KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH VÀ
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TRÊN CAM XÃ ĐOÀI VÀ BƯỞI DIỄN
TẠI BA VÌ, HÀ NỘI
Cao Văn Chí, Vũ Mạnh Hải
SUMMARY
Primary results of training, pruning and icm applied on newly-established orchards
of Xa Doai oranges and Dien pumelo in Bavi - Hanoi
With the aim at improving the growth and pest resistance of young citrus trees, a study
on training and pruning techniques and ICM application applied on Xa Doai orange and
Dien pomelo orchards were carried out.
Results conducted from these experiments showed that, open-heart pruning type for Xa
Doai orange and semi-hemisphere one for Dien pumelo gave good effect to trees of the
above mentioned varieties, in terms of health improvement but also in limitation of pest
damage.
And. what is more, ICM application is also considered to be useful not only in tree
health improvement but also in limitation of pest damage.
Keywords: Training, Pruning, Integrated Crop management.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cam Xã Đoài (Citrus sinensis) và bưởi
Diễn (Citrus grandis) là các giống cây có
múi truyền thống có giá trị dinh dưỡng và
kinh tế cao đang được phát triển rộng tại
nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam. Với đặc
điểm của một cây ăn quả lâu năm, yêu cầu
thâm canh cao, một trong những vấn đề
quan trọng có ảnh hưởng lâu dài là phải tạo
lập được vườn cây khoẻ mạnh ngay từ thời
kỳ chưa mang quả.
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào
hai nhóm kỹ thuật chủ yếu: Tạo hình, cắt tỉa
và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trong
giai đoạn cây con nhằm góp phần hoàn
thiện quy trình thâm canh cây có múi vốn
có nhu cầu khắt khe hơn so với nhiều chủng
loại cây ăn quả khác.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Cây giống cam Xã Đoài và bưởi Diễn
được nhân bằng phương pháp ghép từ vườn
cây đầu dòng, sạch bệnh virus tại Trung
tâm Nghiên cứu Cây có múi Xuân Mai.
Giống ổi Xá Lỵ trồng xen trên vườn cây
có múi là cây ghép lấy từ vườn ươm Viện
Cây ăn quả miền Nam, tỉnh Tiền Giang.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng đối
với cây lâu năm theo kiểu tuần tự một
chiều, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 5 cây. Cách
chọn mẫu đo đếm tuỳ thuộc vào tính chất
các chỉ tiêu, đảm bảo tính đại diện và dung
lượng mẫu đủ để xử lý thống kê, kết hợp
với sử dụng phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của phương thức cắt tỉa,
tạo hình đến sinh trưởng của các giống
thí nghiệm
Khả năng sinh trưởng các giống trong
thí nghiệm này thể hiện qua 2 nhóm chỉ
tiêu: sinh trưởng chung của cây (chiều cao,
đường kính gốc, đường kính tán) và của các
đợt lộc phát sinh mới.
Về sinh trưởng chung, số liệu bảng 1
cho thấy: Với giống cam Xã Đoài, cắt tỉa và
tạo hình theo kiểu dạng mở và dạng bán cầu
tạo cho cây có thế cân đối, sinh trưởng
khoẻ, các chỉ tiêu chiều cao hơn hẳn công
thức cắt tỉa theo phương thức truyền thống
(chỉ cắt tỉa các cành tăm, cành vượt mà
không tạo hình). Trong hai kiểu tạo hình,
kiểu dạng mở tỏ ra có ưu điểm hơn kiểu bán
cầu. Ở tuổi 1 và 2, sự chênh lệch về các chỉ
tiêu là không rõ rệt nhưng đến tuổi 3, sinh
trưởng của cây ở công thức cắt tỉa dạng mở
đều lớn hơn khá rõ so với dạng bán cầu.
Với giống bưởi Diễn, cắt tỉa dạng bán cầu
cũng có ưu điểm hơn dạng truyền thống, thể
hiện rõ nhất là ở tuổi 3.
