Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 203 trang )

Lời nói đầu
Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp của Trường Đại Học Kinh doanh
và Công Nghệ Hà Nội biên soạn và phát hành năm 2007 do TS. Phạm
Thanh Bình chủ biên nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường.
Giáo trình này kế thừa giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp đà phát
hành lần đầu tiên năm 1999 do đồng chủ biên là PGS. Lê Thế Tường và TS.
Bạch Đức Hiển cùng các tác giả sau đây thực hiện:
PGS.,TS Nguyễn Đình Kiệm
ThS. Đỗ Thị Phương
GVC. Lê Văn Tiêu
Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp biên soạn lần này đà được cơ cấu
lại, sửa đổi, thay thế, bổ sung những nội dung đà cũ, thay vào là những nội
dung, yêu cầu mới nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới.
Trong những năm gần đây, pháp luật về quản l ý Tài Chính Doanh
Nghiệp đà thay đổi rất nhiều trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp biên soạn lần này đà cố gắng
cập nhật sự thay đổi đó cho tới thời điểm phát hành. Tuy vậy, quá trình phát
triển là không ngừng và liên tục nên giáo trình không thể tránh khỏi khiếm
khuyết.
Xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của các
nhà khoa học, các nhà quản lý và người sử dụng giáo trình để tiếp tục sửa
đổi, bổ sung cho giáo trình đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập.
Thay mặt nhóm biên soạn
TS. Phạm Thanh Bình

7


Chương 1

Những khái niệm cơ bản về tài chính doanh nghiệp


1.1. Vai trò của Tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vỊ tµi chÝnh doanh nghiƯp
Doanh nghiƯp lµ mét tỉ chøc kinh tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm
hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục ®Ých sinh lêi.
Trong nỊn kinh tÕ, doanh nghiƯp ho¹t ®éng trong một môi trường luôn biến động, có thể
đem lại những cơ hội đạt được lợi nhuận cao song cũng có thể gặp những rủi ro làm giảm lợi
nhuận thậm chí thua lỗ. Vì vậy, tất c ả các bộ phận trong doanh nghiệp, tuy có những nhiệm
vụ khác nhau nhưng phải luôn đi theo một chiến lược kinh doanh để đạt được hiệu quả ao
nhất, đó là những cân nhắc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác, về mặt tài
chính, doanh nghiệp phải giả i đáp được những vấn đề sau:
-

Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn, lấy từ nguồn nào, bằng cách nào, vào lúc nào, chi
phí bao nhiêu?

-

Doanh nghiệp đầu tư vào đâu, chi phí thế nào, lợi nhuận cao hay thấp, bao nhiêu?

-

Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế n ào?

Chung quy, doanh nghiệp phải tính toán tới sự vận động của đồng tiền trong quá trình
kinh doanh thông qua hàng loạt mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tác khác.
Điều đó nghĩa là, để thực hiện nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp có các mối quan hệ kinh tế
với nhiều chủ thể khác nhau; về bản chất đó là quan hệ kinh tế nhưng các quan hệ kinh tế đó
lại thể hiện qua công cụ đồng tiền và đồng tiền trở thành quan hệ tài chính.
Các quan hệ đó có các dạng sau đây:
-


Quan hệ kinh tế giữa do anh nghiệp với bạn hàng như cung ứng hàng hoá, dịch vụ,
tài trợ vốn thông qua quan hệ tài chính là thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, góp vốn
liên doanh, liên kết, vay nợ trả nợ, đầu tư tài chính ngắn hạn.

-

Quan hệ kinh tế giữa doanh ngiệp với người lao đ ộng trong doanh nghiệp thể hiện
qua quan hệ tài chính là thanh toán tiền công, tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, hình
thành và sư dơng q khen th­ëng, q phóc lỵi. Quan hƯ tài chính nội bộ còn có
hình thức tạo lập các quỹ không chia để tái đầu tư cho doanh n ghiệp như quỹ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển.

-

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức xà hội thông qua hình thức tài
trợ xà hội, đóng góp cho quỹ từ thiện và các tổ chức nhân đạo khác.

-

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước thông qua quan hệ tài chính như
nộp thuế, các khoản phí, lệ phí.

8


Tổng nguồn vốn DN = Vốn chủ sở hữu + N phi tr

Từ đây, có thể nói rằng :
Tài chính doanh nghiệp, xét về bản chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh

nghiệp với nhà nước và với các chđ thĨ kinh tÕ – x· héi trong vµ ngoµi nước, còn xét về
hình thức là quan hệ tài chính tiền tệ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do cơ chế q uản lý tài chính bao
cấp cho nên tài chính doanh nghiệp chỉ giữ một vai trò thụ ®éng, u ít.
Trong ®iỊu kiƯn hiƯn nay, khi doanh nghiƯp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự ®iỊu tiÕt cđa Nhµ n­íc, tµi chÝnh doanh nghiƯp ngµy càng trở nên qua n trọng
bởi những lẽ sau đây:


Hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp.



Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiƯp ngµy cµng lín. Do vËy, viƯc
lùa chän vµ sư dụng các công cụ tài chính để huy động vốn và việc sử dụng vốn như thế
nào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.



Các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng cho người
lÃnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò như sau :

- Huy động vốn, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cùa vốn ngắ n
hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển cua

doanh nghiệp. Vai trò cđa tµi chÝnh doanh nghiƯp tr­íc hÕt thĨ hiƯn ë chỗ xác định đúng
đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, và tiếp
đó, lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp để huy động nguồn vốn từ bên trong và
bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường đà nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp
huy động vốn từ bên ngoài. Tài chính doanh nghiệp phải chủ động lựa chọn các hình thức và
phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi với chi phÝ huy
®éng vèn ë møc thÊp.
- Sư dơng vèn tiÕt kiệm và hiệu q uả.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cđa doanh nghiƯp phơ thc vµo viƯc tỉ chøc sư
dơng vốn. Vai trò của tài chính doanh nghiệp là đánh giá và lựa chọn dự án đầu tiên trên cơ
sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án. Việc huy động kịp thời các
nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được các cơ hội
kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động

9


kinh doanh có thể tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng t hời giảm bớt nhu
cầu vay vốn, từ đó giảm được khoản tiền lÃi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của
doanh nghiệp, việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý góp phần
quan trọng thúc đẩy cán bộ nhân viên gắn bó với doanh nhgiệ p, nâng cao năng suất lao
động, cải tiến sản xuất kinh doanh, qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Là công cụ quan trọng để kiểm soát, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày,tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài
chính, nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá và kiểm soát được các mặt hoạt động của
doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh, từ đó đưa ra
các quyết định thích hợp.
1.2. Nguyên tắc quản lý tài chính d oanh nghiệp
Để thực hiện tốt việc quản lý tài chính, trong công tác tổ chức hoạt động tài chính

của doanh nghiệp, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau:
1.2.1. Tự chủ về tài chính
Quyền tự chủ tµi chÝnh cđa doanh nghiƯp bao hµm hai néi dung chủ yếu: quyền chi
phối của doanh nghiệp đối với tài sản, vốn liếng của mình và trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính
của doanh nghiệp đối với Nhà nước, khách hàng, người lao động và các đối tác khác của
doanh nghiệp. Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì nội dung của quyền tự chủ tài chính
có những khía cạnh riêng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm chung như sau:


Ngoài số vốn sở hữu, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy
động vốn phù hợp với quy định của pháp luật.



Doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng tiền vốn và tài sản của mình để kinh
doanh các ngành, nghề đà đăng ký.



Tự chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh (lÃi ăn, lỗ chịu).



Có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo
quy định của pháp luật.



Các thành viên hay chủ sở hữu của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của doanh nghiệp theo mức độ mà pháp luật quy định đối với từng loại

hình doanh nghiệp.



Doanh nghiệp có quyền quyết định sử dụng phần lợi nhuận thu được từ kết quả kinh doanh.

Người quản lý cần nắm vững nội dung cụ thể của quyền tự chủ tài chính trong phạm
vi doanh nghiệp của mình để phát huy vai trò chủ động trong hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Tôn trọng pháp luật
Tất cả các doanh nghiệp ở tất cả các quốc gia đều phải hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra trong trật tự, công b»ng.

10


Cần phải thấy pháp luật, một mặt là sợidây ràng buộc các doanh nghiệp phải tôn
trọng lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, song mặt khác nó cũng là lá chắn bảo vệ các lợ i
ích hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận
trong khuôn khổ của pháp luật. Quản lý tài chính phải nắm vững nội dung của pháp luật và
hành động theo pháp luật (cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế).
1.2.3. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Vì vậy, phải sử dụng
vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Khi huy động và sử dụng mỗi đồng vốn vào bất kỳ công việc
gì đòi hỏi phải dự tính được hiệu quả do đồng vốn mang lại. Phải áp dụng mọi biện pháp để
đồng vốn không ngừng vận động, không ngừng sinh lời cao nhất.
1.2.4. Công khai về tài chính
Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người có quan hệ với doanh nghiệp (nhà đầu
tư, người cho vay, cơ quan giám sát,)pháp luật quy định doanh nghiệp phải công khai một
số thông tin về tài chính.



Công khai thông tin về tài chính không phải là công khai toàn bộ thông tin về tài chính
của doanh nghiệp, mà là công khai những thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật.
Mức độ, nội dung và hình thức công khai về tài chính đối với từng loại hình doanh
nghiệp có những điểm khác nhau tuỳ theo yêu cầu của pháp luật.



Những thông tin công khai phải đảm bảo chính xác, được kiểm toán xác nhận.

1.2.5. Giữ chữ tín
Giữ chữ tín được coi là một t iêu chuẩn đạo đức trong cuộc sống hàng ngày và cũng
là một tiêu chuẩn đạo đức của nhà kinh doanh, một nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh
lành mạnh.
Giữ chữ tín trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp được hể hiện ở chỗ tôn
trọng và chấp hành kỷ luật thanh toán, thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ
tài chính đà cam kết với Nhà nước, với những người có quan hƯ víi doanh nghiƯp, víi ng­êi
lao ®éng trong doanh nghiƯp, với người cung cấp, với khách hàng và vơi các chủ nợ...
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát được tình
hình nợ và áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn, tổ chức tốt các nguồn tài chính để thực hiện các hợp đồng kinh tế đà ký kết với khách h àng.
1.2.6. Hạn chế, phòng ngừa rủi ro
Hoạt động kinh doanh thường gắn liền với những rủi ro.
Nguyên tắc phòng ngừa, hạn chế rủi ro được thể hiện ở chỗ: đánh giá, lượng định
khả năng thu lợi nhuận và khả năng rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải để lựa c họn
cách thức huy động và đầu tư vốn một cách thích hợp; chủ động đề ra các biện pháp nhằm
phòng ngừa, phân tán và hạn chế rủi ro như đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua bảo hiểm tài
sản, hoặc trích lập các khoản dự phòng nếu khả năng x¶y ra tỉn thÊt.

11



1.3. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp
Công tác quản lý tài chính của mét doanh nghiƯp th­êng bao gåm nh÷ng néi dung
chđ u sau:
1.3.1.Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kinh doanh
Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư và kinh doanh do nhiỊu bé
phËn trong doanh nghiƯp cïng phèi hỵp thùc hiƯn. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần
phải xem xét là hiệu quả tài chính của dự án tức là cần xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra,
rủi ro có thể gặp phải và khả năn g thu lợi nhuận khi thực hiện dự án, dùng thước đo tài
chính để lựa chọn được những dự án có mức sinh lời cao.
1.3.2. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời các
hoạt động của doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động kinh doanh củ a doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài
chính doanh nghiệp phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh
nghiệp ở trong kỳ (bao hàm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn). Tiếp theo, phải tổ chức huy động
các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi
đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân
nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của từng hình thức
huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn v.v...
1.3.3. Sử dụng có hiƯu qu¶ cao sè vèn trong tay doanh nghiƯp, qu¶n lý chặt chẽ các
khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn tro ng tay
doanh nghiƯp (vèn tù cã vµ vèn vay) vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ
đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản
thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh tron g quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền,
đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán công nợ.
1.3.4. Quản lý nợ và thực hiện đúng các cam kết tài chính của doanh nghiệp với Nhà
nước, với khách hàng và với người lao động

Quản lý nợ là một trong những công tác quản lý tài chính rất quan trọng không chỉ
liên quan đến quá trình kinh doanh mà còn liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Doanh nghiƯp ph¶i vay khi t hiÕu vèn, nh­ng doanh nghiệp cũng có thể là chủ nợ khi
cho vay, bán chịu... Nợ của doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán đúng kỳ hạn. Nợ của
khách hàng phải thu hồi đúng hợp đồng để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh.
Các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí, phải thực hiện đúng với luật pháp và các quy định
của Nhà nước, không trốn thuế, lậu thuế, dây dưa nộp thuế chậm.
Các cam kết trong hợp đồng lao động như trả lương, nộp bảo hiểm xà hội, các khoản
phúc lợi, khen thưởng phải thực hiện đúng pháp luật và bảo đ ảm lợi ích của người lao động.

