Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học tiếng đức đối với sinh viên năm nhất khoa nnvh đức trường đại học ngoại ngữ đhqghn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.63 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU

SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG
VIỆC HỌC TIẾNG ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT
KHOA NN&VH ĐỨC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮĐHQGHN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 5

1.1.1. Về ứng dụng công nghệ và phương tiện truyền thông trong học và dạy ngoại
ngữ trên thế giới ......................................................................................................... 5
1.1.2. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ngoại ngữ ở Việt
Nam ............................................................................................................................ 6
1.2. Khái niệm ............................................................................................................... 9
1.2.1. Về khái niệm “Phương tiện truyền thông” ...................................................... 9
1.2.2. Về khái niệm “Tương tác” ............................................................................. 12
1.2.3. Về khái niệm “Động lực” .............................................................................. 13
CHƢƠNG 2 - NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRUYỀN
THÔNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT
KHOA NN&VH ĐỨC .................................................................................................. 16
2.1. Thiết kế bảng khảo sát .......................................................................................... 16
2.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 16
2.2.1. Thông tin chung về nhóm sinh viên thực hiện khảo sát................................ 16


2.2.2. Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của sinh viên năm thứ nhất
khoa Đức .................................................................................................................. 18
2.2.3. Sử dụng phương tiện truyền thông trong giờ học tiếng Đức ........................ 23
2.2.4. Sử dụng phương tiện truyền thông khi tự học tiếng Đức.............................. 29
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN ............................................................... 33
3.1. Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 33
3.1.1. Cải thiện tương tác trong giờ học tiếng Đức ................................................. 33
3.1.2. Tăng hiệu quả tự học tiếng Đức khi sử dụng phương tiện truyền thông ...... 33
3.2. Kết luận nghiên cứu ............................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 37



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới càng phát triển, con người càng không thể phủ nhận được tầm quan trọng
và ý nghĩa thiết thực của các phương tiện truyền thông đối với cuộc sống của con
người, và ở đây là đối với việc học của sinh viên. Chính vì vậy, chúng tơi muốn chọn
đề tài này để tìm hiểu, phân tích và đánh giá xem việc sử dụng phương tiện truyền
thông khi học tiếng Đức của sinh viên năm nhất khoa Đức như thế nào, cũng như
tương tác giữa họ và giáo viên trong giờ học khi có phương tiện truyền thơng và khi
khơng có là ra sao. Để làm rõ đề tài này, chúng tôi đã đưa ra những cơ sở lý luận về
các khái niệm “phương tiện truyền thông”, “sự tương tác”, “động lực học tập” và các
thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Và để khảo sát sinh viên năm nhất của khoa
Đức một cách khách quan nhất, chúng tôi sử dụng bảng khảo sát trực tuyến để thu thập
ý kiến, đánh giá của sinh viên về vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu khoa học này khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện truyền
thông trong học tiếng Đức đối với sinh viên năm nhất khoa Đức nhằm nắm được tình

hình sử dụng, mức độ hiệu quả của phương tiện truyền thơng và từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm cải thiện tương tác trong giờ học tiếng Đức và hiệu quả học tiếng Đức
của sinh viên năm nhất.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào trả lời các câu hỏi:
-

Thông thường sinh viên sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học tiếng
Đức như thế nào? Cách sử dụng ấy có mang lại kết quả tốt hay khơng và có tạo
được sự hứng thú để học ngoại ngữ này hay không?

-

Làm cách nào để cải thiện hiệu quả học tiếng Đức và tăng tương tác trong các
giờ học tiếng Đức cho sinh viên?

4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

1


a. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phương tiện truyền thông của sinh viên năm thứ nhất khoa Đức trong
khi học tiếng Đức (cả ở trên lớp và khi tự học ở nhà)
b. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành trên 100 sinh viên đang học năm thứ nhất của khoa Ngơn ngữ và
Văn hóa Đức, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
5. Giả thuyết khoa học
Trong thời đại khoa học công nghệ 4.0, việc sử dụng các phương tiện truyền thông
trên mạng xã hội cho việc học cũng như ứng dụng chúng vào trong việc giảng dạy là

điều khá phổ biến. Chúng tôi nghĩ rằng, sinh viên năm thứ nhất khoa Đức cũng không
là ngoại lệ. Nhờ có các phương tiện truyền thơng, các bạn có thể học tập, tương tác lẫn
nhau một cách thuận lợi hơn. Các giảng viên cũng có thể tương tác với sinh viên nhiều
hơn, từ đó có thể nắm bắt được năng lực của từng bạn. Bên cạnh đó, chắc hẳn vẫn có
những khó khăn nhất định như chưa biết đến nhiều về các kênh học tiếng Đức hoặc
hay bị xao nhãng học tập khi sử dụng các phương tiện truyền thơng. Chính vì vậy,
chúng tơi sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần tăng hiệu quả học tập của sinh
viên và tăng tương tác cho giờ học tiếng Đức khi sử dụng phương tiện truyền thông.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về các khái niệm “phương tiện truyền thông”, “sự tương tác”,
“động lực học tập” và các thông tin liên quan
- Nghiên cứu về thông tin thực trạng chung của sinh viên năm nhất khoa Đức
- Nghiên cứu thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của các sinh viên này
- Nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong giờ học tiếng Đức
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu về sử dụng các phương tiện truyền thông trong việc học tiếng
Đức của sinh viên năm nhất thơng qua 2 vấn đề chính: việc sử dụng các phương tiện
truyền thông khi tự học cũng như khi học trên lớp và sự tương tác giữa giảng viên và
2


sinh viên cũng như sự tương tác giữa các sinh viên trong quá trình học nhằm đưa ra
giải pháp giúp cải thiện tương tác trong giờ học và tăng hiệu quả học tiếng Đức đối với
sinh viên.
7.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 100 sinh viên đang học năm thứ nhất của khoa
Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7.3. Phạm vi giới hạn thời gian
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thông qua khảo sát trực tuyến từ ngày

