Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niêm phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.62 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tình trạng chưa thành niên phạm tội
có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Đây là
một trong những vấn đề nóng bỏng và là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Thủ
đoạn phạm tội của các đối tượng này khơng cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy
nghĩ, mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình
thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Hành vi phạm tội của
người chưa thành niên để lại tác hại to lớn, nó khơng chỉ gây hậu quả nguy hiểm
cho xã hội mà còn hủy hoại nhân cách của chính các em những người sẽ là chủ
nhân tương lai của đất nước. Nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội của người
chưa thành niên là do tâm sinh lý của họ đang trong thời gian phát triển, hoàn
thiện về thể chất lẫn tinh thần nên nhận thức đúng, sai cịn hạn chế, có tâm lý bắt
chước, bị lơi kéo, hoặc chưa có sự quan tâm giáo dục đúng mức dẫn đến hành vi
phạm tội. Nhận thức tầm ảnh hưởng của vấn đề trên sau đây nhóm chúng em xin
được lựa chọn đề tài số 15: “Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niêm phạm
tội. Liên hệ thực tế”.Trong quá trình làm bài chúng em vẫn cịn có những thiếu
sót, mong thầy cơ góp ý để bài viết của nhóm em được hồn thiện hơn. Em xin
trân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
I.

Một số vấn đề chung
1. Khái niệm người chưa thành niên:
“Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về
thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người
đã thành niên”.
2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội:
Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi có năng
lực hành vi hình sự chưa đầy đủ, có lỗi cố ý hoặc vô ý trong thực hiện hành vi


nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm và được xử lí theo quy định của
pháp luật (Điều 12 Luật Hình Sự 2015)
II.

Những đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội

1. Về trạng thái cảm xúc
Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh
lí, tâm lí và ý thức. Trong giai đoạn này, ở người chưa thành niên có sự phát
triển khơng cân bằng giữa hệ tim và mạch. Do đó, người chưa thành niên có cảm
giác mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị kích động, dễ nổi nóng... Đồng thời sự mất cân
bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dễ đưa họ đến những cơn xúc
động mạnh, những phản ứng nóng nảy vơ cớ, những hành vi bất thường. Trên
thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng là yếu tố gây
nên các hành vi lệch chuẩn cho người chưa thành niên.
Sự bốc đồng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn người chưa thành
niên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là hành vi phạm tội. Những
người chưa thành niên có tính bốc đồng thường hay nóng vội, phản ứng với
những kích thích mà chưa kịp suy nghĩ trước, khả năng tự kiểm sốt thấp, thiếu
kiên trì, khơng có khả năng trì hỗn sự hài lịng, hiếu động thái q, thiếu chú ý,
hay bồn chồn, thích tìm kiếm cảm giác mạnh và chấp nhận rủi ro.
Ở lứa tuổi chưa thành niên, quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh, chiếm
ưu thế và các q trình ức chế có điều kiện bị suy giảm. Do vậy nhiều trường


hợp, các em thuộc khí chất nóng và ưu tư đã không làm chủ được bản thân, dễ bị
lôi kéo, dễ bị kích động, dễ nổi nóng và gây gổ. Trong số những người chưa
thành niên phạm tội có tính chất cơn đồ thường là những người thuộc khí chất
nóng, hoặc những người thuộc khí chất ưu tư thực hiện hành vi giết người trong
nhiều trường hợp xuất phát từ sự ghen tuông. Việc các em thực hiện hành vi