12


1.3.5. Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các
quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện
đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp.
1.3.6. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt
việc phân tích tài chính
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài
chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, cần định kỳ
tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích, cần đánh giá được
hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm y ếu trong quản lý và dự báo trước tình hình
tài chính của doanh nghiệp, từ đó phục vụ đắc lực cho công tác điều chỉnh kinh doanh.
1.3.7. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập
kế hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài
chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài
chính cũng có thể chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi t hị trường biến động.
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý

tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy
việc tổ chức quản lý tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất.
Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, điều kiện kinh doanh khác nhau, môi
trường kinh tế - xà hội khác nhau thì việc tổ chức quản lý tài chính cũng khác nhau.
Sau đây là một số nhân tè chđ u ¶nh h­ëng tíi viƯc tỉ c høc quản lý tài chính
doanh nghiệp.
1.4.1. Nhân tố loại hình doanh nghiệp
Việt Nam đà gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2006, trở thành
một nước có nền kinh tế thị trường với nhiều loại hình doanh nghiệp kh¸c nhau. HiƯn nay, ë
n­íc ta theo ph¸p lý cã các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Nhóm công ty (công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế...).
- Hợp tác xÃ.

13


Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước cũng được tổ chức
theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...
Loại hình tổ chức doanh nghiệp ¶nh h­ëng rÊt nhiỊu tíi viƯc tỉ chøc qu¶n lý doanh
nghiệp, trước hết là ảnh hưởn g tới 2 vấn đề tài chính chủ yếu là:
- Phương thức tạo lập vốn và huy động vốn, chuyển nhượng vốn.
- Phương thức phân phối lợi nhuận.
Sau đây sẽ xem xét việc tổ chức quản lý tài chính trong một số loại hình doanh
nghiệp chủ yếu.
1.4.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Có hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên.
-

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của Công ty ( trách nhiệm hữu hạn ).

Như vậy, một tổ chức hoặc một cá nhân có thể bỏ vốn để thành lập loạ i hình công ty
này và trở thành chủ sở hữu của công ty. Cũng vì vậy nên chủ sở hữu có quyền quyết định
tới việc quản trị và kinh doanh của công ty.


Đặc thù về tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Nội dung quản lý tài chính

Đặc thù với Công ty TNHH một thành viên

(1) Tạo lập vốn khi thành lập
công ty và khi hoạt động:

- Chủ sở hữu cấp vốn, đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ.

(2) Chuyển nhượng vốn, rút
vốn:

- Chủ sở hữu có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty cho tổ

chức, cá nhân khác (trường hợp chuyển nhượng một phần
sẽ trở thành Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên).

- Được quyền huy động vốn để hoạt động theo quy định
của pháp luật (không được phát hành cổ phiếu)

- Nếu rút vốn bằng hình thức khác thì vẫn phải chịu trách
nhiệm liên đới về nghĩa vụ tài sản và công nợ của công ty.
(3) Phân phối lợi nhuận:

- Chủ sở hữu quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế
và sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác.
- Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán
đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

14


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mặc dù có thể do một cá nhân làm chủ
sở hữu nhưng chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củ a
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (trách nhiệm hữu hạn) chứ không phải chịu
trách nhiệm vô hạn như doanh nghiệp tư nhân.
-

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp do các thành
viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, nhưng số thành viên không quá 50. Thành
viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn góp của mình ( trách nhiệm hữu hạn )



Đặc thù về tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Nội dung quản lý tài
chính
(1) Tạo lập vốn khi
thành lập công ty và
khi hoạt động:

Đặc thù với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Thành viên góp vốn bằng tiền hoặc tài sản theo cam kết để hì nh
thành vốn điều lệ.
- Thành viên được ưu tiên góp thêm vốn khi công ty tăng vốn điều lệ
- Được quyền huy động vốn để hoạt động theo quy định của pháp
luật (trừ việc phát hành cổ phiếu)
(2) Chuyển nhượng - Thành viên được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp
vốn, rút vốn:
cho công ty nếu thành viên đó không tán thành các quyết định
của Hội đồng thành viên liên quan tới Điều lệ, tổ chức... của
Công ty.
Nếu công ty không mua lại thì được bán cho thành viên khác hoặc
người khác không phải là thành viê n.
- Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mỗi thành
viên theo nguyên tắc:
Chào bán cho nội bộ thành viên trước.
Còn thừa mới chào bán ra ngoài Công ty.
Được dùng để trả nợ, chủ nợ có thể trở thành thành viên hoặc
bán lại (bên trong trước, bên ngoài sau).

- Thành viên được quyền cho, tặng, chuyển quyền thừa kế phần
vốn góp.
- Thành viên không được rút vốn đà góp mà chỉ được chuyển
nhượng cho, tặng, chuyển quyền thừa kế và các trường hợp
giảm vốn điều lệ theo quy định của công ty.
(3) Phân phối lợi - Hội đồng thành viên được quyền chia lợi nhuận cho các thành
nhuận, xử lý lỗ:
viên theo tỷ lệ góp khi có lÃi và đà hoàn thành nghĩa vụ thuế,
tài chính, đồng thời vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.
- Được quyền trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.
- Nếu lỗ, Hội đồng thành viên phải phê duyệt phương án xử lý lỗ.

15


1. 4.1. 2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông (người sở hữu cổ phần) có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng cổ đông tối
thiểu là 3, tối đa không hạn chế (trừ khi các luật chuyên ngành có quy định khác).
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản k hác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đà góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn)
Như vậy, công ty cổ phần có thể có các cổ đông sở hữu số lượng cổ phần khác nhau
nhưng cổ đông cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài chính.
Trong công ty cổ phần, cần phân biệt các khái niệm đặc thù sau đây:
- Cổ phần là các phần bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ. Chẳng hạn một công ty
cổ phần có vốn điều lệ do các cổ đông góp là 500 triệu đồng, mỗi cổ phần trị giá là 10.000
đồng thì số lượng cổ phần là 5 00.000.000đ/10.000đ bằng 50.000 cổ phần.
- Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận

quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Giá trị ban đầu của mỗi cổ phiếu gọ i là mệnh
giá cổ phiếu.
- Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đà phát hành của công ty cổ phần.
Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đÃi (cổ
phần ưu đÃi biểu quyết, cổ phần ưu đÃi cổ tức, cổ phần ưu đÃi h oàn lại, cổ phần ưu đÃi khác)
gọi là cổ đông ưu đÃi.
- Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng
tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đà thực hiện nghĩa vụ tài chính.


Đặc thù về tài chính của công ty cổ phần

Nội dung quản lý tài chính

Đặc thù với công ty cổ phần

(1) Tạo lập vốn khi thành lập
công ty và khi hoạt động:

- Khi thành lập công ty: phải xác định vốn điều lệ và số
lượngcổ phần phát hành để người mua cổ phần mua.
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất
20% tổng số cổ phần chào bán.
- Khi tăng vốn điều lệ: phát hành thêm cổ phiếu để bán
bên trong và ngoài công ty.
- Khi chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp khác sang
công ty cổ phần thì phải xác định giá trị doanh nghiệp
cũ để tính thành vốn điều lệ của công ty cổ phần và để
tính mức sở hữu của các cổ đông cũ, cổ đông mới.

