Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.48 KB, 11 trang )

1

Chủ đề:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI HIỆN NAY.

BÀI LÀM
Chủ nghĩa xã hội-con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử tiến hóa của xã hội lồi người là
một quá trình phát triển tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất.
Sự phát triển đó mang tính quy luật như một “tất yếu thép” được quyết định bở sự
vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Theo quan điểm của Hồ Chí
Minh, xã hội lồi người phát triển theo xu hướng đi lên, các xã hội trước tạo tiền
đề để xã hội sau bước lên một hình thái cao hơn về chất lượng. Nếu chế độ tư bản
chủ nghĩa tất yêu ra đời từ chế độ phong kiến, thì chủ nghĩa tư bản cũng sẽ xác lập
các tiền đề khach quan để tự phủ định chính mình. Theo Người, logic phát triển xã
hội cho thấy đã đến lúc chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã
hội mới-chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy luật vận động
khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Kết luận này của Hồ Chí Minh
hồn tồn tn thủ theo các nguyên lýphổ biến của học thuyết Mác-Lênin về hình
thái kinh tế- xã hội. Là người xuất thân từ một nước thuộc địa, Hồ Chi Minh đã
tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và coi đó là “chiếc cẩm nang
thần kỳ”, tuy nhiên từ trải nghiệm thực tiễn và nghiên cứu về điều kiện lịch sử- xã
hội ở các châu Á, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định khái quát: “Chế độ cộng sản
có áp dụng được châu Á nói chung và ở Đơng dương nói riêng không? Đấy là vấn
đề chúng ta đang quan tâm hiện nay… Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho
phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”. Nhận
định cùa Người được dựa trên các lý do lịch sử- văn hóa mang tính truyền thống
của dân tộc phương Đơng; của phương thức sản xuất châu Á.
Chủ nghĩa xã hội-kết quả tất yếu của quy luật vận động nội tại của cách


mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu
khơng chỉ đói với các nước đã qua chủ nghĩa tư bản, mà cũng là tất yếu mang tính
quy luật vận động nội tại của cách mạng Việt Nam. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã
hội ở Việt Namđược luận chứng trên nhiều gốc độ khác nhau, trước hết là gốc độ
khát vọng độc lập dân tộc của toàn thể các tầng lớp nhân dân. Trong quan điểm
của Hồ Chí Minh, cơ sở để đánh giá tính triệt để của một cuộc cách mạng khơng
phải chỉ là những lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra, mà cịn là quy mơ và tính chất
giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Cách mạng dân chủ tư sản, do bản chất


2
của nó, chỉ là sự thay thế một hình thức áp bức, bóc lột này bằng một hình thức áp
bức, bóc lột khác, do đó đại bộ phận người lao động vẫn bị áp bức, bóc lột.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ có cách mạng tháng Mười là cuộc
cách mạng triệt để, Người nói : “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là
đã thành cơng và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh
phục tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do, bình đẳng giả dới như đế quốc chủ
nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã duổi được vua, tư bản,
địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm
cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”. Vì vậy,
cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi một cách triệt để, khơng có con đường
nào khác là đi theo con đường Cách mạng thang Mười Nga, Hồ Chí Minh xạy
dựng đường lối cách mạng: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản” và Khẳng định : “muốn cứu nước, giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, con đường cách
mạng tháng Mười.
Hồ Chí Minh có quan điểm tổng qt khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa
xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt tất yếu phong phú, hồn chỉnh,
trong đó con người phát triển tồn diện, tự do, một xã hội mọi thiết chế, cơ cấu xã
hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của

chủ nghĩa xã hội là độc lập tư do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người
nhấn mạnh, chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “làm cho dân giàu nước mạnh:, là “làm
cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, là nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân; là “nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hồ chí Minh đưa ra
quan điểm gắn với điều kiện thực tế của Việt Nam, trong đó đặc trưng tổng quát
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa- xã hội. Người nhấn mạnh, về chính trị: đó là một chế độ chính trị do nhân dân
là chủ và làm chủ; Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dưa trên khối đại đồn
kết tồn dân mà nịng cột là liên minh cơng-nơng- lao động trí óc do Đảng Cộng
sản lãnh đạo. Mọi quyền lực trong xã hội đều được tập trung vao tay nhân dân.
Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa. Về kinh tế: chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội có nền kinh
tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật. Đó là xã hội có
nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất
luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học-kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả những
thành tựu khoa học-kỹ thuật của nhân loại. Về văn hóa-xã hội: chủ nghĩa xã hội là
một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức; là một xã hội có hệ thống quan hệ
xã hội lành mạnh, cơng bằng, bình đẳng; trong chế độ xã hội chủ nghĩa “khơng có
người bóc lột người”, một xã hội bình đẳng. Về quan hệ quốc tế: chủ nghĩa xã hội


