Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.79 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA VÀ BẢNG BIỂU
Chương 1:

MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã có nhiều
thay đổi, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, tạo cho các công ty những thời cơ và thách thức mới. Để
thích ứng trong thị trường này đòi hỏi các Công ty phải luôn đổi mới mình để tồn tại
và phát triển. Vốn kinh doanh nói chung, VLĐ nói riêng là yếu tố đảm bảo cho quá
trình sản xuất của Doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy nếu
không có vốn sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được, thiếu vốn sẽ gây ra
tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Để tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số lượng vốn
nhiều mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu
quả nhất. Mặt khác phải có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ. Vì vậy việc quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là vô cùng cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển bền vững của tất cả các doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên và sau một thời gian thưc tập tại Công ty
cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí. Em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí” làm vấn đề nghiên cứu cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
* Mục đích của đề tài:
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Chuyên đề nghiên cứu về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Nghiên cứu trong phạm vi toàn Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí từ năm


2005 đến năm 2008.
1
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Sử dụng các tài liệu, báo cáo của Công ty.
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích.
* Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí
Chương 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí
Do thời gian thực tập không nhiều và sự hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên
bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ Ô TÔ UÔNG BÍ
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí ô tô
Uông Bí
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí tiền thân là một Xí nghiệp cơ giới cầu
đường, sau đó được Nhà nước quyết định thành lập Nhà máy công cụ số 2, thuộc
Tổng công ty xây dựng Điện - Than. Ngày 01 tháng 7 năm 1971 Công ty chính thức
được thành lập với tên gọi " Nhà máy cơ khí sửa chữa ô tô” (nay là Công ty cổ phần
cơ khí ô tô Uông Bí).
Từ ngày thành lập, Nhà máy là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty than Uông
bí - Bộ Điện và Than. Tháng 01 năm 1996 Bộ công nghiệp đã quyết định chuyển
Công ty thành doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị thành viên của Tổng Công ty

than Việt nam (Nay là Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam). Tháng 2
năm 2002 thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà máy cơ khí ô tô
trở về đơn vị trực thuộc Công ty than Uông bí, thuộc Tập đoàn công nghiệp than -
khoáng sản Việt Nam.
Từ 01 tháng 01 năm 2007, Nhà máy đổi thành mô hình hoạt động sang Công ty
cổ phần theo Quyết định số 2064/QĐ-BCN ngày 09/8/2006 của Bộ công nghiệp V/v
phê duyệt phương án và chuyển Nhà máy cơ khí ô tô của Công ty TNHH một thành
viên than Uông Bí thành Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí.
+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí
+ Tên giao dịch quốc tế: VUBC - Auto Mechanical Joint Stock
Company
+ Tên viết tắt : AMC
+ Trụ sở chính: Xã Phương Đông - Thị xã Uông bí - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033 854028 FAX: 033 854312
1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí thành lập được 38 năm với trang thiết bị
máy móc cũ, lạc hậu nên sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu của thị
3
trường. Khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, đến năm 1989 doanh thu của Công ty chỉ đạt 458
triệu đồng trong khi đó lỗ 402 triệu đồng, thời điểm này Công ty đang đứng trước bờ
vực bị phá sản không còn khả năng sản xuất được nữa. Năm 1990 nhờ có sự nỗ lực
của toàn thể CBCNVC và sự giúp đỡ của Công ty than Uông bí cùng với các đơn vị
bạn Công ty trở lại hoạt động bình thường, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất
đồng thời đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho CBCNVC.
Năm 1997 với định hướng đa dạng hoá mở rộng sản phẩm trong sửa chữa xe và
đầu tư mới dây chuyền sản xuất ắc qui chuyên dùng mỏ, đến năm 1998 Công ty đã
hoàn thành đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm chuyên dùng mỏ và bước đầu đi
vào hoạt động đã mang lại việc làm ổn định cho số lao động dôi dư và tăng mức thu
nhập cho toàn Công ty. Năm 2007 được coi là năm đánh dấu mốc quan trọng trong

