỏ trống. Trên lĩnh vực lí luận pháp luật
cũng còn nhiều hạn chế Thực trạng đó đ ảnh
hởng không nhỏ đến hoạt động xây dựng pháp
luật. Pháp luật mang tính liệt kê, hơn nữa chỉ
quy định những điều cho phép và ngoài phạm vi



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003

43

những điều cho phép là vùng cấm. Hậu quả
nặng nề là đ làm thui chột những tài năng
sáng tạo của con ngời, kể cả t duy khoa học
pháp lí.
Công cuộc đổi mới đất nớc, cơ chế kinh tế
thị trờng, xây dựng nhà nớc pháp quyền đ
đem đến những biến đổi to lớn trong đời sống
nhà nớc, pháp luật và YTPL. YTPL trong điều
kiện xây dựng nhà nớc pháp quyền tất yếu
cũng có nhiều điểm khác với YTPL trong các
nhà nớc, các thời kì trớc đây. Pháp luật trong
nhà nớc pháp quyền có đặc điểm là vừa có sự
kế thừa vừa có nhiều tố chất mới làm nên những
chuẩn nhất định để nhận diện nhà nớc pháp
quyền. YTPL trong nhà nớc pháp quyền mang
bản sắc của x hội đ đợc tổ chức ở trình độ
cao. Các đặc điểm của pháp luật trong nhà nớc
pháp quyền vừa có tính kế thừa trong quá khứ
vừa có sự hoàn thiện, phát triển. Có thể nêu một
cách tổng quát nhất nh: Tính nhân đạo, công
bằng, phù hợp đạo đức, vì con ngời; tính dân
chủ, công khai minh bạch, tính tối cao của các
đạo luật
(3)
Pháp luật trong nhà nớc pháp

quyền vừa là bộ phận hợp thành vừa là cơ sở tổ
chức và hoạt động của nhà nớc pháp quyền.
nhà nớc pháp quyền khác nhà nớc cực quyền
ở việc nhà nớc thừa nhận giá trị x hội, tính
phổ biến bắt buộc chung của pháp luật, sự ngự
trị của pháp luật trong các quan hệ x hội.
(4)
Nhà
nớc nào cũng đều có pháp luật để quản lí x
hội theo đờng lối của mình song không phải
nhà nớc nào cũng là nhà nớc pháp quyền.
Pháp luật trong nhà nớc pháp quyền theo đó
phải có cơ chế đảm bảo cho đợc nguyên tắc:
Đợc làm tất cả trừ những gì luật cấm - đối với
cá nhân và chỉ đợc làm những gì mà pháp luật
cho phép - đối với tổ chức. Pháp luật phải công
khai, minh bạch, dễ hiểu, thống nhất, dễ vận
dụng, nhất quán, công khai, dễ dàng truy cập, có
độ tin cậy cao.
(5)

Cùng với sự vận động, phát triển của x hội,
lĩnh vực YTPL cũng đang diến ra quá trình biến
đổi to lớn. Từ ý thức của cá nhân thời cơ chế
quản lí tập trung, bao cấp nh thờ ơ, thậm chí dị
ứng với pháp luật, với hoạt động áp dụng pháp
luật đến sự quan tâm và nhu cầu ngày càng gia
tăng về pháp luật. Trong quá trình vận động của
YTPL có cả các hớng tích cực và tiêu cực.
Nhiều nhận thức pháp luật mới, t duy pháp lí

mới đợc du nhập cha đợc kiểm nghiệm.
Những cái cũ đang mất dần đi, những cái mới
xuất hiện tạo nên bức tranh sinh động của
YTPL. Sự quan tâm, đan xen sự thờ ơ, lnh đạm,
sự tích cực sử dụng đúng pháp luật chen lẫn với
sự ngại ngùng vì sợ va chạm; sự lạm dụng pháp
luật để làm điều sai trái T duy pháp lí đợc
nâng cấp, bổ sung để theo kịp những đổi thay
của x hội chen lẫn với sự giẫm chân, trì néo,
nuối tiếc của t duy pháp lí cũ cha chịu rút ra
khỏi đời sống x hội, tạo nên những lực cản đối
với việc thực hiện, xây dựng ban hành pháp luật.
Hiện nay, trong x hội ta YTPL cha trở thành
văn hoá của quản lí và cha đợc thấm sâu
trong tinh thần công dân. Theo nhận xét của các
nhà khoa học, văn hoá pháp luật cha lan toả
sâu trong ý thức x hội còn bởi cuộc chiến tranh
ở nớc ta đ kéo quá dài, quy luật của thời chiến
khác với quy luật thời bình, các mệnh lệnh quân
sự có tác dụng nghiêm ngặt, song do quá quen
với mệnh lệnh đó, nhiều ngời không để ý đến
luật pháp.
(6)
Thêm vào nữa là d âm của thời
quản lí tập trung bao cấp.
Xu hớng vận động của YTPL ngày càng đa
dạng, có thêm nhiều yếu tố mới trong lĩnh vực
YTPL xét cả về hệ t tởng pháp luật và tâm lí
pháp luật. Đó chính là một trong những biểu
hiện của x hội công dân trong điều kiện nhà

