Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.74 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
............  ............

PHẠM BẰNG

QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
............  ............

PHẠM BẰNG

QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ

: 8310110



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. PHAN THẾ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và
số liệu trình bày trong luận văn được trình bày trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố tại bất cứ đề tài tương tự nào. Phần danh mục tham khảo được trích
dẫn rõ ràng và có nguồn tham chiếu đầy đủ.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Phạm Bằng

năm 2022


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề liên quan, tơi đã

hồn thành xong luận văn thạc sĩ của mình.
Đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Phan Thế Công đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, cho tơi những góp ý về cách trình bày bài viết.
Thứ hai, Tơi cảm ơn Ban giám hiệu cùng các quý thầy cô giáo khoa Sau Đại
học Thương Mại đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt q trình học tập tại trường.
Thứ ba, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi số liệu cần thiết và giải đáp các thắc mắc để tơi hồn
thành các kết quả nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln
ln ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tơi hồn tất luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Phạm Bằng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu..............................................................................10
7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................................11
1.1. Cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương
mại............................................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa....................11
1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừatại ngân
hàng thương mại......................................................................................................14
1.1.3. Hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng
thương mại...............................................................................................................16
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................................17
1.2. Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân
hàng thương mại.....................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng thương mại................................................................................19


iv


1.2.2. Mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng thương mại................................................................................19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa................................................................................................................20
1.2.4. Nội dung quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại ngân hàng thương mại.......................................................................................23
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại......................................................39
1.3.1. Yếu tố khách quan.........................................................................................39
1.3.2. Yếu tố chủ quan.............................................................................................40
1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng và bài học cho BIDV- Nam Hà Nội........................................42
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng thương mại................................................................................42
1.4.2. Bài học cho BIDV Nam Hà Nội về quản lý cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.................45
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt
Nam- Nam Hà Nội...................................................................................................45
2.1.1. Khái quát về Chi nhánh Nam Hà Nội...........................................................45
2.1.2. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
Nam Hà Nội.............................................................................................................56
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- Nam
Hà Nội......................................................................................................................63
2.2.1. Thực trạng chính sách và quy trình quản lý chất lượng tin dụng trong cho
vay đối với DNNVV..................................................................................................63

2.2.2. Tổ chức triển khai các hoạt động quản lý chất lượng tín dụng trong cho
vay đối với khách hàng DNNVV.............................................................................72


v

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại BIDV- Nam Hà Nội........................................................................80
2.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................................80
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế..................................81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.........................................................85
3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động quản lý cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt
Nam- chi nhánh Nam Hà Nội.................................................................................85
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Chi nhánh Nam Hà Nội...............85
3.1.2. Mục tiêu và định hướng quản lý cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa................................................................................................................86
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ
và vừa.......................................................................................................................86
3.2.1. Hồn thiện chính sách cho vay dối với doanh nghiệp nhỏ và vừa..............86
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản cho vay đã giải ngân, tiến
hành thu nợ và xử lý các vấn đề của khách hàng..................................................89
3.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.....................................................91
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác cho vay...................................94
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................96
3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước........................................................96
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam...................................................................................................................98
KẾT LUẬN............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


vi

Từ viết tắt
CIC
KHDN
DN
DNNVV

Từ gốc
Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia
Khách hàng doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHTM

Ngân hàng thương mại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD


Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

BIDV- chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Nam Hà Nội

Chi nhánh Nam Hà Nội


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Nguồn vốn huy động của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2019-

53

2021
2.2

Dư nợ tại BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021

55

2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn

57

2019 – 2021
2.4

Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với BIDV Nam Hà Nội

58


trong giai đoạn 2019-2021
2.5

Doanh số cho vay DNNVV của BIDV Nam Hà Nội trong giai

59

đoạn 2019-2021
2.6

Dư nợ cho vay DNNVV của BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2019-

60

2021
2.7

Dư nợ cho vay DNNVV theo thời hạn của BIDV Nam Hà Nội

61

giai đoạn 2019 – 2021
2.8

Tình hình dư nợ DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh của

62

BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021
2.9


Kết quả thực hiện giám sát trong cho vay đối với khách hàng

73

DNNVV tại chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021
2.10

Xếp hạng khách hàng DNNVV tại BIDV Nam Hà Nội

76


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Nội dung quản lý chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