quá trình xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô Uông bí cả về số
lượng và chất lượng, tạo tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo.
* Vốn điều lệ của Công ty: 8,40904 tỷ đồng
- Hình thức sở hữu vốn: hỗn hợp
- Cơ cấu vốn điều lệ:
+) Công ty TNHH một thành viên Than Uông Bí- TKV: 4.773 tỷ đồng
+) Cổ đông khác nắm giữ: 3.66604 tỷ đồng (chiếm 43.59 % vốn điều lệ)
* Doanh thu đạt : 118,558 tỷ đồng tăng 18,4% so với kế hoạch
* Lợi nhuận đạt : 1,704 tỷ đồng tăng 1,3% so với kế hoạch
* Tiền lương bình quân đạt : 3,4 triệu đồng/người - tháng tăng 20,1% so với
năm 2006.
Sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch doanh thu, bảo toàn nguồn vốn cổ đông, lợi nhuận không ngừng tăng lên
(năm 2008 lợi nhận đạt 3.2 tỷ đồng), thu nhập công nhân ngày càng tăng cao,
quy mô nhà máy ngày càng được mở rộng, sản phẩm cung cấp được đa dạng
hóa…Điều này cho thấy Công ty đang dần thành công trong mô hình kinh doanh
này và khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới, đầy thử thách.
4
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí
ô tô Uông Bí
1.1.3.1.Chức năng nhiệm vụ :
Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần cơ khí ô tô là Trung đại tu các loại xe
trung xa, cải hoán, đóng mới các loại xe ca, xe con ; sản xuất các sản phẩm chuyên
dùng mỏ như : ắc quy tầu điện, đèn mỏ, mũ lò, giá nạp đèn mỏ... ; sản xuất chế tạo cơ
khí mỏ như : gông lò các loại ; uốn vì lò...Với đặc điểm đó Công ty tổ chức, sắp xếp
thành 4 phân xưởng sản xuất, các phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ như sau :
*Phân xưởng sửa chữa ô tô :Trung đại tu các loại xe trung xa, cải hoán, đóng
mới các loại xe ca, xe con.
*Phân xưởng cơ khí : Gia công chế tạo các mặt hàng cơ khí phục vụ cho sửa
chữa ô tô và dây truyền ắc quy mỏ của Công ty.

*Phân xưởng chế tạo vì lò : Gia công chế tạo sản phẩm vì chống lò đồng bộ
*Phân xưởng ắc quy : Sản xuất lắp ráp các sản phẩm chuyên dùng mỏ như ắc
quy tàu điện, đèn lò, mũ lò, giá nạp đèn phục vụ cho ngành khai thác mỏ.
Các phân xưởng có mối quan hệ như sau : Luôn hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một
dây truyền sản xuất nhịp nhàng và hiệu quả.
1.1.3.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông Bí:
+) Sửa chữa các loại ô tô xe máy; thi công và chế tạo thiết bị mỏ.
+) Thiết kế, cải hoán, đóng mới các loại vỏ xe ca, xe con và sản xuất, lắp ráp ô tô tải
+)Sản xuất các sản phẩm chuyên dùng cho ngành mỏ.
+) Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp và dân dụng.
+) Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư thiết bị hàng hoá.
Sản phẩm hàng hoá của Công ty cổ phần Cơ khí ô tô được đánh giá qua chỉ
tiêu : Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN, ISO 9000...) như đèn lò, mũ lò, ắc quy tàu điện.
+ Sản phẩm hàng hoá : Đèn lò, ắc quy tàu điện, mũ lò, giá nạp đèn mỏ; sản
phẩm cơ khí mỏ là sản phẩm chuyên dùng phục vụ cho các đơn vị khai thác than hầm
lò.
+ Dịch vụ : Sửa chữa trung đại tu các loại xe trung xa, xe ca, máy gạt, máy xúc
cho tất cả các đơn vị trong ngành than và các đơn vị khác trên địa bàn Quảng Ninh.
5
1.2- Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Cơ Khí Ô Tô Uông Bí
+) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP cơ khí ô tô Uông Bí:
Hình 1-1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của C.ty CP Cơ khí ô tô UB
(Nguồn: phòng hành chính)

1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất là hệ thống những bộ phận trong doanh nghiệp có mối quan
hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục đem lại hiệu
quả kinh tế.
6
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC
KT-SX-AT
P.GIÁM ĐỐC
KINH TẾ-ĐỜI SỐNG
Phòng
KT
Phòng
KH
Phòng
KCS
Phòng
VT
Phòng
HCTH
Phòng
TCKT
Phân
xưởng
sửa
chữa
Phân
xưởng
cơ khí
Phân
xưởng
ắc quy
Phân
xưởng
vì lò
Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm chính, đối tượng

