Kinh nghiệm học tiếng anh cấp tốc cho du học sinh
Kinh nghiệm học tiếng anh cấp tốc cho du học sinh là một lời khuyên dành cho các
bạn đang chuẩn bị đi du học. Khâu gấp rút để “lao vào” học tiếng Anh cấp tốc chắc
chắn sẽ không quá khó khăn và gặp nhiều trở ngại nếu như bạn đã thực hiện tốt
quá trình chuẩn bị.
Tổng hợp những trang web học tiếng anh Online hiệu quả
Khi trở thành một du học sinh, điều mà mỗi người phải lo ngày lo đêm sẽ không
chỉ dừng lại ở các khoản như chi phí, sức khỏe, sinh hoạt…mà một vấn đề khác
luôn được đặt lên hàng đầu đó chính là vấn đề ngôn ngữ. Du học tại những nền
giáo dục tầm cỡ như Anh hay Hoa Kỳ …mà bạn không có khả năng giao tiếp bằng
Anh ngữ thì chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa, bởi cơ bản bạn không thể hòa
nhập được với môi trường mới, cả về cuộc sống hay học tập, công tác.
Chính vì thế, vấn đề học tiếng Anh cấp tốc trước khi du học tỏ rõ một vai trò rất
quan trọng, lẽ dĩ nhiên bạn cần tới một trung tâm chuyên nghiệp để đào tạo giao
tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá
nhiều thời gian đi học nhưng vẫn rất khó để có thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng
Anh được. Có thể nói hiệu quả chỉ thật sự có khi bạn có ý thức tự học nhiều hơn là
những gì người khác có thể dạy cho mình. Mời bạn tìm hiểu một số bí quyết sau để
luyện tiếng Anh hiệu quả và “cấp tốc” hơn.
Kinh nghiệm học tiếng anh cấp tốc cho du học sinh
Chuẩn bị học tiếng anh cấp tốc
Đừng lao vào học ngay trong khi thực chất bạn vẫn đang ngập trong một mớ rắc
rối về vấn đề: Học tiếng Anh như thế nào? Từ đâu? Hãy dành một chút thời gian
để nhìn lại mình đã, điều này có nghĩa muốn nâng cao trình độ Anh ngữ thì bạn
phải hiểu trình độ của mình đang ở mức nào, như muốn xây thêm tầng thì phải
xem móng nhà đang chắc đến đâu vậy. Và để hiểu, không còn cách nào tốt hơn là
bạn phải tạo môi trường để kiểm tra bản thân. Vài tips cho bạn trong quá trình này
là:
Hãy làm các bài test tổng hợp một vài lần sau đó đánh giá kết quả bạn sẽ nhận ra
đâu là các kỹ năng yếu kém của mình để bổ sung và hoàn thiện. Một điều hết sức
lý thú là trong quá trình rèn luyện kỹ năng này thì vô hình chung bạn cũng được
nâng cao các kỹ năng khác. Giả dụ như khi tập nghe, trong quá trình lĩnh hội cách
phát âm của người nói thì bạn sẽ có thêm kinh nghiệm về giao tiếp, vốn từ và cách
đọc của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Khi đã chứng thực được trình độ của mình, đừng chần chừ gì mà chưa tiến hành
bước thứ hai: Xác định mục tiêu. Bạn cần làm gì? Học những gì và bắt đầu từ đâu?
Trả lời từng câu hỏi là cách bạn đi “giải mã” những rắc rối còn chưa được giải
quyết.
Và sau đó, điều hết sức quan trọng là xác định phương pháp và lên thời gian biểu
học Anh ngữ cho mình. Bạn đã tạo được một kế hoạch hoàn chỉnh để “lên dây lên
cót” cho công cuộc học tiếng Anh cấp tốc của mình. Nói thì khá dài dòng nhưng
bạn nên thực hiện khâu chuẩn bị này một cách nhanh chóng, khoa học mà vẫn đảm
bảo được sự chắc chắn.
Băn khoăn về học ngữ pháp hay học nói tiếng Anh trước?
Ôn luyện tiếng Anh hiệu quả
Khâu gấp rút để “lao vào” học tiếng Anh cấp tốc chắc chắn sẽ không quá khó khăn
và gặp nhiều trở ngại nếu như bạn đã thực hiện tốt quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên,
không thể không có những stress khi bạn lo lắng và căng thẳng. Bởi vậy, điều đầu
tiên cần quan tâm tới chính là sức khỏe của bạn:
Nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo cho quá trình hoạt động
của cơ thể.
Tranh thủ tập các động tác thể dục và hít thở thật sâu khi bạn thấy mệt mỏi.