Về số lượng chồi mới phát sinh (bảng
2): Cả hai giống đều có 4 đợt, trong đó số
lượng lộc xuân có giá trị lớn hơn nhiều so
với các đợt còn lại. Với các đợt lộc xuân, hè
và đông, số lượng chồi mới phát sinh giữa
các kiểu hình cắt tỉa không có sự khác nhau
đáng kể trên cả hai giống thí nghiệm. Đáng
chú ý là lộc thu - loại lộc rất quan trọng
thường làm cành mẹ mang quả trong các
giai đoạn sau - ở kiểu cắt tỉa dạng mở (với
cam Xã Đoài) và cắt tỉa dạng bán cầu (với
bưởi Diễn) có số lượng nhiều hơn khá rõ so
với các kiểu khác.
Bảng 1. Tình hình sinh trưởng của các giống ở phương thức cắt tỉa, tạo hình khác nhau
Năm Kiểu cắt tỉa Cao cây (cm)
Đường kính gốc
(cm)
Đường kính tán
(cm)
CAM XÃ ĐOÀI
2007 (Tuổi 1)
Dạng mở 55,35 ± 3,56 2,45 ± 0,99 -
Bán cầu 45,25 ± 4,56 2,65 ± 0,95 -
Truyền thống 50,45 ± 4,53 2,65 ± 0,92 -
2008 (Tuổi 2)
Dạng mở 95,95 ± 6,58 6,55 ± 1,07 50,26 ± 4,34
Bán cầu 96,85 ± 5,58 6,32 ± 0,97 53,26 ± 4,35
Truyền thống 86,85 ± 4,58 5,32 ± 0,91 48,26 ± 4,33
2009 (Tuổi 3)
Dạng mở 155,25 ± 5,56 9,65 ± 0,97 101,19 ± 6,45
Bán cầu 145,35 ± 5,57 8,65 ± 1,07 93,26 ± 5,46
Truyền thống 115,25 ± 4,66 7,35 ± 0,89 98,19 ± 5,48
Năm Kiểu cắt tỉa Cao cây (cm)
Đường kính gốc
(cm)
Đường kính tán
(cm)
BƯỞI DIỄN
2007 (Tuổi 1)
Bán cầu 65,55 ± 3,59 3,45 ± 1,09 -
Truyền thống 57,53 ± 2,59 3,23 ± 0,93 -
2008 (Tuổi 2)
Bán cầu 105,35 ± 4,65 6,55 ± 0,87 78,39 ± 5,58
Truyền thống 100,33 ± 3,65 5,53 ± 0,95 76,29 ± 4,53
2009 (Tuổi 3)
Bán cầu 165,25 ± 5,35 10,62 ± 0,89 123,29 ± 6,39
Truyền thống 125,25 ± 4,45 8,35 ± 0,22 100,29 ± 6,50
Bảng 2. Số lượng các đợt lộc ở các phương thức cắt tỉa, tạo hình khác nhau
(tính cho 01 cây)
Giống Kiểu cắt tỉa Năm
Loại lộc
Xuân Hè Thu Đông
Cam Xã Đoài
Dạng mở
2008 154,56 92,74 99,67 75,23
2009 294,11 122,30 92,33 42,33
Bán cầu
2008 103,54 70,23 65,05 16,45
2009 100,29 124,12 97,11 70,15
Truyền thống
2008 131,26 75,06 75,08 15,57
2009 121,52 105,22 80,13 62,23
Bưởi Diễn
Bán cầu
2008 154,75 52,75 96,50 48,46
2009 247,39 179,21 68,22 35,69
Truyền thống
2008 105,32 50,55 48,46 18,58
2009 110,50 70,12 65,23 12,56
Về sinh trưởng các đợt lộc (bảng 3), xu
hướng chung dễ dàng nhận thấy ở cả hai
giống là có sự giảm dần theo thời gian trong
năm (cao nhất là lộc xuân và kém nhất là
lộc đông) ở cả ba chỉ tiêu. Với giống cam
Xã Đoài, cắt tỉa, tạo hình theo kiểu mở giúp
cho cành sinh trưởng mạnh hơn các dạng
hình khác ở cả trên bốn loại chồi phát sinh
trong năm.