lao động phải trở thành sản phẩm chính. Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí có
những bộ phận như sau:
- Phân xưởng sửa chữa: Có nhiệm vụ sửa chữa phục hồi các loại xe trung xa, xe
ca , máy xúc, máy gạt cho các đơn vị trong ngành than và các đơn vị đóng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phân xưởng cơ khí: Nhiệm vụ chế tạo các hàng cơ khí mỏ, đồng thời chế tạo
các loại phụ tùng cho phân xưởng sửa chữa và phân xưởng ắc quy.
- Phân xưởng ắc qui: Chế tạo các sản phẩm ắc qui chuyên dùng mỏ (ắc qui tàu
điện, đèn mỏ, giá nạp, mũ lò) cung cấp cho các đơn vị trong ngành than.
- Phân xưởng chế tạo vì lò: Chuyên gia công và chế tạo các loại vì chống lò
phục vụ các đơn vị trong ngành than.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận sản xuất hoạt động bình thường thì cần
có sự hợp tác, hỗ trợ của các bộ phận phụ trợ và bộ phận quản lý.
- Bộ phận phụ trợ: Không tham gia trực tiếp vào bộ phận sản xuất chính,
nhưng nó cần thiết cho sản xuất chính và không thường xuyên như : Cung ứng vật tư
kỹ thuật, bộ phận thị trường và tiêu thụ sản phẩm ...
- Bộ phận quản lý: Bao gồm các cán bộ lãnh đạo, các phòng ban chức năng
giúp việc. Nhiệm vụ của bộ phận này là thu thập và xử lý thông tin, dự đoán và ra các
quyết định về quản lý.
+ Sơ đồ tổ chức quản lý bộ máy cấp phân xưởng :
7
Hình 1-2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phân xưởng sửa chữa
Hình 1 -3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phân xưởng cơ khí
Hình 1- 4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phân xưởng ắc qui
8
QUẢN ĐỐC
P.QUẢN ĐỐC
KT
Tổ
động


Tổ
gầm
1
Tổ
gầm
2
Tổ
gầm
3
Tổ
gò 1
Tổ
gò 2
Tổ
mộc
Tổ
điện
Tổ
sơn
Tổ văn
phòng
QUẢN ĐỐC
P.QUẢN ĐỐC
KT
Tổ đèn
mỏ và
ép nhựa
Tổ ắc
qui tàu

điện và
giá nạp
Tổ mạ Tổ văn
phòng
QUẢN ĐỐC
P.QUẢN ĐỐC
KT
Tổ
tiện
Tổ
doa
mài
Tổ
rèn
Tổ
văn
phòng
Tổ

điện
Tổ
nguội
Tổ
máy
mỏ
Hình 1-5 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phân xưởng vì lò
Mô hình tổ chức các bộ phận sản xuất của Công ty CP cơ khí ô tô Uông bí được
xây dựng theo hình thức trực tuyến - chức năng.
Ưu điểm : Tính chặt chẽ, rõ ràng từng khâu, không chồng chéo.
Nguyên tắc tổ chức sản xuất của Công ty được thực hiện đúng nguyên tắc cơ

bản như : Tính liên tục, nhịp nhàng, đồng thời đảm bảo khả năng nhiệm vụ sản xuất,
tính hợp lý của phân xưởng lao động.
Trong sơ đồ tổ chức các bộ phận sản xuất : Tính hợp lý của phân công lao động
được thể hiện rõ qua sự đảm bảo về mặt chuyên môn hoá sản xuất, các ngành nghề
được cụ thể rõ ràng và có sự hợp tác hoá giữa các tổ sản xuất.
Qua đó cho thấy mô hình tổ chức sản xuất ở các bộ phận của Công ty mang tính
hợp lý cao, đảm bảo yêu cầu sản xuất, yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Với kết
cấu mô hình tổ chức chặt chẽ cũng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất dựa trên sự
đảm bảo về trình độ chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác hoá sản xuất trong nội bộ
đơn vị, mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
* Công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần cơ khí ô tô :
Đặc điểm công nghệ:
Các thiết bị của Công ty hầu hết là công nghệ do Liên xô sản xuất, được đầu tư
đưa vào sử dụng gần 40 năm do vậy đến nay đã hỏng, lạc hậu và không đồng bộ.
Trong những năm gần đây, Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư bổ sung thêm một
số thiết bị công nghệ nhưng chưa đồng bộ.
9
P.QUẢN ĐỐC
KT
Tổ cắt
phôi
Tổ hàn
Tổ sơn
Tổ văn
phòng
QUẢN ĐỐC
- Sa cha xe mỏy cũn s dng sc ngi, thit b kim tra lc hu v thiu,
ph tựng chớnh cha ch to c.
- Ch to c khớ: Thit b gia cụng c, lc hu khụng ỏp ng c yờu cu cht
lng ca cỏc loi sn phm c khớ ch to cng nh yờu cu ca sn phm mi do

cỏc nc T Bn sn xut nh Hn quc, c.
- Dõy chuyn cụng ngh sn xut ca phõn xng c qui (do Trung quc sn
xut) c u t mi khộp kớn v ng b.
- Dõy chuyn sn xut gia cụng vỡ chng lũ ng b ca Phõn xng ch to vỡ
lũ c u t mi khộp kớn v ng b.
S cụng ngh ca Cụng ty c phn C khớ ụ tụ Uụng bớ
+) Cụng ngh ch to ốn m :
Hỡnh 1-6 : S cụng ngh ch to ốn m

c qui
đơn
Lắp ráp
ắc qui
vào vỏ
bình
Bình ắc
qui
Kiểm tra
chất
lượng
tổng thể
Vỏ
bình
đèn
Đạt chất
lượng
Đạt tiêu
chuẩn
Tổng
lắp đèn