24/11/2021 đến 27/11/2021.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện nghiên cứu, chúng tơi sử dùng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, cụ thể:
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Chúng tôi tiến hành thu thập và chọn lọc các tài liệu với nội dung liên quan đến
phương tiện truyền thông, tương tác trong học tập và động lực học và từ đó phân tích,
tổng hợp thơng tin nhằm đưa ra một hệ thống lý luận đầy đủ và chính xác về các khái
niệm của đề tài.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Chúng tôi sử dụng bảng khảo sát trực tuyến nhằm nắm được thông tin chung về sinh
viên năm nhất khoa Đức, thực trang sử dụng các phương tiện truyền thông trong việc
học tiếng Đức (khi tự học và học trên lớp) và tương tác trong giờ học tiếng Đức.
- Phương pháp thống kê:
Dựa vào những thông tin, số liệu thu thập được thông qua bảng hỏi, chúng tôi xử lý,
tổng hợp, trình bày để có được cái nhìn tổng qt về kết quả điều tra.

3


9. Dự kiến cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài của chúng tơi bao
gồm hai phần chính và được trình bày trong hai chương, đó là:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực tiễn về việc sử dụng phƣơng tiện truyền thông
trong việc học tiếng Đức đối với sinh viên năm nhất khoa NN&VH Đức
Chƣơng 3: Giải pháp và kết luận


4


CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về ứng dụng công nghệ và phƣơng tiện truyền thông trong học và dạy ngoại
ngữ trên thế giới
Phương tiện truyền thông từ lâu đã được coi là một công cụ giao tiếp tuyệt vời.
Marc Presky (2001) đã định nghĩa về sinh viên ngày nay: “they spent their entire lives
surrounded by and using computers, videogames, digital music players, video cams,
cell phones, and all the other toys and tools of the digital age” (cf. Liu, 2010:102).
Nghiên cứu của Liu (2010) cũng chỉ ra rằng, cơng nghệ đóng vai trị rất lớn cho giáo
dục, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và trải nghiệm học tập của học sinh, sinh viên.
Việc áp dụng một cách thông minh các phương tiện truyền thơng trong q trình học
tập và giảng dạy chính là chìa khóa của một nền giáo dục thành cơng. Điều này cũng
đồng thời được nêu ra khẳng định bởi Chan (2011), rằng phương tiện truyền thông và
giáo dục luôn liên kết chặt chẽ với nhau
Ảnh hưởng của phương tiện truyền thơng với việc học đã từng có những ý kiến
trái chiều. Clark (1983) từng khẳng định rằng phương tiện truyền thơng hồn tồn
khơng ảnh hưởng đến học tập, dĩ nhiên quan điểm này đã gây ra nhiều tranh cãi. Sau
này, Kozma (1991, 1994) đã đưa ra quan điểm nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa
phương tiện truyền thông và phương pháp, khi chúng đều ảnh hưởng đến việc thiết kế
bài giảng cũng như nhận thức và việc học của người học. Ông khẳng định rằng cả hai
đều là một phần của thiết kế giảng dạy và thiết kế giảng dạy tốt phải tận dụng khả năng
của phương tiện để phát triển các phương pháp khai thác tiềm năng của nó. Điều này
tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm bởi Jonassen, Campbell và Davidson
(1994) (Chan et al., 2011)
Ngày nay, tất cả các phương tiện truyền thông, theo một cách thức nào đó, đều
tiếp cận giáo dục, bao gồm cả việc học ngoại ngữ. Điều này đã được Wei Meng Chan
(2011) bày tỏ rõ ràng trong cuốn sách của mình. Các phương tiện truyền thơng là một

cơng cụ quan trọng để học ngoại ngữ cũng như hoàn thiện trong cả 4 kỹ năng: Nghe,
5


