Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã hành dũng, huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.13 KB, 4 trang )

KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỖ TRỢ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ HÀNH DŨNG, HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
Đồng chủ nhiệm dự án: Trương Quang Sinh - Trần Ngọc Vinh
Cơ quan chủ trì: Hợp tác xã Nông nghiệp Hành Dũng
Năm nghiệm thu: 2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn ni bị ở xã Hành Dũng mang tính phổ biến, nhưng cịn nặng hình thức chăn
ni quảng canh, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa được phát huy tối đa. Hỗ trợ người
dân áp dụng tiến bộ KH&CN về phát triển chăn ni bị và trồng cỏ theo hướng tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội cao, bảo đảm môi trường trên cơ sở
tự nguyện tham gia và đóng góp trên 60% kinh phí của nơng dân tại xã Hành Dũng, huyện
Nghĩa Hành là điều kiện cho phát triển bền vững.
II. MỤC TIÊU
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cải tạo tập qn chăn ni bị quảng canh,
chỉnh trang bố trí lại chuồng trại, phát triển nguồn thức ăn, lai tạo và áp dụng kỹ thuật nuôi
thâm canh bị lai hướng thịt trên phạm vi tồn xã, nâng cao chất lượng đàn bò, đem lại thu
nhập cho người dân, cải thiện điều kiện sinh hoạt và vệ sinh mơi trường, góp phần xây dựng
xã đạt tiêu chí nơng thôn mới.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra, đánh giá thực trạng đàn bị và tình hình chăn ni
Tiến hành điều tra 400 hộ chăn nuôi được chọn ngẫu nhiên ở 7 thôn, kết quả thu thập
thông tin về thực trạng chăn ni bị ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, cụ thể như sau:
1.1. Về qui mô, cơ cấu đàn bị
Qui mơ chăn ni bị cái sinh sản bình quân 2,2 con/hộ là phổ biến và phù hợp với điều
kiện kinh tế của nông hộ. Trong thời gian qua, thu nhập từ chăn ni bị của nơng hộ là thu
nhập phụ nên họ chỉ tận dụng thời gian rãnh để chăm sóc.
1.2. Về tình hình sử dụng thức ăn cho bị
Có đến 100% số hộ có dự trữ rơm rạ, 89% hộ trồng cỏ và 97,75% sử dụng thức ăn tinh


để ni bị. Qua kết quả điều tra về tình hình sử dụng thức ăn cho thấy, người dân đã có ý
thức trong việc đầu tư thức ăn trong chăn ni bị, song chưa chú trọng đến việc phát triển
các giống cỏ mới, diện tích trồng cỏ quá ít so với đàn bò, chưa thâm canh vào việc trồng cỏ
nên năng suất và chất lượng cỏ quá thấp, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự
nhiên và các phế phẩm của cây trồng;
Nguồn dự trữ thức ăn vào mùa mưa quá ít và chủ yếu dựa vào rơm rạ. Nói cách khác,
với phương thức chăn ni hiện tại thì đa số hộ đều chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
cho bị ni.
1.3. Về sinh sản của bị cái
Kết quả thu thập thơng tin qua điều tra 657 bò cái đã đẻ ở Hành Dũng cho thấy tình hình
LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN

35


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

sinh sản của bò cái như sau:
- Tuổi đẻ lần đầu của bị cái bình qn 29,5 tháng; khoảng cách lứa đẻ bình quân là
15,75 tháng. Như vậy có thể thấy tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ của bị cái ni ở
Hành Dũng chậm hơn so bị cái ni ở các vùng khác trong tỉnh như Đức Phổ, Sơn Tịnh…
Sở dĩ như vậy là do điều kiện ni dưỡng kém, bị thường thả rơng nên không quản lý phối
giống, phát hiện động dục không đúng thời điểm, do kỹ thuật phối giống chưa cao.
1.4. Về cơng tác phịng bệnh
Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh phòng bệnh là giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro và nâng
cao năng suất chăn nuôi, đặc biệt với con bị là tài sản có giá trị lớn nên cần phải được chú
trọng. Tuy nhiên, kết quả điều tra cơng tác tiêm phịng cho bị ở các nông hộ trên địa bàn
Hành Dũng chưa thật sự quan tâm, tỷ lệ tiêm phòng vác xin đầy đủ theo lịch định kỳ của thú
y chỉ chiếm tỷ lệ 33%, tẩy giun sán đầy đủ chỉ được một số ít hộ quan tâm (17% số hộ tẩy
giun sán). Như vậy việc phòng trừ dịch bệnh cho bò của người chăn nuôi chưa chủ động.

2. Chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ
Dự án đã chuyển giao và áp dụng 05 hướng dẫn kỹ thuật, bao gồm: Kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo bò bằng tinh cộng rạ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật trồng thâm canh và
bán thâm canh cỏ, kỹ thuật chăn ni và trị bệnh bị cái sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi và trị
bệnh bê lai hướng thịt đến bà con nông dân trong vùng dự án nhằm giúp họ từng bước áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn ni bị.
Thành cơng sau 3 năm thực hiện các nội dung của dự án dựa trên các tiến bộ kỹ thuật
trong chăn ni bị đã làm thay đổi tập qn chăn ni bị truyền thống trước đây của các
nông hộ ở xã Hành Dũng; các hộ chăn ni bị đã biết cách xây dựng chuồng trại đúng quy
cách có hố chưa phân, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng cỏ các giống mới, nông dân
ni bị biết phịng trị bệnh cho bị, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định; tạo giống bị có
chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương, góp phần hồn thành
chỉ tiêu xây dựng nơng thơn mới.
3. Đầu tư tinh bị và tổ chức phối giống
Công tác cải tạo giống là hoạt động rất cần thiết trong bối cảnh nâng cao tỷ lệ đàn bò lai
của Hành Dũng. Sử dụng tinh bò thịt chất lượng cao để phối cho đàn cái sẽ góp phần nâng
cao năng suất, tầm vóc và sức sống của thế hệ đời con. Việc đầu tư hỗ trợ tinh giống bị chất
lượng cịn tạo cơ hội cho nhiều nơng hộ hưởng lợi từ đầu tư dự án.
3.1. Đầu tư, hỗ trợ tinh bò giống
Theo kế hoạch được phê duyệt, Ban quản lý dự án đã chọn đơn vị cung ứng và ký kết
hợp đồng mua 3.200 liều tinh (800 liều tinh Zê bu và 2.400 liều tinh bò chuyên thịt) từ cơng
ty TNHH Khoa học & Cơng nghệ Nơng Tín, vật tư phục vụ cho cho dự án phải đảm bảo chất
lượng, số lượng theo đúng yêu cầu của dự án được duyệt. Việc chọn giống bị gì để mua tinh
bị giống có sự tư vấn của các kỹ sư chăn nuôi của cơ quan tư vấn chuyển giao công nghệ
cùng phối với dẫn tinh viên và có sự tham gia của người dân;
Nhờ sự phối hợp đồng bộ từ việc chọn tinh, phối tinh, điều chỉnh kịp thời theo đề xuất
của đa số người dân nên việc chọn tinh bị đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của đơng đảo
người dân, 90% bê sinh ra có ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, thể chất tốt.
3.2. Tổ chức phối giống
36


LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2016 đã thực hiện phối giống cho 3.200 con bò cái sinh
sản, tổng số lượt bị cái được phối giống có chửa là 2.160 con vượt chỉ tiêu kế hoạch (2.000
con có chửa), trong đó phối giống bằng tinh bị Brahman 634 lượt bò cái, phối giống bằng
tinh các giống bò chuyên thịt (Limousin, Red Angus, Drought matster) 1.526 lượt bò cái;
Kết quả đạt được bên cạnh việc thực hiện tốt công tác tổ chức phối giống, còn do nhận
thức của người dân về áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: phát hiện và xác định đúng
thời điểm phối giống, ghi chép cụ thể các biểu mẫu phối giống và biểu hiện lên giống của bò;
Giải pháp chủ yếu trong tổ chức các điểm phối giống là thường xuyên theo dõi và quản
lý bò cái để phát hiện lên giống kịp thời nhất là ở các thơn bị hay thả rông. Kết quả phối
giống được DTV cập nhật đầy đủ và kịp thời vào sổ theo dõi do dự án cấp.
3.3. Theo dõi bê sinh ra từ kết quả phối giống của dự án
Trọng lượng các bê chuyên thịt có trọng lượng sơ sinh cao hơn so với bê lai Zebu (lai
Brahman). Và tăng trọng của các bê ở các thời điểm lúc 6 tháng và 12 tháng tuổi cũng khác
nhau. Bê lai sinh ra từ kết quả phối giống tinh bò Limousin và bò cái lai Zebu cho con bê
có trọng lượng sơ sinh và tăng trọng cao hơn so với các bê lai khác (Droughtmaster, RedAngus);
Tổng số bê lai sinh ra từ kết quả phối giống dự án tính đến nay 2.050 con, bình qn
trọng lượng bê sinh ra 23-24 kg/con, bê lai nuôi đến 12 tháng tuổi đạt 160 - 180 kg/con;
Qua đánh giá của cán bộ kỹ thuật và ý kiến người dân cho thấy, một số ít con bê khi
mới sinh ra thì chưa thể hiện hết ưu thế lai của con lai. Nhưng con bê càng lớn dần thì càng
thấy ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, khung xương to, sức khỏe tốt hơn hẵn các bê địa phương;
Như vậy, các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu dự án, bê sinh ra từ tinh
bò dự án đầu tư khơng những có trọng lượng lớn, ngoại hình đẹp hơn, mà sinh trưởng phát
triển nhanh hơn, tầm vóc lớn hơn so với bê địa phương. Kết quả này cho thấy, vấn đề được
nhiều nông hộ tâm đắc là chỉ cần phối tinh các giống bò chất lượng phù hợp với trọng lượng