Hóa
thành
đèn mỏ
Đóng
gói
Linh
kiện
đầu đèn
Không đạt
chất lượng
Lắp ráp
đầu đèn
Đầu
đèn
Xử lý
Đạt
chất
lượng
Nhập
kho
thành
phẩm
Sản
xuất
đầu đèn
(Ngun: phũng k thut)
10
- c im chung ca cụng ngh:
Gia cụng: Gia cụng cỏc chi tit -> M chi tit
B phn lp rỏp hon chnh: Lp rỏp cỏc chi tit -> Húa thnh -> Hon chnh

sn phm.
i vi s cụng ngh dõy chuyn sn xut ốn m ca Cụng ty c phn c
khớ ụ tụ Uụng bớ hin nay l hp lý, bi vỡ dõy chuyn mi c u t ng b v
khộp kớn.
+) Cụng ngh sa cha ụ tụ:
Hỡnh 1-7: S cụng ngh sa cha ụ tụ
Khách
hàng
đem xe
vào sửa
chữa
Vệ
sinh
toàn
bộ xe
Tháo
dỡ các
cụm
tổng
thành
Tháo
dỡ các
cụm
chi tiết
Giám
định
kỹ
thuật
nội bộ
Giám

định kỹ
thuật
cùng
với
khách
hàng
Nhập
kho
chờ
bàn
giao
Gia
công
phục
hồi chi
tiết
Chạy
thử
đường
dài
Chạy
thử
nội bộ
Tổng
lắp các
cụm
chi tiết
Lắp
ghép
các

cụm
chi tiết
Sửa
chữa
chế tạo
mới
Triển
khai
biện
pháp kỹ
thuật
Vật tư
mới
(Ngun: phũng k thut)
11
- Đặc điểm chung của công nghệ:
Phần vỏ xe: Tháo dỡ các chi tiết -> Gia công chi tiết vỏ -> Lắp ráp các chi tiết -
> Sơn hoàn chỉnh.
Bộ phận máy, gầm: Tháo dỡ các chi tiết -> Sửa chữa các chi tiết -> Lắp ghép
các chi tiết vào các cụm -> Lắp các cụm chi tiết vào tổng thành -> Chạy thử và hoàn
chỉnh sản phẩm.
Sơ đồ công nghệ của sửa chữa xe máy hiện nay tương đối hợp lý, nhưng trong
quá trình thực hiện còn sử dụng sức người, thiết bị kiểm tra lạc hậu và thiếu, phụ
tùng chính chưa chế tạo được.
1.2.2 Bộ máy quản trị
Để phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay, đòi hỏi phải sắp xếp tổ chức bộ máy
quản lý cho phù hợp, tránh sự chồng chéo trong công tác và bố trí cán bộ có đủ khả
năng và trình độ để có bộ máy quản lý hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả.
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí được bố trí theo sơ đồ
trực tuyến chức năng, nhằm phát huy tính dân chủ, tự giác và sáng tạo của mỗi thành

viên.
1.2.2.1 Giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty là người đứng đầu về công tác điều hành, quản lý mọi hoạt
động SXKD của Công ty trước Tổng Giám đốc Công ty than Uông bí và trước pháp
luật.
Giám đốc chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Công ty, phân công và
phối hợp công tác của các Phó giám đốc và Kế toán trưởng nhằm thực hiện đúng và
có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc.
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ,
công tác xây dựng chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác thanh tra, công
tác hợp đồng kinh tế, công tác tài chính, công tác xây dựng và tổ chức triển khai dự
án đầu tư và công tác đổi mới Doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng khoa học kỹ thuật,
hội đồng nhân sự.
Trực tiếp chỉ đạo các phòng:
12
+ Phòng HCTH: Công tác tổ chức, nhân sự, thanh tra, tiền lương, đối ngoại, thi
đua khen thưởng.
+ Phòng KH: Công tác lập dự toán, quyết toán các sản phẩm tiêu thụ, hợp đồng
tiêu thụ; công tác kế hoạch, đầu tư, giá thành, công tác khoán.
+ Phòng VT: Hợp đồng mua bán vật tư phụ tùng.
+ Phòng TCKT: Lĩnh vực tài chính kế toán.
1.2.2.2 Phó giám đốc kinh tế - Đời sống
Là phó Gám đốc thứ nhất, thường trực thay Giám đốc giải quyết công việc
chung khi Giám đốc đi vắng. Làm chủ tịch hội đồng nâng bậc và hội đồng kỷ luật.
Trực tiếp chỉ đạo:
+ Quan hệ với các cơ quan địa phương.
+ Công tác định mức lao động, chế độ chính sách và công tác đào tạo.
+ Công tác tiếp thị phát triển thị trường - tiêu thụ sản phẩm, thanh tra bảo vệ-
quân sự.
+ Công tác y tế, văn phòng, đời sống và môi trường.

