Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NHÃN (Euphoria longana L.) Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.45 KB, 8 trang )

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NHÃN (Euphoria longana L.)
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC
Bùi Quang Đãng
1
, Trần Thế Tục
2

Summary
Studies on present situation of longan production in some provinces in The orth
Longan is one of fruit crops grown popularly in The orth. In 2007, the longan area in
the region is 44,865 ha, occupying 43.61% total area of longan planted in Viet am. In the
Red River Delta, longan has concentratedly developed for more ten years with good planting
materials propagated asexually. The farmer's investment to longan orchards in the area is
quite high, their total income generated from longan cultivation estimates 13.12 - 14.66
million VD per 360m
2.
Whereas, in the mountainous provinces (Son La, Thanh Hoa),
longan trees aged 15 years and above. Planting materials are mainly seedling with poor
quality. Applying basic techniques to the longan production has not been carried out yet.
Benefit gained from the longan gardens is not valuable, less than 100.000 VD per 360
m
2
. Replacing poor quality varieties of longan in some areas in The orth with the good-
selected ones by using the top working technique is very urgent. Moreover, training
courses of cultivation techniques need to be deployed in almost longan growing areas in
The orth to bring back high income for longan growers.
Keywords: Longan, longan production, Red River Delta, Thanh Hoa, Son La.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Nhãn là cây ăn quả truyền thống được


trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và là
cây trồng có giá trị, mang lại thu nhập
chính cho người làm vườn ở nhiều tỉnh,
thành. Vì là cây dài ngày, ngoài giá trị kinh
tế, trồng nhãn còn góp phần đáng kể vào
việc bảo vệ môi trường, phủ xanh đất đồi
núi trọc. Mặc dù được trồng nhiều, nhưng
sản lượng nhãn của miền Bắc nhìn chung
thấp, năng suất trung bình mới chỉ đạt 3,8
tấn/ha. Hiện tượng mất mùa, sâu bệnh hại
còn khá phổ biến ở nhiều vùng trồng. Thêm

1
Viện Nghiên cứu Rau quả.
2
Hội Giống cây trồng Việt Nam.
vào đó, chất lượng giống nhãn còn thấp và
không đồng đều, kỹ thuật chăm sóc chưa
phù hợp làm cho hiệu quả kinh tế của cây
nhãn không cao.
Điều tra hiện trạng sản xuất nhãn ở một
số tỉnh miền Bắc nhằm đánh giá thực trạng
phát triển nhãn ở một số tỉnh đại diện làm
cơ sở cho việc lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật
phù hợp ứng dụng vào sản xuất mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Các giống nhãn, thước đo, kính lúp và

một số dụng cụ phục vụ công tác điều tra.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. ội dung điều tra
- Hiện trạng về giống, sâu bệnh hại, kỹ
thuật áp dụng trong sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nhãn
mang lại.
2.2. Phương pháp điều tra
- Thu thập thông tin được dựa trên
phỏng vấn trực tiếp người sản xuất theo
phiếu điều tra soạn sẵn, quan trắc thực tế.
Thu thập số liệu thống kê từ phòng kỹ
thuật, phòng kinh tế các huyện điều tra và
Tổng cục Thống kê.
- Điều tra điển hình mỗi xã 10 hộ, mỗi
huyện 3 xã và mỗi tỉnh, thành phố điều tra
tại 3 huyện. Các hộ được phỏng vấn là
những hộ đại diện về diện tích trồng và
trình độ thâm canh ở các mức khác nhau.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhãn là cây ăn quả có diện tích lớn, được
trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Theo
số liệu của tổng cục thống kê, trong 3 năm, từ
2005-2007, tổng diện tích nhãn trong cả nước
giảm nhẹ, từ 115.074ha năm 2005 xuống còn
102.870ha năm 2007. Ở miền Nam, nhãn
được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam bộ, diện tích trồng tương
ứng của 2 vùng này là 41.523 và 15.322 (ha).
Ở miền Bắc, nhãn được phân bố khá đều ở 3

vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và
Tây Bắc. Tổng diện tích trồng nhãn của 3
vùng này là 42.697 ha, chiếm 95,15% diện
tích của cả miền. Điều tra hiện trạng trồng
nhãn được tiến hành ở 15 huyện thuộc 5 tỉnh:
Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội (Hà Tây),
Thanh Hoá và Sơn La, mỗi huyện điều tra 3
xã (bảng 1).
Bảng 1. Địa điểm điều tra
TT Tỉnh, thành phố Huyện Xã
1 Bắc Ninh Thuận Thành Ngũ Thái, Song Liễu, Nguyệt Đức
Gia Bình Phú Ninh, Nhân Bình, Đông Hữu
Quế Võ Phương Liễu, Đại Xuân, Vân Dương
2 Hưng Yên TX Hưng Yên Lam Sơn, Hồng Nam, Quảng Châu
Tiên Lữ Thiện Phiến, Phương Chiểu, Tân Hưng
Khoái Châu Đông Kết, Bình Minh, Hàm Tử
3 Hà Tây (HN) Quốc Oai Đại Thành, Yên Sơn, Đồng Quang
Hoài Đức An Thượng, Song Phương, Đông La
Đan Phượng Song Phượng, Phương Đình, Trung Châu
4 Thanh Hóa Thạch Thành Thành An, Thành Thọ, Thành Kim
Triệu Sơn Thọ Sơn, Triệu Thành, Minh Sơn
Như Thanh Phúc Đường, Hải Vân, Xuân Khang
5 Sơn La Mai Sơn Thị trấn Hát Lót, Mường Bon, Chiềng Mung
TP. Sơn La Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, Chiềng An
Yên Châu Chiềng Pằn, Chiềng Hặc, Chiềng Sàng
1. Độ tuổi cây
Độ tuổi vườn nhãn ở các tỉnh điều tra là
rất khác nhau. Mặc dù, ở Việt Nam, Hưng
Yên được coi là nơi thủy tổ của cây nhãn.
Tại đây đã tồn tại cây nhãn tổ có độ tuổi

gần 200 năm. Nhưng ở vùng này diện tích
vườn nhãn có độ tuổi dưới 10 năm chiếm
một tỉ lệ lớn. Tại Hà Nội và Hưng Yên, số
cây ở độ tuổi này chiếm tỉ lệ tương ứng là
70,18 và 77,09 (%). Thanh Hoá có diện tích
trồng nhãn khá lớn, chiếm 40% diện tích
nhãn của cả vùng (867ha). Tại đây nhãn
được trồng tập trung theo các chương trình
lâm nghiệp trong khoảng 20 năm gần đây.
Tỉ lệ cây trồng trong khoảng thời gian này
chiếm 84,74% trong tổng số cây điều tra.
Trái lại, ở Sơn La, vườn nhãn phổ biến là
cây nhãn già. Tỉ lệ cây có độ tuổi trên 20
năm và từ 10-20 năm tương ứng là 42,47 và
32,00 (%) (bảng 2).
Bảng 2. Tỉ lệ độ tuổi vườn nhãn ở các tỉnh điều tra (%)
TT Tỉnh, thành
Độ tuổi (năm)
<10 10-20 > 20
1 Bắc Ninh 34,15 55,75 10,10
2 Hưng Yên 77,09 22,29 0,62
3 Hà Tây (HN) 70,18 25,21 4,61
4 Thanh Hoá 44,59 40,15 15,26
5 Sơn La 25,53 32,00 42,47

