Lời mở đầu
Việt Nam là một nước có gần 70% dân số sống ở nông thôn và sinh
sống bằng nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu
vẫn là sản xuất truyền thống, ít sử dụng máy móc và công nghệ mới. Hiện nay
nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nhưng nông
nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như
giải quyết việc làm cho lượng lớn người lao động ở nông thôn. Do đó, đầu tư
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết, việc đầu tư này
không chỉ tác động tới ngành nông nghiệp mà còn có tác động lan toả tới các
ngành nghề khác trong xã hội. Trong thời gian qua các nguồn vốn dành cho
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại những lợi ích to lớn, trong
đó phải kể đến nguồn vốn ODA. Các chương trình, dự án ODA đã đem lại
hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho nhiều vùng đặc biệt đối với vùng
sâu, vùng xa (như dự án cung cấp nước sạch, xoá đói giảm nghèo, cung cấp
năng lượng,…). Tuy nhiên quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua còn
nhiều bất cập cần phải giải quyết. Việc quản lý và sử dụng ODA hiệu quả
nguồn vốn này là rất cần thiết để chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ của
các nhà tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thu hút và sử dụng vốn ODA cho
nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010”. Em xin chân
1
thành cảm ơn T.S Từ Quang Phương và chị Nguyễn Thanh An- Chuyên
viên Vụ kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tạo điều kiện và giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này. Do khả năng còn hạn chế nên chuyên đề không
tránh khỏi thiếu, kính mong các thầy cô góp ý và bổ sung.
Những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được trình bày và phân
tích qua hai phần sau:
Chương 1: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và
phát triển nông thôn ở Việt Nam
Chương 2: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA
cho nông nghiệp và phát triển nông thôn
2
Chương 1: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam
1.1. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam
•
Thứ nhất, tình hình huy động vốn ODA:
Sau khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế (tháng 11/1993),
Việt Nam đã liên tục nhận được những cam kết tài trợ ODA của các nhà tài
trợ. Hiện nay có 51 nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, trong đó có 28 nhà tài trợ
song phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động tài trợ ở hầu hết các lĩnh
vực ưu tiên phát triển của Việt Nam. Mặc dù, mỗi nhà tài trợ đều có hiến
chương và chính sách ODA toàn cầu riêng, quy trình và thủ tục cũng có sự
khác biệt, song nhìn chung các nhà tài trợ đều căn cứ vào Chiến lược phát
3
triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, Kế hoạch 5 năm 2001-2005, các quy
hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, các chương trình
quốc gia, nhất là Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo
(CPRGS)… để hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam.
Ngoài ra, hơn 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) hiện đang
hoạt động ở hầu hết các địa phương trên cả nước và trong nhiều lĩnh vực bao
gồm cả viện trợ nhân đạo lẫn viện trợ phát triển với trị giá viện trợ khoảng
100 triệu USD/1 năm.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1993 đến 2005, số vốn ODA các nhà tài
trợ cam kết cho Việt Nam là 33263.8 triệu USD, trong đó số vốn đã giải ngân
là 15857 triệu USD.
Bảng 1.1: ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 1993-2005
Đơn vị: Triệu USD
Năm ODA
cam kết
Tốc độ tăng liên
hoàn của cam kết
(%)
ODA
giải ngân
Tốc độ tăng liên
hoàn của giải ngân
(%)
1993 1860.8 - 413 -
1994 1958.7 5.26 725 75.54
1995 2311.4 18 737 1.66
1996 2430.9 5.17 900 22.12
1997 2377 -2.217 1000 11.11
1998 2186 -8.035 1242 24.2
4
1999 2839 29.872 1350 8.7
2000 2400 -15.463 1650 22.22
2001 2356 -1.833 1500 -9.09
2002 2461 4.457 1528 1.87
2003 2839 15.36 1442 -5.63
2004 3441 21.205 1650 14.42
2005 3803 10.52 1720 4.242
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn ODA tăng qua các năm nhưng không
đều, trung bình mỗi năm lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho
Việt Nam đạt gần 2.4 tỷ USD, đây là mức cam kết khá cao so với các nước
đang phát triển khác. Trong 2 năm đầu, khi vừa nối lại quan hệ với cộng
đồng tài trợ quốc tế, lượng ODA cam kết mới chỉ đạt 1860.8 triệu USD (năm
1993) và 2839 triệu USD (năm 1994), nhưng đến năm 1999 đã tăng gần 1.5
lần đạt 2839 triệu USD. Riêng giai đoạn 1997-2000 lượng vốn có sự sụt giảm
nhẹ, điều này là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997.