phạm tội trong nhiều trường hợp là do nóng nảy, bị kích động, khơng kiềm chế
được bản thân.
Sự mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên phạm
tội được biểu hiện rõ hơn trong thời gian họ chấp hành hình phạt tại trại giam.
Phần lớn các em thường có tâm lý nặng nề như mặc cảm, tự ti, bi quan, chán
nản, thậm chí có những lúc tỏ ra tuyệt vọng và đơi khi cịn có thái độ thờ ơ, bất
cần, liều lĩnh.
Vd: vụ án Vương gia bảo ( sn 1998) trú tại phường 2, tp đà lạt)giết cha
của mình là ơng vương ngọc ân ( 1963) vào ngày 7/3/2016 do có xích mích với
cha của mình, khi đi học về bị cha gọi vào và quát tháo cịn định đánh mình nên
bảo đã bực tức mất kiểm sốt cầm dao đâm vào bụng, ơng ân được đưa đi cấp
cứu nhưng vết thương quá sâu nên không cứu được
2. Về nhu cầu độc lập
Ở độ tuổi này, những người chưa thành niên nghĩ rằng “ mình khơng cịn là
trẻ con nữa”. Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự ra quyết định theo
cách phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thỏa mãn địi hỏi của xã hội.
các em khơng muốn phụ thuộc vào người lớn, trước hết là bố mẹ, ông bà và
những người xung quanh. muốn hành động theo cách thức cảm nhận của riêng
mình. Trong học tập các em luôn tự muốn quyết định thời gian học tập, cách
thức học tập. Trong giao tiếp các em muốn mình được tôn trọng như một người
lớn. Các em thường hành động theo những gì mà các em cảm nhận và cho là
đúng thể hiện được cái “tôi” độc lập, cái “tôi” trưởng thành của mình. Với các
tình huống ngồi xã hội các em thường xử lý quyết định theo bản năng và nhận
thức đơn thuần của mình khơng cần hỏi cha mẹ, người thân, bạn bè và coi mình
đã đủ trưởng thành để tự quyết định. Tuy nhiên, nhu cầu độc sẽ biểu hiện mặt


tiêu cực nếu một khi nó phát triển theo hướng thái quá. Đặc biệt, ở lứa tuổi chưa
thành niên, nhu cầu độc lập thái quá thường biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng
các hành vi như ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ, phô trương. Tất cả

những hành vi này của người chưa thành niên đều mang tính chất của hành vi
lệch chuẩn, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.
Ở người chưa thành niên nhu cầu độc lập là thiết yếu làm bước đệm để các
em trưởng thành. Như vậy nhu cầu độc lập không chỉ phát triển tự nhiên mà cần
có sự uốn nắm điều chỉnh của chính gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh để
những người ở lứa tuổi này có thể kiểm sốt được hành vi, nhận thức của mình
một cách tự chủ nhất.
Vd: ngày 25/ 10 lê Minh Thuận ( sn 2003_ trú tại huyện bình chánh)đã lên kế
hoach cướp tài sản,bằng cách đặt xe tren hệ thống gradbike, hắn đặt xe của anh
Lê Nhật H , trên đường đi hắn đã đánh lạc hướng kêu anh H chở đến bãi đất
chống và rút dao đâm chết anh H để cướp tài sản. Mới có 15 tuổi nhưng tên này
đã hành động một mình tự thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp.
2. Về thái độ đối với học tập
Như mọi người hay nói ở cái độ tuổi này là tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”,
vẫn còn cái bản tính ham chơi hơn ham học, ham làm. Nhưng đây cũng là
lứa tuổi mà các em cũng thích học hỏi, tìm tịi sáng tạo cái mới; học tập là
một trong những cách thức hiệu quả để bổ sung và nâng cao kiến thức cho
các em, giúp các em rèn luyện và hình thành nhân cách của bản thân, xác
định chính xác các chuẩn mực của hành vi. Các em thường muốn tự mình
chủ động về thời gian học tập, phương pháp, cách thức học tập cho riêng
mình, khơng muốn bị gị ép và ln muốn kết hợp việc học với việc chơi.
Nhưng nếu quá dễ dàng buông lỏng việc học tập cho các em thì đây cũng
chính là lứa tuổi dễ bị bạn bè lôi kéo, sao nhãng việc học tập, có những
thái độ chán học, thích chơi nổi ở trường, thích khẳng định mình, muốn
hành động chứng tỏ mình là người lớn, hay bắt trước những cái mới lạ, bị
cuốn hút vào những trò chơi bạo lực… dẫn đến học tập xa sút, trốn học đi


chơi, bỏ học giữa chừng…thì đó là những nguy cơ đưa trẻ chưa thành
niên vào con đường phạm tội.

