Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp đánh giá hiện trạng các loài rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện công tác bảo tồn các loài rái cá tại vườn quốc gia u minh hạ, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.13 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------

NGUYỄN VĂN NHUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI RÁI CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠNG TÁC BẢO TỒN CÁC LỒI
RÁI CÁ TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------

NGUYỄN VĂN NHUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI RÁI CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠNG TÁC BẢO TỒN CÁC LỒI
RÁI CÁ TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên Rừng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nội - 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm Nghiệp, tôi
tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Vườn Quốc gia U Minh hạ, tỉnh Cà
Mau. Sau một thời gian làm việc cố gắng và nỗ lực hết mình, đến nay luận
văn đã được hồn thành. Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tồn bộ
các cán bộ, cơng nhân viên chức làm việc tại Vườn Quốc gia U Minh hạ, tỉnh
Cà Mau, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học và đặc biệt là thầy giáo –
Tiến sĩ Đồng Thanh Hải công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do
thời gian có hạn và khả năng trình bày chưa được tốt, khóa luận của tơi khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các
thầy cơ giáo để hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2013
Học viên thực hiện


Nguyễn Văn Nhuận


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nhuận


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHỤ LỤC .......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Hiện trạng các loài Rái cá ở trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 3
1.1.1. Rái cá thường (Lutra lutra)............................................................ 3
1.1.2. Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) ................................................ 4

1.1.3. Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata) .................................... 6
1.1.4. Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) ....................................................... 7
1.2. Nhận dạng các loài Rái cá ở Việt Nam .................................................. 8
1.2.1. Rái cá thường (Lutra lutra)............................................................. 8
1.2.2. Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) ................................................ 8
1.2.3. Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata) .................................... 9
1.2.4. Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) ....................................................... 9
1.3. Đặc điểm sinh thái học các loài Rái cá ở Việt Nam ............................ 13
1.4. Bảo tồn Rái cá tại Việt Nam ................................................................ 15
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 20


iv

2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu kế thừa ................................................. 21
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương .......................... 21
2.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .................................................. 23
2.4.4. Phương pháp điều tra sinh cảnh sống .......................................... 25
2.4.5. Phương pháp điều tra bằng bẫy ảnh ............................................ 25
2.4.6. Đánh giá số lượng Rái cá trong khu vực nghiên cứu ................... 27
2.4.7. Tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................... 28
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH
TẾ XÃ HỘI .................................................................................................... 29

3.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên ............................................................. 29
3.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ................................................................. 31
3.3. Đa dạng sinh học .................................................................................. 34
3.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 38
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 43
4.1. Hiện trạng các loài Rái cá tại khu vực Vườn Quốc gia U Minh hạ ..... 43
4.1.1. Kết quả phân tích từ các cuộc phỏng vấn thợ săn địa phương .... 43
4.1.2. Kết quả điều tra Rái cá theo tuyến và bằng bẫy ảnh .................... 45
4.2. Các mối đe dọa đối với các loài Rái cá tại khu vực nghiên cứu .......... 52
4.2.1. Tác động của con người ................................................................ 52
4.2.2. Các phương pháp săn bắt Rái cá .................................................. 54
4.2.3. Hiện trạng buôn bán Rái cá .......................................................... 56
4.3. Đánh giá mật độ trung bình và tổng số lượng cá thể Rái cá ................ 57
4.3.1. Sự khác nhau của các nhóm Rái cá .............................................. 57


v

4.3.2. Mậ t đ ộ trung bình và số lư ợ ng Rái cá lông mũ i
tạ i Vư ờ n Quố c gia .................................................... 57
4.3.3. Mậ t đ ộ trung bình và số lư ợ ng Rái cá vuố t bé
tạ i Vư ờ n Quố c gia .................................................... 58
4.4. Thảo luận .............................................................................................. 58
4.4.1. Phỏng vấn thợ săn địa phương ..................................................... 58
4.4.2. Điều tra theo tuyến và bẫy ảnh ..................................................... 60
4.4.3. Các mối đe dọa đối với Rái cá tại Vườn Quốc gia ....................... 60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1.1

So sánh một số đặc điểm phân loại các loài Rái cá ở Việt Nam

10

3.1

Lượng mưa phân bố theo tháng

33

3.2

Các loài động vật rừng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000

36

3.3


Các loài động vật rừng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000

37

3.4

Thống kê dân số theo địa bàn xã.