Giai đoạn 2001 -2005, lượng vốn ODA qua các năm liên tục tăng và tăng khá
đều, tốc độ tăng cũng khá ổn định và tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn
này là 14.9 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2006, tổng vốn ODA thông qua
các hiệp định kí kết với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 1.599 tỷ USD, trong đó
vốn vay đạt 1.466 tỷ USD và vốn viện trợ khoảng 0.133 tỷ USD.
Những kết quả trên là do Việt Nam đã tạo được sự tin tưởng ở các nhà
tài trợ thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nhịp độ tăng trưởng
kinh tế ổn định trong thời gian dài, tình hình chính trị-xã hội ổn định; đặc biệt
là sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo.
5
•
Thứ hai, tình hình giải ngân vốn ODA
Trong 12 năm qua, cùng với sự gia tăng mức cam kết, mức giải ngân cũng
tăng.
Biểu đồ 1.1: Mức ODA giải ngân giai đoạn 1993-2005
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Ta thấy mức giải ngân qua các năm tăng dần, trung bình đạt 1.2 tỷ
USD/ năm. Trong giai đoạn 1993-2000, mức giải ngân tăng liên tục, năm
2000 đạt 1650 triệu USD. Năm 2001, 2002, 2003 mức giải ngân có giảm so
với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 1993-1999; đó là do một số
dự án đang đi vào giai đoạn cuối nên tiến độ giải ngân nhanh hơn, ngoài ra có
một số dự án đưa vào danh mục được thực hiện. Tuy nhiên mức giải ngân chỉ
bằng 91% so với kế hoạch đề ra năm 2001, 85% kế hoạch năm 2002, 95% kế
hoạch năm 2003.
6
Thực tế, ta thấy mức giải ngân tuy có tăng qua các năm nhưng rất thấp
so với mức cam kết. Khoảng cách giữa hai mức này cho thấy năng lực xây
dựng và quản lý các chương trình, dự án còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn
1993-1999 là giai đoạn mở đầu của thời kì đổi mới, do hạn chế về khả năng
xây dựng và quản lý các chương trình, dự án mà mức giải ngân ODA còn
thấp, trung bình 33%. Trong thời gian gần đây, mức giải ngân đã cao hơn,
trung bình 68%. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Đặc điểm của việc sử dụng nguồn vốn ODA, ODA là nguồn vốn đầu
tư phát triển, tức là cần có thời gian cần thiết từ khi cam kết cho tới khi xây
dựng, phê duyệt, thực hiện dự án. Khi dự án được thực hiện mới có thể xem
xét việc chi tiêu trên thực tế và tiến hành giải ngân.
- Các mô hình cung cấp ODA, các quy trình thủ tục ODA của các nhà
tài trợ không giống nhau. Do đó, Chính Phủ cũng như các nhà tài trợ cần có
thời gian để hài hoà các quy trình thủ tục, yêu cầu của cả hai phía.
- Quản lý nguồn vốn ODA ngay từ khi tiếp nhận đến khi thực hiện còn
nhiều bất cập không chỉ ở địa phương mà ngay từ Trung ương. Tình trạng
tham nhũng nguồn vốn này còn xảy ra ở nhiều nơi một phần do việc không
chấp hành các văn bản pháp lý về nguồn vốn ODA, một phần do có những
suy nghĩ cho rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước.