Đa số trẻ thành niên có hành vi phạm tội thường khơng có tinh thần tự
giác học tập, nhận thấy khi đi học thường không hiểu bài, sợ bị điểm kém
hoặc đi học chỉ để cho cha mẹ được vui. Trong thời đểm này nhiệm vụ
học tập dần dần trở thành một gánh nặng đối với các em.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa của người chưa thành
niên phạm tội rất thấp, chỉ có 44% người chưa thành niên phạm tội đã hoặc
đang học dở cấp I; 48,3% đang học dở cấp II, 5,4% hồn tồn khơng biết
đọc, biết viết và 2-3% đang học dở cấp III. Số đã bỏ học khi đang ở tuổi
học sinh chiếm tỉ lệ 93.6%. Trình độ học lực thuộc loại yếu kém(có 60.7%
các em bị lưu ban một lần trở lên) và thường vi phạm kỉ luật nhà trường khi
đang học (40.7%) dẫn đến bị kỉ luật cảnh cáo hoặc bị đuổi học.Đa số người
chưa thành niên đó đều nhiễm các thói quen xấu và không đọc sách báo …
4. Về nhận thức pháp luật
Đây là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống cịn q ít ỏi, đặc biệt là
khả năng nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ người
chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú
không đúng đắn của cá nhân, không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Vì thế nhiều em thường thờ ơ đối với các quy định của pháp luật.Chẳng
hạn khi đi xe đạp thì đi hàng tư hàng năm trên đường, phóng nhanh vượt ẩu, lạn
lách đánh võng... Một biểu khác của sự nhận thức về pháp luật chưa đúng đắn và
khơng ít người chưa thành niên cho rằng những yêu cầu và những đòi hỏi của
các chuẩn mực pháp luật chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật và hồn
tồn mang tính hình thức cịn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của
cá nhân.
Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người chưa thành niên thực hiện hành vi
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lại khơng biết rằng mình phạm tội,
khơng thấy được tính nguy hiểm đối với xã hội mà lại nghĩ rằng hành vi của


mình là hợp pháp. Những biểu hiện này phản ánh sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu

biết sai lệch về pháp luật ở người chưa thành niên phạm tội.
5. Về nhu cầu khám phá cái mới
Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của người chưa
thành niên. Các em tò mò, muốn khám phá tiếp thu những gì xung quanh cuộc
sống của mình giúp các em có thêm hiểu biết. Tuy nhiên trong những thứ các
em khám phá được lại có cả những văn hóa thiếu lành mạnh, trái chuẩn mực đạo
đức xã hội. Các em dễ bị bắt chước bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực.
Trong hồn cảnh đó những tật xấu sẽ được bộc lộ, ngày càng được củng cố và
phát triển. Những nhu cầu, hứng thú, thói quen xấu dần được hình thành như
nghiện thuốc lá, ma túy, bia, rượu, game, phim ảnh đồ trụy, bạo lực,trộm cắp,
thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội,…
Như vậy, nhu cầu khám phá cái mới của người chưa thành niên là nhân tố
cần thiết đối với sự phát triển nhân cách, nhận thức. Tuy nhiên chính sự tị mị
và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn
tới hành vi phạm tội nếu thiếu đi sự hướng dẫn và quan tâm của gia đình, nhà
trường và xã hội.
Vd: Trần Văn Dấn ( sn 2001 ở xã tân châu tỉnh an giang) đã giết bà ngoại
là bà nguyễn Thị Nên 67 tuổi của mình vào ngày 22/3 vì nghĩ bà chết sẽ hồi
sinh như nhân vật trong game bạo lực mà nó hay chơi, thường cách nhân vật khi
bị tiêu diệt sẽ hồi sinh trở lại .Đây là một ví dụ thực tế về nhu cầu khám phá cái
mới, do quá nghiện game, bị thế giới ảo này ảnh hưởng đến suy nghĩ nên cậu bé
đã sát hại bà của mình bằng hai nhát đâm vào phầm gáy.
III.

Ví dụ thực tế

Vụ án Lê Văn Luyện
Phân tích đặc điểm tâm lý của Lê Văn Luyện
Về trạng thái cảm xúc: Lúc gây án vào ngày 24/8/2011 Luyện chưa đủ 18 tuổi,
Tội phạm vẫn là người chưa thành niên. Cho nên trạng thái cảm xúc lúc này của

