Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.38 KB, 2 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CÂU 1: Trình bày nội dung tài chính doanh nghiệp?
DN là tổ chức KT có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của phấp luật, nhằm mục đích hoạt
động SXKD kiếm lời.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản
ánh sự vận động, chuyển hóa các nguồn tài chính thông qua quá trình phân
phối, tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm
đạt dược mục tiêu của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Nội dung của tài chính doanh nghiệp gồm 6 nội dung chính sau:
1. Lựa chọn quyết định đầu tư
Triển vọng của dn trong tương lại phụ thuộc lớn vào quyết định đầu tư
dài hạn quy mô lớn như: đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm… Đứng trên góc độ tài chính,
nhà quản trị cần cân nhắc: nhu cầu vốn đầu tư, lợi ích vốn đầu tư đem
lại, rủi ro… đầu tư hay loại bỏ. Để đi tới quyết định đó, nhà quản trị
cũng cần nhận biết tình hình chung, xác định mục tiêu, lập kế hoạch,
lựa chọn phương án => đầu tư
2. Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn để đáp ứng kịp thời
đầy đủ số vốn cần thiết trong hoaatj động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp ở tất cả các khâu đều cần có vốn, tài
chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt đọng
của doanh nghiệp trong kỳ( cả ngắn và dài hạn) để đáp ứng kịp thời,
đủ vốn và có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. nguồn cốn huy động
có thể là nguồn vốn bên trong ( lợi nhuận tái đầu tư, quỹ dự phòng tài
chính, khấu hao tscđ, số tiền thanh toán nhượng bán tài sản ) hay
nguồn vốn bên ngoài: vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, bạn bè,
người thân, góp vốn liên doanh liêm kết…việc lựa chọn hình thức và
phương pháp huy động vốn thì nhà quản trị cần cân nhắc tới cơ cấu
nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn, điểm lợi hay bất hại khi lựa chọn hình


thức đó.
3. Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu
chi tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp cần huy đông tối đa số vốn hiện có vào trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, tăng
vòng quay của vốn. đồng thời theo dõi chặt chẽ các khoản thanh toán,
thu tiền bán hàng/ thu tiền khác. Quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu,
thường xuyên tìm các biện pháp đảm bảo cân đối thu chi, đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
4. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ dự phòng
Sau khi thu được tiền bán hàng, doanh nghiệp sẽ dùng để trang trải
các chi phí, phần còn lại dung để phân phối. việc phân phối này cần
đảm bảo cho cả lợi ích lâu dài và trước mắt. Nó mang lại thu nhập cho
chủ sở hữu bảo đảm đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động và nhà quản lý,
Trích lập quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận tái đầu tư => tối đa hóa
giá trị của doanh nghiệp.
5. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hằng ngày, các báo cáo tài chính,
việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính mà nắm được tình hình của hoạt
động của doanh nghiệp.
Định kỳ tiến hành phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
cũng như thấy được điểm mạnh, yếu, nguyên nhân trong công tác quản
lý-=> kịp thời đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn cho hoạt động
của doanh nghiệp.
6. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động của doanh nghiệp đều được dự kiến trước thong qua lập
kế hoạch tài chính. Kế hoạch có tốt thì mới đưa ra các quyết định tài
chính thích hợp. nó cũng là việc xem xét, đưa ra cách giải quyết thích
hợp phù hợp vs sự biến động của môi trường kinh doanh

Như chúng ta đã biết, ko cỉ có môi trường kinh doanh thường xuyên
biến động mà còn có biến động khác, chính vì vậy mà kế hoạch tài
chinh phải luôn gắn vs thực tế,
THE END

×