7
1.1.2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam
1.1.2.1. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực
Trong giai đoạn 1993-2005, nguồn vốn ODA được sử dụng tập trung
vào khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
Bảng 1.2: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993-2005
Đơn vị: Triệu USD
Ngành, lĩnh vực
Hiệp định ODA
kí kết 2001-2005
Giải ngân ODA
2001-2005
Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ %
1. Nông nghiệp và phát triển nông
thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo
1818 16 1641 21
2. Năng lượng và công nghiệp 1802 16 1375 17
3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cấp, thoát nước và phát triển
đô thị, trong đó:
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông
- Cấp, thoát nước và phát triển đô thị
3801
2753
1048
34
25
9
2559
2040
519
32
25
7
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường,
khoa học kĩ thuật, ngành khác:
- Y tế, Giáo dục đào tạo
- Môi trường, khoa học kĩ thuật
- Các ngành khác
3785
1171
351
2263
34
11
3
20
2332
554
361
1417
30
7
5
18
Tổng 11206 100 7907 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
8
Trong cơ sở hạ tầng, ngành Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông
được ưu tiên cao nhất với số vốn ODA 2753 triệu USD, trong đó chủ yếu là
vốn vày ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm gần 5%. Nhờ nguồn vốn
ODA, nhiều công trình giao thông đã được cải tạo và xây dựng mới góp phần
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo như hệ thống
đường bộ 1A, 3, 18, 9, đường xuyên Á, cảng nước sâu Cái Lân, cải tạo và
nâng cấp cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga
quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì,…
Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nguồn vốn ODA tập trung vào các dự án
tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật như dự án cung cấp cáp quang ven biển, dự
án đưa điện thoại tới các nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trong khi đó, lĩnh vực cấp thoát nước và phát triển đô thị số vốn ODA
là 1048 triệu USD. ODA đã được sử dụng để xây dựng hệ thống cấp nước
sinh hoạt, thoát nước và xử lý rác thải ở hầu hết các thành phố lớn và ở nhiều
thị xã, góp phần cải thiện môi trường hiện đang là nhu cầu bức bách hiện nay
của các đô thị và khu dân cư tập trung.
Trong giai đoạn 1993-2005, ngành công nghiệp – năng lượng được đầu
tư 1802 triệu USD vốn ODA để cải tạo, nâng cấp và phát triển mới khoảng
hơn 3400MW công suất (nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 công suất 475MW,
Phú Mỹ 2 công suất 288MW, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất
600MW, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360MW,…). Bên cạnh đó
nguồn vốn ODA còn được sử dụng để cải tạo và phát triển lưới điện quốc gia,
9
mạng phân phối truyền tải điện cho các thành phố, khu công nghiệp lớn, đáp
ứng nhu cầu phụ tải, xây dựng các trạm biến áp, đường dây tải điện 500KV và
thực hiện các chương trình điện khí hoá nông thôn.
Ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo được
đầu tư 1818 triệu USD, trong đó khoảng hơn 26% vốn không hoàn lại. Nguồn
vốn này được sử dụng cho phát triển nông nghiệp (39%), phát triển lâm
nghiệp (33%), xây dựng thuỷ lợi (18%), phát triển nông nghiệp tổng hợp
(10%). Thông qua các dự án ODA, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện
đáng kể về thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông
nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ…; góp phần
phát triển nông thôn tổng hợp, xoá đói giảm nghèo.
Về cơ sở hạ tầng xã hội, ODA được ưu tiên sử dụng hỗ trợ phát triển
giáo dục, y tế, xã hội với tổng số vốn là 1171 triệu USD. Trong lĩnh vực giáo
dục, nguồn vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật
công tác dạy và học của tất cả các cấp học (dự án giáo dục tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, dạy nghề,…), đào tạo giáo viên,
tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, gửi sinh viên ra
nước ngoài đào tạo đại học và sau đại học, cử cán bộ, viên chức ra nước ngoài
học tập về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Trong lĩnh
vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, 62% trong tổng vốn
ODA dành cho y tế. Nguồn vốn ODA được sử dụng để tăng cường cơ sở vật
chất, kĩ thuật cho công tác khám chữa bệnh (xây dựng và tăng cường trang
10
thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện
huyện và trạm y tế xã), xây dựng cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh, trung tâm
truyền máu quốc gia, tăng cường công tác dân số và sức khoẻ sinh sản, phòng
chống HIV- AIDS và các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét,..; đào tạo cán bộ
y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực cán bộ quản lý.
Bên cạnh đó, ODA đã góp phần đáng kể để tiếp nhận khoa học công
nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tăng cường nguồn lực con
người, phát triển thể chế. Ngoài các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA trực
tiếp tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ
(các phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học,
xây dựng trạm viễn thám,…), thông qua các dự án ODA các công nghệ mới,
kĩ năng và kinh nghiệm quản lý đã được chuyển giao (công nghệ làm đường,
làm cầu, bảo vệ môi trường,...).