Luyện lúc này vẫn đang mất cân bằng và chưa được phát triển toàn diện. Chính
trạng thái cảm xúc và thần kinh khơng cân bằng đã khiến hắn có những hành vi


vi phạm pháp luật và lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội. Hành vi giết người
cướp tài sản một cách dã man đã cướp đi mạng sống của 03 người trong tiệm
vàng Ngọc Bích đồng thời làm cho con gái 9 tuổi của gia đình bị thương nặng,
hành vi này vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Sự mất cân bằng tạm thời về cảm
xúc đã làm Luyện không làm chủ được bản thân. Khi hết tiền tiêu xài lại cắm
chiếc xe đi mượn, hắn không biết làm cách nào để chuộc lại chiếc xe nên đã
bồng bột, nông nổi nghĩ đến việc đi cướp vàng ở tiệm vàng Ngọc Bích.
Và khi bị chủ tiệm vàng phát hiện, lúc này trong người hắn sinh ra trạng thái sợ
hãi, sợ bị phát hiện sẽ bị chủ nhà bắt được nên hắn giết chết vợ chồng anh Ngọc
bằng nhiều nhát chém .Cháu bé mới sinh Luyện cũng giết chết vì cháu bé đã
khóc, sợ tiếng khóc của bé sẽ khiến người khác nghe thấy sẽ bị lộ nên đã chém
chết cô bé. Đồng thời hắn cũng chém đứt tay của cô con gái đầu 9 tuổi của anh
Ngọc.
Sau khi gây án xong, hắn đã hoảng sợ vì dù sao Luyện vẫn chưa trưởng thành,
khi gây án là cảm xúc của hắn dâng cao, hắn khơng làm chủ được mình nên đã
giết người nhưng khi giết xong, cướp xong số vàng hắn biết mình đã làm sai nên
sinh ra trạng thái sợ sệt , lo lắng sẽ bị cơ quan điều tra tìm thấy dấu vết nên đã
tím cách phi tang vũ khí gây án và tìm cách chạy trốn.
Về nhu cầu độc lập: ở độ tuổi của Luyện khi gây án ln muốn chứng minh là
mình là người lớn, muốn tự hành động, tự đưa ra những quyết định, muốn chứng
tỏ bản thân. Nên khi hết tiền tiêu hắn không xin bố mẹ, mà đã cắm chiếc xe ,
Tuy nhiên khi đã có số tiền cắm xe, Luyện lại tiêu sài hết, lúc này Luyện đã lên
kế hoạch một mình tự hành động, đột nhập vào tiệm vàng đó để cướp. Hành
động này cho thấy hắn cảm thấy tự tin vào bản thân và muốn chứng minh bản
thân nên cuối cùng đã chọn cách là lên kế hoạch một mình đi cướp tiệm vàng để
có tiền .

Về hiểu nhu cầu học tập: học hết lớp 9 thì Luyện bỏ học, lực học năm đó chỉ
trung bình vì chán học, xao nhãng việc học mặc dù hồn cảnh gia đình khá giả,
bố mẹ tạo điều kiện cho học hành. Luyện nghiện game nên đã dần bỏ bê đi việc
học hành. Hơn thế nữa, cha mẹ làm nghề giết mổ lợn, chính việc được chứng


kiến cảnh giết mổ lợn này, đã quá quen thuộc đối với luyện, máu me hay những
việc chọc tiết lợn đã q bình thường dường như khơng có gì sợ hãi. Từ đây
cũng có thể dẫn đến hành vi giết người mà luyện khơng cảm thấy sợ sệt, có phần
chun nghiệp.
Về nhận thức pháp luật: do Luyện không học hành tử tế, mải chơi, cha mẹ lại
làm nghề lao động chân tay nên mức độ hiểu biết pháp luật của hắn cũng hạn
chế. Về nhu cầu khám phá cái mới: Luyện nghiện game, hay chơi các loại
game bạo lực, do quá mê game nên cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của
luyện. Hơn thế nữa, việc khơng có tiền để chơi game đã dẫn Luyện thực hiện
hành vi phạm tội.
IV.

