ĐỀ CƯƠNG
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
năm 2011 & năm 2013
( BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP)
Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại.
Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và đã thu được những kết quả nhất
định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
I. NHỮNG THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi
rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác
nhân gây bệnh.
2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu
hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị
nhiễm HIV.
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì
biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người
nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
1
5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược
đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người
đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ
nhiễm HIV.
6. Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không
an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV.
7. Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu
hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV.
8. Tư vấn về HIV/AIDS là quá trình đối thoại, cung cấp các kiến thức, thông tin cần
thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư vấn nhằm giúp người
được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV,
chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.
9. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình
trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
10. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể
người đã được xác định nhiễm HIV.
11. Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình, thay
đổi chỗ ở và nơi làm việc.
12. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác
nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.
13. Có 04 giai đoạn nhiễm HIV
+ Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng ,cơ
thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong GĐ này dễ lây
bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
+ Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn
khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.
+ Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+)dương tính.
+ Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
-Gầy sút ( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng
- Xuất hiện nhiều bệnh như: ưng thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chống tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
14. HIV lây truyền chủ yếu qua 03 con đường sau:
- Quan hệ tình dục:
+ Nam lây cho nữ, nữ lây cho nam, nam lây cho nam, nữ lây cho nữ
+ Qua các đường quan hệ tình dục: âm đạo, hậu môn, miệng
- Qua đường máu: Truyền máu, sử dụng bơm kim tiêm chung, bị kim đâm do tai nạn
- Qua đường mẹ truyền sang con: Trước khi sinh; trong khi sinh; sau khi sinh (cho
con bú)
2
15. HIV không lây truyền qua các con đường sau:
+ Tiếp xúc thông thường: bắt tay, ôm hôn, ăn cùng, ngủ chung giường, dùng chung nhà
vệ sinh, bể bơi…
+ Các dịch sinh học không có virut HIV: Nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu,
phân…
+ Côn trùng cắn hoặc đốt
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS:
1.1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội:
- Quán triệt và thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS:
+ Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30-11-2005 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về
"Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới";
+ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS)
Lut này ã c Quc hi n c Cng hòa xã hi ch ngha Vit Nam khóa XI, k hp
th 9 thông qua ngày 29 tháng 6 nm 2006 và có hiu lc thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2007.
+ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm…
- Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong chương trình công tác của đơn vị,
địa phương, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm,
chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục …
1.2. Đẩy mạnh thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV.
Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tập trung vào các nội
dung sau:
. Nêu rõ nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV
và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
. Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.
. Giải thích quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong
phòng, chống HIV/AIDS.
. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống HIV/AIDS.
1.3. Huy động gia đình, tổ chức, cá nhân trong phòng, chóng HIV/AIDS.
3
- Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình
. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về
phòng, chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
. Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh
thần giúp người nhiễm HIV sống hoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với
các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
. Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống
kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị
. Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động
nhiễm HIV;
. Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
. Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
- Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về
phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.
- Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
. Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự
thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;
. Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người
nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
. Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng ấp, trưởng ban công tác mặt trận,
trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong
cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
. Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, khóm, ấp,
bản gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;
. Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia
đình họ.
- Khuyến khích người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS
. Được đứng ra thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ
chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật;
. Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV;
. Khuyến khích sử dụng bao cao su là để bảo vệ cho chính mình và bạn tình khỏi nhiễm
HIV/AIDS, đồng thời phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
. Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên
quan đến HIV/AIDS;
2. Các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS:
4
- Thực hiện tốt công tác tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV qua đường truyền máu.
- Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
(Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp biên soạn - tháng 6 năm 2011)
Tài liệu tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS năm 2013
I- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
1- Một số khái niệm:
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút
gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh.
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome”
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua
các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
2- Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020; giảm
tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
3- Mục tiêu cụ thể:
- 100% các đơn vị, địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở
thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn
vị và địa phương.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; 100% nhân dân khu
vực thành thị và 80% khu vực nông thôn, miền núi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS.
- Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng thông qua việc triển
khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp
đối với tất cả các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an
5
toàn và sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ.
- Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị thích hợp: 90% người lớn
nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh
nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống
HIV/AIDS: 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánh giá và dự báo về diễn biến của nhiễm
HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự
nguyện.
- Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: bảo đảm 100% các đơn vị máu và
chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực
hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
4- Các giải pháp chủ yếu
4.1- Nhóm giải pháp về xã hội
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS;
đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của ngành và địa phương.
- Các cấp chính quyền địa phương đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS
nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS.