1.1.2.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng
Phân theo nhóm vùng thì Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm tỷ trọng lớn nhất là 31.22% vốn ODA;
đứng thứ hai là Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm
30.86%. Trong khi đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 7.45%, thấp
nhất là Tây Nguyên chỉ chiếm 3.7%.
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn ODA kí theo vùng do địa phương trực tiếp
thụ hưởng thời kỳ 2001-2005
Đơn vị: triệu USD
11
Vùng ODA đã ký Tỷ trọng
Trung du miền núi Bắc Bộ 358.57 13.97%
Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
328.47 12.8%
Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
800.96 31.22%
Tây Nguyên 95.04 3.7%
Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam
791.87 30.86%
Đồng bằng sông Cửu Long 191.01 7.45%
Tổng 2565.92 100%
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: đứng thứ ba về số vốn ODA kí kết
chiếm tỷ lệ 13.97%, nguồn vốn này tập trung thực hiện các chương trình và
dự án trong các lĩnh vực như phát triển lâm nghiệp bền vững; tiếp cận các
dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, thủy lợi, nước sạch và giao thông nông
thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây dựng các trường dân tộc nội trú và tăng
cường trang thiết bị cho các trường học; tăng cường trang thiết bị cho bệnh
viện tuyến tỉnh và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng; tăng
cường năng lực quản lý hành chính các cấp.
Vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc:
đứng thứ tư về vốn ODA kí kết với 12.8%, do đây là vùng kinh tế phát triển,
mức sống tương đối cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp. Nguồn vốn này tập trung để hỗ
trợ thực hiện trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đa dạng hóa thu nhập
12
cho các hộ nông dân; tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến
tỉnh, thành phố; phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: là vùng mà các tỉnh
đều giáp biển, điều kiện tự nhiên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Số vốn ODA cho vùng này là lớn nhất 800.96 triệu USD
chiếm 31.22%. ODA tập trung thực hiện các chương trình, dự án trong các
lĩnh vực như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng; các
hệ thống thủy lợi; giảm thiểu thảm hoạ thiên tai; giao thông nông thôn; hỗ trợ
ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy
thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống y tế;
tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.
Vùng Tây Nguyên: đây là vùng có mật độ dân thưa, kinh tế còn nhiều
khó khăn, tuy nhiên vốn ODA cho vùng này chỉ có 95.04 triệu USD chiếm
3.7%. ODA chủ yếu tập trung cho các lĩnh vực như trồng rừng và bảo vệ các
vườn quốc gia; xây dựng các công trình thủy lợi; phòng chống thiên tai, dịch
bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, cải thiện khả
năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn.
Vùng đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: đứng thứ
hai về ODA với 791.87 triệu USD chiếm 30.86%. Sở dĩ nguồn vốn ODA cho
vùng này lớn là do các dự án chủ yếu thực hiện trong các lĩnh vực như hỗ trợ
về khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp; đặc biệt là xây dựng hệ
thống giao thông bao gồm các đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh,
13
hiện đại hoá hệ thống đường sắt và đường thủy, xây dựng cảng hàng không
quốc tế mới và hệ thống giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó ODA còn ưu tiên cho hoàn thiện và xây dựng hệ thống cấp và thoát
nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường trang thiết bị y tế cho các
bệnh viện tỉnh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ODA sử dụng cho các lĩnh vực như
quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thủy lợi; giao thông
nông thôn; phát triển giao thông đường thủy; khôi phục tuyến đường sắt thành
phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho; phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ;
phát triển cơ sở hạ tầng môi trường; đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp;
cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục; tăng cường năng lực quản lý hành chính
các cấp.
1.1.2.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ
Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương,
trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động
tài trợ ở hầu hết các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam. Trong đó Nhật Bản là đối
tác lớn nhất, riêng vốn ODA của Nhật Bản chiếm tới 42.31% tổng ODA của
Việt Nam, tiếp đến là ngân hàng thế giới (WB) với 26.61% và ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB) với 14.49%. Xét riêng các nhà tài trợ song phương thì
Nhật Bản đứng đầu với 77.18%, tiếp theo là Pháp (6.17%), Đức (3.6%). Xét
các nhà tài trợ đa phương thì WB và ADB là hai đối tác lớn nhất, trong giai
14
đoạn 1993-2005 thì vốn ODA của WB cho Việt Nam đạt 5329.82 triệu USD,
ADB là 2900.97 triệu USD.