Nói, Đọc, Viết. Thơng qua các phương tiện truyền thơng, người dạy và người học có
thể truy cập một lượng lớn thơng tin liên quan đến văn hóa và ngoại ngữ. Phương tiện
truyền thơng cịn đồng thời tạo động lực lớn cho những người học ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, Vanderplank (2016) cũng khẳng định những lợi ích mà các
phương tiện truyền thơng mang lại trong q trình học ngoại ngữ, rằng chương trình
truyền hình và phim ảnh hay Youtube v..v. nên được khuyến khích sử dụng và tận
dụng triệt để để học ngoại ngữ, từ trên lớp hay khi tự học. Ông đã đưa ra những dẫn
chứng về việc chèn phụ đề trong các chương trình trên TV ở Châu Âu một cách sáng
tạo và linh hoạt, hay cả ở Anh, xứ Wales, việc sử dụng phụ đề trong các chương trình
truyền hình cũng được áp dụng rộng rãi.
Ý tưởng về nền giáo dục mới (Giáo dục 4.0) khởi nguồn từ những tiến bộ của
công nghệ giáo dục. Harkins (2008) đặt tên cho nền giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
đầu tiên là Giáo dục 1.0, trong xã hội công nghiệp là Giáo dục 2.0, trong thời kỳ cơng
nghệ tồn cầu hóa là Giáo dục 3.0 và trong thời kỳ đổi mới với công nghệ kỹ thuật số
là Giáo dục 4.0 (Peredrienko et al. 2020: 107). Trong thời đại công nghệ 4.0, sử dụng
công nghệ và truyền thông trong quá trình học tập và giảng dạy dường như trở thành
một phương pháp cơ bản và thông dụng nhất. Điều này đã được chứng minh qua bài
viết của trường Đại học Vũng Tàu “Teaching and learning English language in the
Industrial 4.0”, trong nghiên cứu về việc học tiếng Anh ở Malaysian trong “Industrial
Revolution 4.0 and Its Impact on Language and Cultural Studies” (2020) của Juhary.
1.1.2. Xu hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học ngoại ngữ ở Việt
Nam
Trong thế kỷ XX - thời đại bùng nổ công nghệ thơng tin với sự ra đời của máy tính
vào thập niên 50 và sự phát triển mạnh mẽ của nó vào thập niên 80 và 90, nhiều công
nghệ ứng dụng máy tính xuất hiện phục vụ nhu cầu cơng tác thông tin truyền thông.
Công nghệ thông tin mang lại những ảnh hưởng tích cực, đặc biệt là trong mơi trường

giáo dục. Việc đào tạo ngoại ngữ có sự hỗ trợ của công nghệ Internet đã và đang xuất
hiện ở các cấp đại học, trung học và dạy nghề ở nhiều nước trên thế giới. Ngay tại Việt
6


Nam việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ở trường học cũng đang trên đà phát
triển.
Ngày nay, việc học ngoại ngữ qua máy tính là khuynh hướng chung trong các
chương trình đào tạo ngoại ngữ. Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào tiến trình giảng
dạy và học tập nói chung và đào tạo ngoại ngữ nói riêng đã phát triển sâu rộng ở các
nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay, mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và các
nhà giáo dục khơng cịn là có nên giới thiệu và ứng dụng Công nghệ thông tin vào q
trình đào tạo hay khơng, mà là làm thế nào để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên
thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của Công nghệ thông tin. Điều này chứng
minh một thực tế là hành trình đưa các ứng dụng của cơng nghệ vào lớp học là xu thế
mới. Thêm vào đó, giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với các phương tiện hỗ trợ học
tập này là cách hỗ trợ họ chuẩn bị hành trang trên bước đường hòa nhập vào thị trường
lao động hiện đại, nơi mà cái bóng của Cơng nghệ thông tin là khắp nơi, len lỏi vào
công việc và cuộc sống của họ. Nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm đưa các ứng
dụng của mạng xã hội vào quá trình đào tạo; biến quá trình học tập khơng chỉ bó gọn
trong bốn bức tường của lớp học. Việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào q trình
giảng dạy nhằm nâng cao tính tự chủ và động cơ học tập của sinh viên; và đặc biệt mở
rộng khả năng tương tác.
Có rất nhiều những thảo luận, nghiên cứu học thuật, nghiên cứu thực tiễn lớp học,
đều nhắm đến mục tiêu khai thác các công nghệ thông tin và truyền thơng nhằm xúc
tiến q trình dạy và học ngoại ngữ thông qua những phương tiện truyền thông một
cách hiệu quả.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu dạy và học ngoại ngữ nhờ công nghệ thông tin ở Việt
Nam
Đặt trong bối cảnh thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ, vào ngày

27.02.2021 tạp chí Khoa học đại học Cần Thơ đã đăng tổng quan nghiên cứu về kiến
thức ứng dụng công nghệ thông tin (TPACK) trong dạy học ngoại ngữ. Trong đó, tác
giả phân tích tổng quan về kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin (technological
7