3
có quan hệ hịa bình, hữu nghị, hợp tác với nhân dân lao động các nước trên thế
giới.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mục tiêu ban đầu của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người giàu thì giàu
thêm. Người nao cũng biết chữ. Người nao cũng biết đồn kết, u nước”. Người
nói: “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no,
mặc ấm và có ở sạch sẽ”, “xã hội ngày càng tiên, vật chất ngày càng tăng, tinh thần

ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Người cho rằng chủ nghĩa xã hội phải: “có
cơng nghiệp và nơng nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến”; về chính
trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng ở mọi người dân, tất cả
cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân. Những mục tiêu cụ thể của
chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh chỉ rõ trên các lĩnh vực sau: về mục tiêu chính
trị, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ
chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù
của nhân dân. Hai chức năng đó khơng tách rời nhau, mà ln đi đôi với nhau. Về
mục tiêu kinh tế, theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được
đảm bảo và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế mà
chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại,
khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chù nghĩa tư bản được bỏ dần, đời
sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công
nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai
chân của nền kinh tế nước nhà”. Theo Người, cần kết hợp các loại lợi ích kinh tế
trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nước. Người
cũng lưu ý sử dụng “chế độ khốn” là một trong những hình thức của sự kết hợp
lợi ích kinh tế. Mục tiêu văn hỏa - xã hội, theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục
tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt
tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao
dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành
vệ sinh phịng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục
tập quán lạc hậu... Để có một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, Người khẳng định:
“phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”; phải phát huy các giá trị văn hóa quý báu của
dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng
nền vãn hóa mới là: “Dân tộc, khoa học, đại chúng*. Hồ Chí Minh nhắc nhở phải
làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi đáp

ứng mặt giải trí thì khồng được xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng, đồng
thời Người ln nhấn mạnh phải làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất.


4
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đảo tạo
con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất của cơng cuộc xây
dựng chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ
Chí Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: “Muốn có người xã
hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi
con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin,
nâng cao lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách
mạng; đồng thời, Người cũng rất chú ý đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi
người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Theo Người, phải gắn
tài năng với đạo đức, “có tài mà khơng có đức là hỏng”; đức phải đi đơi với tài,
nếu khơng có tài thì khơng thể làm việc được. Cũng như vậy, Người luôn gắn
phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ, trong đó “chính
trị là linh hồn, chun mơn là cái xác”. Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một
con người, tất cả mọi người đều phải luôn trau dồi đạo đức và tài năng; vừa có đức,
vừa có tài; vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Để thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, cần phát hiện những
động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh
thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong,
nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, hệ thống động lực để xây
dựng chủ nghĩa xã hội là: (đồn kết, đồng thuận, lợi ích, công bằng, dân chủ, khoa
học kỹ thuật... Những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh
thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định
nhất là con người là khối đại đồn kết dân tộc, nịng cốt là cơng - nơng - trí thức.
Để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, phải thường xuyên quan tâm đến lợi

ích của tất cả các tầng lớp nhân dân; chăm lo bồi dưỡng sức dân, quan tâm đến lợi
ích chính đáng, khơi dậy khát vọng cống hiến xây dựng đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội của mỗi người dân.
Nhìn nhận yếu tố con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là
động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự kết hợp sức mạnh của mỗi
cá nhân với xã hội (sức mạnh cộng đồng). Người cho rằng, khơng có chế độ xã hội
nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ
nghĩa. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động
sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ
nghĩa xã hội. Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ
máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội


5
ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương tói địa phương. Hồ Chí Minh rất coi
trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi
năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, gắn liền kinh tể với
kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với khơi dậy, phát huy động lực về con người, về lợi ích vật chất và
tinh thần của mỗi cá nhân, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo
dục, coi đỏ là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. Tất cả
những nhân tô động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển.
Vậy làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức mạnh và
khơng ngừng phát triển? Hồ Chí Minh nhận thấy, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân
trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Ngồi các động lực bên trong, theo Hồ Chí
Minh, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải kết họp được sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại (ngoại lực); tăng cường đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa

yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng
tốt những thành quạ khoa học - kỹ thuật thế giới... Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ
Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
Chính vì thế, Người hay nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là
chính, nhưng luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, họp tác quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt
Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hịa bình và phát
triển. Về các trở lực (rào cản) trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh lưu ý, cảnh báo về các yếu tố kim hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có
của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, khơng có
sức hấp dẫn, đó là những “căn bệnh” giáo điều, tham ơ, lãng phí, quan liêu...Người
gọi đó là chủ nghĩa cá nhân “giặc nội xâm” cần phải hết sức cảnh giác và tiêu diệt
nó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin. Đó là các luận điểm về đặc
điểm, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan của
thời kỳ quá độ; về nhiệm vụ lịch sử, nội dung, các hình thức, bước đi và biện pháp
phù hợp của thời kỳ quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở
thành tài sản vơ giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên tri, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình
thức, biện pháp và bước đi phù hợp với những đặc điểm và xu thế vận động của
thời đại ngày nay.


6
Trên cơ sở tổng kết lý luận - thực tiễn, quan điểm của Đảng về chủ nghĩa
xã hội; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hóa, tiếp
tục đường lối đổi mới, kiên định theo con đường “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội”. Nhận thức của Đảng, bên cạnh những thời cơ, vận hội, hiện nay đất nước
đang phải đối đâu với hàng loạt thách thức, khỏ khăn cả trên bình diện quốc tế
cũng như từ các điều kiện thực tể trong nước. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng
xác định trên những vấn đề cơ bản cơ bản sau đây.
Kiên định chà nghĩa Mác-Lênỉn, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con
đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội là lý tưởng, đồng thời là mục tiêu cao cả của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong
điêu kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành
được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong
q trình phát triển của xã hội lồi người. Do đó, về nhận thức lý luận và thực tiễn,
cần khẳng định ràng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn
dân tộc: Độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no, áo ấm cho mọi người
dân Việt Nam. Chúng ta không phủ nhận: “chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang
tính tồn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tim to lớn, nhất là
trong lĩnh vực giải phổng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công
nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết
quả đấu tranh của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp
điều chỉnh, hình thành được khơng ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với
trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xơ tan rã, để thích ứng với
điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính
sách “tự do mới” trên quy mơ tồn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát
triển. Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng: “Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản
vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc
khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra... Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc
khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh té đang diễn ra dưới
tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thử tư. Kinh tế
suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư

bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất
nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm
những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”,
những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế " tài chính đã tràn sang lĩnh
vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở khơng ít nơi từ tình huống kinh
tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi cơng, làm rung


7
chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do cúa chủ nghĩa tư bản
không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn
gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn giữa lao động và tư bản tồn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản nhũng lý
thuyết kinh tế hay mơ hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được
khơng ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu,
hợp lý”. Từ thực tiễn đó, nhìn nhận trên binh diện thế giới và thực tiễn cách mạng
Việt Nam, quan điểm của Đảng là: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát
triển là thực sự vì con người, chứ khơng phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp
lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và
công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình
đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng
tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt
cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát
triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho
các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài
nguyên, tiêu dùng vật chat vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một
hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục
vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu sô giàu có. Phải chăng
những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội
và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và

nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”. Chỉ có kiên định
con đường “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” mới bảo đảm vững chắc cho độc
lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Kiên định đường lơi đỗi mói của Đảng, khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đường lối đổi mới của Đảng ttong giai đoạn cách mạng hiện nay được
đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ, tồn Đảng, tồn dân và toàn quân kiên quyết đi theo
con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn, xây dựng chủ
nghĩa xã hội, cụ thể: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn
đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Để thực hiện thành công mục tiêu


