Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Học tiếng anh qua trò chơi cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.06 KB, 16 trang )

Học tiếng Anh qua trò chơi cho trẻ em
Một số trò chơi bổ trợ học tiếng anh cho học sinh
Với những kỹ năng về sinh hoạt Đoàn, tôi xây dựng những trò chơi này nhằm giúp
cho những tiết dạy Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh thêm phần sinh động nhằm tạo
sự lôi cuốn cho mỗi người học lẫn giáo viên.
TRÒ CHƠI 1:
“UP – DOWN – RIGHT – LEFT”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về trạng từ chỉ nơi chốn
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi: Tương tự trò “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP”
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống đất
(DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu sinh viên làm theo
lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên vừa
làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho sinh viên làm quen với định hướng và từ vựng.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô “Right”
nhưng tay lại chỉ lên trời. Sinh viên vừa hô “Right” theo vừa nhìn giáo viên nhưng
không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu sinh viên nào không
hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt phạt.
Lưu ý:
- Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left” tránh cho sinh viên làm
theo một cách thụ động, nhàm chán.
- Bắt phạt những sinh viên không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt mắt, đưa
sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất kỳ, không lâp lại.
TRÒ CHƠI 2:
“ODD OR EVEN”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về chữ số chẵn lẽ


* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên sẽ hô chữ số bằng Tiếng Anh từ một đến mười và yêu cầu sinh viên đưa 2 tay
lên cao. Nếu số chẵn thì vỗ 2 tay còn số lẽ thì giữ nguyên. Lần đầu giáo viên vừa hô
vừa vỗ tay đúng để tạo cho sinh viên làm quen với cách vỗ tay đúng và nghe được chữ
số.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô chầm chậm rồi nhanh dần. Những số chẵn: Two, Four, Six,
Eight sẽ vỗ tay còn không thì không vỗ. Nếu sinh viên nào làm sai sẽ bị bắt phạt. Linh
động chuyển chữ số lẽ thì vỗ tay, chữ số chẵn thì không vỗ giúp cho sinh viên tránh sự
nhàm chán.
Lưu ý:
- Bắt phạt những sinh viên làm chậm, vỗ nhỏ, đưa rụt tay nhiều lần.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải cười một giọng cười, không cười lăp lại.
TRÒ CHƠI 3:
“PRESENT – PAST – PAST PARTICIPLE”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nhớ các động từ Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 15 người ( hoặc hơn nhưng chia hết cho 3)
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 10 – 15 phút
* Cách chơi:
Giáo viên xếp các bạn thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Bạn đầu tiên sẽ đọc
lên một động từ Tiếng Anh ở thì hiện tại với điều kiện là động từ đó phải có quá khứ
phân từ. Bạn thứ 2 cạnh bên sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ, bạn thứ 3 sẽ đọc động từ
đó ở thì quá khứ phân từ. Tiếp tục với các bạn tiếp theo. Nếu sinh viên nào đọc sai hoặc
đọc động từ mà không có quá khứ phân từ sẽ bị bắt phạt.
Lưu ý:
- Những bạn bị phạt sẽ đứng xuống sau, bạn bên cạnh tiếp theo sẽ tiếp tục đọc một động