- Được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy
động vốn hoạt động theo quy định của pháp luật, được
vay của các tỉ chøc tÝn dơng.

16


(2) Chuyển nhượng vốn:
a. Cổ phần phổ thông

- Được tự do chuyển nhượng.

b. Cổ phần ưu đÃi biểu quyết
(cổ phần có số phiếu biểu
quyết nhiều hơn cổ phần phổ
thông tức là cổ phần do Chính
phủ uỷ quyền và cổ phần của
cổ đông sáng lập):

- Không được chuyển nhượng. Nhưng sau 3 năm kể từ
khi được đăng ký kinh doanh thì cổ phân ưu đÃi biểu
quyết của cổ đông sáng lập phải chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông.
Riêng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì được
tự do chuyển nhượng trong 3 năm nói trên cho cổ đông
sáng lập khác. Nếu chuyển cho cổ đông khác thì phải
được Đại hội cổ đông chấp nhận
- Riêng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì được
tự do chuyển nhượng trong 3 năm nói trên cho cổ đông
sáng lập khác. Nếu chuyển cho cổ đông khác thì phải

được Đại hội cổ đông chấp nh ận.

c. Cổ phần ưu đÃi cổ tức (cổ
phân được trả cổ tức cao hơn
cổ phần phổ thông hoặc mức
ổn định hàng năm, không phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh):

- Được tự do chuyển nhượng.

d. Cổ phần ưu đÃi hoàn lại (cổ
phần được công ty hoàn lại vốn):

- Được tự do chuyển nhượng.

(3) Phân phối lợi nhuận:

- Đại hội cổ đông quyết định việc phân phối cổ tức, trích
lập các quỹ của công ty, bù đắp đủ lỗ trước đó sau khi
đà hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ
đến hạn.

- Được công ty mua lại cổ phần nếu chủ sở hữu yêu cầu
bất cứ lúc nào hoặc hoàn lại vốn theo điều kiện đà ghi
trên cổ phiếu ưu đÃi hoàn lại.

1.4.1.3. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên l à chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh

doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có
thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đà góp vào công ty.
Như vậy, bản chất của công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vô hạn, chính vì vậy
luật pháp hạn chế việc huy động vốn tron g thị trường dưới hình thức phát hành các chứng
khoán (công cụ nợ).

17




Đặc thù về tài chính của công ty hợp danh.
- Tạo lập vốn khi thành lập công ty và khi hoạt động:

Khi thành lập công ty, các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp vốn đủ theo
cam kết. Vốn góp có thể bằng tiền hoặc tài sản khác và tài sản phải chuyển quyền sở hữu
cho công ty. Có thể tiếp nhận thêm thành viên mới sau khi đà hoạt động.
Công y hợp danh được quyền huy động vốn cho kinh doanh (vay của các tổ chức tín dụng)
nhưng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Chuyển nhượng vốn góp:
Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp tại
công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.
Thành viên hợp danh có thể rút vốn khỏi côngty nếu được Hội đồng thành viên chấp
thuận và phải thông báo trước ít nhất 6 tháng.
Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
- Phân phối lợi nhuận:

Hội đồng thành viên (Hội đồng của t ất cả thành viên) quyết định việc phân phối lợi
nhuận, bao gồm tổng số lợi nhuận sau thuế được chia và số lợi nhuận được chia cho mỗi
thành viên theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo quy định trong Điều lệ công ty.
1.4.1.4. Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt ®éng cđa doanh nghiƯp.
Thùc chÊt doanh nghiƯp t­ nh©n chØ do một cá nhân làm chủ nên phải chịu trách
nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản, nợ nần của cô ng ty trong quá trình kinh doanh.
Pháp luật hiện hành cũng quy định mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh
nghiệp tư nhân.


Đặc thù về tài chính của doanh nghiệp
- Tạo lập vốn khi thành lập công ty và khi hoạt động:

Vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp đăng ký, bao gồm tiền, tài sản. Nếu là tài sản khác
ngoài tiền, vàng thì chủ doanh nghiệp phải kê khai rõ loại tài sản và giá trị còn lại của tài sản.
Chủ doanh nghiệp có quyền đăng ký hoặc giảm vốn đầu tư trong quá trình kinh doanh,
nhưng nếu giảm vốn xuống thấp hơn vốn đầu tư đà đăng ký thì phải đăng ký lại trước khi giảm vốn.
Vì là công ty trách nhiệm vô hạn như công ty hợp danh nên doanh nghiệp tư nhân
không được huy độngvốn bằng cách phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Quyền cho thuê và bán doanh nghiệp:

18


Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp củâ mình nhưng
vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán doanh nghiệp cho người khác nhưng
phải thông báo đầy đủ nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành cho cơ quan đăng ký kinh doanh

trước khi chuyển giao doanh nghiệp cho người mua.
- Phân phối lợi nhuận:
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế.
1.4.1.5. Nhóm công ty
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty có thể là các hình thức: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế
hoặc các hình thức khác.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty đều có tư cách pháp
nhân riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ, quyền lợi của mình. Nhóm công
ty, về mặt hình thức là tập hợp của các công ty độc lập, còn về mặt nội dung là quan hệ lợi
ích giữa các công ty đó.
Sau đây là nhóm công ty được tổ chức theo hình thức công ty mĐ - c«ng ty con.


C«ng ty mĐ - c«ng ty con

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổ ng số cổ phần phổ thông đà phát hành của
công ty đó.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó.
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó .
Theo khái niệm trên đây, công ty mẹ - công ty con phụ thuộc chủ yếu vào mức độ sở
hữu hoặc quyền của công ty này đối với công ty khác. Vì vậy, việc quản lý tài chính trong mô
hình công ty mẹ - công ty con cũng có những vấn đề khác biệt so với từng công t y độc lập.


Đặc thù về tài chính của công ty mẹ - công ty con:


- Tạo lập vốn: quan hệ về vốn của công ty con với công ty mẹ khi thành lập tuỳ
thuộc vào hình thức pháp lý của công ty con. Chẳng hạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên thì do công ty mẹ đầu tư 100% vốn; là công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành
viên thì công ty nào là thành viên góp vốn trên 50% vốn điều lệ sẽ trở thành công ty mẹ; là
công ty cổ phần thì công ty nào sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông đà phát hành sẽ
là công ty mẹ.
Công ty mẹ và các công ty con có tư cách pháp nhân nên được quyền huy động vốn
cho kinh doanh theo quy định của pháp luật.