24

2.1


Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – chi

48

nhánh Nam Hà Nội
2.2

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng giai đoạn 2019 -2021

53

2.3

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2019 -

54

2021
2.4

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2019 -2021

56

2.5

Lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2019 -2021

57


2.6

Cơ cấu dư nợ DNNVV theo thời hạn giai đoạn 2019 -2021

61

2.7

Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

67

2.8

Bộ máy quản lý cho vay DNNVV tại BIDV Nam Hà Nội

70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thị trường tài chính trong nước diễn ra ngày càng
sôi động. Nhiều ngân hàng mới ra đời cùng với các ngân hàng cũ đưa ra các chương
trình, chính sách để thu hút nhu cầu tín dụng cho khách hàng. Trong quá trình hoạt
động của ngân hàng, hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận chủ yếu. Sự đa dạng
trong nhu cầu vay vốn khiến cho đối tượng khách hàng cũng ngày một đa dạng hơn.
Là một nước đang phát triển, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa(với tỷ lệ hơn 95%). Đối tượng khách hàng này có ý nghĩa vơ cùng quan

trọng trong tổng dư nợ của các ngân hàng tuy nhiên với đặc điểm hạn chế về lao
động, vốn, khả năng cạnh tranh thị trường, cùng với đó là quá trình hội nhập với quốc
tế khiến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khơng ít khó khăn. Nếu các ngân hàng
quản lý không tốt và đưa ra điều kiện phù hợp cho các doanh nghiệp tiếp cận rất có
thể dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ q hạn...từ phía các doanh nghiệp. Điều đáng buồn
nhất là khi các doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động không những ngân hàng
không thu hồi được nợ mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người lao động khi
bị mất việc làm. Nhu cầu của các ngân hàng luôn hướng đến tăng dư nợ nhưng phải
đảm bảo tính an tồn tín dụng. Do đó hoạt động quản lý cho vay đặc biệt là cho vay
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừacần được quan tâm hơn.
Ở nước ta hiện nay có hàng chục ngân hàng khác nhau bao gồm ngân hàng
trong nước và ngân hàng nước ngồi. Mỗi một ngân hàng có khẩu vị và đặc điểm
vận hành hoàn toàn khác nhau. Là một ngân hàng đi đầu trong cho vay và huy động,
ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) ln khẳng định sự lớn
mạnh của mình thơng qua số lượng khách hàng, dư nợ và các chỉ tiêu tín dụng khác.
Việc cập nhật và thay đổi thường xuyên các chính sách sản phẩm cũng như uy tín
tạo dựng trong một thời gian dài đã mang lại nhiều lợi thế so với các ngân hàng
khác. Số lượng chi nhánh của BIDV khơng ngừng tăng lên, trong số đó chi nhánh
Nam Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn và có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đối


2

với sự phát triển của ngân hàng BIDV. Sự xuất hiện của nhiều ngân hàng giúp cho
khách hàng có nhiều lựa chọn hơn do đó nếu khơng có chính sách quản lý phù hợp
thì ngân hàng rất dễ bị mất khách hàng. Ngồi ra trong bối cảnh có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừanhư đại dịch, chiến tranh...cũng khiến cho chất
lượng tín dụng của ngân hàng BIDV trong những năm qua bị ảnh hưởng. Chất
lượng tín dụng là thước đo cho sự phát triển cũng như uy tín của ngân hàng. Nếu
khơng có những biện pháp kịp thời trong q trình quản lý, rất có thể BIDV sẽ đánh