từ mới.
- Bắt phạt những sinh viên đọc chậm, nhỏ, đọc lặp lại những động từ đã được các bạn
trước đọc.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải đọc động từ mà mình bị mắc lỗi 20 lần to, rõ
ràng.
TRÒ CHƠI 4:
“REPEAT AFTER ME”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự ghi nhớ, phản xạ tốt, rèn tính tự tin.
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nhớ các số Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có khả năng Anh văn cũng như khả
năng nhớ tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu
2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất.
Giáo viên xếp 2 bạn thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Hai bạn sẽ bị bịt mắt
quay về phía khán giả. Giáo viên sẽ sử dụng bảng đen để biểu hiện số.
Bước 1: Ghi 1 chữ số bất kỳ lên bảng, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A lặp lại
trước, bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.
VD: ghi số “1″ rồi đọc “One” và yêu cầu 2 bạn A đến B tuần tự đọc lại.
Bước 2: Ghi 2 chữ số lên bảng bao gồm chữ số đã đọc đầu tiên và số tiếp theo bất kỳ,
đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội B lặp lại trước, bạn đội A lặp lại sau. Nếu cả 2
đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.
VD: Tiếp tục ghi số “17″ rồi đọc “One – Seven” và yêu cầu 2 bạn B đến A tuần tự đọc
lại.
Bước 3: Ghi 3 chữ số lên bảng bao gồm 2 chữ số đã đọc trước đó và số tiếp theo bất kỳ,
đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A lặp lại trước, bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2
đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau. Nếu một trong hai bạn không lặp lại được thì
người thắng sẽ được vào vòng trong. Trường hợp cả 2 người đều không lặp lại được thì

giáo viên đọc lại một lần nữa cho cả hai nhớ và đọc lại.
VD: Tiếp tục ghi số “173″ rồi đọc “One – Seven – Three” và yêu cầu 2 bạn A đến B
tuần tự đọc lại.
Tiếp tục ghi 4 số và tiếp tục nhiều hơn cho đến khi nào chọn được người thắng cuộc.

Lưu ý:
- Động viên những bạn thua cuộc bằng một tràng pháo tay của cả lớp.
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc nhở
hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Luân phiên yêu cầu bạn đội A hoặc đội B đọc trước để tránh một đội luôn phải đọc
trước còn đội kia thì được đọc sau.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, không nghe kết quả đọc của đối phương mà tin vào kết
quả nhớ của bản thân.
- Các thí sinh phải đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ấp úng quá 10 giây sẽ bị xử thua.
- Thưởng cho người thắng cuộc một phần thưởng có giá trị và những tràng pháo tay
giòn tan.
TRÒ CHƠI 5:
“START WITH THE TAGS”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có nhanh nhạy cũng như khả năng viết
tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu 2 người
loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất.
Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi người mỗi viên phấn để viết chữ lên bảng.
Giáo viên đọc động từ đầu tiên, bạn A viết động từ đó lên bảng, bạn B đứng đằng sau
bạn A. Chờ khi bạn A viết xong, bạn B phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo được bắt đầu

bằng từ cuối của động từ trước đó. Cứ thế tiếp tục cho đến khi nào một trong hai thí
sinh không thể tiếp tục ghi động từ nào nữa thì thua cuộc.
Ví dụ: Giáo viên đọc to :”Go”
A sẽ ghi “go” lên bảng. B sẽ tiếp tục ghi “open” chẳng hạn. A tiếp tục ghi “need”. B
phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo được bắt đầu bằng chữ “d”.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi một trong hai thí sinh không thể tìm ra động từ tiếp theo.
Cứ tiếp tục chơi loại trực tiếp cho đến khi chọn ra được người chơi giỏi nhất.
Lưu ý:
- Động từ phải luôn ở thể nguyên mẫu, không sử dụng quá khứ hay quá khứ phân từ.
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc nhở
hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Các bạn tham gia ghi động từ không có ý nghĩa, lặp lại động từ đã ghi, ghi chậm hoặc
ghi sai động từ… sẽ bị xử thua.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, viết không được tẩy xoá nhiều lần.
TRÒ CHƠI 6:
“THE GOD SAID…”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Giáo viên giải thích về từ ngữ “The God said…” nghĩa là “Thượng đế bảo rằng…” điều
đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo Người, ai không làm theo sẽ bị quyền lực
tối cao của Thượng Đế trừng phạt.
Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của sinh viên qua việc yêu cầu sinh viên làm theo
lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của mình. Tuy nhiên những yêu cầu
được bắt đầu bằng chữ “The God said…” thì sinh viên mới thực hiện còn không có chữ
đó thì không làm theo lời yêu cầu. Nếu ai không làm theo yêu cầu khi có lệnh của “The
God said…” hoặc không có lệnh đó mà vẫn cứ làm thì bị phạt.