19


- Trách nhiệm quản lý tài chính:
Quan hệ kinh tế tài chính giữa công ty mẹ với công ty con và giữa nhóm công ty với
các chủ thể khác là quan hệ độc lập theo từng chủ thể công ty. Trường hợp công ty mẹ can
thiệp ngoài thẩm quyền, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm
về thiệt hại đó.
Báo cáo tài chính hàng năm lập theo từng công ty, riêng công ty mẹ ph ải lập báo cáo
tài chính hợp nhất của nhóm công ty.
- Phân phối lợi nhuận:
Từng chủ thể công ty trong nhóm công ty tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính
và cũng được quyền phân phối lợi nhuận sau thuế theo hình thức pháp lý của công ty và theo
Điều lệ của công ty.
Về doanh nghiệp nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ các nước thường đầu tư để thành lập nững
doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành nghề mà nhà nước cần chi phối để định hướng phát
triển kinh tế đất nước hoặc ở những lĩnh vực chậm thu hồi vốn, khó kêu gọi đầu tư (lĩnh vực
hạ tầng cơ sở).
Về mặt tài chính, doanh nghiệp nhà nước thường do nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc

nắm giữ quyền chi phối bằng tỷ lệ vốn cao. Do đó, hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhà
nước theo loại hình doanh ng hiệp nào tuỳ thuộc vào mức độ nắm giữ vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp đó.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp Nhà nước là
doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Theo quy định này, doanh nghiệp Nhà nước k hông chỉ tổ chức theo một loại hình
doanh nghiệp cụ thể nào mà tuỳ thuộc vào mức độ sở hữu vốn của Nhà nước trong doanh
nghiệp để thể hiện vai trò chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp đó. Như vậy doanh
nghiệp Nhà nước có thể được tổ chức dưới các hìn h thức pháp lý sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (100% vốn Nhà nước do một tổ chức
làm chủ sở hữu).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (các thành viên góp vốn thuộc
sở hữu Nhà nước chiếm trên 50% vốn góp của công ty).
- Công ty cổ phần (cổ đông Nhà nước nắm trên 50% cổ phần phổ thông đà phát hành).
- Nhóm công ty (là công ty mẹ - công ty con) nếu Nhà nước sở hữu trên 50% vốn
điều lệ hoặc cổ phần phổ thông, là tập đoàn kinh tế nếu Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ trong tập đoàn.
Việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước được căn cứ vào từng hình
thức pháp lý của doanh nghiệp đà nghiên cứu ở các phần trên.

20


1.4.2. Nhân tố đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành, nghề nhất định, chẳng hạn doanh
nghiệp sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ... Mỗi ngành, nghề kinh doanh có đặc điểm
kinh tế - kỹ thuật riêng biệt. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh ảnh
hưởng tới công tác tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp trên các mặt sau đây:
- ảnh hưởng tới cơ cấu vốn kinh doanh:
Những ngành như sản xuất, xây dựng, đóng tầu... phải có vốn đầu tư dài hạn rất lớn để

xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Ngành dịch vụ tài chính,
ngân hàng lại đòi hỏi vốn bằng tiền là chính. Ngành dịch vụ khác như tư vấn, đào tạo lại đòi hỏi
vốn đầu tư vào nhân lực là chính, tức vốn lưu động. Ngành thương mại thì vốn chủ yếu nằm
trong khâu lưu thông nên cơ cấu vốn kinh doanh phải chú trọ ng tới vốn đầu tư ngắn hạn.
- Tạo ra tính thời vụ của vốn kinh doanh :
Mét sè ngµnh cã tÝnh thêi vơ râ ràng như ngành xuất khẩu nông sản, du lịch (theo
mùa), thương mại (hàng may mặc theo mùa).... nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp kinh
doanh ngành này cũng có tính thời vụ. Doanh nghiệp phải bố trí tăng nguồn vốn tạm thời
khi thời vụ đến, ngược lại khi hết thời vụ thì phải sử dụng vốn cho hợp lý, không để ứ đọng.
- ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh:
Ngành có chu kỳ sản xuất dài như ngành đóng tàu, ngành xây dựng... thì vốn luân
chuyển rất chậm, vốn thu hồi được khi nào sản phẩm hoàn thành, bàn giao. Nhưng ngành
sản xuất hàng tiêu dùng, ngành thương mại thì vốn vận động nhanh hơn. Doanh nghiệp phải
chú ý tới đặc điểm này để bố trí và sử dụn g vốn hợp lý, kịp thời, tăng tốc độ chu chuyển vốn
bằng các biện pháp thích hợp.
1.4.3. Nhân tố môi trường kinh doanh
Mội trường kinh doanh là những điều kiện bên ngoài, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Môi trường kinh doanh đa dạng, luôn biến động, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính, môi trường kinh
doanh có thể tác động thuận lợi, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng
môi trường kinh doanh cũng có thể làm tăng chi phí, giảm cơ hội kinh doanh, thậm chí gây
nên sự phá sản doanh nghiệp.
Nhận thức được tác động của môi trường kinh doanh sẽ giúp cho công tác quản lý tài
chính tận dụng được cơ hội thuận lợi và hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.
Những nội dung chủ yếu về m ôi trường kinh doanh là:
1.4.3.1. Môi trường kinh tế, tài chính:
Môi trường kinh tế, tài chính tác động mạnh nhất tới việc quản lý tài chính doanh
nghiệp. Hình thái biểu hiện cụ thể của môi trường kinh tế, tài chính là:
- Tình trạng của nền kinh tế:


21


Vùng lÃnh thổ hoặc quốc gia nơi doanh nghiệp kinh doanh nếu đang trên đà tăng trưởng
kinh tế thì triển vọng đầu tư là có lợi, sức mua sẽ tăng, cầu về dịch vụ sẽ đa dạng. Ngược lại, nếu
vùng đó đang đà suy thoái thì kinh doanh sẽ có thể bị thu hẹp do thị trường tr ầm lắng.
Lạm phát là yếu tố tác động rất mạnh tới tài chính doanh nghiệp. Lạm phát cao và có
xu thế tiếp tục tăng sẽ làm tăng nhu cầu vốn kinh doanh và dễ gây ra tình trạng lÃi giả, lỗ
thật.. Việt Nam những năm 80 trước thời kỳ đổi mới đà xảy ra tình trạng này. Nhưng thiểu
phát cũng gây ra tác động tiêu cực không kém so với lạm phát: làm cho thị trường giảm hẳn
mức đầu tư, cầu về tiêu dùng chững lại.
- Sự phát triển của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính bao gồm các định chế tài chính (các trung g ian tài chính) và các
công cụ tài chính trên thị trường (các hình thức tín dụng, các loại chứng khoán, các dịch vụ
thanh toán, bảo lÃnh, tư vấn, các hình thức đầu tư tài chính...) ảnh hưởng trực tiếp tới tài
chính doanh nghiệp. Thị trường tài chính phát tr iển tác động tới tài chính doanh nghiệp trên
cả 2 mặt: tạo thuận lợi cho việc huy động vốn kinh doanh và là nơi để doanh nghiệp đầu tư
tài chính, mở rộng dịch vụ sinh lời.
Thị trường tài chính nếu phân loại theo kỳ hạn của các công cụ tài chính giao dịch
thì có thể chia làm 2 loại là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Doanh nghiệp có thể tìm
nguồn tài trợ trên thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tuỳ
theo nguồn vốn cần huy động là ngắn hạn hay trung han, dài hạn.
Cơ cấu thị trường tài chính
Thị trường tiền tệ
Thị trường vốn
(vốn ngắn hạn)
(vốn trung và dài hạn)
1. Thị trường vay vốn ngắn hạn:
1. Thị trường chứng khoán:
- Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng (có - Phát hành và giao dịch các chứng khoán

