Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Toàn cảnh về bán phá giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.54 KB, 7 trang )

Toàn cảnh về bán phá giá

Đây là loạt bài viết về chủ đề bán phá giá, được tổng hợp và biên soạn từ
www.wto.org, www.unctad.org, www.intracen.org, www.doc.gov.us,
www.uncitral.org, các Hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO và một
số tài liệu báo chí nước ngoài khác, do tác giả Trần Phương Minh, thạc
sĩ luật, viết
riêng cho
Business World Portal.
Trước đây, “bán phá giá” (dumping) và “chống bán phá giá” (anti-dumping) là
những thuật ngữ xa lạ. Nhưng giờ đây, hai thuật ngữ kinh tế này đang được nhắc đến
ngày một nhiều tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa trong các
hoạt động kinh doanh như hiện nay.
Bán phá giá là gì?
Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, “bán phá giá” nghĩa
là bán dưới giá thị trường, tuy nhiên, đối với thực trạng quan hệ thương mại quốc tế
hiện nay, cách hiểu trên là không đúng.
Ở Mỹ, bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá
thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc
bán các mặt hàng đó gây ra thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của
Mỹ. Còn theo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) thì việc bán phá giá liên quan
đến bất cứ hàng hoá nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá
giá của EU năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá dựa trên các điều kiện:
Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EU thấp hơn giá trên thị trường của nước
sản xuất; thứ hai, hàng hoá nhập khẩu đe dọa ngành sản xuất của EU như chia sẻ thị
phần, lợi nhuận, việc làm…Một định nghĩa khác: bán phá giá là tình trạng mà ở đó
doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa thấp hơn mức chi phí.
Theo định nghĩa mở rộng của một số chuyên gia kinh tế Mỹ từ những năm 1980
và vẫn được thừa nhận đến ngay hôm nay, bán phá giá được hiểu là hành vi bán một
mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, nhằm làm
ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng thị trường đó. Hành vi này có thể dẫn


đến một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với doanh nghiệp sản xuất những mặt
hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá:
Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự muốn cạnh
tranh và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá bán sản phẩm của mình xuống ngang
bằng với mức giá của những hàng hóa được bán phá giá. Tuy nhiên, làm như vậy thì
các nhà sản xuất sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì, có thể nhà sản xuất sẽ phải bán
hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ra mặt hàng đó.
Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của họ
không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy, hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt và
nhà sản xuất có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
Điều VI, khoản 1 của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) coi
bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường
của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”. Cụ thể hơn,
điều II, khoản 1 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO định nghĩa: “Một sản
phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một
nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường”.
Ðịnh nghĩa này không nói gì về bán hàng hóa dưới chi phí, một yếu tố vốn
được xem là nội hàm của việc bán phá giá. Ở đây, những chuyên gia kinh tế chỉ muốn
nói tới hình thức phân biệt giá cả, khi một doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm trong
những thị trường khác nhau với những mức giá khác nhau. Như vậy, theo quy định của
luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán phá giá là sự so sánh
biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm tại nước
xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản phẩm cùng loại hoặc đối với
sản phẩm tương tự (like product trong tiếng Anh hay produit similaire trong tiếng
Pháp). Theo điều II, khoản 6 của Hiệp định chống bán giá, “sản phẩm tương tự” trong
trường hợp bán phá giá được hiểu theo nghĩa rất hẹp là sản phẩm phải giống hệt, tức là
có tất cả các yếu tố tương đồng với sản phẩm đang được xem xét, hoặc nếu không có
sản phẩm nào như vậy thì phải sử dụng sản phẩm có những đặc tính rất giống (closely