+ Công tác văn hoá, văn nghệ thể thao.
Trực tiếp chỉ đạo các phòng và phân xưởng:
+ Phòng HCTH: Công tác định mức lao động, chế độ chính sách, công tác
BHLĐ, bảo vệ, quân sự, công tác PCCC, công tác đào tạo.
+ Phòng KH: Công tác khách hàng, thị trường, thực hiện bảo hành.
+ Phòng HCTH: Công tác y tế, đời sống.
+ Phòng KT: Công tác môi trường.
+ Các phân xưởng: Công tác vệ sinh công nghiệp, môi trường.
1.2.2.3 Phó Giám đốc kỹ thuật - sản xuất - An toàn
Trực tiếp chỉ đạo: Điều hành sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác an
toàn bảo hộ lao động, thu mua vật tư. Làm chủ tịch các hội đồng kiểm nhập vật tư,
hội đồng nghiệm thu sản phẩm, hội đồng sáng kiến.
13
1.2.2.4 Khối phòng ban nghiệp vụ
Làm nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc, các Phó Giám đốc theo chức năng và
nhiệm vụ của từng phòng nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
* Phòng kỹ thuật:
+ Quản lý công tác kỹ thuật - an toàn, các biện pháp công nghệ, đổi mới công
nghệ phục vụ cho các phân xưởng, quản lý toàn bộ máy móc thiết bị.
+ Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu khoa học, chỉ đạo kiểm tra giám sát quy trình
công nghệ, quy phạm kỹ thuật an toàn BHLĐ, vệ sinh công nghiệp.
+ Kết hợp với phòng KH để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
+ Xây dựng và đôn đốc thực hiện công tác đầu tư và xây dựng
* Phòng khách hàng:
+ Trực tiếp quan hệ với khách hàng để tiếp thị mở rộng thị trường việc làm và
tiêu thụ sản phẩm.
+ Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến tiêu thụ sản phẩm :
Sửa chữa xe máy, hợp đồng bán sản phẩm.
+ Kiểm soát toàn bộ kỹ thuật lắp ghép
+ Điều hành toàn bộ sản xuất của Công ty.

+ Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
+ Xây dựng các phương án và chiến lược kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư
cho phù hợp với sự phát triển của Công ty theo từng giai đoạn.
+ Xây dựng các đơn giá và giá bán các sản phẩm mới
* Phòng KCS:
+ Kiểm soát chất lượng các hàng gia công cơ khí, vật tư mua vào.
+ Giám sát chất lượng các mối lắp ghép, các công đoạn.
+ Kiểm soát chất lượng sản phất trước khi xuất xưởng
+ Quản lý các hồ sơ chất lượng
* Phòng vật tư:
+ Cung ứng toàn bộ vật tư, thiết bị, phụ tùng cho sản xuất.
+ Quản lý và cấp phát tất cả các loại vật tư phụ tùng
14
+ Theo dõi định kỳ việc sử dụng vật tư và bảo quản vật tư hàng hoá.
+ Tổ chức quyết toán sử dụng vật tư cho các phân xưởng
+ Tổ chức nghiệm thu sản phẩm cho các phân xưởng
+ Kết hợp với phòng KH để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
+ Tổ chức kiểm kê định kỳ kho vật tư, thu hồi vật tư, phế liệu và giải quyết
thanh lý vật tư ứ đọng.
+ Ban hành các qui chế về quản lý vật tư
* Phòng Hành chính tổng hợp:
+ Lập quy hoạch cán bộ, đào tạo.
+ Quản lý lao động và tiền lương
+ Xây dựng các định mức: Lao động, bảo hộ lao động
+ Ban hành các qui chế về tuyển dụng, đào tạo và nâng bậc.
+ Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Quản lý công tác thanh tra và bảo vệ
+ Kết hợp với phòng KH để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
+ Lập chương trình công tác của Giám đốc, các Phó giám đốc hàng tháng, quý,
năm. Lập lịch biểu theo dõi thi hành các quyết định chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và