8
đó, phải tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh, điều
kiện mới; tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”; thực hiện
hiệu quả chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, cần nắm vững quan điểm chỉ
đạo: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đôi mới, ổn
định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các
quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành
dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong nhận thức và
giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đển bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển vãn hóa,
thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa; giữ vũng độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”.
Chủ trương của Đảng phải tiếp tục nâng cao nhận thức và hoàn thiện, đồng
bộ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch”; “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị
trường, các loại thị trường”; “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu
quả hội nhập kinh tế quốc tế”. Đảng nhấn mạnh, thực hiện kinh tế thị trường, phải
tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh
các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt
đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, mơi trường; khơng vì phát triển,
tăng trường kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống
con người, vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển, phải giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu của lồi người phục vụ cho cơng
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại,
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), làm cho tăng trưởng kinh tế
luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức,
văn hóa tinh thần. Nghiên cứu, xử lý một cách khách quan, khoa học và hiệu quả
các mối quan hệ lớn là điều kiện cần, điều kiện đủ: Khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do
Đảng lãnh đạo. Vì vậy, phải tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động nhằm



9
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phải vận dụng sáng tạo quan điểm Hồ
Chí Minh: đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Nghĩa là phải biết phát
huy mọi nguồn lực vốn cỏ trong dân để xây dựng cuộc sống ẩm no, hạnh phúc cho
nhân dân. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là các cấp, các ngành, các địa phương và
cả hệ thống chính trị cần phải: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân”; “Tiếp tục cụ thể hỏa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ
theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp,
dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực
tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh của nhân dân là sức mạnh vô
địch; nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng,
sức lao động, của cải là vô cùng to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc
nhằm xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tổt các vấn đề sau: "Tin dân,
trọng dân, dựa vào dân, chăm lo đời sống của nhân dân, xác lập quyền làm chủ của
nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở
thành động lực của sự phát triển xã hội. Chăm lo mọi mặt đời sông của nhân dân
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện nhất quán chiến lược đại đồn
kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh cơng - nơng - trí thức làm
nòng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Xây dựng chủ nghĩa xã
hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh
của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa

học, cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ
hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính
sách đứng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực
hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh nêu rổ, sức mạnh thời đại còn là những
thành tựu của khoa học công nghệ và sức mạnh của các lực lượng u chuộng hịa
bình trên thế giới, của tình đồn kết quốc tế vơ sản vơ tư trong sáng... Để có thể kết
họp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh yêu cầu phải tuyên
truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng cho giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động nước mình. Người phân
tích: “Tinh thần u nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn
vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đồn kết với các nước bạn và nhân dân


10
các nước khác để giữ gìn hịa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính
sách chiến tranh của đế quốc... Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ
khăng khít với nhau”. Tuy nhiên, Người chỉ rỗ, kết hợp với sức mạnh thời đại,
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế không phải là thụ động ngồi chờ, mà
phải có tinh thần chủ động, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới,
đồng thời khơng qn nghĩa vụ quốc tế của mình, tư tưởng của Người đến nay vẫn
vẹn nguyên giá trị lỷ luận và thực tiễn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tiễn hiện nay, Đảng chỉ rõ, trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập, phải phát
huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh
quan trọng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của tất cả các tầng lớp nhân
dân; coi đó là một nguồn lực to lớn, mạnh mẽ của sự nghiệp phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc.

Chăm lo xây đựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy
mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một đảng cách mạng chân
chính, một nhà nước kiến tạo, liêm chính, hành động thật sự của dân, do dân và vì
dân. Muốn vậy phải: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, thật sự là
một đảng “đạo đức, văn minh”; cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân,
vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân, gương mẫu trong mọi việc. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách
nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân. Bằng
các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận trung
với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những
“ơng quan cách mạng”, lạm. dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng;
phát huy vai trò của nhân dân trohg cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Giáo dục mọi tầng
lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia
sản xuất kình doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện
đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sảch, thành một chính sách kinh
tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi vãn hóa như Hồ Chí Minh
đã căn dặn: “Một dân tộc biết cần, biểt kiệm” là một dân tộc vãn minh, tiến bộ; dân
tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất,
cao đẹp về tinh thần.


11
Những thành tựu quan trọng mà nhân dân đã đạt được trong thời gian qua,
đặc biệt là trong hơn 20 năm đổi mới là một thực tế khơng ai có thể phủ nhận
được. Con đường đi tới của cách mạng nước ta có nhiều thuận lợi, nhưng khơng ít

khó khăn. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với
sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn cờ soi sáng con đường cách
mạng Việt Nam đi tới thắng lợi.
_________



×