Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số kết quả bước đầu về khả năng thuần dưỡng cá cam Seriola dumerili trong điều kiện nuôi lồng tại Nghệ An pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.05 KB, 4 trang )


Một số kết quả bước đầu về khả năng thuần dưỡng cá cam Seriola
dumerili trong điều kiện nuôi lồng tại Nghệ An


Chu Chí Thiết, Nguyễn Dương Đức
Cá cam Seriola dumerili (Risso, 1810) là loài có tốc độ sinh trưởng
tương đối nhanh, có thể đạt 6 kg sau 2 năm rưỡi nuôi. Mặc dù chúng
được ghi nhận là đối tượng thích nghi tốt và có khả năng thành thục
trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng hiện tại, hầu hết con giống hoặc trứng
được sản xuất từ việc kích thích hóc môn sinh dục từ cá bố mẹ thu gom
được từ tự nhiên (Nakada và ctv, 2000).
Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ đang thực
hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở "Nghiên cứu thăm dò đặc điểm sinh
học cá cam Seriola dumerili (Risso, 1810) tại vùng biển Nghệ An
làm cơ sở cho sản xuất giống nhân tạo" nhằm thăm dò đặc điểm sinh
học và đánh giá khả năng thích nghi của chúng ở môi trường nuôi nhốt
tại Nghệ An, tạo cơ sở để nghiên cứu sản xuất giống và phát triển nuôi
thương phẩm loài cá này.

Cá cam Seriola dumerili (Risso, 1810). Ảnh Chu Chí Thiết
Kết quả ban đầu cho thấy, cá cam có xuất hiện ở vùng biển miền Trung
Việt Nam, kéo dài từ Vịnh Bắc bộ đến vùng biển Trung bộ, nơi có độ
sâu từ 14 m trở ra. Cá cam giống thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10 hàng năm. Đề tài đã thu gom và đang thuần dưỡng 58 con
cá cam ở điều kiện nuôi nhốt trong lồng kích cỡ 27m3, mật độ cá nuôi
ban đầu 3con/m3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng của cá
trung bình là 700g, bình quân 174 g/tháng và tăng trưởng về chiều dài
là 6cm, bình quân 1,5 cm/tháng; tỷ lệ sống đạt 70,7%. Thức ăn cho cá
là cá tạp tươi, cho ăn 2 lần/ngày (sáng: 7 giờ, chiều: 16 giờ) đến no
bằng việc quan sát tình trạng bắt mồi của cá. Hệ số chuyển đối thức ăn


đến thời điểm báo cáo là 6,4.
Các kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp
tục nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh sản, thử nghiệm sản xuất giống
nhân tạo, góp phần đa dạng hoá loài nuôi biển có giá trị kinh tế ở Việt
Nam. Phản biện TS. ê Văn Khôi

×