Công ty.
+ Công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, thi đua, văn hoá, thể thao.
Quản trị nhà ăn, nhà khách, tổ xe.
+ Quản lý công tác y tế: Đảm bảo trạm y tế Công ty là tuyến cơ sở đầu tiên tiếp
xúc với người bệnh trong hệ thống y tế chung của Nhà nước và hệ thống y tế Công ty
nói riêng.
* Phòng Tài chính kế toán:
+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê, phân tích tài chính và các nghiệp vụ khác
thuộc lĩnh vực tài chính.
+ Quản lý hệ thống thống kê của toàn Công ty
+ Kết hợp với phòng KH để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
15
1.3- Các thành tựu mà công ty đã đạt được
1.3.1 Các thành tựu kinh doanh chủ yếu
Bảng một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1-1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty (ĐV: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006 2007 2008
1. Tổng Vốn KD
28,519,419 34.084.600 111.056.709 276.841.336
2. Lao động sản
xuất KD (người)
216 234 285 368
3. Thu nhập bình
quân/người/tháng
1.825 2.622 3.4 3.758
4. Năng suất LĐBQ
242.678 166.76 415.992 1.035.937
5. Doanh số KD

52.418.567 39.022.064 118.557.744 362.578.192
6. Lợi nhuận
1.917.314 40.167 1.704.613 3.209.314
7. Nộp NSNN
2.070.251 3.040.000 950 1.255.157
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng ta thấy nhìn chung công ty Cổ Phần Cơ Khí Ô Tô Uông Bí đã có
những thắng lợi về doanh thu, sản lượng sản xuất, tăng vốn kinh doanh …góp phần
nâng cao mức sống cho người lao động, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước,
nâng cao GDP của đất nước. Để đi sâu vào phân tích mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí trước hết cần phân tích một số chỉ
tiêu chủ yếu của Công ty cụ thể tại Bảng.
* Về doanh thu :
Hình 1-8: Biểu đồ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
52,418
39,022
118,558
362579
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m2008
Qua biểu đồ có thể nhận thấy rõ sự tăng trưởng đột biến của doanh thu năm
2006 đến 2008, năm 2008 tăng 829% so với năm 2006 Tổng doanh thu tăng là do sản

16
lượng sản xuất năm qua từng năm của Công ty tăng cao, hầu hết các mặt hàng đều
tiêu thụ hết. Đồng thời trong năm 2007 Công ty có đầu tư thêm dây chuyền gia công
vì chống lò đồng bộ nên sản phẩm này cũng mang lại cho Công ty một khoản doanh
thu tương đối lớn.
* Về vốn kinh doanh:
Bảng 1-2: Phân tích sự chênh lệch nguồn vốn (ĐV : nghìn đồng)
(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng mạnh
qua từng năm. Điều này cho thấy hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh của doanh
nghiệp đã góp phần làm tăng mạnh nguồn vốn cho doanh nghiệp. Chỉ trong 4 năm
nguồn vốn đã tăng gấp 10 lần.
Nguyên nhân tăng vốn kinh doanh là do quy mô sản xuất của Công ty ngày càng
mở rộng, đầu tư thêm nhiều máy móc dây chuyền.
* Về lao động:
Năng suất lao đông có xu hướng tăng, đây là thành công của công ty do đầu tư
dây chuyền thiết bị, máy móc sản xuất đồng bộ làm cho năng suất lao động tăng cao,
góp phần giải phóng sức lao động của công nhân đồng thời tạo ra nhiều giá trị sản
xuất tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng năng suất lao động của Công ty là do Công
ty đã tự chủ, lo đủ việc làm cho CNV, dẫn đến giá trị tổng sản lượng và doanh thu đạt
vượt mức kế hoạch đặt ra và cao.
* Về lợi nhuận
Nhìn vào bảng 1-1 lợi nhuận thấp nhất năm 2006 là do quản lý của công ty chưa
tốt dẫn đến chi phí tăng cao so với doanh thu dẫn đến kết quả là công ty đã lỗ
331,781 triệu đồng. Khắc phục tình trạng năm 2006 công ty mạnh dạn đầu tư thêm
dây truyền gia công vì chống lò đồng bộ, sản phẩm này phục vụ cho các mỏ hầm lò
vùng Mạo Khê - Uông Bí - Hoành Bồ lên doanh thu năm 2007, 2008 tăng lên dẫn đến
làm cho lợi nhuận cũng tăng lên một tỷ lệ tương ứng, đồng thời do Công ty cũng có
Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn kinh
doanh
28,519,419
34,084,600 111,056,709 276,841,336
Gia tăng của vốn 5,565,181 76,972,109 165,784,627
17
biện pháp tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động.
Nhờ áp dụng những giải pháp hiệu quả mà lơị nhuận của công ty đã không ngừng
tăng lên từ 2006, đến 2008 lợi nhuận đã tăng gần gấp 2 lần so với 2005, gấp 80 lần so
với 2006.
* Nộp ngân sách nhà nước
Mỗi năm công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, góp phần gia
tăng giá trị GDP của đất nước, giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển mạnh hơn.
Qua phân tích các chỉ tiêu giá trị của Công ty, nhìn chung tình hình SXKD của
Công ty là rất tốt. Tuy nhiên Công ty nên chủ động tổ chức SX một cách hợp lý để
tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
1.3.2 Các thành tựu tại lĩnh vực hoạt động khác.
Công ty luôn là đơn vị có truyền thống và đạt thành tích tiên tiến trong sản xuất,
đạt nhiều kết quả cao trong các phong trào thi đua của Tổng công ty than.
- Huân chương lao động hạng ba năm 1997.
- Bằng khen của Bộ công nghiệp năm 2004.
- Nhiều bằng khen của tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.
- Giải khuyến khích chất lượng Việt Nam 1999
- Giải thưởng Bạc Chất lượng Việt Nam năm 2000.
Không những chỉ đạt thành tích trong sản xuất công ty còn mạng trong các phong
trào văn hoá văn nghệ thể thao. Công ty còn đạt các giải cao trong các cuộc thi tiếng
hát ngành than, cuộc thi tap nghề kĩ thuật trong sản xuất... Về thể thao công ty cũng
đạt các giải nhất, nhì trong các giải bóng đá, bóng chuyền toàn ngành.
Về tổ chức công tác Đảng, nhờ có sự gương mẫu của các cán bộ công nhân viên
trong công ty luôn phát huy tốt các phong trào của Đảng. Hàng năm kết nạp thêm