resembling trong tiếng Anh và ressemblant étroitement trong tiếng Pháp) với sản phẩm
đang được xem xét.
Chỉ có vài dòng định nghĩa như vậy nhưng đã làm nảy sinh vô số tranh cãi,
chẳng hạn thế nào là giá trị bình thường, thế nào là thấp hơn, công ty tôi có giá của
công ty tôi, làm sao có thể so sánh với giá của một công ty khác được, thế nào là sản
phẩm tương tự?… Bên cạnh đó, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất phức tạp,
vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ
thiệt hại dự tính và thiệt hại thực tế.
Tại sai việc bán phá giá xảy ra?
Bán phá giá luôn đi liền với cạnh tranh và là một trong những hình thức cạnh
tranh bất chính. Việc cạnh tranh dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành là hình thức
cạnh tranh lành mạnh, trong đó yếu tố giá được chú trọng hơn cả. Tuy nhiên, thay vì
nghiên cứu nhằm đưa ra được các chiến lược hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh lành
mạnh thì có những công ty lại dùng chiêu bài bán phá giá để hạ bệ đối thủ. Những năm
gần đây, khi hoạt động kinh doanh toàn cầu lớn mạnh, mọi khía cạnh của vấn đề giao
thương quốc tế phải được giải quyết trong khuôn phép của luật lệ, người ta mới bàn
đến tính công bằng và trung thực trong cạnh tranh. Cạnh tranh cũng phải tuân thủ
những nguyên tắc ấy, cụ thể là cạnh tranh phải trung thực và lành mạnh (fair
competition) trong một nền thương mại đa phương, phải tạo ra sân chơi bình đẳng
(level playing field) đối với mọi thành viên, trong đó, sự cố ý làm sai lệch mối tương
quan cạnh tranh để giành lợi thế không công bằng (unfair advantage) đều đáng lên án
và có thể bị trừng phạt.

Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ bị kết luận vi phạm bán phá giá nếu hội đủ hai
điều kiện: đang bán phá giá và mục tiêu của hành động bán phá giá là nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh. Những hành động bán phá giá không nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
thì không bị coi là bán phá giá (ví dụ: bán hàng tươi sống, bán hàng thanh lý, bán hàng
hạ giá theo mùa, bán hàng tồn kho đã lỗi thời về kiểu dáng và công nghệ nhưng vẫn
còn thời hạn sử dụng; bán hàng sắp hết hạn sử dụng...)
Các loại bán phá giá và một số vấn đề liên quan

Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán
phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập
khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật
riêng biệt.
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân
hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước.
Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn
cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh
nghiệp.
- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa
dưới chi phí tại nước nhập khẩu.
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại
quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT
(“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác
với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”).
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch
vụ vận tải biển.
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt
được lợi thế cạnh tranh.
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp
do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất.
Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó gọi
là phá giá ngược. Năm 1990, Deardorff đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa phá giá và
mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước. Ông còn nói thêm rằng, trong trường
hợp cả thị trường và công ty đều được bảo hộ thì hầu như chắc chắn các công ty nước
ngoài phải bán với giá thấp hơn giá thị trường, nếu họ muốn xuất khẩu hàng hoá. Điều
VI Hiệp định GATT giải quyết vấn đề chống phá giá và thuế đối kháng thực sự không
ngăn cấm hành vi phá giá. Điều này chỉ quy định các thành viên của GATT công nhận
rằng phá giá chỉ bị kết án, nếu nó gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại vật chất cho một

ngành công nghiệp đã thành lập, hoặc làm chậm lại việc thành lập một ngành công
nghiệp nội địa tại lãnh thổ của thành viên khác. Nếu việc thẩm tra ở nước nhập khẩu
chỉ ra rằng việc phá giá đang xảy ra và gây ra thiệt hại về mặt vật chất đối với một
ngành công nghiệp, thì khi đó chính phủ có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá.
Trong thực tế, vấn đề khó khăn là việc xác định loại phá giá nào đã được nêu ở
trên đang xảy ra trên thị trường. Không có một nhà kinh tế nào có khả năng xác định
một cách đúng đắn về động lực phía sau của việc bán phá giá.
Những biến tướng của bán phá giá
Khái niệm về phá giá đang được nhiều chuyên gia kinh tế tiếp tục hoàn chỉnh
để giải quyết một thực tế là có những hành vi bán phá giá, mặc dù bề ngoài biểu hiện

×