một phần vay trung, dài hạn)
trung và dài hạn:
- Bảo lÃnh
- Trái phiếu
- Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn
- Cổ phiếu
- Bao thanh toán
- Chứng khoán khác
2. Thị trường hối đoái:
2. Thị trường tín dụng thuê mua :
- Giao dịch (mua bán) các loại ngoại tệ
- Thuê mua tài chính thông qua các công ty
cho thuê tài chính tài trợ thuê mua thiết bị,
máy móc, nhà xưởng...
3. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng :
3. Thị trường cầm cố bất động sản:
- Vay lẫn nhau ngắn hạn giữa các ngân hàng - Tài trợ mua sắm địa ốc, nhà xưởng.
thương mại.
- Vay ngắn hạn giữa ngân hàng thương mại
với ngân hàng nhà nước
- Cơ sở hạ tÇng:

22


Cơ sở hạ tầng có thể hiểu theo nghĩa hẹp là điều kiện vật chất của một nền kinh tế cã
¶nh h­ëng tíi viƯc kinh doanh cđa doanh nghiƯp nh­ tình trạng đường xá, giao thông, thông
tin liên lạc, đất đai... Nơi những điều kiện thuận lợi, giá cả cạnh tranh thì doanh nghiệp có
thể giảm được chi phí nhiều loại, dành được cơ hội kinh doanh tốt.
Ngoài ra,thói quen tiêu dùng, văn hoá dân tộc , sự phát triển của khoa học, công nghệ

trong tương lai... cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tình hình kinh d oanh và tình hình tài chính
doanh nghiệp, vì những nhân tố này chi phèi doanh thu , lỵi nhn cđa doanh nghiƯp.
1.4.3.2. Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý là hệ thống luật pháp, chính sách của mỗi vùng lÃnh thổ, mỗi
quốc gia, mỗi khu vực hoặc của cộng đồng quốc tế có ảnh hưởng tới việc kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường pháp lý có phạm vi rất rộng lớn, chẳng hạn những quy định pháp
lý về thuế quan, về thương mại, về đầu tư, về dịch vụ, về đất đai, về khuyến khích đầu tư, về
quyền sở hữu trí tuệ, về ngân hàng, ngoại hối...
Những yếu tố pháp lý luôn thay đổi, vừa có mặt thuận lợi là tạo môi trường thông
thoáng, xoá bỏ các rào cản bất lợi cho kinh doanh, nhưng đồng thời cũng làm thay đổi
những dự tính của doanh nghiệp. Để tránh những rủi ro tài chính có thể xảy ra do môi
trường pháp lý thay đổi, doanh nghiệp cần phải:
- Dự báo dài hạn xu thế thay đổi của môi trường pháp lý nơi kinh doanh để có thể
xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng.
- Đánh giá tối đa tác động của yếu tố pháp lý thay đổi để có những dự phòng tài
chính cần thiết bù đắp cho tổn thất nếu xảy ra.
- CËp nhËt cã hƯ thèng c¸c chÝnh s¸ch, ph¸p lt có liên quan để tránh những khiếu
kiện dẫn đến thiệt hại vì thiếu hiểu biết pháp luật... Biện pháp mà các doanh nghiệp thường
áp dụng là thuê chuyên gia tư vấn pháp lý hoặc thành lập bộ phận pháp chế trong công ty.
1.5. Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiƯp
Trong ®iỊu kiƯn héi nhËp kinh tÕ qc tÕ, các doanh nghiệp mới ra đời ngày càng
nhiều, với loại hình và ngành nghề kinh doanh đa dạng. Tại Việt Nam, chính sách của Nhà
nước ta là khuyến khích mọi người kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài có ®iỊu kiƯn ®øng ra
lËp doanh nghiƯp, kĨ c¶ ë trong nước và ở nước ngoài.
1.5.1. Điều kiện thành lập doanh nghiƯp
Thµnh lËp doanh nghiƯp lµ viƯc thiÕt lËp mét tỉ chức kinh tế nhằm sản xuất, cung
ứng dịch vụ, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thông qua đó chủ doanh
nghiệp thu được lợi nhuận.
Trong điều kiƯn kinh tÕ thÞ tr­êng, viƯc lËp do anh nghiƯp trước hết phải xuất phát từ
nhu cầu của thị trường. Chính cầu của thị trường là cơ hội của việc kinh doanh. Nh­ng chØ


23


khi nào cung nào đó về hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì người
kinh doanh mới có cơ hội thu được lợi nh uận như mong muốn. Tuy vậy, việc kinh doanh
cũng phải tôn trọng pháp luật để đảm bảo lợi ích chung toàn xà hội.
Có 2 điều kiện cơ bản để thành lập một doanh nghiệp, đó là điều kiện kinh tế - tài
chính và điều kiện pháp lý.
1.5.1.1. Điều kiện kinh tế - tài chính:
Điều kiện kinh tế - tài chính đòi hỏi ở người khởi nghiệp hai vấn đề, đó là cã nghỊ vµ cã vèn.
- VỊ nghỊ: Ng­êi khëi nghiƯp là cá nhân phải có khả năng tổ chức sản xuất, kinh
doanh để cung ứng sản phẩm, dịch vụ nào đó mà pháp luật không cấm cho nhu cầu xà hội
và có thể thu được lợi nhuận. Trường hợp chủ doanh nghiệp là tổ chức cũng phải có khả
năng tương tự và có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành kinh doanh đáp ứng được tiêu chuẩn
mà pháp luật yêu cầu.
Đối với ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề thì nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp
phải có chứng chỉ hành nghề.
- Về vốn: Chủ doanh nghiệp phải có số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đó
là vốn đầu tư ban đầu (với doanh nghiệp tư nhân) hoặc vốn điều lệ (với doanh nghiệp khác).
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ Công ty.
Thông thường vốn đầu tư ban đầu hoặc vốn điều lệ là do doanh nghiệp tự đăng ký khi
lập hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nhưng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện pháp
luật đòi hỏi cơ quan quản lý phải thẩm định trước khi cấp giấy phép thành lập, hoạt động rồi mới
được đăng ký kinh doanh thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập doanh nghiệp.
1.5.1.2. Điều kiện pháp lý:
Điều kiện pháp lý đòi hỏi khi lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện

đúng những quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự, về điều kiện kinh doanh.
- Về trách nhiệm dân sự:
Pháp luật cấm những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập doanh
nghiệp (kể cả việc quản lý doanh nghiệp)tại Việt Nam:
Cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang sử dụng tài sản Nhà nước thành lập
doanh nghiệp kinh doanh thu lợ i riêng cho cơ quan, đơn vị mình.