Với giống bưởi Diễn, cắt tỉa theo dạng
bán cầu cũng tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn
hẳn phương thức truyền thống, tuy chỉ tiêu
về đường kính gốc có kém hơn chút ít
nhưng chiều dài lộc và số lá đều có giá trị
cao hơn rất đáng kể.
Bảng 3. Sinh trưởng của các đợt lộc ở các phương thức cắt tỉa khác nhau
Chỉ tiêu Kiểu cắt tỉa Năm
Loại lộc
Xuân Hè Thu Đông
CAM XÃ ĐOÀI
Chiều dài
(cm)
Kiểu mở
2008 25,96 22,21 18,59 17,90
2009 25,49 21,61 16,29 15,29
Bán cầu
2008 23,27 19,25 15,47 13,15
2009 22,10 19,18 15,27 16,05
Truyền thống
2008 21,70 19,25 20,14 14,33
2009 21,50 18,35 18,50 14,84
Đường kính
(cm)
Kiểu mở
2008 0,62 0,50 0,44 0,39
2009 0,59 0,43 0,42 0,42
Bán cầu
2008 0,51 0,45 0,45 0,38
2009 0,42 0,45 0,45 0,40
Truyền thống
2008 0,56 0,39 0,51 0,36
2009 0,45 0,48 0,43 0,40
Số lá
Kiểu mở
2008 14,64 11,70 9,63 7,71
2009 15,80 12,39 11,70 7,70
Bán cầu
2008 11,93 10,30 9,20 7,63
2009 12,88 10,30 8,11 7,03
Truyền thống
2008 12,35 11,20 12,34 6,84
2009 10,35 10,20 10,35 7,20
BƯỞI DIỄN
Chiều dài
(cm)
Bán cầu
2008 21,93 18,55 17,65 16,55
2009 28,04 18,55 10,63 13,32
Truyền thống
2008 18,81 16,25 16,55 11,32
2009 22,63 21,44 24,53 13,54
Đường kính
(cm)
Bán cầu
2008 0,35 0,30 0,42 0,46
2009 0,78 0,61 0,44 0,41
Truyền thống
2008 0,43 0,35 0,46 0,32
2009 0,58 0,61 0,56 0,46
Số lá
Bán cầu
2008 14,15 13,50 10,10 13,54
2009 13,26 9,91 7,00 7,03
Truyền thống
2008 12,22 12,50 13,54 10,24
2009 12,25 12,38 10,94 9,46
Cùng với tác động đến sinh trưởng,
phương thức cắt tỉa, tạo hình còn có ảnh
hưởng tích cực đến việc hạn chế tác hại
của sâu bệnh (bảng 4). Đối với cam Xã
Đoài, cắt tỉa theo dạng mở và đối với bưởi
Diễn, cắt tỉa theo dạng bán cầu làm giảm
rất đáng kể tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại
của một số đối tượng chủ yếu trên cây có
múi như sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh
loét, bệnh chảy gôm và bệnh greening,
riêng đối với nhện đỏ, tác dụng chưa thể
hiện rõ.
