Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thị trường chứng khoán thu hút Doanh Nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 3 trang )

Thị trường chứng khoán thu
hút Doanh Nghiệp
Hàng loạt công ty nộp hồ sơ xin niêm yết, số lượng doanh nghiệp (DN)
phát hành cổ phiếu (CP) để tăng vốn điều lệ hoặc huy động vốn cho đầu tư
sản xuất ngày càng nhiều, thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển
đang đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội tài chính và họ đã không
bỏ lỡ
Phát hành cổ phiếu huy động vốn thay vì phải vay ngân hàng
Theo kế hoạch năm 2007 đã được đại hội cổ đông thông qua, Công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên 1 sẽ phát hành thêm thêm 25.700.000 CP với tổng
mệnh giá là 257 tỉ đồng. Vốn huy động được sẽ đầu tư vào cảng container
và Khu công nghiệp đa ngành Phước Thắng tại Vũng Tàu (tổng vốn đầu tư
là 600 tỉ đồng). Đồng thời công ty sẽ cải tạo, nâng cấp thiết bị nhà máy hiện
hữu tại Thủ Đức (500 tỉ đồng) trong giai đoạn từ nay đến năm 2009.
Theo tính toán của Hội đồng quản trị (HĐQT), số vốn thu được sau đợt
phát hành cổ phiếu khoảng 602 tỉ đồng đủ để đầu tư triển khai hai dự án
quan trọng nói trên, công ty không phải đi vay ngân hàng (NH).
Ông Nguyễn Ngọc Anh - Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1 - cho biết:
"Nếu vay ngân hàng thì lãi suất hằng năm công ty bắt buộc phải trả bất kể
hoạt động của công ty như thế nào. Trong khi đó, huy động vốn của cổ
đông thì mức cổ tức do HĐQT quyết định. Coi như mình chuyển được
phần lãi lẽ ra phải trả cho ngân hàng sang cho cổ đông (thông qua việc chi
trả cổ tức). Thậm chí khi cần công ty có thể giữ lại phần lợi nhuận để đầu
tư phát triển. Nếu vay ngân hàng, đến thời gian đáo hạn công ty phải trả nợ
trong khi nguồn vốn huy động qua việc phát hành cổ phiếu đã trở thành vốn
góp lâu dài vào công ty ". Trước đó, Công ty Hà Tiên 1 đã phải đi vay từ
ngân hàng nước ngoài 120 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình
Phước, số tiền lãi phải trả hằng năm không phải ít.
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn (GSG) cũng đang nộp hồ sơ lên Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xin phép phát hành thêm cổ phiếu huy
động khoảng 500 tỉ đồng để đầu tư thêm vào dự án Nhà máy giấy Mỹ Xuân


(50% số vốn còn lại sẽ đi vay ngân hàng). Ông Cao Văn Vị - Tổng giám
đốc GSG - cho rằng ưu điểm của việc huy động vốn qua thị trường chứng
khoán là thủ tục hành chính đơn giản hơn thủ tục đi vay ngân hàng. Hơn
nữa, công ty cũng không cần phải có tài sản thế chấp, không phải trả lãi
vay
Giám đốc một doanh nghiệp may trong nước cũng cho biết ông đang xem
xét huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán để đầu tư mở rộng nhà
máy mới. Đó là chưa kể hầu hết các công ty đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán đều có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
hoặc huy động vốn cho các dự án đầu tư mới của mình.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động vốn bằng cổ phiếu
Ông Cao Văn Vị cho biết khi thị trường chứng khoán mới ra đời, ông đã
nghĩ đến phương án huy động vốn qua kênh này nhưng ông phải đợi đến
lúc thích hợp, ít nhất là phải đợi đến khi công ty có tính hệ thống, minh
bạch và hoạt động có lợi nhuận cao hơn. "Phương án huy động vốn này
giúp Doanh Nghiệp phát triển tốt hơn, tính rủi ro thấp hơn khi có thêm
nhiều đối tác tham gia. Tuy nhiên, sẽ có những khó khăn trở ngại trong hoạt
động điều hành do có sự chi phối từ bên ngoài, vấn đề phải chia sẻ quyền
điều hành công ty không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được", ông Vị
nói.
Ông Nguyễn Ngọc Anh cũng thừa nhận nếu như phát hành cổ phiếu vào
những năm trước chưa chắc đã thành công như mong muốn. Do vậy sẽ
không tránh được việc một số Doanh Nghiệp lợi dụng việc phát hành cổ
phiếu "lừa" Nhà Đầu Tư hoặc cũng có rủi ro là phương án sử dụng vốn của
doanh nghiệp không đạt hiệu quả. Vì vậy Nhà Đầu Tư phải biết đánh giá,
phân tích tình hình hoạt động cũng như phương án sử dụng vốn sau đợt
phát hành của mỗi Doanh Nghiệp để quyết định có nên tham gia góp vốn
hay không
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thơ - Phó hiệu trưởng trường Đại Học Kinh tế
TP.HCM - những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, huy động vốn

qua phát hành cổ phiếu là điều bình thường. Nhưng đối với các công ty
đang trong giai đoạn bão hòa (hoặc suy thoái) mà huy động vốn qua cổ
phiếu là không bình thường. Điều đó có thể giết chết kênh huy động vốn
thông qua nợ vay ở nước ta vì không còn Doanh Nghiệp nào mặn mà với
kênh huy động vốn qua ngân hàng hay qua phát hành trái phiếu.
"Một điều mà ai cũng thấy không bình thường là nếu huy động vốn qua
kênh ngân hàng thì lãi suất chỉ khoảng 10%, trong khi nếu qua kênh cổ
phiếu thì cái giá phải trả (là mức sinh lợi ROE) có khi cao hơn gấp 3 - 4 lần
so với lãi suất đi vay. Thế nhưng tại sao người ta lại dám làm cái chuyện
nghịch lý, thậm chí là điên rồ như thế? Đó là do cứ mỗi lần huy động vốn
hay thưởng cổ tức bằng cổ phiếu thì giá phát hành cứ tăng lên vùn vụt, bất
chấp triển vọng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Ai còn nghĩ đến
huy động vốn qua ngân hàng làm gì nữa" - PGS.TS Trần Ngọc Thơ phân
tích.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc dựa trên tiềm năng rất
lớn nhưng đó không phải là cơ hội dành cho tất cả, chỉ có những công ty
nào có đủ năng lực thì việc huy động vốn qua thị trường CP mới có thể
mang lại hiệu quả. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ổn định
thì chính kênh huy động vốn sôi động nhất là thông qua thị trường nợ chứ
không phải cổ phiếu. (PGS.TS Trần Ngọc Thơ)
Mai Phương




×