- Xây dựng chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành chương trình phối hợp liên ngành,
toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức tôn
giáo, tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, người
nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập của hệ thống
pháp luật quốc gia trong phòng, chống HIV/AIDS với pháp luật quốc tế. Tăng cường việc
phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định
6
của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi các hành vi có nguy cơ;
nâng cao số lượng, chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động thông tin, giáo
dục và truyền thông. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y
tế thôn, bản và cán bộ ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường. Phân công trách nhiệm cụ thể
về thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho từng Bộ,
ngành, địa phương; đưa các nội dung về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe
sinh sản vào chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
giáo dục dạy nghề phổ thông.
- Tăng cường tuyên truyền chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại HIV/AIDS nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp. Triển khai chương trình can
thiệp giảm thiểu tác hại một cách đồng bộ bao gồm chương trình bơm kim tiêm sạch, chương
trình bao cao su. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và áp dụng các mô hình triển
khai chương trình bơm kim tiêm sạch, chương trình bao cao su và các chương trình can thiệp
khác ở Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống chăm sóc, hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS; khuyến khích
việc hình thành các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng; nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và cộng đồng
để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
4.2- Nhóm giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Tăng cường hệ thống giám sát quốc gia về HIV/AIDS, xây dựng các phòng xét nghiệm đạt
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, từng bước triển khai hệ thống giám sát đến các quận, huyện.
Triển khai chương trình giám sát toàn diện và tăng cường sử dụng các dữ liệu giám sát phục
vụ việc hoạch định chính sách. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, xét
nghiệm tự nguyện HIV/AIDS.
- Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật bảo đảm an toàn trong truyền máu và chế phẩm
máu, sàng lọc HIV 100% đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, từng bước nâng cao
chất lượng xét nghiệm HIV trong sàng lọc máu, tăng cường tuyên truyền, vận động và phát
triển bền vững phong trào hiến máu nhân đạo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua
7
các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, cung cấp trang thiết bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y
tế đặc biệt là y tế quận (huyện), xã (phường, thị trấn), hướng dẫn và quản lý công tác dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân.
- Tăng cường khả năng tiếp cận các thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, xây dựng chính sách
về tiếp cận thuốc, đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu thông và phân phối thuốc điều trị đặc
hiệu HIV/AIDS. Đảm bảo tính sẵn có, dễ tiếp cận với thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS,
khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các thuốc đông y trong điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
HIV/AIDS.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
và khả năng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, tổ chức điều trị dự phòng lây truyền
HIV/AIDS từ mẹ sang con và tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Xây dựng mạng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, cung cấp trang thiết
bị xét nghiệm, tăng cường chẩn đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình
dục, tăng cường đào tạo cán bộ, lồng ghép triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
với phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan khoa học và các tổ chức nghiên cứu có liên quan
trong cả nước dưới sự điều phối thống nhất của tổ chức phòng, chống HIV/AIDS. Hỗ trợ các
tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học triển khai các hoạt động nghiên cứu, đầu tư ngân sách
cho các hoạt động nghiên cứu, tăng cường các hoạt động trao đổi, chuyển giao kỹ thuật và
đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiến hành đánh giá
chương trình phòng, chống HIV/AIDS sau 02 năm, 05 năm thực hiện.
4.3- Nhóm giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS, đẩy mạnh
việc phân cấp và quản lý chương trình, xây dựng cơ chế phù hợp cho việc thúc đẩy các tổ
chức, cộng đồng kể cả người nhiễm tham gia quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS. Ngoài ngân sách của Trung ương cấp, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm
chủ động bố trí ngân sách của cấp mình đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu, sản xuất các loại trang thiết bị, sinh
phẩm, thuốc điều trị phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường chuyển giao kỹ thuật, công nghệ
8
và khuyến khích đầu tư.
- Tăng dần mức đầu tư, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tăng
cường huy động nguồn lực hỗ trợ từ các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn kinh phí
khác từ trong và ngoài nước cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Phân bổ và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS, củng cố các mối quan hệ hợp tác đã
có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các
mối quan hệ. Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự
án viện trợ. Ưu tiên cho các dự án hợp tác về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao các
công nghệ hiện đại. Tiếp tục cam kết và thực hiện mạnh mẽ các quy định, các tuyên bố mà
nhà nước đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
II- TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS CỦA CẢ NƯỚC
1- Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS của cả nước
Năm 2012 là năm thứ 22 kể từ khi phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên. Đến nay, cả nước có
213.413 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 63.373 người ở giai đoạn AIDS, lũy tích tử
vong do HIV/AIDS là 65.133 người. Trong 5 tháng đầu năm 2013, số trường hợp nhiễm
HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS được phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2012,
HIV giảm 32% (2.050 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50% (1.994 trường hợp), số
người tử vong do AIDS giảm 49% (708 trường hợp). Trung bình mỗi ngày, cả nước phát hiện
thêm 29 người nhiễm HIV.
