Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một trong những nền tảng cơ bản để vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.35 KB, 13 trang )

Chủ đề 1:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và vận dụng Tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội trong trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
BÀI LÀM:
Trong hơn 75 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi
vĩ đại bởi Đảng cộng sản Việt Nam đã có đường lối và phương pháp cách mạng
đúng đắn, đáp ứng đúng yêu cầu của từng thời kỳ. Trong phương pháp cách mạng,
qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã có những tìm tịi, sáng tạo và
thường xun đổi mới phương thức lãnh đạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều vấn đề về thực tiễn, lý luận đang đặt ra đòi hỏi
phải được giải quyết.
Thực tiễn công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua ở nước ta cũng đã chứng minh
tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định những thành tựu đổi mới và xây dựng. Đó là
kiên trì với định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên định với con đường mà Đảng cộng
sản Việt Nam , Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Vận dụng và phát triển sáng tạo
những phạm trù, nguyên lý của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Đảng ta
chính là biểu hiện sinh động sức sống của lý luận chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn về đường lối chiến lược chính trị của cách mạng Việt Nam trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng cộng sản
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học nhận thức đúng đắn đường lối cách mạng
Việt Nam. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm thấm nhuần sâu sắc
hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lịng
u nước, tinh thần phục vụ nhân dân đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm
cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tư


tưởng và là kim chỉ nam trong mọi hành động của chúng ta. Trên cơ sở vận dụng


phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, chủ
nghĩa Mác-Lênin. Do đó khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội, về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách mạng
không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội là tư tưởng xuyên suốt, và có tác
động lẫn nhau. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
đã thể hiện ngay từ khi xác định mục tiêu, chính sách của giai đoạn cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Với mục tiêu thiết thực đó nên tơi chọn nội dung “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” trong chuyên đề TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM để viết Thu hoạch.


NỘI DUNG
1.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Chủ nghĩa xã hội – con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài
người. Vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử của học thuyết macxit,
Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội lồi người là một q trình tự nhiên của sự
thay thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát. Tiến hóa chung này
là một “tất yếu thép”. Tinh thần của học thuyết mác xít về hình thái kinh tế được
Hồ Chí Minh diễn giải một cách giản lược. Theo Người: “Cách sản xuất và sức sản
xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của Người, chế độ xã hội…cũng
phát triển và biến đổi, Cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đã phát triển dần
đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển trải qua năm
hình thái: từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến
chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nữa loài người đang tiến lên chế độ
xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Xã hội loài người phát triển theo xu hướng đi lên, các xã hội trước tạo tiền

đề để xã hội sau bước lên một hình thái cao hơn về chất lượng. Nếu chế độ tư bản
chủ nghĩa tất yếu ra đời từ chế độ phong kiến thì chính chủ nghĩa tư bản cũng sẽ
xác lập các tiền đề khách quan để phủ định chính nó. Theo Hồ Chí Minh, logic
phát triển xã hội cho thấy, đã đến lúc chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một
chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy luật
vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi thế giới. - Chủ nghĩa xã hội, kết quả
tất yếu của quy luật vận động nội tại của cách mạng Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu không chỉ đối
với các nước đã qua chủ nghĩa tư bản mà cả đối với Việt Nam.


- Chủ nghĩa xã hội – kết quả tất yếu của quy luật vận động nội tại của cách
mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu không
chi đối với các nước đã qua chủ nghĩa tư bản mà cả đối với Việt Nam. Tính tất yếu
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được luận chứng trên nhiều góc độ khác nhau,
trước hết là từ gốc độ khát vọng giải phóng dân tộc.
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, cơ sở để đánh giá tính triệt để của cuộc
cách mạng khơng phải chỉ là những lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra, mà cịn là
quy mơ giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Do đó đại bộ phận người lao
động vẫn sống kiếp ngựa trâu. Do những nhu cầu nội tại khách quan, cách mạng
việt nam không và sẽ không lặp lại những vết lăn của cách mạng Mỹ 1776 và cách
mạng pháp 1789. Chỉ đến khi cách mạng Nga 1917 chỉ rõ con đường đi tới của
cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Người. Cách mạng Tháng Mười Nga là
một cuộc cách mạng giai cấp nằm trong dịng chảy liên tục của q trình giải
phóng con người. Xét về bản chất. Cách mạng Tháng Mười như là một sự nổi trội,
vượt xa và khác hẳn các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra trong lịch sử trước đó.
So sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm kiểm chứng lịch sử. Chính sự so sánh
này đã dẫn Người đến một nhận thức không thể khác được : Cách mạng Việt Nam
muốn thực hiện một cách triệt để, khơng có con đường nào khác là đi theo con
đường Cách mạng Tháng Mười. Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và

thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, là cả một quá trình nhận thức về lý
luận và thực tiễn.
- Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo đặc sắc trong cách tiếp cận về chủ
nghĩa xã hội nói chung.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác-Lênin từ lập
trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng
một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã
hội.


Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết
Mác-Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy
trong lý luận Mác-Lênin sự thống nhất biện chứng của các sự giải phóng: giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu
cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa
xã hội được thể hiện trên các quan điểm sau:
Một là, Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam không chỉ trong một bài viết, hay trong một cuộc nói chuyện mà tùy từng lúc,
từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan điểm
của mình. Vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa
xã hội.
Hai là, Hồ Chí Minh có quan điểm khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã
hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú. Trong một xã hội
như thế thì mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con
người.
Ba là, Hồ Chí Minh diễn đạt quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam trên một số mặt cụ thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội….Với cách diễn
đạt như thể của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta khơng nên tuyệt đối

hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể
chung. Chẳng hạn, khi nói chuyện tại Lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội
nghị sư phạm, tháng 7-1956, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà
máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì
ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ
con”. Khi nhấn mạnh mặt kinh tế, Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu công cộng của
chủ nghĩa xã hội và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là làm
theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội.


Bốn là, Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội ở nước ta với mục
tiêu là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”, là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng
bào sung sướng”, “là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”,
là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do, là “nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành” như “ham muốn tột bậc” mà Người đã trả lời với
các nhà báo nước ngoài vào tháng 1-1946
Năm là, Hồ Chí Minh cịn khẳng định, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý
thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây
dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn
dân tộc. Cho nên, với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sức mạnh
tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh tồn dân tộc kết hợp với sức
mạnh thời đại.
Đồng thời Người cũng xác định những đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã
hội, gắn liền với điều kiện thực tế của Việt Nam được thể hiện trên 6 đặc trưng
sau:
Còn đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí
Minh, cũng trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin, nghĩa là những đặc trưng dựa trên
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Cụ thể chủ yếu trên những điểm sau:
Thứ nhất, Đó là một chế độ chính trị do nhân dân là chủ và làm chủ. Chủ

nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân,
dựa trên khối đại đồn kết tồn dân mà nịng cốt là liên minh cơng – nơng – lao
động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội là một chế độ có nền kinh tế
phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật. Đó là xã hội có
một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản
xuất luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứng dụng có hiệu
quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại.


Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không cịn người bóc lột người. Trong
chủ nghĩa xã hội khơng cịn bóc lột, áp bức bất cơng, thực hiện chế độ sở hữu xã
hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một
xã hội được xây dựng trên nguyên tắc ông bằng hợp lý.
Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Đó là một xã
hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, cơng bằng, bình đẳng, khơng cịn sự đối
lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nơng thơn, con
người được giải phóng, có điều kiện phát triển tồn diện, có sự hài hịa trong phát
triển của xã hội và tự nhiên.
Thứ năm, Các dân tộc trong nước, đồn kết, bình đẳng và giúp nhau cùng
tiến bộ.
Thứ sáu, Chủ nghĩa xã hội có quan hệ hịa bình, hữu nghị, hợp tác với nhân
dân lao động các nước trên thế giới.
Tóm lại, Các đặc trưng trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế
thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt
ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các
quan hệ xã hội là độc lập, tự do, bình đẳng, cơng bằng, dân chủ, bảo đảm quyền
con người, bác ái, đồn kế, hữu nghị…Ở đó, con người được phát triển đầy đủ,
năng lực con người được phát huy cao nhất, giá trị con người được thực hiện tồn

diện.
1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa
xã hội
1.3.1 Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh
là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta.


