Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.85 KB, 5 trang )

BÀI TẬP MÔN:
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Chủ đề : Luận chứng vai trò của công nghệ thông tin tới sự
phát triển kinh tế
I. Đặt vấn đề :
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang
phát triển ở Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút
ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách
giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường công
nghiệp hoá (CNH). Trong đó, vai trò thúc đẩy của công nghệ đóng vai trò
cốt lõi của mọi
quá trình đặc biệt là công nghệ thông tin.Công nghệ thông tin ra đời gắn liền
với sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước đồng thời hỗ
trợ làm việc hiệu quả cho nhà nước,các bộ, các tổng công ty và nhiều đơn vị
khác...
II.Luận chứng :

1.Công nghệ thông tin phát triển thúc đẩy kinh tế chung phát triển
Kinh tế Việt Nam và một số nước khác đang phát triển khá mạnh mẽ.Đó là
nhờ vào việc công nghệ thông tin (CNTT) cũng đang phát triển rất mạnh mẽ.
Đặc trưng và tác nhân quan trọng của cuộc cách mạng CNTT-TT là khả
năng xử lý thông tin đang phát triển mạnh theo hàm số mũ. Từ năm 1970,
quy luật số bán dẫn trên một bảng vi mạch tăng gấp đôi sau 18 tháng hầu
như không thay đổi. Để đạt được 1 tỷ người sử dụng điện thoại, trước đây
cần 100 năm, nhưng ngày nay chỉ cần 20 năm thế giới đã có 2 tỷ người sử
dụng Internet (năm 2005). Về viễn thông, thông tin truyền qua một đường
cáp đơn trong vòng 1 giây vào năm 2001 nhiều hơn dung lượng truyền qua
Internet trong vòng 1 tháng vào năm 1997. Chi phí để truyền 1.000 tỷ bit
thông tin từ Boston tới Los Angeles giảm từ 150.000 USD năm 1997, ngày
nay xuống còn 12 cent. Doanh số dịch vụ viễn thông tăng mạnh, đặc biệt là


ĐTDĐ. Băng thông rộng cùng các dịch vụ đa phương tiện phát triển mạnh
cả về quy mô lẫn chất lượng với tốc độ còn nhanh hơn cả ĐTDĐ trong giai
đoạn phát triển ban đầu. Công nghệ không dây đang tạo ra cuộc cách mạng
truy cập thông tin và tri thức cho mọi người...
Đó là kết quả đạt được rất có lợi về mặt kinh tế mà ngành công nghệ thông
tin đã tự tạo ra cho nó!

2.Công nghệ thông tin tạo ra môi trường làm việc hiệu quả giúp tăng năng
suất lao động
Mặt khác,CNTT-TT đang tạo ra môi trường thuận lợi cho một xã hội
mạng, trong đó mọi người có thể truy cập trao đổi, khai thác thông tin, tri
thức mọi nơi, mọi lúc. ứng dụng và phát triển CNTT-TT là động lực có ý
nghĩa quyết định để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất lao động,
sử dụng tốt hơn nguồn lực, thu hút vốn đầu tư, nâng cao năng lực và chất
lượng sống cho mọi người dân.Điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn
bộ các ngành kinh tế còn lại,giúp cho nền kinh tế nói chung tăng trưởng.
CNTT-TT, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng
trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới đưa hoạt động kinh tế
vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỉ 20, trong lúc nền kinh tế
của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông hoàn toàn analog và rất
lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật số thông qua con
đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công
nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo
nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn
thông rộng khắp có công nghệ hiện đại. Theo thống kê của ITU, trong giai
đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam
(20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và trong
giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của
Việt Nam (123,4%/năm) cao nhất trong khu vực ASEAN+3. ứng dụng

CNTT đã trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của một số ngành
kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông,
hàng không... Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý
sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet,
10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế.
ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh.
Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web,
hàng chục tờ báo điện tử và trang tin điện tử đang góp phần đáng kể vào
công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại.Điều đó cho thấy vai trò quan
trọng và bức thiết của CNTT-TT trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Công nghiệp CNTT-TT Việt Nam phát triển với tốc độ trung bình 25%
năm và tổng giá trị công nghiệp CNTT-TT năm 2003 vào khoảng 1,65 tỷ
USD. Công nghiệp nội dung thông tin đang hình thành và phát triển, phục
vụ ngày càng có hiệu quả mọi đối tượng trong nhân dân.
3.Trình độ Công nghệ thông tin phát triển giúp tăng khả năng thu hút vốn
đầu tư
Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hiện nay thường chọn hay loại bỏ
đầu tư hay liên kết với 1 đối tác nào đó dựa trên trình độ phát triển công
nghệ thông tin-truyền thông của phía bên kia.Điều đó cũng có nghĩa là nếu
nâng cao trình độ công nghệ thông tin thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn
trong việc tìm hiểu và tiếp cận tới nguồn vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài
đem đến.Trong thực tế thì chính phủ cũng đang triển khai ngắn hạn và dài
hạn những dự án phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và trong
tương lai những dự án này sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực trẻ phát triển
đất nước.
Chính điều đó cũng đã đem lại nguồn thu dồi dào ở nhiều quốc gia,trong
đó có các quốc gia đang là cường quốc của thế giới.Hi vọng với các chiến
lược đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn của mình cộng với lối đi đúng
hướng,Việt Nam sẽ tiếp tục vươn mình để trở thành 1 trong các cường quốc

của châu Á và thế giới.

×