2. Hình thức nhân giống
Có 3 hình thức nhân giống được áp
dụng đối với cây nhãn: Gieo hạt, chiết cành
và ghép. Tại Hưng Yên và Hà Nội, tỉ lệ cây
nhãn được nhân giống bằng chiết cành và

ghép mắt tương ứng lên tới 97,4 và 96,9 (%).
Đặc biệt ở Hà Nội, nhãn trồng chủ yếu ở
các huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây
cũ, vườn nhãn ở đây không những trẻ mà
cây giống chủ yếu được nhân bằng phương
pháp ghép mắt, tỉ lệ này chiếm đến 89%
trong tổng số cây được điều tra. Bắc Ninh là
tỉnh có diện tích trồng nhãn không nhiều
(294 ha năm 2007), nhưng có đến trên 65%
số cây được điều tra là cây gieo hạt. Ở
Thanh Hoá và Sơn La, nhãn được trồng chủ
yếu từ các chương trình lâm nghiệp, cây
giống trồng bằng hạt chiếm tỉ lệ rất cao. Tỉ lệ
này ở hai tỉnh tương ứng là 82,4 và 72,9 (%)
(bảng 3). Sơn La là tỉnh có diện tích trồng
nhãn lớn nhất miền Bắc, 12.897ha vào
năm 2007, chiếm 28,75% tổng diện tích
nhãn của cả miền. Với tỉ lệ lớn cây hiện
có được trồng từ hạt nên đã ảnh hưởng
nhiều đến năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế của người trồng nhãn. Tại một số
vườn thuộc huyện Mai Sơn và thành phố
Sơn La, hiện tượng đốn hạ những cây
nhãn già hiệu quả kinh tế thấp để trồng
thay thế bằng các cây ngắn ngày khác
đang ngày một phổ biến. Tại những địa
phương này, việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật nhằm cải tạo vườn nhãn cũ kém
chất lượng để nâng cao thu nhập cho
người dân đồng thời bảo vệ môi trường,

hạn chế xói mòn đất là rất cần thiết.
Bảng 3. Hình thức nhân giống (%)
Tỉnh, thành Gieo hạt Chiết cành Ghép
Bắc Ninh 65,1 2,2 32,7
Hưng Yên 2,6 38,9 58,5
Hà Tây (HN) 3,1 7,9 89
Thanh Hoá 82,4 3,0 14,6
Sơn La 72,9 1,6 25,5

3. Mức độ áp dụng các kỹ thuật trong
thâm canh
Điều tra về tình hình áp dụng 5 biện
pháp kỹ thuật chính: Bón phân, tưới nước,
cắt tỉa, xử lý ra hoa và bảo vệ thực vật ở 5
tỉnh cho thấy, xử lý ra hoa là kỹ thuật ít
được áp dụng nhất trong sản xuất. Tỉ lệ này
đạt cao nhất ở Hưng Yên (68,9%) tiếp đến
là ở Hà Nội (37,8%). Ở các tỉnh còn lại tỉ lệ
cây được áp dụng biện pháp xử lý ra hoa rất
ít, đặc biệt ở Thanh Hoá, 100% số hộ điều
tra chưa biết kỹ thuật này. Bón phân, cắt tỉa
và phun thuốc bảo vệ thực vật là 3 biện
pháp kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn ở cả
5 tỉnh điều tra. Tuy chỉ có Hưng Yên và Hà
Nội là có mức độ áp dụng các kỹ thuật này
khá phổ biến. Tỉ lệ cây được áp dụng kỹ
thuật nói trên ở Hưng Yên dgio động từ 98-
100 (%), ở Hà Nội từ 72-85 (%) (bảng 4).
Bảng 4. Tỉ lệ các hộ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh (%)
Tỉnh, thành Bón phân Tưới nước Cắt tỉa Xử lý ra hoa Bảo vệ thực vật

Bắc Ninh 22,2 5,0 24,4 4,4 7,8
Hà Tây (HN) 85,6 34,4 72,2 37,8 81,1
Hưng Yên 100,0 94,4 97,8 68,9 100,0
Sơn La 13,3 1,1 6,7 1,1 6,7
Thanh Hoá 16,7 1,1 20,0 0,0 11,1