pedagogical content knowledge -TPACK) trong dạy học ngoại ngữ. Dựa trên các
nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí quốc tế có uy tín trên thế giới trong 20 năm
gần đây, bài viết này thảo luận mơ hình TPACK, vai trị của nó cũng như những thành
tựu đạt được từ những nghiên cứu. Với những hiểu biết từ tổng quan, bài viết đề xuất
ba hướng nghiên cứu về TPACK nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về lý luận và thực
tiễn liên quan đến công tác đào tạo và phát triển chuyên môn cho giáo viên về kiến
thức ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ. Ba hướng nghiên cứu
bao gồm: xác trị công cụ khảo sát TPACK, nghiên cứu TPACK của giáo viên ngoại
ngữ và nghiên cứu tác động của đào tạo và tập huấn TPACK đối với dạy và học ngoại
ngữ.
Theo tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Long đã
nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ. Bài báo tập trung
thảo luận tình hình ứng dụng Cơng nghệ Thơng tin vào q trình dạy-học ngoại ngữ
nói chung và cụ thể là tiếng Anh từ lí thuyết đến thực tiễn; từ mơ hình thế giới đến
thực trạng ứng dụng tại Việt Nam. Ở phần kinh nghiệm quốc tế, trên nền tảng giáo dục
kĩ thuật số, bài báo phân tích các đường hướng phổ biến hiện nay thế giới đang áp
dụng làm các mô hình lí thuyết cho việc đưa Cơng nghệ thơng tin vào lớp học, vào quá
trình giảng dạy, tiếp theo là phần phân tích các năng lực Cơng nghệ thơng tin mà người
giáo viên cần đạt được. Ở phần nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, bài báo đi sâu phân
tích nhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong
bối cảnh Việt Nam, kèm theo là thực trạng ứng dụng hiện nay. Kết luận rút ra và các
kiến nghị được trình bày ở phần kết luận.
Bên cạnh đó, tại trường Đại học Ngoại ngữ, bài báo “Những xu hướng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam” trình bày tổng quan về các

khuynh hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam.
Trên cơ sở tập hơp kết quả từ các nghiên cứu ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, bài
báo mô tả ba xu hướng ứng dụng, bao gồm dạy và học dựa vào máy tính, dạy và học
dựa vào trang mạng và dạy và học trực tuyến. Bài báo cũng đề cập đến hai nhận định

8


về các xu hướng ứng dụng có liên quan đến hai đặc trưng cơ bản của ba xu hướng trên
đây, bao gồm tính cập nhật của các ứng dụng và quy mô của xu hướng.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bài nghiên cứu về việc sử dụng cơng nghệ thơng
tin trong q trình dạy và học tiếng Đức. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu
về vấn đề này.
1.2. Khái niệm
1.2.1. Về khái niệm “Phương tiện truyền thông”
1.2.1.1. Định nghĩa “Phương tiện truyền thông”
Đối với hầu hết mọi người ở Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, mạng xã hội là một
phần không thể thiếu trong cuộc sống. Báo cáo Kỹ thuật số The Digital Report 2019 đã
chỉ ra nhiều đặc điểm trong hành vi sử dụng Internet của người Việt Nam. Theo kết
quả khảo sát từ We Are Social và Hootsuite, tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam là 66%
(tương đương 64 triệu người). Theo báo cáo, người dùng internet ở Việt Nam dành
trung bình 6,7 giờ để sử dụng internet; 2,5 giờ hoạt động trên mạng xã hội; 2,5 giờ xem
truyền hình trực tiếp và video theo yêu cầu và khoảng 1,2 giờ để nghe nhạc trực tuyến.
Khơng có gì ngạc nhiên khi thực tế việc này cũng có tác động đến việc học, đặc biệt
là học tiếng Đức. Những ví dụ sau đây đã khơng cịn q xa lạ: Giáo viên sử dụng nền
tảng Google Classroom để gửi bài tập về nhà cho học sinh và sửa bài của học sinh.
Nhờ vậy, giáo viên có thể kết nối với người học mà khơng cần đến lớp. Hay thay vì chỉ
nghe các bài tập có trong giáo trình, người học có thể xem video trên YouTube từ các
trang dạy tiếng Đức như Easy German hoặc Deutsche Welle. Điều này cũng được học
viên đánh giá giúp họ cải thiện kỹ năng nghe và nói.

Theo trang từ điển uy tín của Đức - duden, “phương tiện truyền thông” hay “Media”
được hiểu là “Gesamtheit der digitalen Technologien und Medien wie Weblogs, Wikis,
soziale Netzwerke u.Ä., über die Nutzerinnen und Nutzer miteinander kommunizieren
und Inhalte austauschen kưnnen.” - “tồn bộ các công nghệ và phương tiện kỹ thuật số

9


như weblog, wiki, các trang mạng xã hội, v.v., và qua đó, người dùng có thể giao tiếp
và trao đổi nội dung với nhau.”
Ở phần này, ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về khái niệm phương tiện truyền thông.
Sang phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu về các loại phương tiện truyền thông được
sử dụng trong lớp học.
1.2.1.2. Các loại phương tiện truyền thông trong lớp học
a, Phương tiện truyền thông in ấn (Printmedien)
Rebensburg (2010) cho rằng „Zu den Printmedien zählen alle gedruckten
Lernmittel, zum Beispiel Bücher, Arbeitsblätter und Zeitungen“, có nghĩa là: “Phương
tiện truyền thơng in ấn bao gồm tất cả các tài liệu học tập được in, ví dụ như sách,
phiếu bài tập và báo.” Tất cả sách và phiếu bài tập được in và sử dụng trong lớp học
đều là phương tiện truyền thông in ấn. Các phương tiện truyền thơng in ấn đóng vai trị
cực kỳ quan trọng trong việc học vì chúng được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của
tiết học. Nó khơng chỉ truyền đạt phần lớn kiến thức trọng tâm mà còn cung cấp
phương pháp truyền tải bài học từ người dạy sang người học. Các phương tiện này có
thể là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trong bất kỳ tiết học nào.
b, Phương tiện truyền thông trực quan (visuelle Medien)
Thay vì chỉ đọc sách hoặc tài liệu, chúng ta thấy dễ dàng ghi nhớ hơn khi sử dụng
các phương tiện trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, mơ hình... khi giảng dạy hoặc học
tập. Và điều này thậm chí cịn thuận tiện hơn khi internet phát triển. Nhờ sự hỗ trợ của
Internet, bạn có thể tìm kiếm các hình ảnh, đồ dùng trực quan phục vụ cho học tập
hoặc giảng dạy. Nhưng bên cạnh đó, nhược điểm của việc sử dụng phương tiện trực