mất vị thế của mình trong thời gian tới.
Là một cán bộ tín dụng của ngân hàng BIDV- chi nhánh Nam Hà Nội, tơi
nhận thấy vai trị quan trọng trong việc quản lý cho vay khách hàng nhỏ và vừatại
ngân hàng. Để hoạt động cho vay diễn ra ngày một hiệu quả cần gia tăng số lượng
khách hàng, dư nợ nhưng vẫn đảm bảo các tỷ lệ nợ ở mức thấp nhất. Với mong
muốn nâng cao chất lượng cho vay chi nhánh ngân hàng cũng như đưa ra những
giải pháp cụ thể trong thời gian tới, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý cho
vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nam Hà Nội”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý cho vay, cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng trong và ngồi nước. Có thể kể đến một số
nghiên cứu như sau:
2.1. Tổng quan các cơng trình
2.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Ở ngân hàng việc nghiên cứu về cho vay hay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng
được quan tâm. Theo đó, một số nghiên cứu liên quan bao gồm:
SM Akterujjaman (2010), “Problems and Prospects of SMEs Loan
Management: A Study on Mercantile Bank Limited, Khulna Branch”, tạp chí kinh
doanh và công nghệ Dhaka, tập 5 số 2. Bài viết đề cập đến các vấn đề ảnh hưởng
đến hoạt động vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các chính sách của
ngân hàng đưa ra đối với đối tượng doanh nghiệp này. Tác giả nhận định rõ sự phát


3

triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với kinh tế của quốc gia và mang lại giá trị
lớn cho ngân hàng từ đó đưa ra các hướng phát triển hoạt động quản lý các khoản
vay tại một chi nhánh cụ thể.
Andrea Moro (2013), “Loan managers’ trust and credit access for SMEs”, tạp

chí Ngân hàng số 3 tập 37. Bài viết đề cập đến niềm tin của những người quản lý
cho vay và khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Thơng
qua q trình phân tích giúp cho người đọc hình dung được các yếu tố tạo dựng
niềm tin của ngân hàng trong hoạt động cho vay cũng như hướng các doanh nghiệp
vay vốn sao cho hiệu quả nhất.
“Financing SMEs and Entrepreneurs 2022: An OECD Scoreboard”,
OECDilibrary. Tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa2022: Bảng điểm của
OECD. Bài viết tổng hợp tất cả dữ liệu liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Indonesia trong giai đoạn 2018-2020. Thông qua các kết
quả thu thập được người đọc hiểu rõ hơn về quy trình quản lý cũng như tầm quan
trong của đối tượng doanh nghiệp này trong sự phát triển kinh tế ở Indonesia.
Tiyezye Chilembo (2021),“A Study of the Factors Affecting Small and Medium
Enterprises (SMEs) Access to Finance”, tạp chí Quản lý cơng nghiệp và kinh doanh
Hoa Kỳ, tập 11 số 5. Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa , điển hình là vùng Luska. Dựa vào kết
quả nghiên cứu hệ thống các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất và các chính sách
liên quan sao cho phù hợp với hoạt động cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp.
Có thể thấy việc đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động quản lý cho vay, đặc biệt là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các ngân hàng nước ngồi khơng nhiều. Các
hướng đi chủ yếu tập trung vào nhận dạng nhu cầu của doanh nghiệp hơn là chú
trọng đến vấn đề quản lý tại các ngân hàng sao cho hiệu quả nhất.
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hoạt động tín dụng hay hẹp hơn là cho vay tại các ngân hàng phát
triển mạnh mẽ. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu có thể
kể đến như:


4

Nguyễn Thu Trang (2019), “Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừatại ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Việt Nam, chi nhánh Hịa
Bình”. Thơng qua các số liệu thực tế tại ngân hàng, tác giả phân tích thực trạng cho
vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2016-2018 từ đó tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất những giải pháp giúp cho cơng tác quản lý
cho vay ở chi nhánh Hịa Bình ngày càng hồn thiện hơn.
Mai Thanh Tùng (2018), “Quản trị hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừacủa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Sơn La”, luận văn thạc sĩ, đại học Kinh tế quốc dân. Với cách tiếp cận đề tài
có chiều sâu, luận văn giúp người đọc có một cái nhìn tồn diện nhất về hoạt động
cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừatại ngân hàng. Hơn nữa tác giả đã có
những biện pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển – chi nhánh Sơn
La: Chính sách tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ vay, chính sách về nhân sự,
chính sách về quản lý nợ của ngân hàng.
Lê Quang Luân (2020), “ Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp tại trụ sở chính - ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam”, luận văn thạc sĩ, đại học Thương mại. Bài viết đã tổng hợp những vấn đề lý
luận cơ bản nhất liên quan đến hoạt động quản lý cho vay đối với khách hàng là
doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại. Qua đó vận dụng vào thực tế tại ngân
hàng mình nghiên cứu để phân tích và làm rõ thực trạng để đưa ra các giải pháp góp
phần hồn thiện chất lượng quản lý hoạt động này.
Đỗ Thị Thanh Huyền (2015), “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừatại
ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hải Dương”, luận văn thạc
sĩ, đại học Kinh tế, đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như duy vật biện chứng, thu thập, phân tích và xử lý số liệu nhằm phân
tích thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ngân hàng chi nhánh Hải Dương
từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động này tại chi nhánh
trong thời gian tới.