Ví dụ: Giáo viên hô “The God said…Raise your hands!” thì mọi người cùng đưa tay
lên. Giáo viên vừa tiếp tục hô “The God said…Clap your hands!” vừa vỗ tay thì mọi
người cùng hô tay theo. Giáo viên đánh lừa bằng cách hô “Clap again!” và cũng vỗ tay
theo. Nếu ai vỗ tay theo cùng là bị bắt phạt bởi yêu cầu này không có câu “The God
said…”.
Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt.
Lưu ý:
- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanh dần. Vừa đọc
vừa làm theo để mọi người có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh của câu lệnh đó là gì.
- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như “Stand up”, “Sit down”,
“Touch your head”, “Close your eyes”…
- Bắt phạt những sinh viên làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát.
- Nên sử dụng những mẹo lừa như “Kiss your friends”, “Game is over”, “Open your
mouths” mà không sử dụng kèm câu “The God said…” để dụ khị bắt phạt những người
chơi manh động.
- Hình thức phạt: Những người phạt phải hát một bài đồng ca Tiếng Anh. Ai không hát
sẽ có hình thức phạt tiếp như: Hôn tường, nhảy cóc theo bài “Con cóc”, nặn tượng…
TRÒ CHƠI 7:
“IF I…”
* Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng phán đoán, sáng tạo, tạo không khí vui tươi,
thân mật.
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 10 – 15 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ giấy nhỏ để viết
lên ước mơ của mình. Nếu số lượng nam nữ khá tương đối thì chia ra một phe nam và
một phe nữ. Thường thì các bạn nữ lãng mạn hơn nên sẽ cho ghi phần “If I…” còn phần
còn lại sẽ được các bạn trai lạnh lùng kết thúc.

Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ
“If I…” có ý nghĩa đồng thời đội B sẽ là đội của những người viết toàn những câu
Tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ “I will…”. Ở dưới mỗi câu phải ghi tên để bình chọn
ra cặp nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như là câu dở nhất.
Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng phần “If I…”
và một đựng phần “I will…”.
Giáo viên sẽ lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi đọc to cho mọi người nghe. Nếu hay thì để
lại cho thi vòng trong còn không có ý nghĩa thì loại.
Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I…, I will…” nào hay nhất để trao giải. Nếu có
nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các bạn chơi.
Ví dụ:
Giáo viên chọn 2 tờ ở 2 phần mũ rồi
Đọc tờ 1 “If I am a bird”
Đọc tờ 2 “I will be a monkey!”
Câu này dù có ý nghĩa “Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là một con khỉ” có thể bị loại nhưng
có thể cho vào vòng chung kết thì nó cũng có một chút trái khoáy, hóm hỉnh thú vị.
Lưu ý:
- Động từ ở vế đầu luôn được chia ở thì hiện tại đơn còn vế sau thì được chia ở thì
tương lai thường.
- Khuyến khích những câu có ý nghĩa ngộ nghĩnh, sự sáng tạo độc đáo.
- Nếu số lượng nam nữ không cân bằng thì cứ bốc 2 bên lần lượt cho đến khi hết cặp,
phần còn lại trong mũ sẽ huỷ.
- Các mẫu giấy phải có ghi tên ở dưới mỗi câu viết để chọn ra người đạt giải mà trao
quà. Trường hợp không có tên sẽ loại ngay từ đầu.
- Người quyết định cuối cùng vẫn là giáo viên tránh tình trạng mâu thuẫn trong cách
chấm của sinh viên.
TRÒ CHƠI 8:
“ONE TWO DAD…!”
* Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng nhanh nhẹn.
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe về chữ số Tiếng Anh