39

3.5

Thống kê các hoạt động sản xuất của các xã ven Vườn Quốc gia

40

3.6

Sản lượng nuôi trồng của các xã

41

4.1

Danh mục các loài rái cá xác nhận qua các cuộc phỏng vấn

44

4.2


Ngày, địa điểm và số lượng ảnh chụp được tại Vườn Quốc gia,

50

tỉnh Cà Mau


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

1.1

Rái cá thường

3

1.2

Rái cá lơng mũi

3

1.3


Rái cá lông mượt

3

1.4

Rái cá vuốt bé

3

1.5

Các địa điểm thu được mẫu vật Rái cá tại Việt Nam

11

1.6

Sự phân bố của i) Aonyx cinerea j) Lutra sumatrana K) Lutrogale
perspicilatta L) Lutra lutra

12

1.7

Hang Rái cá

14

1.8


Bản đồ phân bố 04 loài Rái cá trên thế giới

19

2.1

Địa điểm đặt bẫy ảnh tại Vồ Dơi

26

3.1

Vị trí Vườn Quốc gia

29

3.2

Trung tâm Vồ Dơi, Vườn Quốc gia U Minh hạ

30

3.3

Sinh cảnh trảng

30

3.4


Phân bố lượng mưa

32

3.5

Số ngày mưa trong năm

32

3.6

Lượng mưa hàng năm của tỉnh Cà Mau

32

3.7

Bản đồ hiện trạng rừng khu vực rừng tràm U Minh hạ - Cà Mau

35

3.8

Cá cịm

36

3.9


Cá lóc bơng

36

3.10 Thả lợp bắt cá

40

3.11 Ăn ong mật

40

3.12 Thu hoạch ao nuôi cá đồng

41

4.1

Rái cá vuốt bé chụp được tại nhà dân ở lâm trường Sơng Trẹm

41

4.2

Điều tra theo tuyến để tìm kiếm dấu chân và dấu vết của Rái cá
tại U Minh III

46


4.3

Dấu chân Rái cá được tìm thấy tại Trần Văn Thời trong chuyến
khảo sát theo tuyến ban ngày

46

4.4

Phân Rái cá được tìm thấy tại U Minh III trong khi khảo sát theo

47


viii

tuyến vào ban ngày
4.5

Rái cá lông mũi (Lutra sumantrana). Được chụp trong chuyến
điều tra theo tuyến

47

4.6

Nhóm 03 cá thể Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) được chụp bằng
bẫy ảnh tại Vồ Dơi, Vườn Quốc gia U Minh hạ

48


4.7

Biểu đồ địa điểm đặt bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia U Minh hạ

49

4.8

Biểu đồ vị trí xác nhận Rái cá lơng mũi và Rái cá vuốt bé bằng
phương pháp điều tra bằng bẫy ảnh và điều tra theo tuyến

51

4.9

Bẫy ảnh chụp người dân đi vào rừng tại khu vực Vồ Dơi

53

4.10 Biểu đồ tổng số trường hợp tác động do con người gây ra bắt gặp
được tại khu vực nghiên cứu

53

4.11 Bẫy kiềng dùng để săn bắt Rái cá chụp được ở nhà dân sống ở
lâm trường U Minh I trong khi phỏng vấn

54


4.12 Số lượng thợ săn trong các ấp xung quanh Vườn Quốc gia và các
lâm trường sử dụng các phương pháp săn bắt Rái cá khác nhau.

55

4.13 Da Rái cá vuốt bé chụp được tại lâm trường U Minh III

56

4.14 Da Rái cá lông mũi chụp được tại nhà dân tại lâm trường 30/04

56


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có 4 lồi Rái cá, bao gồm Rái cá thường Lutra lutra, Rái cá
vuốt bé Aonyx cinerea, Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata,và Rái cá
lông mũi Lutra sumatrana. Những số liệu điều tra chính thức về sự xuất hiện
chính thức và hiện trạng các lồi Rái cá ở Việt Nam hiện tại là rất hiếm và
đáng báo động. Chỉ có 45 báo cáo ghi nhận chính thức đã được thu thập đối
với 04 loài Rái cá ở Việt Nam, trong đó 10 báo cáo là những quan sát trực
tiếp, 31 báo cáo là mẫu vật, và 04 báo cáo là hồ sơ xác nhận báo cáo chính
thức (hoặc từ bẫy ảnh, mẫu vật, hoặc quan sát trực tiếp) trong các báo cáo ban
đầu nhưng không cung cấp các thơng tin chi tiết. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực
điều tra kể từ năm 1995, nhưng chỉ có 22 trong số 45 báo cáo ghi nhận chính
thức đã được thực hiện trong thập kỷ vừa qua [32].
Việc có ít ghi nhận chính thức về các lồi Rái cá một phần có liên quan
đến nỗ lực khảo sát tương đối hạn chế nhằm vào các loài Rái cá, đặc biệt là
Rái cá lông mũi Lutra sumatrana [10], nhưng lý do chính rất có thể là do việc