Cán bộ, công chức, theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong
lực lượng quân đội, công an.

24


Cán bộ lÃnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu Nhà nước (trừ người được uỷ quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước
tại doanh nghiệp khác).


Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên.



Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.



Các trường hợp khác theo quy định của Luật phá sản.


- Về điều kiện kinh doanh:
Ngoài điều kiện kinh tế - tài chính trên đây, khi thành lập doanh nghiệp chủ doanh
nghiệp phải thực hiện các quy định khác của pháp luật như:


Lập đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo từng loại hình doanh nghiệp.



Ngành, nghề đăng ký kinh doanh kh«ng thc lÜnh vùc cÊm kinh doanh.



Cã trơ së chính, tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp.



Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
1.5.2. Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Để thành lập một doanh nghiệp, một trong những điều kiện phải có là hình thành
vốn đầu tư ban đầu (đối với doanh nghiệp tư nhân) hoặc vốn điều l ệ (đối với các loại hình
doanh nghiệp khác). Số vốn ấy là bao nhiêu phụ thuộc vào 2 trường hợp:
- Trường hợp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật có qui dịnh mức vốn tối thiểu
(vốn pháp định) thì bắt buộc người khởi nghiệp phải có đủ mức vốn tối thiểu, còn k hả năng
có vốn nhiều hơn thì không hạn chế.
- Trường hợp ngành nghề không quy định mức vốn tối thiểu thì vốn thành lập doanh

nghiệp là do người khởi nghiệp quyết định.
Nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp thông thường là số vốn cần thiết ban đầu cho
những khoản đầu tư, chi phí phải bỏ ra ngay. Trong quá trình kinh doanh, khi đà có tư cách
pháp nhân, doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn để bổ sung. Nhu cầu vốn đầu tư
ban đầu bao gồm: các chi phí ban đầu cho việc thành lập doanh nghiệp, vốn đầu tư vào tà i
sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
Nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp được lập theo dự kiến (kế hoạch) trong 3 đến 5
năm đầu. Còn nguồn vốn nào để hình thành vốn ban đầu, vốn điều lệ thì phải căn cứ vào quy
định của từng loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh... để sắp xếp.
Sau đây là mẫu các bản dự toán cần lập khi thành lập doanh nghiÖp.

25


Dự toán chi phí đầu tư ban đầu
Năm thứ........
Thời gian bắt
đầu và thời gian
hoàn thành

Khoản mục

Số vốn đầu tư (1.000.000đ)
Tổng
số

Quý I Quý II

Quý

III

Quý
IV

- Công tác nghiên cứu thăm dò
- Lập dự án đầu tư
- Giấy phép thành lập và đăng
ký kinh doanh
- Tuyển dụng và đào tạo l ao
động
- v.v...
- Khai trương
Tổng cộng

Dự toán đầu tư vào tài sản cố định
Năm thứ..........
Khoản mục

Thời gian bắt Số vốn đầu tư (1.000.000đ)
Đơn vị Số
đầu và thời gian Tổng Quý Quý Quý Quý
tính lượng
hoàn thành
số
I
II III IV

A. Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa - Vật kiến trúc

B. Máy móc, thiết bị
I. Máy móc, thiết bị công
tác và độnglực
II. Phương tiện vận tải,
truyền dẫn
III. Thiết bị dụng cụ quản lý
C. Xây dựng cơ bản khác
I. Mua đất
II. Đền bù, san lấp

26


Dự tính nhu cầu vốn lưu động
Quý I

Quý II

Đơn vị: 1.000.000đ
Quý III Quý IV

A - Dự trữ hàng tồn kho
I. Nguyªn vËt liƯu chÝnh
II. VËt liƯu phơ
III. Nhiªn liƯu
IV. Phơ tùng thay thế
V. Công cụ, dụng cụ
VI. Sản phẩm dở dang
VII. Chi phí trả trước
VIII. Thành phẩm tồn kho

B. Các khoản phải thu
C. Các khoản phải trả
D. Nhu cầu vốn lưu động
I. Nhu cầu vốn ban đầu
II. Biến đổi nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn và nguồn vốn
(Dự tính tới năm doanh nghiệp đạt công suất thiết kế)
Đơn vị: 1.000.000đ
Năm
Tổng
Năm thứ I
Năm thứ II
thứ
số
III...
vốn Quý Quý Quý Quý
Quý Quý Quý Quý
Cộng
Cộng ......
I
II III IV
I
II III IV
A. Tổng mức vốn
đầu tư
I. Đầu tư ban đầu
II. Đầu tư vào TSCĐ
III. Nhu cầu vốn
lưu động
- Nhu cầu vốn

ban đầu
- Biến đổi nhu
cầu vốn lưu động
B. Nguồn vốn đầu tư
I. Vốn chủ sở hữu
II. Vốn vay trung
và dài hạn
III. Vốn vay ngắn hạn
IV. C¸c nguån
vèn kh¸c

27


Chương 2

vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiƯp
2.1. Vèn kinh doanh
2.1.1. Kh¸i niƯm
Vèn kinh doanh cđa doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực dùng
trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm nghành nghề kinh doanh mà nhu cầu vốn kinh doanh, cơ cấu vốn
kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khác nhau, chẳng hạn:
-

Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng thường có nhu cầu vốn kinh doanh lớn và phải đầu
tư nhiều vào vốn cố định.

-


Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lại thường có nhu cầu vốn lưu động nhiều.

Thông thường các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu và kết cấu vốn kinh doanh
của doanh nghiệp là:


Đặc ®iĨm kinh tÕ – kü tht cđa ngµnh nghỊ kinh doanh,



Qui mô, mạng lưới kinh doanh,



Tính thời vụ của ngành nghề kinh doanh.

Vốn kinh doanh luôn luôn biến động theo nhiệm vụ kinh doanh và được phân loại
bởi nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại.
2.1.2. Cơ cấu vốn kinh doanh
Người ta thường phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh
doanh hoặc theo nguồn hình thành nên vốn kinh doanh.
Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển.
Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển là cách phân loại dựa trên tiêu
thức thời gian hoàn thành một kỳ luân chuyển của vốn dài hay ngắn. Đây là phương pháp
phân loại chủ yếu.
Theo cách này, vốn kinh doanh có 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
-

Vốn cố định: Là số vốn mà doanh nghiệp đà đầu tư, mua sắm, xây dựng để hình thành
nên tài sản cố định của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.