Bảng 4. Tình hình sâu bệnh hại ở các phương thức cắt tỉa khác nhau*
Giống
Kiểu cắt tỉa
Đối tượng hại
Cam Xã Đoài Bưởi Diễn
Dạng mở Bán cầu Truyền thống
Bán cầu Truyền thống
Năm 2008
Sâu vẽ bùa 5,23 + 35,24 ++ 42,22 ++ 4,56 + 52,31 +++
Rầy chổng cánh 5,21 + 34,56 ++ 45,23 +++ 6,22 + 45,25 +++
Nhện đỏ 6,23 ++ 37,22 ++ 20,11 ++ 15,57 ++ 18,11 ++
Bệnh loét 5,39 + 23,23 ++ 22,31 ++ 4,23 + 25,23 ++
Bệnh chảy gôm 5,56 + 26,25 ++ 5,52 ++ 5,25 + 27,25 ++
Bệnh greening 7,38 + 28,39 ++ 27,35 ++ 6,39 + 29,39 ++
Năm 2009
Sâu vẽ bùa 3,25 + 15,12 ++ 35,12 +++ 4,25 + 45,12 +++
Rầy chổng cánh 4,21 + 14,67 ++ 34,67 +++ 4,21 + 54,67 +++
Nhện đỏ 12,46 ++ 7,29 + 37,29 +++ 13,46 ++ 47,29 +++
Bệnh loét 7,28 + 15,45 ++ 35,12 +++ 4,25 + 33,28 +++
Bệnh chảy gôm 5,21 + 14,46 ++ 34,67 +++ 4,21 + 35,21 +++
Bệnh greening 6,54 + 17,29 + 37,29 +++ 4664 ++ 42,54 +++
* Ghi chú: Tỷ lệ (% cây bị bệnh)
+: Gây hại nhẹ; ++: Gây hại trung bình; +++: Gây hại nặng
2. Ảnh hưởng của biện pháp quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) đến sinh trưởng
của các giống thí nghiệm
Theo tính chất và mục đích của biện
pháp xử lý trong thí nghiệm, hai nhóm chỉ
tiêu chúng tôi tập trung phân tích là sinh
trưởng chung của cây (bảng 5) và tình hình
dịch hại của một số đối tượng sâu bệnh chủ
yếu (bảng 6).
Có thể nhận thấy, ở cả 2 giống cam Xã
Đoài và bưởi Diễn, biện pháp quản lý tổng
hợp đã có tác dụng tốt đến khả năng sinh
trưởng của cây trồng. Ngoại trừ năm 2007
(khi cây đang ở tuổi 1), các năm tiếp theo
(từ tuổi 2 trở đi) các chỉ tiêu chiều cao cây,
đường kính gốc và đường kính tán ở công
thức có áp dụng ICM đều cao hơn đáng kể
so với đối chứng không áp dụng.
Bảng 5. Tình hình sinh trưởng của các giống ở các công thức xử lý khác nhau*
Giống Công thức Năm
Chỉ tiêu
Cao cây (cm)
Đường kính gốc
(cm)
Đường kính tán
(cm)
Cam Xã Đoài
CT1
2007 57,45 ± 3,57 2,55 ± 0,93 -
2008 97,85 ± 5,58 6,56 ± 1,07 70,24 ± 4,38
2009 155,55 ± 5,64 11,24 ± 1,05 101,25 ± 4,65
CT2
2007 49,25 ± 4,57 2,67 ± 0,89 -
2008 86,84 5,52 5,32 ± 0,87 53.23 ± 4,36
2009 115,35 ± 4,57 8,65 ± 0,87 87,25 ± 5,41
Bưởi Diễn
CT1
2007 67,59 ± 4,59 3,49 ± 1,03 -
2008 115.37 ± 4,68 7,54 ± 0,89 88,49 ± 5,67
2009 165,45 ± 6,64 12,01 ± 1,29 111,25 ± 4,61
CT2
2007 67,93 ± 3,55 3,63 ± 0,92 -
2008 90,34 ± 3,68 7,53 ± 0,89 76,49 ± 4,56
2009 124,55 ± 5,49 8,89 ± 0,87 90,25 ± 5,89
* Ghi chú: CT1: Áp dụng ICM; CT2: Không áp dụng.