* Số lượng người tham gia: Cả lớp.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên giải thích về cách chơi đếm số từ một đến mười bằng tiếng Anh. Tuy nhiên
số ba (3) thay vì được đọc là “Three” sẽ được thay thế bằng “Dad”, số năm (5) thay vì
được đọc là “Five” sẽ được thay thế bằng “Sleep” còn số chín (9) thay vì được đọc là
“Nine” sẽ được thay thế bằng “Day”.
Giáo viên hướng dẫn mọi người đọc qua một lần cho nhuần nhuyễn “One – Two – Dad
– Four – Sleep – Six – Seven – Eight – Day – Ten” rồi bắt đầu tiến hành chơi. Cách
đếm sẽ từ trái qua phải và đi theo hình chữ U nằm ngang cho đến cuối lớp. Để tăng sự
hấp dẫn, giáo viên nên chỉ vào một bạn bất kỳ và đọc một số bất kỳ để bạn bên cạnh
đọc con số tiếp theo. Bạn nào đọc nhầm lẫn hoặc chậm chạp sẽ bị phạt.
Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt.
Lưu ý:
- Học thuộc lòng số tiếp theo như:
. 19 = nineteen = dayteen
. 23 = twenty – three = twenty – dad
. 25 = twenty – five = twenty – sleep
. 29 = twenty – nine = twenty – day
. 33 = thirty – three = thirty – dad
. 35 = thirty – five = thirty – sleep
. 39 = thirty – nine = thirty – day
- Lượt đầu đọc chậm sau đó rồi tăng dần lên để tạo không khí sôi động. Đọc đến khoảng
40 nên trở lại từ đầu ở một vị trí bất kỳ để tránh cho sinh viên chuẩn bị tinh thần học
thuộc số.
- Những người chơi đọc nhầm, đọc sai, đọc khi chưa đến lượt đều bị phạt.
TRÒ CHƠI 9:
“WHO YOU ARE?”
* Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng phán đoán, hỏi đáp nhanh nhạy.

* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nói và viết từ vựng Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 10 – 15 phút
* Cách chơi:
Giáo viên chọn 1 bạn nam hoặc nữ làm thám tử đi ra ngoài lớp rồi tiếp tục chọn một
người ngồi trong lớp giữ một vật gì đó làm báu vật (một túi kẹo nhỏ chẳng hạn). Sau đó
trở vào, thám tử sẽ ghi lên bảng từng câu hỏi rồi đọc to câu hỏi đó cho mọi người nghe
trong tư thế vẫn hướng lên bảng, không quay mặt xuống khán giả. Khi khán giả được
hỏi, nếu thám tử hỏi đúng thì khán giả vỗ tay còn nếu hỏi sai thì cùng lắc đầu và ồ lên
thật to để thám tử phán đoán.
Sau từng 5 câu hỏi bằng Tiếng Anh một của mình, thám tử sẽ quay lại và đi xuống khán
giả suy đoán ra người giữ báu vật đó.
Nếu tìm ra được người giữ báu vật thì sẽ lấy luôn báu vật và người bị mất báu vật sẽ ra
làm thám tử ngược lại không tìm ra thì về chỗ còn người được giữ báu vật thì giữ luôn
thể.
Tiếp tục giáo viên chọn cặp thám tử và người giữ báu vật mới cho đến khi hết báu vật.
Ví dụ:
Thám tử ghi từng câu lên bảng rồi đọc lớn cho cả lớp nghe:
Câu 1: She is a girl. ( Lắc đầu)
Ghi tiếp câu 2: He wears glasses. (Vỗ tay)
Ghi tiếp câu 3: He sits in my left hand. (Lắc đầu)
Ghi tiếp câu 4: He wears a T-shirt (Vỗ tay)
Ghi tiếp câu 5: His T – shirt is bright (Lắc đầu)
Sau khi hỏi 5 câu, người thám tử suy đoán ra rằng người giữ báu vật là một người con
trai, đeo kính cận, ngồi bên phía phải nơi đứng của mình và mang một chiếc áo sơ mi
tối màu. Cuối cùng đoán đó là bạn X nào đó trong lớp phù hợp với các tiêu chuẩn trên.
Lưu ý:
- Câu hỏi luôn ở thể khẳng định với một nội dung, không sử dụng câu đa nghĩa, câu phủ
định hay nghi vấn, có sự chọn lựa “…or…”.