quan là khó chỉnh sửa trên giấy. Khi trình chiếu bài giảng của mình bằng Powerpoint,
chiếu từ slide này tới slide khác, giáo viên có thể dễ dàng chỉnh sửa nếu có sai sót.
Ngược lại, sẽ rất khó để sửa tranh ảnh trực tiếp khi giáo viên sử dụng chúng làm giáo
cụ trực quan.
c, Phương tiện truyền thơng thính giác (auditive Medien)

10


Phương tiện truyền thơng thính giác là tất cả các q trình truyền hoặc lưu trữ âm
(sóng âm) được tạo ra về mặt kỹ thuật hoặc điện tử.
Việc nghe rất hữu ích khi học ngoại ngữ. Nó khơng chỉ cải thiện kỹ năng phát âm
mà còn cả kỹ năng giao tiếp của người học. Khi chúng ta lắng nghe, bộ não của chúng
ta sẽ phải ghi nhớ. Nhờ đó mà khả năng ghi nhớ từ và kỹ năng nghe của người học
cũng sẽ được cải thiện.
Phương tiện truyền thơng thính giác chủ yếu được sử dụng trong các giờ học ngoại
ngữ dưới dạng bài tập câu hỏi-trả lời. Phương tiện này rất dễ sử dụng vì trong trường
ln có sẵn các thiết bị âm thanh như loa, đài…. Vì vậy, giáo viên chỉ cần ghi đĩa CD
hoặc tải tệp âm thanh về để phát trên các thiết bị âm thanh.
d, Phương tiện truyền thơng nghe-nhìn (audiovisuelle Medien)
Theo Frederking (2012), phương tiện truyền thơng nghe-nhìn là “các kết nối được
tạo ra về mặt kỹ thuật của hình ảnh và âm thanh cùng chuyển động”
Trên lớp, ngồi các bài giảng thơng thường, giáo viên thường sử dụng video để nâng
cao tính tương tác và giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức. Thông thường, mỗi
video chỉ dài từ 5 đến 10 phút để người học không bị mất tập trung khi quay lại lớp
học.
e, Phương tiện truyền thông tương tác (interaktive Medien)
Internet và máy tính được sử dụng làm phương tiện truyền thông tương tác. Ngày
nay, loại phương tiện này đã trở thành một phương tiện dạy và học không thể thiếu đối
với tất cả mọi người. Khi công nghệ phát triển, việc sử dụng Internet hoặc máy tính để

giảng dạy ngày càng nhiều.
Ví dụ đơn giản nhất về phương tiện truyền thông tương tác là việc sử dụng trang
web, mạng xã hội hoặc ứng dụng trong khi học tập hoặc giảng dạy. Các trang web và
mạng xã hội tiêu biểu như: Deutsche Welle, Youtube, Facebook, Instagram,… Ngoài
ra, các ứng dụng như Quizzlet, Kahoot hay Google Classroom hỗ trợ rất nhiều cho việc
học và dạy tiếng Đức.

11


Việc sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác có ưu điểm là khơng chỉ cung
cấp thơng tin nhanh chóng mà cịn dễ dàng cập nhật và truy cập. Điều này giúp người
học đạt được mục tiêu học tập mong muốn và có động lực học tập hơn. Mặt khác, việc
sử dụng trực tiếp internet có thể khiến người học mất tập trung trong việc học.
1.2.2. Về khái niệm “Tương tác”
1.2.2.1. Định nghĩa “Tương tác”
Tương tác là hành động giao tiếp, tiếp xúc giữa hai hoặc nhiều người trong lớp học.
Đó có thể là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa các học sinh với nhau.
Nhờ có sự tương tác, người học có thể cùng nhau giải quyết bài tập và luyện tập các kỹ
năng như nói, đọc.
Khi học nhóm, người học có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng trao đổi kiến thức. Từ đó
có thể cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ bài tốt hơn. Hơn nữa, người học cũng trở
nên năng nổ và tự tin hơn trong giờ học.
1.2.2.2. Hình thức làm việc và hình thức xã hội trong lớp học
a. Hình thức xã hội trong lớp học
Tất cả các hình thức xã hội khuyến khích q trình giao tiếp giữa người học với giáo
viên và giữa những người học. Từ đó mọi người tương tác với nhau trong lớp tốt hơn.
Có 4 hình thức làm việc chung. Đó là giảng dạy trực diện, người học học theo nhóm,
người học học theo cặp và người học làm việc một mình.
Hai yếu tố ảnh hưởng đến hình thức xã hội và sự tương tác trong lớp học là cách sắp

xếp vị trí ngồi của người học và mơi trường văn hóa của họ. Đầu tiên giáo viên cần sắp
xếp chỗ ngồi thích hợp cho người học, sao cho họ có thể dễ dàng nhìn thấy nhau, bởi
vì giao tiếp bằng ánh mắt cũng rất trong trọng trong việc tương tác. Ngoài ra, cần xếp
chỗ ngồi để người học có thể di chuyển một cách linh hoạt và dễ dàng. Bên cạnh đó,
các thói quen học và dạy cũng là yếu tố quyết định việc các hình thức xã hội và quá
trình giao tiếp có hiệu quả khơng.
b. Hình thức làm việc