4. Sâu bệnh hại
Có 3 nhóm dịch hại được phát hiện và
ghi nhận có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất
nhãn. Trong đó, sâu gồm 6 loài, bệnh 6 loài,
dich hại khác 2 loài. Trong số các loài dịch
hại nói trên, bọ xít, sâu đục thân và rầy gây
sần lá gây hại khá phổ biến ở tất cả các
vườn trồng nhãn (bảng 5). Rầy sần lá là đối
tượng dịch hại xuất hiện khá phổ biến và
gây hại nặng ở nhiều vùng trồng nhãn trong
vài năm gần đây. Kết quả xác định bước
đầu cho thấy, đối tượng gây hại là loài rầy
vân nâu (Cornegenapsilla sinica), chúng
gây hại chủ yếu khi lộc non xuất hiện và
sau đó làm cho mặt trên của lá bị nổi sần,
mặt dưới lá tạo thành vết lõm rất rõ. Ở
những cây bị hại nặng, năng suất và chất
lượng quả giảm nghiệm trọng.
Bảng 5. Tình hình sâu bệnh hại chính tại các điểm điều tra
STT

Sâu, bệnh
hại

Tên khoa học
Bộ phận
bị hại
Thời gian
gây hại
Mức độ
phổ biến
I Sâu hại
1 Bọ xít nhãn Tessaratoma papillosa Drury Lá non, quả T2, 4, 4, 5, 6, 7 ++
2 Sâu ăn hoa Autoba grisescons Warren Hoa T3, 4 +
3 Sâu tiện vỏ Arbela baibarana Matsumnura Cành T11, 12, 1, 2 +
4 Bọ nẹt Parasa pseudorapanda Hering Lá 2, 3, 4 +
5 Sâu đục thân Aristobia testudo Voect Thân T11, 12, 1, 2 ++
6 Rầy (sần lá) Cornegenapsilla sinica Lá T1- T12 +++
II Bệnh hại
1 Sương mai Phythopthora sp. Hoa, quả non T2, 3, 4 +
2 Cháy lá Pestalozzia paraguariensis M. Lá T 10, 11, 12, 1, 2 +
3 Đốm tro Phyllo sticta sp. Lá T10, 11, 12, 1 +
4 Khô cành Phoma sp. Cành T1- T12 +
5 Khô hoa, quả Fusarium sp. Hoa, quả T3, 4, 5, 6, 7 +
6 Chổi rồng Chưa xác định Lá, hoa T3, 4, 9, 10, 11 +
III Dịch hại
1 Dơi T6, 7, 8 +
2 Chuột T5, 6, 7, 8
Ghi chú: + Ít (Tần suất bắt gặp < 20%), ++ Trung bình (Tần suất bắt gặp 21 - 50%), +++ Nhiều (Tần suất bắt
gặp > 50%).
5. Hiệu quả kinh tế
Tính toán hiệu quả kinh tế được dựa
trên thông tin thu được từ các hộ gia đình
trồng các giống thuộc nhóm nhãn lồng hiện