Bảng 1.4: 10 nhà tài trợ chính của Việt Nam (1993-2005)
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ Tổng giá trị ODA Tỷ trọng
EU 269.83 1.35%
Autralia 282.32 1.4%
Trung Quốc 301.08 1.5%
Thuỵ Điển 412.83 2.06%
Đan Mạch 549.48 2.74%
Đức 597.35 2.98%
Pháp 912.26 4.56%
ADB 2900.97 14.49%
WB 5329.82 26.61%
Nhật Bản 8469.73 42.31%
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam, trong đó Ngân hàng hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) chiếm 36% tổng dự án tương đương 83% tổng
vốn giải ngân (7029.87 triệu USD). Trong số các dự án của Nhật Bản 47% là
cho cơ sở hạ tầng với 6688.11 triệu USD hay 78.96% tổng ODA của Nhật
Bản cho Việt Nam.
WB là nhà tài trợ lớn thứ hai với các dự án sử dụng vốn ODA tập trung
chủ yếu cho hỗ trợ chính sách (chiếm 58% tổng số vốn giải ngân và 60% tổng
vốn vay). Tiếp theo là phát triển cơ sở hạ tầng với 30% tổng vốn giải ngân,
24% tổng vốn vay.
15
ADB là nhà tài trợ lớn thứ ba, chiếm 14.49% tổng vốn ODA. Các dự án
của ADB tập trung nhiều nhất vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng 1276.42 triệu
USD với 44% tổng vốn giải ngân và 22% tổng số dự án; tiếp theo là phát triển
nông thôn với 26% tổng vốn giải ngân, 20% tổng dự án; thứ ba là hỗ trợ chính
sách với 24% tổng vốn giải ngân.
1.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và
phát triển nông thôn ở Việt Nam
1.2.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT ở Việt Nam
Việt Nam với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và một lượng lớn lao
động tham gia sản xuất nông nghiệp, do đó nông nghiệp rất cần những nguồn
vốn để phát triển. Tuy nhiên nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp và phát
triển nông thôn lại thấp so với các ngành khác của cả nước.
Bảng 1.5: ODA cam kết chung theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2005
Đơn vị: triệu USD
Ngành, lĩnh vực ODA cam kết % ODA
1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn
kết hợp xoá đói giảm nghèo
2575 16.2
2. Năng lượng và công nghiệp 2559.1 16.1
3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị
5388.43 33.9
4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường,
khoa học kĩ thuật và ngành khác.
5372.53 33.8
Tổng 15895.1 100
Nguồn: BộKế hoạch & Đầu tư
16
Trong giai đoạn 1993-2005, số vốn ODA dành cho nông nghiệp và phát
triển nông thôn là 2575 triệu USD, chỉ lớn hơn so với số vốn dành cho ngành
năng lượng và công nghiệp, nhưng lớn hơn không đáng kể 15.9 triệu USD.
Trong khi đó số vốn ODA dành cho ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị là lớn nhất chiếm 33.9% tổng vốn
ODA của cả nước. Vốn ODA cho ngành này thường tập trung cho các dự án
lớn như đường xuyên Á, quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận, cảng Cái Lân,… So với
ngành này thì các dự án trong nông nghiệp và phát triển nông thôn có quy mô
vốn nhỏ, chủ yếu là các dự án của từng nhà tài trợ tiến hành trên một số ít địa
bàn (trừ một số dự án về giao thông nông thôn), điều này cũng là do chính
sách thu hút ODA và sử dụng ODA của Việt Nam (ODA thường sử dụng để
xây dựng cầu, đường lớn nhưng vốn ODA này chủ yếu là vốn vay). Muốn
phát triển nông nghiệp và nông thôn không chỉ tiến hành đầu tư ở một lĩnh
vực mà phải đầu tư đồng bộ tất cả các lĩnh vực đặc biệt là hạ tầng, y tế, giáo
dục; tuy nhiên các nhà tài trợ hoạt động theo những lĩnh vực khác nhau theo
tiêu chí tài trợ của họ.
Xét riêng cho ngành nông nghiệp nguồn vốn ODA thu hút cho ngành
này trong giai đoạn 1993-2005 như sau: (bảng 1.6)
Đối với nguồn vốn ODA vay: Số vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
ODA cam kết dành cho nông nghiệp 65.7%. Nguồn vốn vay trong giai đoạn
1993-2005 qua các năm không đều, năm 2002, 2003 số vốn chỉ cao hơn năm
1996, 1997, 2000 nhưng lại thấp hơn giai đoạn đầu thu hút ODA 1993-1995.