GIẢI PHÁP
Về phía gia đình

+. Gia đình khơng nên phó thác toàn bộ cho nhà trường và xã hội mà phải kết
hợp chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình con mình và kịp thời uốn nắn,
giáo dục, điều chỉnh nếu có vấn đề gì xảy ra.
+, Cha mẹ luôn phải gần gũi con cái, dành thời gian cho con để trị chuyện, tìm
hiểu, từ đó các em sẽ thấy mình được quan tâm, chăm sóc. Cha mẹ khơng nên
nóng giận với con cái mà cố gắng tạo sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia với con
cái.
+, Cha mẹ không nên chỉ tập trung chăm lo về vật chất, mà cịn biết quan tâm,
chăm sóc về mặt tinh thần cho các em. Cha mẹ cần quan tâm đến các mối quan

hệ bạn bè của con, qua đó sẽ ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ bạn bè tiêu
cực.
+. Cha mẹ nên chú ý nhiều đến hoạt động hàng ngày của các em để nhận ra
những biến đổi trong cách cư xử của con cái và uốn nắn, sửa chữa những hành
vi lệch chuẩn, không để các em sa vào còn đường phạm tội.
+, Cha mẹ cần hiểu các đặc điểm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên.
+, Khi con mắc lỗi, cha mẹ không nên bỏ qua mà phải có thái độ nghiêm khắc
kết hợp tình thương và niềm tin cảm hóa con người. Cha mẹ khơng nên đánh


đập, sỉ nhục, ghét bỏ... con cái mà nên có thái độ ân cần chỉ bảo, động viên, giúp
đỡ con nhận ra khuyến điểm và tạo điều kiện cho chúng sửa chữa
+, Cha mẹ không nên quá nuông chiều con cái, bởi vì, điều này dễ làm cho các
em hình thành tính ỷ lại, quen địi hỏi, thích hưởng thụ không chụp phấn đấu,
suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, đánh mất bản thân.
+, Trong gia đình cha mẹ có lối sống thủy chung, u thương và có lịng độ
lượng thì đó là yếu tố cần thiết cho sự hình thành, phát triển nhân cách tốt của
con cái.
Đối với nhà trường:
+, Nhà trường phải thường xuyên kết hợp với gia đình trong việc quản lý các
em để ngăn chặn tình trạng bỏ học, chơi bời, lêu lổng, gây gổ, đánh nhau hoặc vi
phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực an tồn trật tự cơng cộng. Mặt khác, nhà
trường nên tích cực tổ chức mơt cách có hiệu quả các hoạt động vui chơi giải trí
tập thể như văn nghệ, thể dục thể thao... nhằm hạn chế các em tìm đến những trị
chơi giải trí thiếu lành mạnh.
+, Ngồi việc trang bị cho học sinh kiến thức về các môn khoa học, nhà trường
phải có trách nhiệm giáo dục lối sống, đạo đức cho các em thông qua môn Giáo
dục công dân. Nhà trường cần thường xuyên đổi mới chương trình mơn học phù
hợp cho từng lứa tuổi
+, Nhà trường nên thành lập một phòng tư vấn tâm lý học đường dành cho các

em học sinh và các thầy cô giáo.
Đối với xã hội.
- Có nhiều hơn nữa những khu vui chơi lành mạnh cho trẻ em
- Có những chính sách giúp cho trẻ em lang thang, giúp các em được đi học
đi làm để các em không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
- Có những giả pháp hiệu quả hỗ trợ những trẻ em đã từng phạm tội được tái
hịa nhập cộng đồng, chúng sẽ khơng cảm thấy mặc cảm tự ti trước xã hội, ngăn
chặn việc thực hiện lại tội phạm,
- Chính quyền các cấp, các đoàn thể, cơ quan pháp luật cần phải chú ý tới cơng
tác phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội, bên cạnh những giải pháp như


tun truyền giáo dục răn đe, thì cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn nữa
đối với những hành vi phạm tội nhiều lần hay phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Cần có Tịa án riêng mang tính thân thiện để xét xử đối với người chưa thành
niên phạm tội, việc xét xử không nên tạo áp lực cho người thành niên
- Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm cũng như tranh, ảnh, băng, đĩa,
mạng internetcó nội dung xấu, kích động bạo lực cần ngăn chặn kịp thời tránh
ảnh hưởng xấu tới tâm lý, nhận thức và hành động của người chưa thành niên.
KẾT LUẬN
 Người chưa thành niên do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và
nhân cách việc phòng ngừa và điều tra tội phạm, xử lý người chưa thành niên
phạm tội là vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn. Giải pháp để
ngăn ngừa, phịng chống tội phạm đối với người chưa thành niên không chỉ là
giáo dục quản lý và có cách chính sách dành cho người thành niên mà bên cạnh
đó cũng cần có những biện hình phạt để răn đe những người thành niên phạm tội.




×