của bị cái thì hiệu quả thu được từ những con bê lai được nâng lên rõ rệt.
4. Hỗ trợ xây dựng chuồng trại ni bị kiên cố
Qua 3 năm thực hiện, dự án đã xây dựng xong 250 chuồng bị ở 7 thơn của xã Hành
Dũng, việc hỗ trợ chỉnh trang, xây dựng chuồng trại đảm bảo về số lượng và chất lượng,
ngồi ra cịn thực hiện tốt các chỉ tiêu chất lượng chính theo thiết kế được phê duyệt, cụ thể:
- Diện tích nền tối thiểu 12m2/chuồng (nhưng hầu hết người dân điều mở rộng diện tích
nền để ni được nhiều bị bê hơn; diện tích nền bình qn là 18,32 m2/chuồng), nền bê tơng
dày 15cm, tráng nhám, độ dốc 2-3%, xung quanh có viền gờ cao hơn nền chuồng;
- Mái lợp bằng tôn fibro xi măng, hoặc ngói, mái rộng hơn nền chuồng về mỗi bên tối
thiểu 0,4m, kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái;
- Các trụ chính bằng bê tơng cốt thép có lổ để bắt bulong với róng, kích thước trụ 12cm
x 12cm, phần trụ chơn dưới mặt nền 40-60cm;
- Có nơi chứa phân, nước thải được dẫn vào hầm chứa hoặc cho thoát nơi phù hợp.
Máng uống được xây bằng xi măng.
5. Phát triển nguồn thức ăn và tăng cường phòng chống dịch bệnh
5.1. Phát triển nguồn thức ăn
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

37


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Dự án đã xây dựng 400 mô hình (bình qn 250m2/mơ hình) trồng các giống cỏ mới
năng suất cao với tổng mô 10ha (6ha cỏ VA06, 2ha cỏ TD58 và 2ha cỏ Mulato).
Năng suất bình quân của 3 loại cỏ trên 320 (tấn/ha/năm) đối với trồng thâm canh và
200 (tấn/ha/năm) đối với trồng bán thâm canh. Về chỉ tiêu kinh tế kinh tế kỹ thuật này vượt
so với hợp đồng và thuyết minh. Điều đó cho thấy 3 loại cỏ mới này phù hợp với vùng đất
Hành Dũng;
Đến nay 100% hộ ni bị trong dự án ở Hành Dũng đều có trồng cỏ (trước dự án chỉ

có 89% số hộ có trồng cỏ), diện tích cỏ phát triển nhân rộng trên 35 ha giống cỏ được trồng
phổ biến là cỏ VA06;
Bên cạnh phát triển cỏ trồng, việc dự trữ các loại thức ăn cho bò trong mùa mưa lũ
cũng đã được nông hộ quan tâm hơn, đã có nhiều hộ biết cách phơi cỏ khơ, lá đậu phụng, lá
bắp…. để dự trữ vào mùa mưa. Vào mùa nắng nóng cung cấp nước, thức ăn đầy đủ lượng
và chất cho bị, đồng thời cắt cỏ phơi khơ dự trữ cho mùa mưa bão.
5.2. Tăng cường cơng tác phịng chống dịch bệnh
Cùng với các hoạt động khác, thời gian qua cơng tác phịng chống dịch bệnh cho đàn
bị được chú trọng. Thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và làm tốt công tác
tuyên tuyền, nhận thức của nơng hộ đã có những chuyển biến tích cực: chuồng trại được vệ
sinh sạch sẽ, tỉ lệ tiêm phòng đạt cao so với trước đây, nhiều hộ đã thực hiện tẩy sán lá gan
và giun đũa cho bê.
Theo kết quả điều tra dự án năm 2014 (400 hộ) và điều tra bổ sung trong năm 2016 (34
hộ), đến nay cơng tác phịng bệnh bằng vác xin (bệnh tụ huyết trùng trâu bò) và tẩy sán lá
gan/tẩy giun đũa được thực hiện khá tốt và đã có sự chuyển biến rõ nét so với thời điểm bắt
đầu dự án.
IV.KẾT LUẬN
Qua 3 năm triển khai, Dự án “Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ phát triển
sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi ” không những nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành cho người
dân, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế chăn ni bị mà cịn góp phần xóa đói giảm
nghèo tại xã và thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ngồi các sản phẩm khoa học, kết quả dự án cịn tạo ra các mơ hình để nơng dân, cán
bộ trong và ngồi vùng dự án tiếp cận, học tập để nhân rộng cho những hộ, địa phương có
điều kiện tương đồng.
Các hoạt động dự án khơng những nâng cao năng suất chăn ni bị, hạn chế dịch bệnh,
tăng thu nhập người dân, mà cịn góp phần cải thiện mơi trường và tác động tích cực cho
định hướng phát triển chăn ni bị của huyện

38


LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN



×