17
Năm 2004 số vốn vay lớn nhất 324.5 triệu USD, năm 1996 là thấp nhất 16.8
triệu USD và năm 2000 cũng chỉ có 22.5 triệu USD. Số vốn ODA vay của các
năm đều lớn hơn rất nhiều so với số vốn cam kết, có khi gấp gần 3 lần (năm
1995, 2001), 4 lần (năm 2004). Nguồn vốn vay chủ yếu dành cho lĩnh vực hạ
tầng nông thôn với những dự án giao thông nông thôn (xây dựng cầu, cải tạo,
nâng cấp, xây mới đường tuyến huyện xã), các dự án trong lĩnh vực thuỷ lợi
và các dự án cho lĩnh vực năng lượng điện.
Đối với nguồn ODA không hoàn lại: Số vốn ODA không hoàn lại
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ODA cam kết 34.3%, thậm chí năm 1994
không có vốn không hoàn lại dành cho ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Số vốn không hoàn lại qua các năm không đều, thời gian đầu 1993-1996
tăng, thậm chí năm 1996 số vốn không hoàn lại còn lớn hơn số vốn vay (gấp
gần 5 lần), nhưng sau đó lại giảm xuống và đến 2000 đạt số lượng lớn nhất
180 triệu USD (gấp 8 lần vốn vay). Giai đoạn 2001-2005, số vốn không hoàn
lại tuy giảm so với năm 2000 nhưng đã ở mức tương đối cao so với giai đoạn
trước, năm 2005 số vốn không hoàn lại tiếp tục ở mức cao 120.2 triệu USD.
Nguồn vốn ODA không hoàn lại chủ yếu dành cho lĩnh vực y tế và giáo dục
với các dự án chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em,
các dự án giáo dục dành cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng có đông dân
tộc thiểu số và giáo dục hướng nghiệp.
Bảng 1.6: Tình hình cam kết ODA cho NN&PTNT giai đoạn
1993-2005
18
Đơn vị: triệu USD
Năm ODA không hoàn lại ODA vay Tổng ODA
1993 20.6 76.9 97.5
1994 0 100 100
1995 50 148.8 198.8
1996 81.2 16.8 98
1997 60 55 115
1998 50 220.8 270.8
1999 70 140.3 210.3
2000 180 22.5 202.5
2001 60.5 189.5 250
2002 60 78.3 138.3
2003 50 88.3 138.3
2004 80.5 324.5 405
2005 120.2 229.8 350
Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ NN & PTNT
Đối với tổng cam kết ODA: nguồn ODA trong ngành Nông nghiệp và
phát triển nông thôn được duy trì đều đặn hàng năm, cân đối giữa các lĩnh
vực. Trong tổng số vốn ODA, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với
phần vốn không hoàn lại (trừ các năm 1996, 1997, 2000, trong đó năm 2000
là năm có nguồn vốn ODA không hoàn lại lớn hơn nhiều so với vốn vay).
Quy mô nguồn vốn ODA qua các năm không đều, trong giai đoạn 1993-2005,
năm 2004 là năm thu hút nguồn vốn ODA lớn nhất 405 triệu USD, tiếp theo
là năm 2005 với số vốn 350 triệu USD. Giai đoạn 1998-2001, nguồn vốn
ODA tuy có tăng hơn so với giai đoạn 1993-1997 nhưng xu hướng tăng ít hơn
qua từng năm, đến năm 2002, 2003 vốn ODA lại giảm. Các nhà tài trợ chính
trong lĩnh vực này là ADB, WB, Nhật Bản, Thuỵ Điển,…
19
Biểu đồ 1.2: Tình hình cam kết ODA NN&PTNT giai đoạn
1993-2005 (triệu USD)
0
50
100
150
200
250
300
350
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
khl
Vay
(khl: không hoàn lại)
Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ NN & PTNT
Cho đến năm 2002, có 514 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Thời gian bắt đầu thực hiện từ năm 1993 và sẽ kết thúc vào năm 2010 với
tổng vốn ODA đến nay đã giải ngân khoảng 1492.2 triệu USD, đạt 45%. Hầu
hết mỗi dự án đều do một nhà tài trợ đảm nhận, có khoảng trên 40 dự án do
các nhà tài trợ hợp tác đầu tư.