Dịch HIV tiếp tục lan rộng. Năm 2013, tăng thêm 14 số xã/phường mới phát hiện có người
nhiễm HIV, trong đó tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ đang có xu hướng gia tăng qua các năm, tỷ
lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng cao hơn lây truyền qua
đường máu năm 2012 và 2013. Nguy cơ lây truyền qua đường tình dục đã ảnh hưởng lớn đến
tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và ngày càng ảnh hưởng nhiều đến nữ giới.
2- Định hướng công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới
* Đối tượng ưu tiên trong công tác tuyên truyền:
+ Người nhiễm HIV và gia đình họ;
+ Người tiêm chích ma tuý, bán dâm, mua dâm và bạn tình họ;
+ Nhóm người di biến động;
+ Phụ nữ mang thai;
+ Thanh thiếu niên;
9
+ Người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
* Các hoạt động thông tin tuyên truyền:
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền
thông trực tiếp thay đổi hành vi:
+ Đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền thông cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
cả vùng đô thị lẫn nông thôn, vùng biên giới trên một số phương tiện thông tin, tạp chí trung
ương và địa phương… tập trung thông tin - giáo dục - truyền thông chuyển đổi hành vi và
thực hiện các hành vi an toàn.
+ Chương trình thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi: mở rộng diện bao
phủ thông tin, cung cấp tài liệu tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS tới tất cả các cấp,
ngành và người dân, đặc biệt là những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, các nhóm có
nguy cơ lây nhiễm cao. Thiết kế các mô hình phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù; tổ
chức tốt việc truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, đặc biệt với
trẻ em.
+ Huy động 100% cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thông sẵn có của các ngành, các
cấp, đoàn thể, nhân dân cùng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
+ Tập trung hướng dẫn hành vi an toàn tình dục, khuyến khích sử dụng bao cao su, an
toàn trong tiêm chích dưới hình thức cung cấp bao cao su qua các kênh không truyền thống
và trao đổi bơm kim tiêm…
+ Các xã, phường trọng điểm trong khuôn khổ của các dự án quốc tế triển khai các hoạt
động can thiệp giảm tác hại, đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp chuyển đổi hành vi góp
phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng.
+ Các ngành, các cấp, chủ động đưa nội dung chương trình phòng chống HIV/AIDS
vào chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, vào các phong trào vận động quần chúng,
các loại hình câu lạc bộ…
+ Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở đều có trách nhiệm
tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS với nội dung phù hợp.
+ Tăng cường tuyên truyền, cổ động trực quan bằng các tài liệu truyền thông như các
tranh, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu phù hợp với từng đối tượng, củng cố và xây dựng thêm các
cụm panô ở những địa điểm như cụm dân cư, bến tàu xe, vùng biên giới có nguy cơ cao lây
nhiễm HIV/AIDS.
- Tăng cường hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông và truyền thông trực tiếp thay
đổi hành vi của các nhóm trong cộng đồng:
10
+ Ngành y tế phối hợp với các ngành có liên quan phổ biến các tài liệu hướng dẫn,
chăm sóc và hỗ trợ của xã hội cho các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Tăng cường xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên bán chuyên nghiệp từ
lực lượng sẵn có của các ngành, cần có kế hoạch đầu tư thiết bị và kinh phí cho các đội truyền
thông phòng chống AIDS, các đội văn nghệ lưu động tuyến huyện, thị.
+ Ngành y tế phối hợp với các ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tổ
chức các hoạt động giáo dục, truyền thông, tư vấn, can thiệp tích cực phòng lây truyền
HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy, mại dâm và phạm nhân ở các trại giam,
trường giáo dưỡng; xem đây là nội dung cơ bản trong hoạt động can thiệp giảm tác hại, đồng
thời khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong
nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường các hoạt động can thiệp trong những nhóm
người làm việc lưu động tại các công trình đang xây dựng và các hoạt động can thiệp truyền
thông tại các cửa khẩu biên giới: xây dựng cụm panô, tập huấn kiến thức cho cán bộ nhân
viên ở cửa khẩu…
+ Lồng ghép các nội dung tuyên truyền phòng chống AIDS với các chương trình, các
phong trào, các cuộc vận động quần chúng như lồng ghép các nội dung tuyên truyền về Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình, xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa mới của ngành
Văn hóa - Thông tin, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và các ngành có liên quan thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt.