12


Hình thức làm việc sẽ quyết định cách thức người học giải quyết các bài tập được
giao như thế nào. Ngồi ra, nó cũng xác định cách người học làm việc với nhau và sẽ
thực hiện những hoạt động gì.
1.2.2.3. Vai trò của giáo viên đối với sự tương tác trong lớp học
Giáo viên đóng một vai trị rất quan trọng trong quá trình tương tác. Đặc biệt khi
người học làm việc nhóm, giáo viên nên đến từng nhóm để lắng nghe ý kiến và giúp đỡ
khi các nhóm gặp khó khăn. Tuy nhiên, giáo viên cũng nên hạn chế ngắt lời người học
ít nhất có thể, để họ có thể đưa ra ý kiến một cách tự do. Khi người học mắc lỗi, giáo
viên nên phản ứng theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp để bầu không khí trong
lớp học ln thoải mái và tích cực.
Bên cạnh đó, trong thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động, giáo viên cần làm rất
nhiều việc. Họ phải chuẩn bị tài liệu cho bài học mới, chia người học thành các nhóm
nhỏ và hướng dẫn người học một cách rõ ràng các nhiệm vụ cần phải thực hiện.
1.2.3. Về khái niệm “Động lực”
1.2.3.1. Định nghĩa “động lực”
Pauline Kael từng nói: Ở đâu có ý chí, nơi đó có con đường (“Where there is a
will, there is a way”). Mỗi công việc, nhiệm vụ hay hành động ta làm đều cần có động
lực mới có thể hồn thành tốt được.
Theo Hồng Phê (2003), động lực là “cái thúc đẩy, làm cho phát triển”. Trong

từ điển tiếng Đức Duden, thuật ngữ “động lực” được định nghĩa “Gesamtheit der
Beweggründe, Einflüsse, die eine Entscheidung, Handlung o. Ä. beeinflussen, zu einer
Handlungsweise anregen”.
1.2.3.2. Các loại động lực
Theo Ballweg et al. (2013), động lực được chia làm hai loại: động lực nội tại và
động lực bên ngoài. Động lực nội tại mô tả nỗ lực của người học ngoại ngữ do xuất
phát từ nhu cầu cá nhân, do có niềm u thích với ngoại ngữ đó hoặc cảm thấy việc
học ngoại ngữ rất thú vị. Chẳng hạn, bạn tự tìm và chơi các trị chơi để ơn luyện ngữ
13


pháp, bạn tìm chọn các tài liệu học theo chủ đề v.v. Steve Jobs, nhà sáng lập Apple, đã
nói trong một cuộc phỏng vấn: “You’ve to have a lot of passion for what you’re
doing… because it’s [founding a company] so hard that if you don’t, any rational
person would give up… if you don’t really have fun doing it… you’re gonna give up
and that’s what happens to most people” (Youtube)1. Qua đó có thể khẳng định, động
lực nội tại đóng vai trị quan trọng. Cịn nếu bạn có động lực học tập do bạn không
muốn nhận điểm kém, muốn được khen thưởng và khơng muốn bị phạt v.v. đó là động
lực bên ngồi. Tất nhiên, khơng phải tất cả động lực bên ngồi đều có ý nghĩa khơng
đúng đắn.
1.2.3.3. Tầm quan trọng của động lực
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ. Và theo Ballweg et al.
(2013), động lực là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc học tập
thành cơng. Có thể học tập tốt và động lực do đó mà có ảnh hưởng lẫn nhau. Khi bạn
có động lực học tập, bạn sẽ thấy buổi học thú vị hơn nhiều, nhờ đó mà có thể tập trung
vào đó. Qua đó mà hiệu suất học tập của bạn cũng được cải thiện. Nhìn chung, động
lực có thể giúp nâng cao khả năng học hỏi, sáng tạo và giúp việc học thêm vui vẻ hơn
nhiều.
1.2.3.4. Đánh thức động lực và niềm vui trong học tập
Nếu động lực được coi là yếu tố trực tiếp thì thái độ là yếu tố gián tiếp tác động

đến kết quả học tập thành công của mỗi người. Càng có một thái độ và cách nhìn nhận
tích cực với việc học tiếng Đức, bạn càng cảm thấy việc học ngoại ngữ này trở nên dễ
dàng và thú vị hơn nhiều. Đây cũng là điều đã được Balley et al. (2013) đề cập
“Negative Vorstellungen von einem Land und seinen Bewohnern, Stereotype und
Klischees, können dazu führen, dass Lernende der Zielsprache und dem
Sprachunterricht skeptisch gegenüberstehen”. Và theo Balley (2013), nền tảng cơ bản
của động lực và động cơ. Động cơ tạo nên sự thúc đẩy, tại sao chúng ta lại muốn đạt
được một mục tiêu nhất định nào đó. Nếu bạn muốn học tiếng Đức tốt hơn, bạn cần có
1

/>
14


động lực rõ ràng. “Tại sao tôi học tiếng Đức?” có lẽ là câu hỏi mà mỗi người học tiếng
Đức nên tự đặt ra cho bản thân mình. Đáp án tất nhiên có rất nhiều, và mỗi người cũng
có riêng cho mình một câu trả lời: để có một cơng việc tốt trong tương lai, muốn du
lịch châu Âu, vì yêu nước Đức v.v. Chỉ khi bạn có một động cơ học tiếng Đức rõ ràng,
bạn mới có thể có thêm động lực học ngoại ngữ này.