Theo Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa xã hội đó là độc lập, tự do cho dân tộc,
hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành. Người quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời
sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân. Cũng theo Người,
muốn nâng cao đời sống nhân dân, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có khi
Người trả lời một cách trực tiếp: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một
cách đơn giản và dễ hiểu là: khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động” . Hoặc “mục đích của chủ nghĩa xã
hội là khơng ngừng nâng cao mức sống của nhân dân” . Có khi Người diễn giải
mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho
nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có
thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán khơng tốt dần
dần được xóa bỏ...
Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Có khi Người nói một cách gián tiếp, khơng nhắc
đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản chất, đó cũng chính là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội theo quan niệm của Người. Kết thúc bản Di chúc, Hồ Chí Minh viết:
“Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,

và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Đồng thời Người cũng đã xác định các mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội
trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như:
* Về chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của
dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: Dân chủ với nhân dân, chuyên


chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng này không tác rời nhau, mà luôn đi
đôi với nhau.
* Về Kinh tế: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã
hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền
kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công – nông
nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiến tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản
được loại bỏ dần, đời sống, vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
* Về Văn hóa – xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản
của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm
trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: “Muốn có con người xã hội chủ nghĩa,
phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là
kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng;
Người luôn gắn tài năng với đạo đức. Theo Người, “có tài mà khơng có đức là
hỏng”, dĩ nhiên, đức phải đi với tài. Cũng như vậy, Người ln gắn phẩm chất
chính trị với trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ, trong đó “chính trị là linh
hồn chun mơn là cái xác”. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn trau dồi đạo
đức và tài năng; vừa có đức, vừa có tài; vừa “hồng” vừa “chuyên”

1.3.2.Các động lực của chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và những
điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nội lực của
chủ nghĩa xã hội.


Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là
nhân dân lao động, nòng cốt là cơng - nơng - trí thức. đồng thời chăm lo bồi dưỡng
sức dân.
Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm
minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công
chức các cấp từ Trung ương tới địa phương.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh
doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu
cỏ, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa
học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần khơng thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.
Ngồi các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức
mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải
gắn liền Với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những
thành quả khoa học kỹ thuật thế giới...
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên
cạnh chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, Người còn lưu ý,
cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vón có của
chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, khơng có sức
hấp dẫn, đó là tham ơ, lãng phí, quan liêu... mà Người gọi đó là “giặc nội xâm”.
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định
nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
1.4. Liên hệ thực tiễn

1.4.1.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin. Đó là các luận điểm về bản
chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của
thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi .
và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tư
tưởng đỏ trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì,
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về
xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những
đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI (12-1986) là kết quả của sự tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sinh
động trong phong trào cách mạng của cả nước sau năm 1975. Trong những năm
đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn
dân thực hiện Cương lĩnh, đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra
thế và lực mới cho con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với tổng
kết lý luận, thực tiễn, quan niệm của Đảng về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong q trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, Việt Nam đang phải đối
đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các
điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung
giải quyết những vấn đề quan trọng nhất.
1.4.2. Đối với Cán bộ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đơi

với làm; gương mẫu rèn luyện theo phẩm chất đạo đức cách mạng Chú trọng cải
tiến, đổi mới lối làm việc có tính kế hoạch, sâu sát cơ sở, chỉ đạo, triển khai và tổ
chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác. Phấn đấu làm theo lời căn dặn của Bác


Hồ đối với cán bộ làm công tác dân vận – dân vận chính quyền “Ĩc nghĩ, mắt
trong, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng
lực công tác, sâu sát với thực tiễn thực hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng với
nhân dân theo đúng với tinh thần Nghị quyết TW7 khóa XI. Chú trọng đề cao trách
nhiệm gương mẫu, tự giác đi đầu của lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp
Hội trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi
, cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vơ giá của tồn Đảng, tồn dân ta, là sự
khái quát sâu sắc những quy luật phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam
hơn 75 năm qua. Dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện đúng, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung nhân dân ta đã giành được những thành tích
to lớn trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Cùng với việc tổng kết lý luận – thực tiễn công cuộc xây dựng đất nước
trong mấy thập kỷ qua, quan niệm về CNXH, về con đường đi lên CNXH ngày
càng được cụ thể hóa. Nhưng trong q trình xây dựng CNXH, bên cạnh những
thời cơ, vận hội, Việt Nam đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả


trên bình diện quốc tế, cũng như các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong
bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên
CNXH, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất, đó là;

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân , khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là nguồn lực nội sinh để đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức;
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Chăm lo xây dựng Đảng vững
mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư trong thực thi
nhiệm vụ của cán bộ các cấp, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam như mong muốn của toàn dân.
Đảng và nhân dân ta ngày càng nhận thức đẩy đủ và sâu sắc hơn di sản tinh
thần vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng lần VII đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tư tưởng Hồ Chí Minh
đã thật sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới
phát triển. Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là để thấm nhuần sâu
sắc hệ thống quan điểm, phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh, để kiên định
mục tiêu, lý tưởng nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, nâng cao
đạo đức cách mạng, giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta đến thắng lợi./.



×