khai thác quá mức và sinh cảnh sống bị xáo trộn đã để lại quần thể Rái cá nhỏ
và bị phân mảnh cá ở Việt Nam. Kế hoạch hành động của IUCN/SSC báo cáo
tương đối không chắc chắn về hiện trạng của các lồi Rái cá ở Việt Nam
([12], [28]). Có nhu cầu cao đối với các loại da Rái cá từ những người tiêu
dùng ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ([12], [15]), và việc sử dụng và
thay đổi các dịng sơng, vùng đất ngập nước, cửa sơng, hồ và môi trường
nước ven biển nông là một trong những nhu cầu rất cao đối với con người.
Hơn nữa, việc ô nhiễm nước và sử dụng thuốc trừ sâu phần lớn khơng được
kiểm sốt ở hầu hết các vùng của Việt Nam. Sự kết hợp của các yếu tố này đã
đẩy các quần thể Rái cá có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.
Một vấn đề lớn trong việc đánh giá sự phân bố của các loài Rái cá kết
hợp với những khó khăn trong việc phân biệt lồi Rái cá ở ngoài thực địa mà


2
khơng có sự đào tạo đầy đủ các kỹ năng xác định lồi ở ngồi thực địa [31].
Có một nhu cầu cấp thiết để làm tăng cơ sở dữ liệu về sự phân bố và sự phong
phú của bốn loài Rái cá ở Việt Nam bằng cách tổng hợp số liệu loài trong các
cuộc điều tra thực địa trong cả nước. Rái cá lơng mũi L.sumatrana có thể là
lồi Rái cá đang bị đe dọa lớn nhất ở khu vực Đơng Nam Á và cần phải có
hành động bảo tồn khẩn cấp do quần thể bị phân mảnh và vùng sinh cảnh
sống bị hạn chế và thu hẹp. Điều quan trọng là các cuộc điều tra được tiến
hành trong các khu vực đất ngập nước và rừng tràm để xác định các quần thể
Rái cá đang còn tồn tại và các chương trình giám sát và bảo tồn Rái cá được
thiết lập trong suốt khu vực đất ngập nước U Minh, đặc biệt là việc xác định
các quần thể Rái cá lông mũi L.sumatrana đang sinh sống ở các khu vực đất
ngập nước than bùn và rừng tràm cịn sót lại tại khu vực này .
Từ những thực tế đó tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng các loài
Rái cá nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện cơng tác bảo tồn các lồi Rái
cá tại Vườn Quốc gia U Minh hạ , tỉnh Cà Mau”.

.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng các loài Rái cá ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Rái cá thường (Lutra lutra)
 Sách đỏ Việt Nam 2007: Sẽ nguy cấp (VU)
 Nghị định 32/2006/NĐ – CP: Nhóm IB
 Sách đỏ IUCN 2012: Gần đe doa (NT)
 CITES Phụ Lục I

Hình 1.1. Rái cá thường

Hình 1.2. Rái cá lơng mũi

(Nguồn: S.A. Hussain)

(Nguồn: Annette Olsson, Heng Sokrith)

Hình 1.3. Rái cá lơng mượt

Hình 1.4. Rái cá vuốt bé

(Nguồn: Nguyễn Văn Nhuận)