Xét tình hình thu hút ODA theo các tiêu thức khác nhau:
1.2.1.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực
Phần lớn ODA trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, tiếp theo là nông lâm ngư nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, hỗ
trợ tài chính,..
20
Bảng 1.7: Mức ODA cam kết cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai
đoạn 1993-2005
Đơn vị: triệu USD
Lĩnh vực Cam kết Tỷ trọng (%)
Hạ tầng nông thôn 1360.2 41.01
Nông lâm ngư nghiệp 697.8 21.04
Y tế 492 14.84
Tín dụng nông thôn 255.1 7.69
Giáo dục 292.9 8.83
Đa ngành 183.63 5.54
Hỗ trợ chính sách và thể chế 34.72 1.05
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
•
Hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: mạng lưới điện, năng lượng nông
thôn, mạng viễn thông, giao thông nông thôn và hệ thống cung cấp nước
sạch… Lĩnh vực này đã thu hút tới 65 dự án (kể từ năm 1993 đến nay), trong
đó 46 dự án vốn vay và 19 dự án được viện trợ và cũng là lĩnh vực có số vốn
lớn nhất với 1360.2 triệu USD chiếm 41.01% tổng số vốn ODA vào nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong đó, viện trợ cho phát triển giao thông nông thôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất 27%, các dự án giao thông này đã cải tạo và nâng cấp 4010 km
đường cấp tỉnh, khoảng 18000 km đường cấp xã, góp phần bê tông hoá các
đường trong thôn xóm cũng như các đường tới vùng sâu, vùng xa, làm mới
hơn 70 cầu lớn.
21
Lĩnh vực năng lượng điện cũng thu hút được lượng vốn cam kết khá
lớn 326.4 triệu USD, chiếm 24% trong vốn cam kết cho cơ sở hạ tầng nông
thôn. Các nhà tài trợ điển hình trong lĩnh vực điện năng là WB, ADB, Pháp,
Hà Lan, Thuỵ Điển,… Mục tiêu của các dự án năng lượng điện là đưa điện về
vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Một số dự án hạ tầng nông thôn tiêu biểu như: hạ tầng cơ sở nông thôn
(ADB và AFD đồng tài trợ, thời gian thực hiện 1998-2004, vốn vay 105 triệu
USD, viện trợ 15 triệu USD); phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống
nông thôn (tín dụng phục hồi do JIBIC tài trợ, thời gian thực hiện 1996-2002,
vốn vay 102.78 triệu USD); xây dựng cầu cho nông thôn các tỉnh thuộc đồng
bằng Nam Bộ (do JICA tài trợ, thời gian thực hiện 2001-2013, viện trợ 33
triệu USD); cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tại 5 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long (Australia tài trợ, thời gian thực hiện 2001-2005, viện trợ 14
triệu USD); cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn (Đan Mạch tài trợ,
thời gian thực hiện 2001-2005, viện trợ 6.86 triệu USD),…
•
Nông lâm ngư nghiệp
Lĩnh vực tiếp nhận vốn ODA lớn thứ hai là nông lâm ngư nghiệp 697.8
triệu USD chiếm 21% tổng số vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Lĩnh vực này thu hút tới 135 dự án, trong đó có 115 dự án viện trợ với
số vốn 253.6 triệu USD và 20 dự án có vốn vay 444.2 triệu USD. Như vậy, số
dự án có vốn viện trợ tuy nhiều nhưng tổng giá trị lại nhỏ hơn so với vốn vay
22
tức là quy mô các dự án nhỏ; các dự án này chủ yếu tập trung vào việc phát
triển sản xuất cho người nghèo, phát triển chăn nuôi, đầu tư giống mới, đào
tạo cán bộ nông nghiệp,…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đến năm 2001 có 70 dự án được viện trợ
với cam kết 89.833 triệu USD và 7 dự án có vốn vay với cam kết 278.477
triệu USD. Lĩnh vực này đã thu hút được nhiều nhà tài trợ trong đó phải kể
đến năm nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp là WB, ADB, Pháp, Đan
Mạch, Bỉ, EU với các dự án như: cây chè và cây ăn quả 2001-2006 (ADB)-
40.2 triệu USD; công nghệ sau thu hoạch ở Thái Bình, Cần Thơ, Sóc Trăng
1997-1999 (Đan Mạch)- 10.5 triệu USD; mía đường Tây Ninh 1999-2002
(Pháp)- 22.69 triệu USD;…
Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã thu hút được 30 dự án với cam kết 0.116
triệu USD dưới dạng viện trợ và 2 dự án vốn vay với 0.054 triệu USD. Đến
năm 2005 có 20 dự án mới dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với số vốn cam
kết 583.92 triệu USD, trong đó có một số dự án như: trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn và phát triển nông thôn -150 triệu USD, lâm nghiệp cộng đồng đầu
nguồn sông Đà -20 triệu USD,…Các nhà tài trợ lớn trong lâm nghiệp là ADB,
Đức, Hà Lan, WB, EU.