- Triển khai công tác giáo dục giới tính và giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong các
trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học trên cơ sở kế hoạch cụ thể của chuyên ngành
mà có chương trình phù hợp với mục tiêu của ngành:
Về giải pháp hoạt động:
+ Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng tổ chức và tham gia hoạt động thông tin
- giáo dục - truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi.
+ Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ làm công tác truyền
thông các cấp.
11
+ Lồng ghép thông tin - giáo dục - truyền thông phòng, chống HIV/AIDS với phong
trào “Toàn dân tham gia phòng, chống AIDS tại cộng đồng dân cư” và phong trào dựa vào
cộng đồng khác.
+ Phối hợp các loại hình truyền thông để chuyển tải kiến thức phòng, chống HIV/AIDS
cho mọi người, đặc biệt là các nhóm đối tượng ưu tiên.
+ Đa dạng hóa hình thức truyền thông: Câu lạc bộ, hội thi, liên hoan văn nghệ, các tiểu
phẩm, tọa đàm…
+ Đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại nơi làm việc, di biến động và phòng, chống
HIV/AIDS qua biên giới.
Về nội dung tuyên truyền:
+ Hướng dẫn kỹ năng thực hành sử dụng bao cao su và sử dụng bơm kim tiêm sạch.
+ Truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi thông qua các nhóm cộng tác viên, giáo dục
viên đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các câu lạc bộ
+ Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
+ Thực hiện các buổi tọa đàm trực tiếp và các phóng sự truyền hình về HIV/AIDS.
+ Tuyên truyền và quán triệt sâu rộng luật phòng, chống HIV/AIDS của Ban Thường
vụ Quốc hội và Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong hệ thống Nhà
nước và nhân dân.
+ Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
III- NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1- Các giai đoạn phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS
- Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết
thanh).
- Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, có thể kéo
dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
- Giai đoạn 3: là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng nhẹ, tiến triển (còn gọi là giai
đoạn cận AIDS).
12
- Giai đoạn 4: là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng nặng (còn gọi là giai
đoạn AIDS). Ở người nhiễm xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh nặng, như: Hội chứng suy mòn
do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy
kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân).
2- Các đường lây truyền và yếu tố lây nhiễm HIV
Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn lây truyền duy nhất của HIV, không
có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác. HIV chỉ được
lây truyền qua các đường:
- Đường máu.
- Đường tình dục.
- Đường truyền từ mẹ sang con.
Các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục và sữa mẹ của người
nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV phụ thuộc vào
một số yếu tố như: diện tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, tần suất tiếp xúc, tình trạng nơi tiếp xúc
và nồng độ HIV trong dịch tiết
3- Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
3.1- Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu
- Về nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học
(mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở ) của người khác.
- Các biện pháp dự phòng: Chỉ truyền máu khi thật cần thiết; mọi dụng cụ xuyên chích
qua da dùng trong tiêm, chích, thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và chỉnh hình đều dùng
riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách; dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính
máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu , mang găng tay hoặc khẩu trang khi cấp cứu bệnh
nhân có chảy máu; không dùng ma túy hoặc chích ma túy
3.2- Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục
- Về nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc với dịch sinh dục của người khác.
- Các biện pháp dự phòng: không quan hệ tình dục với người mà ta không biết chắc
chắn người đó có bị nhiễm HIV không; xét nghiệm HIV trước khi kết hôn; sống chung thủy,
13
hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người; không quan hệ với người bán dâm, mua dâm; sử
dụng bao cao su đúng cách; áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn
3.3. Phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con
- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ đang có chồng, phụ nữ mang thai và bạn tình của
họ.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV và xét nghiệm lại cho những người
được coi là phơi nhiễm với HIV.
- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ và bạn tình của họ; thực hành tình dục an toàn
cho cả nam và nữ, bao gồm khuyến khích sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; trì hoãn
quan hệ tình dục, đặc biệt là trước hôn nhân.
- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai để đảm bảo rằng người phụ nữ nhiễm
HIV có thể quyết định về sức khoẻ sinh sản của họ với đầy đủ thông tin; tư vấn và xét nghiệm
HIV trong các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.
- Chăm sóc phụ nữ khi mang thai và khi đẻ: Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ
trong chăm sóc thai nghén, xét nghiệm lại trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai ở
những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai cao trong cộng đồng; đánh giá giai
đoạn lâm sàng và miễn dịch thông qua đếm tế bào CD4 của phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
cung cấp thuốc ARV cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV đủ điều kiện, trẻ em bị phơi
nhiễm; thực hành đỡ đẻ an toàn và tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh.
HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, việc phòng,
chống lây nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để hạn
chế đến mức tối đa tình trạng lây nhiễm căn bệnh này, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện
pháp tuyên truyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa
phương.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP
14