nhiều Đảng viên ưu tú góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ nhân
viên trong công ty.
Kết luận chương 1
18
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về tình hình chung và các điều kiện sản xuất
chủ yếu của Công ty cổ phần cơ khí ô tô Uông bí em nhận thấy Công ty có những
thuận lợi và khó khăn như sau :
+) Thuận lợi :
- Năm 2007 là năm đầu tiên của Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần. Công ty được chủ động về những điều hành sản xuất kinh doanh của mình theo
điều lệ của Công ty và luật Doanh nghiệp. Nói một cách khác Công ty là một đơn vị
đã được chủ động hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và đã tháo gỡ
được một số công việc lệ thuộc vào cơ quan quản lý cấp trên tạo điều kiện cho Công
ty chủ động tiếp cận gần với cơ chế thị trường hơn.
- Công ty đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Công ty than Uông Bí -
TKV và các Công ty bạn bằng những công việc cụ thể như: hỗ trợ, giao nhiệm vụ tạo
việc làm, hướng dẫn tổ chức quản lý Đoanh nghiệp...
- Khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Công ty đã có được uy tín và chiếm
được niềm tin nhất định của thị trường trong và ngoài ngành mà trong đó chủ đạo là
các sản phẩm cơ khí và dịch vụ sửa chữa TĐT thiết bị.
- Tổ chức sản xuất ở các phân xưởng sản xuất đã được đổi mới và dần đi vào
hoạt động ổn định. Dây chuyền sản xuất đã được bổ xung những dụng cụ chuyên
dùng, giảm sức lao động nhưng có được năng suất lao động cao.
- Nguồn nhân lực dồi dào có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có đội ngũ cán
bộ kỹ thuật cao.
- Được sự tín nhiệm của khách hàng trong sửa chữa xe máy, chế tạo sản phẩm
chuyên dùng mỏ.
- Có hệ thống quản lý chất lượng ổn định và làm tốt dịch vụ sau bán hàng, có
môi trường kinh doanh trong ngành tốt, thị phần trong ngành lớn chiểm 70-80%, có
uy tín đối với các đơn vị trong ngành.