5

Nguyễn Văn Dương (2012), “ Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừatại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh tỉnh
Lâm Đồng”, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối
với DNV&N tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian
qua từ đó đánh giá, nhận xét kết quả đạt được cũng như tồn tại và nguyên nhân để
đưa ra những định hướng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N
tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Phùng Thị Nga (2012), “Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừatại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nam
Thăng Long Hà Nội”, luận văn thạc sỹ. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận
chung liên quan đến cho vay của ngân hàng đối với DNV&N. Thông qua thực trạng
cho vay tại đơn vị tác giả đã đưa ra những đánh giá cũng như các giải pháo nâng
cao chất lượng cho vay để hạn chế những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Nguyễn Thị Mai Nghĩa (2021), “Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừatại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Giang”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại. Trong luận văn tác giả đã
đưa ra các lý thuyết về hoạt động cho vay và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt
động cho vay của các ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng chất lượng cho
vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang,
từ đó đưa ra các nhận xét về những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao
chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Nguyễn Thị Cẩm Tú (2014), “Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừatại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại. Luận văn đã đưa ra các lý
thuyết về hoạt động cho vay và các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động cho vay
của các ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng chất lượng cho vay của các
doanh nghiệp nhỏ và vừatại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Phúc Yên từ đó đưa ra các nhận xét về những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn


6

chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.
Nguyễn Văn Hải (2012), “Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừatại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân”. Bài viết đã đưa ra
những giải pháp tăng trưởng dư nợ, kiểm sốt chất lượng tín dụng, gia tăng số
lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn dựa trên nhu cầu phát triển của
ngân hàng dựa trên thực tế quản lý cho vay tại đơn vị nghiên cứu.
Nguyễn Hương Lan (2017), “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại
NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thăng Long”, luận văn thạc sĩ,
đại học Kinh tế quốc dân. Bài viết phân tích rõ thực trạng cho vay khách hàng
DNNVV, tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện hoạt động này tại
đơn vị từ đó đề xuất ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay trong thời gian tới của chi nhánh ngân hàng nghiên cứu.
Nguyễn Bá Cương (2021), “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á – Chi nhánh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Tài chính
– Ngân hàng Tác giả đã đưa ra khái niệm đầy đủ về tín dụng Ngân hàng, quản lý
hoạt động tín dụng ngân hàng, chỉ rõ được thực trạng quản lý hoạt động tín dụng
ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á – CN Hải Dương, từ đó tác giả đưa
ra các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng cho
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN Hải Dương.
Nguyễn Thị Hằng (2015), “Quản lý hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Kinh Bắc”, luận văn thạc sĩ,
đại học Thương mại. Bên cạnh việc phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng, tìm
ra những thành tựu và hạn chế, bài viết cũng đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa . Từ thực trạng phân tích,

tác giả đưa ra các giải pháp để hoạt động quản lý tín dụng ngày càng hiệu quả hơn.
Nguyễn Mai Hương Lan (2021), “Quản lý hoạt động tín dụng đối với DNNVV
tại NHTMCP Tıên Phong – Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Thương mại. Luận văn nghiên cứu về cách thức hoạt động, quy trình cấp tín dụng