15


CHƢƠNG 2 - NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRUYỀN
THÔNG TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM
NHẤT KHOA NN&VH ĐỨC
2.1. Thiết kế bảng khảo sát
Chúng tôi đưa ra một bảng khảo sát online dành cho các bạn sinh viên năm
nhất, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia
Hà Nội. Khảo sát gồm 25 câu hỏi về việc sử dụng phương tiện truyền thơng nói chung

cũng như khi tự học và học tập trên lớp của sinh viên năm nhất khoa Đức. Phần đầu
cuộc khảo sát là các câu hỏi chung về việc sử dụng phương tiện truyền thơng nói
chung và trong việc học ngoại ngữ nói riêng, những phương tiện truyền thông sinh
viên thường sử dụng cũng như thời gian, tần suất sử dụng. Mục đích của những câu hỏi
này là giúp mọi người hình dung khái quát về việc học tiếng Đức và việc sử dụng
phương tiện truyền thông của sinh viên năm nhất, khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Đức,
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội.
Phần tiếp theo trong bảng khảo sát, đồng thời cũng là phần quan trọng nhất, tập
trung vào những câu hỏi về việc sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học tiếng
Đức, về sự tương tác trong lớp học và động lực học tập của sinh viên. Thơng qua
những câu hỏi này ta có thể biết được, sinh viên sử dụng phương tiện truyền thông
trong việc học tiếng Đức như thế nào, đánh giá được mức độ tương tác giữa giảng viên
và sinh viên cũng như giữa sinh viên và sinh viên với nhau. Đồng thời biết được hiệu
quả tự học khi sử dụng các phương tiện truyền thơng.
2.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
2.2.1. Thơng tin chung về nhóm sinh viên thực hiện khảo sát
Khảo sát này dành cho sinh viên năm nhất, khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Đức,
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tổng cộng đã có 100 sinh viên
tham gia thực hiện khảo sát này.
Biểu đồ thứ nhất cho thấy thời gian học tiếng Đức của sinh viên năm nhất tính
đến thời điểm thực hiện khảo sát. Kết quả cho thấy 88% sinh viên học tiếng Đức dưới
16


1 năm, với thời gian 1 năm, 2 năm, 3 năm và trên 3 năm, kết quả đều là 3% trong tổng
số sinh viên thực hiện khảo sát.

Biểu đồ 1. Thời gian học tiếng Đức của sinh viên năm nhất
Và tất cả sinh viên đều học tiếng Anh. Hầu hết trong số sinh viên thực hiện
khảo sát đã học tiếng Anh trong khoảng từ 5 đến 10 năm (63%) và từ 10 đến 15 năm

(31%). Những người khác đã học tiếng Anh dưới 5 năm (3%) và trên 15 năm (3%).
Kết quả này cũng đồng thời nhấn mạnh việc tiếp xúc và làm quen với ngoại ngữ của
sinh viên năm nhất, khoa Ngơn ngữ và Văn hóa Đức, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội là tương đối dài (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Thời gian học tiếng Anh
Ngoài hai ngoại ngữ là tiếng Đức và tiếng Anh, có tổng số 61% sinh viên thực
hiện khảo sát này học thêm ngoại ngữ khác, cụ thể là tiếng Hàn (13%), tiếng Nhật
17


(10%), tiếng Trung (22%), tiếng Thái Lan (4%), tiếng Pháp (4%), tiếng Tây Ban Nha
(3%) hoặc một ngoại ngữ khác khơng được nhắc đến trong khảo sát (5%). Cịn số sinh
viên khơng học thêm ngoại ngữ nào khác ngồi tiếng Đức và tiếng Anh chiếm hơn ⅓,
là 39% (Biểu đồ 3).

Biểu đồ 3. Học thêm ngoại ngữ khác ngoài tiếng Đức và tiếng Anh
2.2.2. Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của sinh viên năm thứ nhất
khoa Đức
Qua kết quả của bài khảo sát, ta thấy rằng các phương tiện truyền thông đã trở
nên rất phổ biến đối với sinh viên. Nổi bật nhất trong đó là Facebook, Youtube và
Google Classroom khi 100% sinh viên đều biết đến. Ngoài Facebook và Youtube được
biết đến là phương tiện giải trí, Google Classroom được sử dụng trong q trình học
online của các bạn sinh viên nên tất cả sinh viên thực hiện khảo sát đều biết đến nó.
Bên cạnh đó, một vài phương tiện truyền thông khác cũng rất phổ biến: Instagram
(97%), Kahoot (80%), Twitter (70)% v..v. Điều đó cũng chứng minh rằng, sinh viên đã
sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông trong cuộc sống hàng ngày và phương tiện
truyền thông đã tiếp cận họ một cách thành công, có thể nói, trở thành một yếu tố
khơng thể thiếu (Biểu đồ 4).