4
Rái cá thường chủ yếu xuất hiện ở miền bắc và miền trung Việt Nam

bao gồm cả khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu vực rừng đất thấp Kẻ
Gỗ/Khe Nét, và vùng núi đá vơi cao ngun phía bắc. Tiêu bản Rái cá này ở
Việt Nam đã được thu thập ở độ cao 1550m so với mực nước biển, lồi này
cũng đã được tìm thấy ở độ cao từ 450 đến 3600m so với mực nước biển ở
các quốc gia khác ở Đông Nam Á ([6], [7], [18]). Rất ít thơng tin liên quan
đến sinh cảnh sống của lồi Rái cá thường hiện có ở Việt Nam ([7], [12],
[18]).
Sinh cảnh sống: Rái cá thường thích nghi với nhiều dạng sinh cảnh
sống ở nước khác nhau. Chúng được tìm thấy ở biển, ở dãy núi Himalaya, và
ở nước lợ, nước mặn, cũng như nước ngọt. Chúng sinh sống ở các vùng đất
thấp, cao ngun, ở những nơi có sơng, suối, hồ, đầm lầy, cánh đồng lúa và
các khu vực duyên hải ven biển. Ở các vùng sinh sống khác nhau, Rái cá thay
đổi và thích nghi với các đặc điểm sinh cảnh sống nơi đó. Tuy nhiên, hầu hết
sự có mặt của chúng có liên quan đến nguồn cung cấp thức ăn, nước ngọt và
thảm thực vật ven bờ nơi chúng có thể nghỉ ngơi, chải lơng, và xây dựng hang
ở ở những nơi có rễ cây, gỗ, đất, đá phù hợp
(Nguồn: />1.1.2. Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana)
 Sách đỏ Việt Nam 2007: Nguy cấp (EN)
 Nghị định 32/2006/NĐ – CP: Nhóm IB
 Sách đỏ IUCN 2012: Nguy cấp (EN)
 CITES Phụ Lục II
Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) được Nhóm chuyên gia về Rái cá
của IUCN/SSC xác định là một trong 5 lồi Rái cá có sự quan tâm bảo tồn
toàn cầu hàng đầu [12]. Tuy nhiên, hiện trạng hiện tại trong vùng sinh cảnh
sống vẫn chưa xác định được một cách rõ ràng. Hiện tại, sự tồn tại của loài đã


5
được ghi nhận chỉ ở một số ít khu vực ở Thái Lan [7], Campuchia [29] và
Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long [22]. Rái cá lông

mũi chia sẻ vùng sinh sống với Rái cá vuốt bé và Rái cá lơng mượt, thậm chí
ở Sumatra chúng chia sẻ vùng sinh sống với Rái cá thường.
Ở Việt Nam, việc điều tra Rái cá lông mũi bắt đầu kể từ năm 1925.
Năm 1932, Osgood căn cứ vào một tiêu bản chưa rõ nguồn gốc ở miền trung
Việt Nam được phân tích từ các mẫu vật thu thập được từ năm 1925 đến năm
1929 đã công bố ghi nhận đầu tiên về Rái cá lông mũi ở Việt Nam. Năm
1941, Pocock đã công bố 2 ghi nhận về loài này: 01 ghi nhận ở huyện Long
Xuyên, tỉnh An Giang (tọa độ 10°23N, 105°25'E) và một ghi nhận khác ở thị
trấn Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (tọa độ 16°28'N, 107°36'E). Tiếp theo đó thì
chưa có ghi nhận nào về lồi Rái cá lơng mũi trong 36 năm tiếp theo. Các
cuộc điều tra động vật ở miền bắc và miền trung Việt Nam đã khơng tìm thấy
dấu hiệu nào của lồi này. Ở miền bắc Việt Nam, vì lí do chiến tranh, các nhà
khoa học đã không thể tiến hành cuộc điều tra về loài này kể từ cuối năm
1950 đến đầu những năm 1970.
Sau chiến tranh, năm 1975 các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành
những nghiên cứu về động vật hoang dã ở miền nam Việt Nam. Năm 1977, hai
mẫu vật về Rái cá lông mũi đã được thu thập: 01 mẫu vật ở huyện Ngọc Hiển tỉnh
Cà Mau (tọa độ xấp xỉ 8°33'N, 105°15'E), và một mẫu vật khác ở huyện Phùng
Hiệp tỉnh Cần Thơ (tọa độ xấp xỉ 9°49'N, 105°50'E). Tuy nhiên, những khó khăn
về kinh tế ở Việt Nam đã không cho phép các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục các
cuộc điều tra một cách có hệ thống về Rái cá lơng mũi. Kết quả lồi Rái cá này ở
Việt Nam đã khơng được ghi nhận trong suốt 24 năm tiếp theo. Nguyễn Xuân
Đặng [25] đã công bố ghi nhận về quần thể Rái cá lông mũi đang sinh sống tại
Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.


