Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách nói chuyện "lấy lòng" thầy cô giáo của con potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.7 KB, 3 trang )

Cách nói chuyện "lấy lòng" thầy cô giáo của con
Không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết quan tâm đến việc học hành của
con cái và biết cách trao đổi với thầy cô để hỗ trợ việc học tập của con em
mình được đến nơi đến chốn. Trao đổi và nói chuyện với thầy cô giáo về
công việc học tập và sinh hoạt của con khi không có bố mẹ ở bên là một
việc làm quan trọng, nó thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến con cái.
Chuẩn bị
Khâu chuẩn bị khá quan trọng vì trước khi đến gặp hoặc gọi điện cho thầy
cô giáo của con, mẹ phải biết nói những gì, đề cập đến vấn đề gì của con.
Mẹ hãy ghi vào giấy các tình huống cần thiết liên quan đến học tập và sinh
hoạt của con như quá trình học tập, những điểm yếu kém, những môn cần
khắc phục và mục tiêu sắp tới để không thấy bỡ ngỡ và thiếu sót khi trao
đổi với cô giáo.
Chọn thời điểm thích hợp
Chọn thời điểm thích hợp thực sự rất quan trọng khi mẹ quyết định nói
chuyện với cô giáo của con. Không phải thời điểm nào hợp với mình cũng
sẽ hợp với người khác. Nên tránh gọi điện và đến nhà cô giáo trong
những giờ làm việc, giờ ăn cơm. Trước đó mẹ nên gửi cho cô một thư
điện tử, bàn về vấn đề học tập của con và muốn có một cuộc nói chuyện
tùy vào giờ giấc của cô giáo.
Khi nói chuyện nên bắt đầu vào chủ đề ngay, không kéo dài thời gian làm
ảnh hưởng đến thời gian và công việc của cả mẹ và cô giáo. Tôn trọng
thời gian của đôi bên sẽ làm cho cuộc nói chuyện được chất lượng hơn.
Biết lắng nghe
Khi trẻ đến tuổi đi học sẽ không ở gần cha mẹ thường xuyên. Người được
tiếp xúc với trẻ nhiều hơn và có đánh giá cũng như nhìn nhận về trẻ chính
xác hơn là cô giáo và bạn bè của trẻ. Hãy lắng nghe cô giáo nói về quá
trình học tập cũng như sinh hoạt của trẻ. Dù những ý kiến đó có thể hơi
khác và không được như những gì mẹ mong muốn, mẹ cũng nên lắng
nghe và chia sẻ để cả đôi bên cùng tìm ra những cách giải quyết thích hợp
nhất.


Trao đổi điểm mấu chốt
Trong cả buổi nói chuyện mẹ không hẳn chỉ biết lắng nghe, sau khi lắng
nghe hãy chia sẻ những suy nghĩ, những cảm nhận và tình hình học tập
của con cho cô giáo. Mẹ cũng nên nói với cô giáo về tính cách, cá tính và
thói quen dù tốt hay xấu của con để cô biết và có những điều chỉnh phù
hợp.
Mẹ hãy ghi nhớ những điểm mấu chốt sau cuộc đối thoại để có cách thức
dạy và quan tâm đến con cái mình.
Khi đã quen đáp ứng con thì việc từ chối càng trở nên gian nan hơn.
Nhiều phụ huynh không khỏi xót xa khi làm con buồn hay thất vọng. Vì thế,
dù muộn con hay không, vẫn cần tuân thủ cách dạy con theo quy tắc. Để
bé không hư khi là con một hoặc khi muộn con, phụ huynh nên chú ý đến
những điểm sau:
- Vợ chồng cần thống nhất cách nuôi dạy con. Nếu vợ (chồng) luôn bênh
vực con thì việc dạy con chỉ thành công nửa vời. Bé sẽ biết đang được bố
(hay mẹ) nuông chiều và tiếp tục vòi vĩnh.
- Phải giới hạn với việc chiều con. Cái gì hợp lý mới đáp ứng. Cái gì không
đúng thì cương quyết không làm. Nếu bé quấy khóc, mè nheo thì cha mẹ
không cần quá hoảng hốt. Có thể giải thích rồi phớt lờ bé. Nghiêm khắc
một vài lần để tạo nếp sống tốt cho con.
- Tránh để bé biết, bé đang là "cục cưng", cha mẹ mong mãi mới được.
Làm vậy, vô tình sẽ tạo cho bé tâm lý "Mình là nhất" và buộc cha mẹ phải
nuông chiều.
- Đừng nghĩ rằng, sau này lớn lên, con sẽ hiểu tình yêu thương của cha
mẹ và trở thành người tốt. "Tre già, khó uốn", dạy dỗ bé từ nhỏ thì bao giờ
cũng dễ hơn khi đã lớn. Nếu buông lỏng, bé sẽ quen đặt cái tôi lên hàng
đầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, sống ích kỷ và dễ bị tập thể cô
lập. Các nghiên cứu cho thấy, những bé "đành hành" như thế thường ít
thành công trong cuộc sống về sau.
Tóm lại, việc dạy con không phải dễ. Giáo dục con khi muộn con càng khó

hơn. Đòi hỏi cha mẹ thực sự tỉnh táo, biết kiềm chế tình yêu thái quá với
con. Nếu sống cùng ông bà thì càng khó hơn. Khi đó, tâm lý xót cháu của
ông bà có thể làm gián đoạn quá trình dạy dỗ từ cha mẹ.

×