18


Biểu đồ 4. Các phương tiện truyền thông phổ biến
Bên cạnh đó, thời gian sử dụng phương tiện truyền thơng của những sinh viên
thực hiện khảo sát này cũng tương đối khác nhau. Hơn ⅔ số sinh viên tham gia khảo
sát dành hơn 4 giờ đồng hồ mỗi ngày để truy cập vào các phương tiện truyền thông. ⅓
số sinh viên cịn lại truy cập ít hơn, cụ thể từ 2 giờ đến 4 giờ (28%) và từ 1 đến 2 giờ
(3%). Khơng có sinh viên nào khơng sử dụng phương tiện truyền thông trong ngày
(Biểu đồ 5).

Biểu đồ 5. Thời gian sử dụng phương tiện truyền thông
19


Bài khảo sát cũng chỉ ra rằng, sinh viên sử dụng phương tiện truyền thơng với
nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích giải trí tương đối cao: nghe nhạc (97%),
xem phim (90%) v..v. Cũng có rất nhiều sinh viên sử dụng phương tiện truyền thơng
với mục đích học tập (91%) và cập nhật tin tức (88%). Và gần 90% sinh viên tham gia
khảo sát sử dụng phương tiện truyền thơng với mục đích giao lưu, trị chuyện với bạn
bè (Biểu đồ 6).

Biểu đồ 6. Mục đích sử dụng phương tiện truyền thơng
Điều này có nghĩa là họ có thể sử dụng tốt và triệt để các chức năng của các phương
tiện truyền thơng. Ngồi ra, nhu cầu sử dụng phương tiện truyền thông cũng rất lớn.
Phương tiện truyền thơng nói chung đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của họ. Thay
vì viết thư, giờ đây bạn có thể dễ dàng liên lạc với người thân, bạn bè qua các phương
tiện truyền thơng. Hơn nữa, bạn cũng có thể học tập trên các trang web, làm các bài tập
online chứ khơng chỉ thơng qua sách giấy. Vì vậy, thật khơng ngoa khi nói, phương
tiện truyền thơng là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người.

Đặc biệt là những người sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học
(97%) (Biểu đồ 7).

20


Biểu đồ 7. Sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học .
Điều này chứng minh rằng, sinh viên rất quan tâm đến việc học. Và họ có thể áp
dụng nhiều cách thức khác nhau để cải thiện và nâng cao kiến thức của mình. Điều đó
cũng đúng khi họ học tiếng Đức. Biểu đồ 8 đã chỉ ra rằng, hầu hết sinh viên tham gia
khảo sát đều sử dụng phương tiện truyền thông trong khi học tiếng Đức (95%).

Biểu đồ 8. Sử dụng phương tiện truyền thông trong việc học tiếng Đức

21


Khảo sát cũng chỉ ra các trang web, ứng dụng mà sinh viên truy cập trên
Internet khi học tiếng Đức. Rất nhiều trang web, ứng dụng, hội nhóm v..v. được thống
kê: Youtube (70%), Deutsche Welle (32%) hay Facebook, Dat Tran Deutsch v..v. Điều
này chứng minh rằng, phương tiện truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học
tiếng Đức của sinh viên. Đối với sinh viên Việt Nam, tiếng Đức là một ngoại ngữ
tương đối khó, đây cũng khơng phải là một ngoại ngữ quá phổ biến. Bên cạnh đó, các
học liệu tiếng Đức cũng tương đối đắt và khó có thể tìm thấy ở các nhà sách ở Việt
Nam. Vì vậy, phương tiện truyền thơng là một cơng cụ tốt nhất để học và cải thiện,
nâng cao trình độ tiếng Đức của sinh viên. Mỗi trang web, mạng xã hội, ứng dụng đều
có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng tiếng Đức theo một cách thức nào đó. Thơng qua việc
lựa chọn phương tiện truyền thơng, bạn có thể tự tìm ra cho mình một phương pháp
học tập đúng đắn và phù hợp. Đó cũng là lý do mà mỗi người lựa chọn các phương tiện
truyền thông khác nhau để phục vụ quá trình học tập.

Tuy nhiên, sinh viên cũng khơng tránh khỏi những khó khăn trong q trình tìm
kiếm và sử dụng các phương tiện truyền thơng để học tiếng Đức. Khảo sát cho thấy, có
đến 90% số lượng sinh viên tham gia khảo sát hay bị sao nhãng học tập khi sử dụng
các phương tiện truyền thông. Đây là một trong những nhược điểm rất lớn của việc sử
dụng phương tiện truyền thơng trong q trình học, đi ngược lại hồn tồn những ưu
điểm mà nó mang lại. Ngồi ra, cũng có một số sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm nguồn tài liệu, nguồn học tập phù hợp với mình (30%). Khó khăn trong q trình
tìm kiếm và sử dụng các phương tiện truyền thơng để học tiếng Đức cịn do sinh viên
chưa thơng thạo tiếng Đức để có thể hiểu được nội dung các trang web tiếng Đức dễ
dàng (Biểu đồ 9).

22


×