- Đối với sản phẩm ắc quy chuyên dùng mỏ duy nhất ở có Việt Nam cho nên
độc quyền cung cấp sản phẩm cho ngành than.
- Dây chuyền chế tạo vì chống lò là sản phẩm mới nên được sự quan tâm rất lớn
của Tập đoàn TKV về đầu ra của sản phẩm.
19
+) Khó khăn :
- Công ty mới bước vào cơ chế quản lý mới còn nhiều bỡ ngỡ và non kém về
cách nhận thức, tư duy trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Cán bộ các phòng nghiệp
vụ hầu hết còn trẻ nên trong quá trình công tác còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Nhận
thức của công nhân trong Công ty về cơ chế mới còn nhiều hạn chế, chính vì vậy
Công ty hoạt động tiếp cận với cơ chế thị trường còn chậm chạp, thiếu nhạy bén
trong công tác tiếp thị bán hàng và quảng bá sản phẩm.
- Một số sản phẩm truyền thống như đèn mỏ, ắc quy tầu điện tồn kho của Công
ty bị các Doanh nghiệp thương mại cạnh tranh khốc liệt, một phần do giá trị hàng hoá
tồn kho quá cao làm giá thành sản xuất ra sản phẩm cao thiếu tính cạnh tranh và một
phần do cơ chế mới của ngành than đã tạo ra sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
thương mại trong và ngoài ngành than.
- Một số bộ phận sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế mới,
những thử thách thuận lợi và khó khăn của Công ty nên trong công việc sản xuất
chưa ý thức được tầm quan trọng của chất lượng và tiến độ đề ra, dẫn đến không có
năng suất lao động, thu nhập thấp. Tư tưởng làm việc theo thời bao cấp vẫn còn đeo
bám một số cá nhân chậm tiến, làm việc chiếu lệ, gây mâu thuẫn nội bộ, hành động
ngược lại với những yêu cầu đòi hỏi của thời đại mới.
- Tổ chức nhân lực của một số dây chuyền sản xuất chưa phù hợp và một số dây
chuyền sản xuất tổ chức lại chưa đi vào hoạt động ổn định nên sản xuất của Công ty
còn nhiều những bất cập và khó khăn nhất định trong công tác quản lý lao động và
năng suất lao động.
- Thiếu đội ngũ công nhân trẻ có tay nghề kỹ thuật cao còn ít.
- Nguồn cung cấp vật tư không ổn định.
- Trình độ công nghệ còn lạc hậu.

- Chưa chú trọng đến khâu tiếp thị tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị ngoài
ngành.
Với những thuận lợi và khó khăn trên đòi hỏi Công ty phải có sự duy trì phát
huy nỗ lực tận dụng những ưu điểm thuận lợi một cách triệt để, đồng thời cố gắng
khắc phục những khó khăn làm giảm bớt những điểm yếu kém để nâng cao hiệu quả
SXKD trong Công ty.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
20
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ UÔNG BÍ
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều
yếu tố khác nhau. Để có cái nhìn tổng quát ta xem xét lần lượt các yếu tố của môi
trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.
2.1.1 Các nhân tố bên ngoài
a. Môi trường pháp lý:
Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bị chi phối bởi các
quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chế quản lý của nhà nước.
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn của
môi trường pháp lý.
Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với
doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời những vướng mắc
về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng
thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh của doanh
nghiệp. Rõ ràng với một cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, có khoa học, hợp quy
luật thì việc quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao,
hạn chế được sự thất thoát vốn.
Bên cạnh đó nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống
các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Các
chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiền tệ. Nhà nước sử dụng các

chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm một thành phần kinh tế, một ngành kinh
tế hay một lĩnh vực nào đó. Một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực mà
được nhà nước hỗ trợ hoặc có được các chính sách thuận lợi cho việc sản xuất
kinh doanh của mình thì hiệu qúa hoạt động của nó sẽ cao hơn việc đầu tư vốn có
khả năng thu lợi nhuận cao hơn.
b. Các yếu tố của thị trường:
21
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thị trường sẽ
tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt chội so với đối thủ
cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là lớn. Điều này
thể hiện rất rõ trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc quyền của nhà
nước. Ngược lại với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội
phát triển và gặp sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp đó sẽ thấp. Môi trường cạnh tranh không chỉ tác
động đến hiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong tương lai. Bởi vì
nếu doanh nghiệp có được thắng lợi ban đầu trong cuộc cạnh tranh thì hơn sẽ tạo
được ưu thế về vốn, về uy tín, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.
c. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường
bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn, nhuận sẽ giảm
sút làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
d. Rủi do
Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các
doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường
có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh
nghiệp còn phải gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như họa hoạn, lũ lụt …
mà doanh nghiệp khó có thể lườm trước được.
e. Do tác động của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ: làm giảm giá trị

tài sản, vật tư… Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh
kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
2.1.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
22
Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố cảu chính
bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
a. Xác định nhu cầu vốn lưu động: Do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu
chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều
này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao, sẽ không khuyết
khích doanh nghiệp khai thác hết khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cải tiến
hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ
không đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không
có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
b. Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu
tư sản xuất những sản phẩm tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời
giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng
quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
c. Do trình độ quản lý: trình độ quả lý của doanh ngiệp mà yếu kém sẽ dẫn
đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu
động thấp.
d. Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây
thất thoát vốn lưu động, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử

dụng vốn lưu động.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới
hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét ảnh
hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức
23

×