Lĩnh vực thuỷ sản thu hút được 20 dự án với số vốn cam kết 72.9 triệu
USD và 8 dự án vốn vay với cam kết 165.3 triệu. Đối với lĩnh vực thuỷ sản
thì ADB và Đan Mạch là 2 tổ chức tài trợ hàng đầu.
23
•
Y tế nông thôn
Đứng thứ ba là lĩnh vực y tế có 105 dự án với số vốn 492 triệu USD,
chiếm 14.84% tổng vốn ODA; trong đó có 95 dự án có vốn viện trợ 376 triệu
và 10 dự án có vốn vay 116 triệu USD. Năm 2002, có 57 dự án (dự kiến kết
thúc vào năm 2010) được kí kết với 569.97 triệu USD, trong đó có một số dự
án như: phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng - 50 triệu USD, xây dựng
trung tâm y tế vùng, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ - 60 triệu
USD, xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực cho các tỉnh Tây Nguyên và miền
núi phía Bắc - 20 triệu USD,… Các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu chú
ý tới vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu và cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ và trẻ em, cũng như vấn đề tiêm chủng và phòng dịch bệnh.
Bảng 1.8: Một số dự án ODA cho y tế nông thôn
Đơn vị: nghìn USD
Dự án Viện trợ Vốn vay
Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết
Dinh dưỡng, an toàn lương thực 12 14.66 - -
Bệnh viện và phòng khám 5 2.965 - -
Sức khoẻ ban đầu và cộng đồng 39 142.721 1 142.3
Sức khoẻ sinh sản và kế hoạch
hoá gia đình
22 37.865 1 50
Tiêm chủng và phòng dịch bệnh 16 37.656 - -
Nguồn: Báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP
•
Giáo dục nông thôn
Lĩnh vực giáo dục đứng thứ tư với số vốn 292.9 triệu USD, chiếm
8.83% tổng vốn ODA. Vấn đề cần quan tâm của giáo dục nông thôn Việt
24
Nam là đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh, xoá bỏ những lớp học tạm, việc
tuyên truyền để học sinh đến trường và tiếp tục học lên cao hơn đặc biệt là với
học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, số dân sống
ở nông thôn lớn nên lực lượng lao động tại các vùng này là rất lớn nhưng chủ
yếu lại là lao động phổ thông, lao động được đào tạo là rất ít, hoạt động tư
vấn nghề nghiệp chưa có. Do đó, chú trọng giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa
to lớn, nó sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp tạo nguồn lao động tay nghề
cao. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục chủ yếu là viện trợ, vốn vay chiếm
tỷ lệ nhỏ. Trong đó, giáo dục hướng nghiệp thu hút được nhiều vốn nhất
24.039 nghìn USD với 14 dự án viện trợ, trong đó viện trợ không hoàn lại của
Đức có giá trị lớn 10.648 nghìn USD nhằm hỗ trợ cho việc tái kiến thiết hệ
thống giáo dục hướng nghiệp và kĩ thuật. Giáo dục tiểu học cũng thu hút được
13 dự án với số vốn viện trợ 104.419 nghìn USD, 1 dự án vốn vay 70 triệu
USD.
Bảng 1.9: ODA cho giáo dục nông thôn giai đoạn 1993-2001
Đơn vị: nghìn USD
Dự án Viện trợ Vốn vay
Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết
Giáo dục tiểu học 13 104.419 1 70
Giáo dục trung học 3 2.387 1 50
Giáo dục hướng nghiệp 14 24.039 - -
Nguồn: Báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP
25