6
Hiện tại vùng sinh sống phân bố địa lý của Rái cá lông mũi chắc chắn
được xác nhận ở 05 địa điểm sau:
Quốc gia/vùng

Địa điểm
lãnh thổ
Thái Lan
Vùng đất ngập nước
than bùn Toa Daeng ,
tỉnh Narathiwat
Thái Lan
Khu bảo tồn động vật
hoang dã Khao
Banthad tỉnh Trang
Việt Nam
Vườn Quốc gia U
Minh Thượng
Campuchia
Hồ Tonle Sap
Sumatra

Bằng chứng
Bẫy sống, bẫy ảnh,
quan sát

Tài liệu
tham khảo
[14]

Quan sát, bẫy ảnh

[27]

Quan sát, bẫy ảnh


[25]

Da Rái cá, quan
sát, bẫy ảnh
Huyện Sekayu, Miền Bị chết trên đường
nam Sumatra

[26]
[20]

Sinh cảnh sống: Có ít thơng tin về lồi này sinh sống ở các khu rừng
than bùn ngập nước và các vùng nước duyên hải ven bờ và nông
( />1.1.3. Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata)
 Sách đỏ Việt Nam 2007: Nguy cấp (EN)
 Nghị định 32/2006/NĐ – CP: Nhóm IB
 Sách đỏ IUCN 2012: Sẽ nguy cấp (VU)
 CITES Phụ Lục II
Rái cá lông mượt xuất hiện ở hầu hết các khu vực nhiệt đới Châu Á
([7], [12]). Loài này được tác giả Osgood(1932) cho là phổ biến hơn loài Rái
cá thường L. lutra ở Thái Lan [18] và được cho là loài Rái cá phổ biến nhất ở
khu vực sơng MêKơng. Có 7 ghi nhận về loài Rái cá đang bị đe dọa toàn cầu
này ở Việt Nam, một ghi nhận trong số đó là quan sát trực tiếp [10], 6 ghi
nhận còn lại là từ các dấu chân, một báo cáo phỏng vấn [56], một quan sát


7
chưa được xác nhận [11] và hai ghi nhận chưa nói rõ về kiểu ghi nhận [1].
Ghi nhận cuối cùng là từ một mẫu vật bảo tàng nhưng chỉ ghi là thu được ở
miền trung Việt Nam. Chưa có số liệu về khu vực phân bố của loài này theo

độ cao ([18], [31]). Các quần hợp sinh cảnh sống của lồi này bao gồm các
sinh cảnh thủy sinh: hồ, sơng, suối, kênh, ao, các bãi sình lầy có nước ([4],
[5], [6], [18], [21]).
Sinh cảnh sống: Rái cá lơng mượt thích sống ở các con sông, hồ lớn,
các khu rừng ngập nước than bùn, rừng ngập mặn ven biển, các cửa sơng và
các cánh đồng lúa có thảm thực vật phong phú và đa dạng để làm nơi trú ẩn
và chạy trốn, và các khu vực có đá hoặc đất sâu để đào hang. Chúng xuất hiện
phổ biến ở các sinh cảnh sống đất thấp, tuy nhiên chúng cũng được ghi nhận ở
độ cao 1830m (Vân Nam, Trung Quốc)
( />1.1.4. Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea)
 Sách đỏ Việt Nam 2007: Sẽ nguy cấp (VU)
 Nghị định 32/2006/NĐ – CP: Nhóm IB
 Sách đỏ IUCN 2012: Sẽ nguy cấp (VU)
 CITES Phụ Lục II
Lồi này có phân bố tương đối rộng rãi với những báo cáo ghi nhận từ
các vùng núi đá vôi miền bắc, khu vực đất thấp Kẻ Gỗ/Khe Nét, khu vực rừng
đầu nguồn đất thấp Đồng Nai và vùng dun hải. Lồi này được tìm thấy ở
các khu vực rừng thường xanh thấp và đất thấp, rừng than bùn, các khu vực
đất ngập nước ngọt và các khu vực đất ngập nước duyên hải ven biển. Ở Việt
Nam, loài này được ghi nhận ở độ cao từ 50m đến 600m, thậm chí lồi này
cũng đã được tìm thấy ở độ cao trên 1500m ở các quốc gia khác [9]. Tuy
nhiên, chỉ có 9 ghi nhận đã được xác nhận về lồi này được tìm thấy và chỉ có
5 ghi nhận về lồi này có được trong 10 năm trở lại đây.