- Khuyến khích những câu hỏi độc đáo, có tính loại trừ để suy đoán cao.
- Nếu thông tin bị lộ trước hay trong quá trình chơi thì sẽ chọn lại thám tử hoặc người
giữ báu vật.
TRÒ CHƠI 10:
“READY TO COMPLETE “
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh, suy đoán.
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có nhanh nhạy cũng như khả năng viết
tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu 2 người
loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất.
Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi người mỗi viên phấn để viết chữ lên bảng.
Giáo viên viết chữ đầu tiên lên bảng. Công việc của bạn đại diện đội A là viết thêm một
chữ tiếp theo liền sau, tiếp tục bạn đội B viết đằng sau chữ của đội A. Tiếp tục thay
phiên nhau cho đến khi nào một trong hai bạn kết thúc được chữ đó có nghĩa Tiếng
Anh.
Nếu bạn A kết thúc chữ đó có nghĩa mà bạn B chấp nhận thì bạn A thắng cuộc ngược
lại khi bạn A không kết thúc được có thể yêu cầu bạn B kết thúc. Nếu bạn B kết thúc
được là thắng còn không thì bạn A thắng.
Ví dụ: Giáo viên ghi chữ đầu tiên : “C”
A sẽ ghi tiếp “O” đằng sau chữ “C” thành “CO” (lúc này A định đưa B vào việc viết
hoàn thành chữ “COMPLETE” chẳng hạn.
B sẽ ghi tiếp “M” đằng sau chữ “CO” thành “COM” (lúc này B định đưa A vào việc
viết hoàn thành chữ “COMPUTER” chẳng hạn.
A sẽ ghi tiếp “F” đằng sau chữ “COM” thành “COMF” (lúc này A định đưa B vào việc
viết hoàn thành chữ “COMFORTABLY” chẳng hạn).
Tuy nhiên B đã đoán ra được chữ này vì vậy B sẽ ghi tiếp “O” đằng sau chữ “COMF”

thành “COMFO” (lúc này B cũng định đưa A vào việc viết hoàn thành chữ
“COMFORTABLE” để triệt A.
Tiếp tục A: viết thành “COMFOR”
B: viết thành “COMFORT”
A: viết thành “COMFORTA”
B: viết thành “COMFORTAB”
A: viết thành “COMFORTABL”
Lúc này B ghi thành “COMFORTABLY” và B sẽ là người thắng cuộc bởi đằng sau đó
A không thể thêm được chữ gì nữa.
Như vậy bạn B đã thắng 1-0.
Tiếp tục chơi 3 ván như vậy, ai thắng trước 2 ván là thắng cuộc.
Sau khi loại trực tiếp sẽ chọn được 2 người chơi vào vòng chung kết. Ở vòng này sẽ thi
đấu 5 ván, ai thắng 3 ván trước là người dành vòng nguyệt quế.
Lưu ý:
- Các người chơi sẽ sử dụng mọi từ Tiếng Anh có nghĩa, không dùng từ viết tắt, từ tục,
thể tiếp diễn, thể quá khứ có “_ED”, từ cổ…
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc nhở
hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Mỗi thí sinh chỉ được suy nghĩ không quá 10 giây cho 1 chữ, quá thời gian đó sẽ bị xử
thua.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, viết không được tẩy xoá bất cứ lần nào vì “Bút sa gà
chết”.
- Giáo viên là người ra chữ cái đầu tiên và đưa ra quyết định cuối cùng để phân xử.
TRÒ CHƠI 11:
“WHATS THE JOB?”
* Mục đích giải trí: rèn luyện khả năng phán đoán
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng chuyển tải ngôn ngữ bằng hành động
* Số lượng người tham gia: Cả lớp.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút

* Cách chơi:
Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội, mỗi đội cử năm bạn ra làm đại diện. Sau đó yêu cầu
cả 2 đội lên đứng trên bục giảng. Trong tay của giáo viên có sẵn một hộp nhỏ đựng
những mảnh giấy nhỏ trong đó có ghi những nghề nghiệp được giải thích bằng Tiếng
Anh. Đại diện đầu tiên của đội A lên bốc một tờ, đọc qua mà rồi diễn tả cho đội của
mình biết về nghề nghiệp của mình bằng hành động mà không được diễn tả bằng lời
nói. Cả đội phải trả lời cho bạn đại diện biết đó là nghề gì trong 30 giây. Sau đó bạn đó
sẽ trả lời với giáo viên. Giáo viên sẽ là người đưa ra đáp án cuối cùng để cho biết đúng
hay sai.
Tiếp tục với người đầu tiên của đội B. Sau đó là người thứ 2 của đội A cho đến người
thứ 5 của đội B. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Sau khi chơi xong, tổng kết điểm
xem đội nào có số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
Ví dụ:
Đội A lên bốc trúng câu “A person who always solves the traffic jams”. Đại diện A sẽ
phải diễn tả hành động như là hua hua tay hướng dẫn người đi đường, ra lệnh xe phải
dừng lại…để trong thời gian 30 giây hoặc sớm hơn, đồng đội ngồi dưới sẽ bàn bạc và
cho ra kết quả: “Policeman/ Policewoman” để đại diện A biết. Công việc cuối cùng là
người đó thông báo với giáo viên kết quả như sau: “A person who always solves the
traffic jams is a policeman/ policewoman”.
Giáo viên sẽ là người đọc kết quả đúng hay sai và tiến hành cho điểm.
Lưu ý:
- Câu giải thích hơi lắt léo một chút để gây khó khăn cho việc suy đoán của người ngồi
dưới.
- Người đại diện sẽ là người thống nhất các ý kiến của đồng đội mình, tránh trường hợp
người đại diện nói sai kết quả của đám đông hoặc không diễn tả hành động của mình
với đám đông nhưng vẫn tự bản thân suy ra câu trả lời đúng.
- Khuyến khích sự bàn bạc thống nhất nhưng trong thời gian nhanh nhất.
- Nếu thông tin bị lộ trước hay trong quá trình chơi thì sẽ chọn lại nghề nghiệp khác.
- Tuyệt đối người đại diện không được thể hiện bằng lời nói, âm thanh. Trong khi đội
này đang diễn tả hành động thì đội kia không được có hành động cản trở, gây nhiễu,

nhắc nhở giùm. Nếu có thì phạt đội kia bằng cách nhắc nhở 3 lần là trừ một điểm
thưởng.
- Người giáo viên là người ra quyết định cuối cùng, nên linh hoạt trong cách giải quyết
đối với những đáp án tương tự hoặc gần giống nhau.
- Khi đội A đoán trật vẫn khen ngợi “Xin một tràng pháo tay thật to cho đáp án trúng
một trăm phần…tỉ của đội A”, “Xin cho đội A một điểm (Cả đội A vỗ tay chí choé) …
rồi sau đó trừ lui hai điểm”, “Số điểm của đội A bây giờ được nâng lên thành 1 điểm
(Cả đội A vỗ tay hoan hỉ) …rồi tiếp tục hạ dần xuống còn không điểm” tạo sự bất ngờ
vui tươi cho trò chơi.[/ALIGN]
Trích Blog của Phan Quốc Vinh

×