7

tại NHTMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội, chỉ ra những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tín dụng đối với
DNNVV của Ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng đối với DNNVV ở chi
nhánh ngân hàng này.
Có thể thấy các nghiên cứu đã phần nào cho người đọc thấy được thực trạng
quản lý tín dụng hay vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừatại các chi nhánh
ngân hàng cụ thể. Với sự phát triển nhanh của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của
khách hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn thì việc nghiên
cứu về đề tài này cần phải được cập nhật thường xuyên và mỗi một ngân hàng sẽ có
những cách quản lý riêng để phù hợp với đặc điểm quản lý chung của đơn vị. Do đó
đây được xem là một vấn đề đáng được nghiên cứu và quan tâm thường xuyên.
2.2. Nội dung kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
2.2.1. Nội dung kế thừa
Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đề tài kế thừa những giá trị
khoa học sau:
- Những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại các ngân hàng thương mại
- Các cách tiếp cận vấn đề của các tác giả thông qua các phương pháp nghiên
cứu khác nhau
- Tham khảo cách triển khai vấn đề và hướng phân tích cũng như đưa ra các
giải pháp cho hoạt động vay vốn hiệu quả hơn

- Giúp tác giả có được một cái nhìn tổng qt và tìm ra hướng đi riêng cho bài
viết của mình.
2.2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Việc tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu trong nước và nước ngồi giúp tác giả
nhìn nhận được những khoảng trống nghiên cứu đó là:
- Hầu hết các đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa cho một chi nhánh ngân hàng cụ thể mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chung
cho tất cả các ngân hàng


8

- Hoạt động quản lý cho vay tại các ngân hàng có sự khác biệt do đặc điểm,
quy trình, quy chế cũng như yêu cầu xét duyệt khách hàng không giống nhau
- Việc quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa lớn
đối với hoạt động của ngân hàng. Do đó việc nghiên cứu phải diễn ra thường xun,
có tính cập nhật. Những nghiên cứu cùng một chi nhánh ngân hàng tại các thời điểm
quá cũ sẽ khơng cịn phù hợp nữa
- Hiện nay đề tài quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừatại
ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam
Hà Nội còn khá mới mẻ. Trong 3 năm trở lại đây chưa có tác giả nào nghiên cứu
đến đề tài này, do đó việc nghiên cứu có ý nghĩa vơ cùng lớn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm
quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và quản lý hoạt
động cho vay tại các NHTM.

- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Chi nhánh, từ đó nêu được những thành cơng và hạn chế.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Hà Nội trong những năm gần đây


9

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu nội dung và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam
Hà Nội đối với hoạt động cho vay DNNVV
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Luận văn đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng
doanh nghiệp 2019 - 2021 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để hoàn thiện bài viết của mình tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
thứ cấp bao gồm:
- Các báo cáo, văn bản chính sách, văn bản thống kê của ngân hàng BIDV
trong giai đoạn 2019-2021 từ các phòng ban liên quan
- Trang thông tin điện tử của ngân hàng nhà nước

- Các luận án, luận văn, bài báo, tạp chí liên quan đến cho vay khách hàng
doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nghị định, thông từ ban hành từ ngân hàng nhà nước
-Website của BIDV...
5.2. Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua
đồ thị và các bảng số liệu. Qua đó thể hiện rõ ràng để so sánh, đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
5.3. Phương pháp thống kê tổng hợp
Được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu thập được một cách
khoa học nhất, biến dữ liệu sơ cấp thành dữ liệu thứ cấp phục vụ cho phân tích thực
trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội


10

5.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Được sử dụng để phân tích và đánh giá những thành cơng cũng như những tồn
tại trong việc quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam
Hà Nội, nhằm đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Việc quản lý hoạt động cho vay các DNNVV tại BIDV Nam Hà Nội có một ý
nghĩa hết sức quan trọng như:
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những
vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
- Đối với BIDV Nam Hà Nội: Việc quản lý hoạt động cho vay các DNNVV

có vai trị rất quan trọng đối với mục tiêu, chiến lược phát triển của BIDV Nam Hà
Nội, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng đồng
thời giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách tốt nhất.
- Đối với vấn đề quản lý: Những nghiên cứu và kết luận đề tài đưa ra góp phần
vào công tác quản lý hoạt động cho vay Khách hàng DNNVV của BIDV Nam Hà
Nội trong điều kiện kinh tế hội nhập giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh sách các Bảng, hình, phần
mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừatại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừatại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừatại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội



×