8
Sinh cảnh sống: Rái cá vuốt bé thích sống ở các khu vực nước nông
với nguồn cung cấp thức ăn phong phú. Chúng có khả năng thích ứng với khí
hậu cao, có mặt từ các vùng đất ngập nước duyên hải nhiệt đới đến các con
sông suối ở vùng núi. Chúng sinh sống tại các khu rừng than bùn và nước

ngọt, các cánh đồng lúa, sông, suối, hồ, rừng ngập mặn, và các vùng duyên
hải. Ở các khu vực vùng núi, chúng thường sống ở các con suối trong rừng
chảy xiết có đá. Thức ăn ưa thích của chúng là động vật giáp xác và động vật
thân mềm ( />1.2. Nhận dạng các loài Rái cá ở Việt Nam
1.2.1. Rái cá thường (Lutra lutra)
Tên địa phương: Rái cá chân chó
Chiều dài cơ thể: 46.7 – 70cm, Chiều dài đuôi: 25 – 38cm, Trọng lượng cơ
thể: 5 – 7kg.
Đặc điểm nhận dạng:
 Bộ lơng thơ màu nâu, đầu mỗi sợi lơng có màu nhạt hơn làm cho bộ lơng
trơng có vẻ thơ ráp.
 Đầu tròn, mõm rộng.
 Tai nhỏ và tròn.
 Vuốt dài.
1.2.2. Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana)
Tên địa phương: Rái móng, Rái cá chân chó
Chiều dài cơ thể: 50 – 94cm, Chiều dài đuôi: 30 – 58cm, Trọng lượng cơ thể:
5 – 7kg.
Đặc điểm nhận dạng:
 Bộ lơng có màu nâu đậm, nhạt dần về phía bụng.
 Mơi trên, cằm, phía trước họng và má có màu trắng.
 Chóp đi thường có màu trắng.


9
 Lông dài phủ hết mũi, trừ lỗ mũi.
 Vuốt dài sắc nhọn.
1.2.3. Rái cá lông mượt (Lutrogale perspicillata)
Tên địa phương: Rái cá chân chó
Chiều dài cơ thể: 65 – 75cm, Chiều dài đuôi: 40 – 45cm, Trọng lượng cơ thể:

7 – 12kg.
Đặc điểm nhận dạng:
 Bộ lơng bóng mượt.
 Phần cuối đuôi bẹt.
 Vệt trắng chạy dài từ môi trên, má, và họng cho đến ngực.
 Bàn chân rộng và màu xanh nhạt, lịng bàn chân bóng mượt.
 Mõm ngắn hơn và mắt to hơn ở Rái cá thường.
 Đuôi bẹt.
1.2.4. Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea)
Tên địa phương: Rái cá chân vịt, Rái cá cùi
Chiều dài cơ thể:: 45 – 55cm, Đuôi: 25 – 35cm, Trọng lượng cơ thể: 2 – 3kg.
Đặc điểm nhận dạng:
 Thân ngắn, mập.
 Vuốt rất ngắn khơng nhơ khỏi đàu ngón chân.
 Giữa các ngón chân có màng bơi kém phát triển.
 Bộ lơng thường có màu nâu hơi xám với mặt dưới thân màu nhạt hơn hoặc
trắng, cổ họng, cằm, môi trên màu hơi trắng.
Để nhận dạng nhanh ngoài thực địa 04 lồi Rái cá ở Việt Nam có thể sử dụng
Bảng 1.1 để nhận dạng như sau:


10
Bảng 1.1. So sánh một số đặc điểm phân loại các lồi Rái cá ở Việt Nam
Lồi

Đặc điểm
mũi

Rái cá vuốt



Hình dạng mũi

Móng
chân

Màu sắc
lơng

màu hồng
hoặc tối màu

Rất nhỏ

Màu nâu
nhạt

Rái cá
thường

trần, lớn, hình
khiên

Ngắn

Màu nâu

Rái cá lơng
mũi


có lơng,
tương đối nhỏ

Dài

Màu đen

Rái cá lơng
mượt

Trần, tối màu,
viền phía trên
màu tối hơn

Ngắn

Màu nâu
đậm



×