Cũng có thể hiểu: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh
nghiệp hiện có ở một thời điểm nh ất định.

Vốn cố định là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp .
Theo quy định hiện hành, người ta coi giá trị còn lại của tài sản cố định hiÖn cã (vèn cè

28


định) là tài sản dài hạn, ngoài ra, tài sản dài hạn còn có các khoản đầu tư tà i chính dài hạn,
chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định là thời gian để hoàn thành một kỳ luân
chuyển vốn cố định tương đối dài, giá trị của nó chuyển dần vào chi phí kinh doanh phù hợp
với mức độ hao mòn của tài sản cố định d ưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn cố định.
-

Vốn lưu động: Là số vốn mà doanh nghiệp đà sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài
sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Cũng có thế hiểu: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản l ­u ®éng hiƯn cã
trong doanh nghiƯp ë mét thêi điểm nhất định.

Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thùc
ra, trong sè vèn l­u ®éng cã mét bé phËn công nợ phải thu có thời hạn phải thu dài trên một năm
hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh nhưng về bản chất thì chúng vẫn là vốn lưu động.
Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động là thời gian để hoàn thành một kỳ luân
chuyển vốn lưu động tương đối ngắn, giá trị của nó chuyển một lần, toµn bé vµo chi phÝ kinh
doanh trong kú vµ thu hồi lại toàn bộ sau chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định và vốn lưu động có quan hệ chuyển hoá với nhau. Tình hình thực tế về vốn
kinh doanh tại một thời điểm theo cách phân loại này được thể hiện ở bên trái của bảng cân đối
kế toán (phần Tài sản) tại thời điểm đó, được phân tổ thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

2.2 Nguồn vốn kinh doanh và mô hình bố trí nguồn kinh doanh :
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Phần cơ cấu vốn kinh doanh trên đây (mục 2.1.2) đà cho thấy vốn kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động,nếu xét theo đặc ®iĨm l­u chun cđa
vèn. Tuy nhiªn, nÕu xÐt theo ngn hinh thành nên vốn kinh doanh thì có một số cách phân
loại khác. Sau đây là 2 cách phân loại thường được sử dụng:
(1) Phân loại vốn kinh doanh theo tính chất sở hữu:
Phân loại vốn kinh doanh theo tính chất sở hữu (hay theo nguồn hình thành) là cách
phân loại dựa trên tiêu thức chủ sở hữu vốn là ai.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả (nguồn vốn nợ).
-

Nguốn vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu
vốn của doanh nghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân, thành viên đầu tư góp vốn, hộ
gia đình. Nguồn vốn này được hình thành từ đầu và b ổ sung thêm trong quá trình phát triÓn.

29


Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ốn định, thường xuyên chủ động
theo thẩm quyền của chủ sở hữu.
Cơ cấu: Nguồn vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại khách nhau, cách hình thành, nội
dung và mục đích sử dụng khác nh au bao gồm:
Nguồn vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp góp ban đầu và góp bổ sung.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,



Các quĩ của doanh nghiệp (quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính )

Quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quĩ dự
trữ để bổ sung vốn điều lệ)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,
Chênh lệch tỷ giá,
Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
-

Nợ phải trả:

Nợ phải trả là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như: Vay của các
tổ chức tài chính, tín dụng, của công chú ng, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các
khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán, tài sản thừa chờ xử lý.
Đặc điểm: Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính kỳ hạn,
doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyển sử dụn g theo những điều kiện nhất
định do chủ nợ qui định.
Cơ cấu: Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau:
Nợ ngắn hạn gồm:


Vay và nợ ngắn hạn,



Nợ phải thanh toán cho người bán, người mua trả tiền trước (tín dụng thương mại)



Nợ phải trả người lao động,




Các khoản phải nộp ngân sách.

Nợ dài hạn gồm:


Vay và nợ dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng,



Vay dài hạn trên thị trường tài chính bằng các công cụ nợ (trái phiếu công ty, kỳ phiếu,)



Phải trả dài hạn người bán.

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường x uyên biến động do sự biến động
của quá trình kinh doanh. Bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tìm nguồn vốn rẻ và kịp thời là
nhiệm vụ quan trong trong việc quản lý vốn kinh doanh.
(2) Phân loại vốn kinh doanh theo thời gian sư dơng

30


Cách phân loại nguồn vốn kin h doanh theo thời gian sư dơng dùa trªn tiªu thøc
qun sư dơng ngn vốn để kinh doanh dài hay ngắn.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm hai loại nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tình hình nguồn vốn thực tế của doanh nghiệp t heo cách

phân loại này được thể hiện ở bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn).
-

Nguồn vốn thường xuyên:

Nguồn vốn thường xuyên lµ ngn vèn mµ doanh nghiƯp cã thĨ sư dơng dài hạn vào
hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm.
Cơ cấu: nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay trung
hạn ( vay kỳ hạn trên 1 năm đến đủ 5 năm), vay dài hạn ( vay kỳ hạn trên 5 năm)
-

Nguồn vốn tạm thời:

Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời hạn
ngắn từ 1 năm trở lại.
Cơ cấu: nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại
Nợ vay ngắn hạn
Nợ phải trả cho người bán, người mua
Vốn chiếm dụng tạm thời ( nợ công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách)
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, mức độ tỷ lệ giữa nguồn vốn thường xuyên với
nguồn vốn tạm thời có khác nhau, nhưng phải tính tới sự an toàn tài chính. Ngay cả các
khoản nợ dài hạn mà một phần nợ phải trả chỉ còn hạn dưới 1 năm thì khoản nợ dài hạn đó
cũng coi như vốn tạm thời.
2.2.2

Các mô hình bố trí nguồn vốn kinh doanh.

Không phải doanh nghiệp nào cũng luôn có đủ nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh thường xuyên. Việc phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài thường diễn ra.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp cần bố trí nguồn

vốn theo nguyên tắc:
- Các tài sản cần thiết thường xuyên như tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên
thì phải có nguồn vốn thường xuyên đảm bảo là chính, ngoài ra nếu có nhu cầu dự trữ đột
biến ( tài sản lưu động tạm thời) thì bố trí bằng nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng tạm thời chỉ được sử dụng cho những mục tiêu
và kỳ hạn đúng với hợp đồng vay vốn, hợp đồng thương mại hoặc các cam kết với chủ nợ.
-

Chú ý tới chi phí tài chính và rủi ro khi sử dụng các nguồn vốn.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những mô hình bố trí nguồn vốn sau đây:

31


×