nớc pháp quyền, dân chủ hoá mọi lĩnh vực của
đời sống x hội. Khoa học pháp lí ngày càng
phục vụ tốt hơn thực tiễn x hội, đáp ứng tốt hơn
những đơn đặt hàng của x hội đối với lí luận
pháp lí. Đời sống kinh tế thị trờng, quá trình


nghiên cứu - trao đổi
44
Tạp chí luật học số 1/2003

hội nhập quốc tế đ tác động đến YTPL của mỗi
cá nhân, mỗi bộ phận c dân trong x hội. Mỗi
sản phẩm của việc pháp điển hoá là một văn bản
pháp luật mới ra đời hay bị huỷ bỏ, quyết định
cá biệt - áp dụng pháp luật của công quyền bằng
nhiều cách thức khác nhau đ tác động đến
YTPL của cá nhân và từ đó đến hành vi của họ.
Trớc đây, việc xây dựng pháp luật là đặc quyền
của các nhà nớc. Ngày nay, hoạt động này phải
chịu sự kiểm soát của d luận x hội, phải xuất
phát từ nhu cầu x hội và thu hút sự tham gia
của x hội.
Bên cạnh việc xây dựng chiến lợc pháp
triển hệ thống pháp luật, chúng ta cần triển khai
chiến lợc xây dựng YTPL và nền văn hoá pháp
lí. Các giải pháp nhằm nâng cao YTPL, xây
dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật
không chỉ nhằm vào hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật. Bởi việc cung cấp cho các cá

nhân các tri thức pháp luật, nhất là những nội
dung của các quy tắc pháp luật cha đủ để cho
cá nhân có thể hình thành YTPL. Cá nhân có thể
nắm đợc những quy định chung của Bộ luật
hình sự về loại tội phạm nào đó và hình phạt
song ý thức của họ sẽ bị lay chuyển sau khi biết
đến bản án oan sai, cha thấu tình đạt lí hay sau
chuỗi các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng của nhóm công chức trong môi trờng mà
cá nhân đó sinh sống. Thực trạng hệ thống pháp
luật hiện nay còn quá nhiều bất cập. Số lợng
các văn bản pháp luật đồ sộ, tồn tại một cách tản
mạn, thậm chí còn mâu thuẫn. Hệ thống pháp
luật nh vậy làm cho ngay cả những ngời hành
nghề luật cũng gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm các thông tin pháp luật chứ không nói gì
tới những đối tợng phải thi hành, đặc biệt là
những đối tợng chịu thiệt thòi trong x hội.
Các hoạt động dịch vụ pháp lí ở Việt Nam còn
kém phát triển, số lợng các tổ chức dịch vụ
pháp lí còn ít, tính cạnh tranh còn yếu, phí dịch
vụ rất cao so với mức thu nhập của ngời dân,
loại hình dịch vụ cha đa dạng, chất lợng dịch
vụ thấp, cha tạo đợc niềm tin trong nhân dân.
Hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp
luật mấy năm gần đây đ đợc tăng cờng và
có nhiều khởi sắc song vẫn còn khá nhiều yếu
kém.
Để xây dựng đợc nhà nớc pháp quyền và
x hội công dân, ngời dân trong x hội ấy

không thể không hiểu biết về pháp luật và có ý
thức tuân thủ pháp luật. Trong x hội hiện đại,
không thể nói tới nhà nớc pháp quyền và x
hội công dân nếu thiếu vắng các dịch vụ pháp lí
cho công chúng đợc cung cấp bởi luật s và
các công ti t vấn pháp luật. Sự nghiệp xây
dựng YTPL nh vậy cần đến chiến lợc đồng
bộ, bao gồm việc xây dựng ý thức và lối sống
tôn trọng, tuân theo pháp luật, phát triển nền
luật học nớc nhà vừa đậm đà bản sắc dân tộc,
vừa mang tính hiện đại và đảm bảo định
hớng x hội chủ nghĩa./.

(1).Xem: - Lê Minh Tâm (chủ biên), giáo trình lí luận
về nhà nớc và pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1996,
tr. 394,
- Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), giáo trình lí
luận về nhà nớc và pháp luật, Khoa luật - Đại học
quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội 2000,
tr. 292.
(2).Xem: Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ t
pháp, thông tin khoa học pháp lí, chuyên đề văn hoá t
pháp, số 7/2001, tr. 16-17.
(3).Xem: Hoàng Thị Kim Quế, Một số đặc điểm của
pháp luật trong nhà nớc pháp quyền, Tạp chí dân chủ
và pháp luật, số 4/2002, tr. 5- 9.
(4).Xem: Đào Trí úc, x hội và pháp luật - nhìn từ góc
độ nhà nớc pháp quyền bài viết trong sách X hội và
pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 19.
(5).Xem: Phạm Duy Nghĩa, Tính minh bạch của pháp

luật - một thuộc tính của nhà nớc pháp quyền, Tạp
chí dân chủ và pháp luật số 1/2002, tr 6.
(6).Xem: Trờng Lu, Văn hoá đạo đức và tiến bộ x
hội, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội 1998, tr. 368 - 369.

×