Một vấn đề quan trọng và cũng là tiêu
chí cơ bản của biện pháp quản lý tổng hợp
là tác động của chúng đến hiệu quả phòng
trừ dịch hại, nhất là với sự có mặt của giống
ổi Xá Lỵ trồng xen, vốn có khả năng giảm
mật độ của rầy chổng cánh Diaphorina
Citri trên vườn cây có múi, trước hết là các
giống cam chanh một cách đáng kể.
Bảng 6. Tình hình một số sâu bệnh hại chủ yếu ở các công thức thí nghiệm
(% số cây bị hại)
Năm
Công thức
Đối tượng hại
2007 2008 2009
CT1* CT2** CT1* CT2** CT1* CT2**
Sâu vẽ bùa 14,44 + 57,78 12,89 + 44,44 ++ 8,89 + 64,44 ++
Rầy chổng cánh 6,11 + 48,89 ++ 5,11 + 41,11 ++ 6,09 + 41,11 ++
Nhện đỏ 12,22 + 44,44 ++ 15,56 + 44,44 ++ 8,56 + 44,44 ++
Bệnh loét 13,33 + 41,11 ++ 7,78 + 48,89 ++ 7,89 + 48,89 ++
Bệnh chảy gôm 15,37 + 27,33 ++ 8,63 + 59,26 ++ 8,34 + 39,26 ++
Bệnh greening 5,30 + 15,07 ++ 6,33 + 37.00 ++ 5,33 + 47,00 ++
Ghi chú: *CT1: Mô hình ICM có trồng xen với giống ổi Xá Lỵ; **CT2: Không áp dụng ICM, không trồng
xen ổi.
+: Gây hại nhẹ; ++: Gây hại trung bình.
Số liệu bảng 6 cho thấy, áp dụng biện
pháp kỹ thuật tổng hợp phối hợp với trồng
xen giống ổi Xá Lỵ trên vườn cam Xã Đoài
đã có tác động rất tích cực, vừa hạn chế sự
có mặt của các loại sâu, bệnh hại chính (cả
về tỷ lệ cây bị hại và mức độ gây hại) lại
vừa giảm đáng kể chi phí thuốc bảo vệ thực
vật và công phun thuốc (số lần phun giảm
từ 7-10 lần/năm tuỳ thuộc vào điều kiện
thời tiết cụ thể).
IV. KẾT LUẬN
1. Cắt tỉa, tạo hình ở giai đoạn cây nhỏ
tuổi đã có tác động lớn đến khả năng sinh
trưởng của giống cam Xã Đoài và bưởi
Diễn, hạn chế đáng kể tác hại của một số
loại sâu bệnh chủ yếu trong đó cắt tỉa kiểu
dạng mở (đối với cam Xã Đoài) và dạng
bán cầu (đối với bưởi Diễn) đem lại kết quả
tốt nhất.
2. Áp dụng biện pháp quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM) đã thúc đNy sinh trưng
cây con ca 2 ging thí nghim. Riêng i
vi cam Xã oài, khi kt hp bin pháp
qun lý tng hp vi vic trng xen ging
i Xá L, hiu qu hn ch dch hi ưc
ci thin rõ rt.
TÀI LIU THAM KHO
1. Đỗ Đình Ca. Kh năng và trin vng phát
trin cây quýt và mt s cây ăn qu có
múi khác vùng Bc Giang - Hà Giang.
Lun án tin sĩ N ông nghip năm 1993.
2. Cao Văn Chí, Lương Th Huyn,
N guyn Văn Dĩnh (2009). Thành phn
rp mui hi cây có múi, mt s c
im sinh thái ca loài rp mui xanh
Aphis spiraecola Patch trên cây có múi
v xuân 2008 ti Xuân Mai (Hà N i) và
Cao Phong (Hoà Bình). Tp chí Bo v
thc vt 3/2009. Trang 5 - 9.
3. Chang W. and Bay-Peterson, J. (2003).
Citrus production - a manual for Asian
farmers - FFTC, Taipei - Taiwan.
gười phản biện: GS.TSKH. Trần Duy Quý
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8