có ở địa phương. Những giống này được
xem là giống có chất lượng tốt nhất tại nơi
điều tra. Kết quả cho thấy, hiệu quả từ trồng
nhãn có sự khác biệt lớn giữa các địa
phương. Ở Hưng Yên và Hà Nội, nơi có
trình độ thâm canh, đầu tư cao, chất lượng
giống tốt, cây giống trồng chủ yếu được
nhân vô tính, sản xuất nhãn mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Lãi thuần thu được trên 1
sào Bắc bộ (360m
2
) đạt từ 13,12 triệu đồng
(Hà Nội) đến 14,66 triệu đồng (Hưng Yên).
Trong khi đó, ở các tỉnh có trình độ thâm
canh kém, đầu tư ít, cây giống trồng bằng
hạt, chất lượng giống thấp như tại Thanh
Hoá, Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, thu
nhập từ vườn nhãn hầu như không đáng kể,
dưới 100 nghìn đồng/sào Bắc bộ (bảng 6).
Bảng 6. Thu nhập từ sản xuất nhãn tại các tỉnh điều tra
Tỉnh, thành
Hiệu quả kinh tế * (1.000đ/sào)
Tổng chi Tổng thu Lãi thuần
Bắc Ninh 310 1.890 1.570
Hà Tây (HN) 2.840 15.970 13.120
Hưng Yên 1.120 15.780 14.660
Sơn La 5 58 53
Thanh Hoá 35 127 92
Ghi chú: * Tính trên giống thuộc nhóm nhãn lồng ở độ tuổi 8- 12 tuổi.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam

7
IV. KẾT LUẬN VÀ Đ N GHN
1. Kết luận
- Nhãn là một trong các cây ăn quả được trồng phổ biến ở miền Bắc, được phân bố
chủ yếu và khá đồng đều ở 3 vùng sinh thái: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Tây
Bắc. Diện tích trồng nhãn ở miền Bắc năm 2007 là 44.865 ha.
- Sơn La là tỉnh có diện tích trồng nhãn lớn nhất miền Bắc, diện tích nhãn hiện có
chủ yếu là vườn nhãn già, trồng bằng hạt, chất lượng giống thấp và không đều. Hưng
Yên và Hà Nội, nơi có diện tích trồng nhãn đứng thứ 2 và 3 của miền Bắc, vườn nhãn
trồng đang ở độ tuổi sung sức, trên dưới 10 năm tuổi, cây giống trồng có chất lượng tốt,
nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính.
- Đầu tư cho chăm sóc và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhãn ở miền
Bắc còn rất hạn chế. Mức độ đầu tư giảm dần từ các tỉnh đồng bằng đến miền núi. Thu
nhập từ sản xuất nhãn ở Hưng Yên và Hà Nội đạt từ 13,12 - 14,66 triệu đồng/sào Bắc bộ;
ở các tỉnh Thanh Hoá và Sơn La, thu nhập từ trồng nhãn trong những năm gần đây không
đáng kể, hiện tượng chặt bỏ những cây nhãn già đang diễn ra ở một số địa phương.
- Bọ xít, sâu đục thân, cành và rầy sần lá là 3 đối tượng gây hại phổ biến và nguy hiểm
nhất cho vườn nhãn ở các điểm điều tra.
2. Đề nghị
- Ứng dụng ngay kỹ thuật ghép cải tạo thay thế giống cũ hiện trồng bằng các giống
mới tuyển chọn có năng suất chất lượng tốt cho diện tích nhãn kém hiệu quả để nâng cao
thu nhập cho người trồng nhãn, nhất là ở các tỉnh trung du miền núi.
- Hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc và bảo vệ thực vật cho người trồng
nhãn ở các tỉnh miền núi để khai thác triệt để tiềm năng phát triển cây nhãn ở các tỉnh
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. guyễn Xuân Cường (1997), "Tình hình phát trin cây nhãn  Hà Tây", Kết quả
nghiên cứu khoa học quyển VII (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam),
NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr.161 - 165.
2. guyễn Thị Bích Hồng (2001), Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm

nâng cao và ổn định năng suất nhãn, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội.
3. Trần Văn Khởi, Đào Xuân Thảng (2000), "Kết quả bước đầu tuyển chọn giống nhãn”,
Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phNm, số 4, tr.164 - 165.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8
4. Chen, K.M; Wu, X.M; Pan, Y.X; He, G.Z; Yu, Y.B, (1984) Studies on inflorescence
induction and the control of compound leaves at the base of inflorescences on longan
trees using plant growth regulators, Fujian Agricultural Science and Technology,
pp.29 - 31.
gười phản biện: TS. Trịnh Khắc Quang

×