Tránh đi ngủ quá muộn sẽ dẫn tới hại thần kinh và gây trì trệ đầu óc trong ngày
hôm sau. Thay vì việc thức khuya thì bạn nên đi ngủ sớm và dậy sớm…
Bên việc đảm bảo sức khỏe và lắng nghe tiếng nói của chính cơ thể mình trong quá
trình học tiếng Anh cấp tốc, bạn hãy lưu ý một số điều rất cơ bản sau để phục vụ
cho việc học hiệu quả:
Kỹ năng nghe, nói tiếng anh
Đây là những kỹ năng có thể luyện một các cấp tốc cho hiệu quả rõ rệt nhất. Tùy
nơi bạn chọn học mà chọn lọc việc nghe giọng tại địa phương đó ví dụ giọng Anh -
Mỹ thì khách với Anh - Anh, giọng London khác với Liverhool hay Manchester.
Việc tập nghe giọng địa phương sẽ giúp bạn bớt "shock" khi nghe giảng.
Mặc dù kỹ năng nghe và nói luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa là bạn
nên học nói như người địa phương. Lời khuyên là bạn nên tập nghe giọng địa
phương nhưng nên học ngữ âm tiếng Anh chuẩn quốc tế (như trên BBC hay CNN).
Chắc chắn là bạn không muốn sau khi học xong trở về nhà không ai có thể hiểu
được giọng tiếng Anh địa phương của bạn. Bên cạnh đó đừng cố gắng quá mức để
bắt chước “giọng” (accent) địa phương. Accent và pronunciation (phát âm) là 2
phạm trù hoàn toàn khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn. Người bản xứ tôn trọng
bạn không phải vì bạn có “giọng” giống họ mà là vì bạn nói trôi chảy và phát âm
chuẩn. Đừng lo lắng và tự ti khi bạn không nói giọng Anh hay Mỹ, hãy tự hào vì
bạn có phong cách nói của riêng mình.
Ngoài ra khi luyện nói bạn hãy cố gắng tạo sự tự tin và thêm kinh nghiệm cho
mình bằng các mẹo nhỏ:
Tập phát âm qua cách nghe băng, nghe nhạc rồi hát và nói theo, chú ý học cách nối
đuôi, lên giọng và xuống giọng theo cảm xúc khi nói.
Trò chuyện với bạn bè hay thầy cô,…bằng tiếng Anh và tốt hơn hết là tìm cách
giao tiếp với người nước ngoài. Quá trình này bạn nên lưu ý khi phát âm cần chú ý
tới các yếu tố trọng âm và âm tiết cuối, nhược điểm của người Việt Nam khi phát
âm là hay bỏ quên các âm cuối như: /s/, /d/,. k/, /g/, /s/, /l/, /z/, /v/, /s/, /f/.
Một cách khác là đứng trước gương và thử nói chuyện với chính mình, về muôn
vàn các đề tài như thời tiết, trang phục, sức khỏe… để tạo lập phong cách tự nhiên
khi giao tiếp Anh ngữ…
Kỹ năng đọc, viết tiếng anh
Đây là 2 kỹ năng khó luyện cấp tốc nhất, tuy nhiên cũng có một số mẹo nhỏ giúp
bạn nâng cao 2 kỹ năng này
Đọc báo và tin tức (tại quốc gia/địa phương/trên thế giới) thay vì đọc tài liệu và
truyện bằng tiếng Anh. Việc đọc này có 2 tác dụng: giúp bạn nâng cao vốn từ và
hiểu biết của nhiều lĩnh vực và giúp bạn giao lưu tốt hơn. Rất nhiều bạn sinh viên
có hiểu biết rộng về các chủ đề bạn bè quốc tế/người bản xứ đang trao đổi nhưng
không tìm được cách diễn đạt hoặc không đủ từ vựng để tham gia và bỏ lỡ mất cơ
hội giao lưu. Bạn đừng để mình rơi vào tính huống này bằng cách đọc và xem thời
sự một cách đều đặn.
Viết, tóm tắt lại và nêu quan điểm/ nhận xét của bạn về những thông tin bạn vừa
đọc. Điều này có 3 tác dụng: giúp bạn ôn lại từ mới vừa đọc, giúp bạn tuy duy
bằng tiếng Anh và đặc biệt là giúp bạn nâng cao khả năng viết phản biện (critical
writing) rất quan trọng để viết luận sau này.
Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh. Trước một sự việc hay dự kiến, ý định…bất kỳ, bạn
hãy thử hình thành ngôn ngữ diễn tả bằng Anh ngữ trong đầu. Điều này rất thú vị
bởi nó sẽ giúp toàn bộ vốn từ của bạn trở thành “từ điển sống”, khả năng vận động
từ ngữ trong giao tiếp của bạn sẽ năng động và linh hoạt hơn.