Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm thế nào nhanh chóng đạt được thỏa thuận hợp tác kinh doanh? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.57 KB, 4 trang )

Làm thế nào nhanh chóng đạt được thỏa thuận
hợp tác kinh doanh?
Dù bạn có là Bill Gate với công ty phần mềm khổng lồ Microsoft hay Steve Jobs
với đột phá về công nghệ thì cũng luôn luôn cần những thỏa thuận hợp tác làm
hiệu quả các mối quan hệ của bạn với đối tác. Dưới đây là ba bí kíp giúp bạn có
được những mối quan hệ “trường tồn với thời gian”.

1. Hãy thiết lập quan hệ vững chắc trước khi bạn ký kết .

Rất nhiều nhà đàm phán chuyên nghiệp ban đầu chỉ chú trọng vào điều kiện hợp
đồng. Thật ra đó là điều sai lầm. Thật không may, khi được phòng vấn, 54% các
doanh nhân Hoa Kỳ chọn ý “ký hợp đồng thành công” khi được hỏi về mục tiêu
ban đầu của một buổi đàm phán là đạt được hợp đồng hay xây dựng mối quan hệ.
Cơ hội thành công của họ sẽ mở ra nếu họ có cái nhìn xa hơn và trở thành những
nhà đàm phán thiết lập quan hệ thay vì chỉ là những người kí kết hợp đồng.
Những hoạt động xây dựng quan hệ vững bền bao gồm: (1) Đề xuất một hoạt động
chung để lãnh đạo của hai bên cùng tham gia (2) Hiểu và tôn trọng văn hóa, mục
tiêu và kỳ vọng của mỗi bên (3) Có kế hoạch đẩy mạnh giao tiếp sau khi hợp đồng
đã được ký kết (4) Đảm bảo rằng thỏa thuận đạt được là hài hòa và đem lại lợi ích
cho cả hai bên và (5) xác định cũng như lên kế hoạch giải quyết những vướng mắc
tiềm năng trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Chọn đúng “nhân tài” để quản lý các mối quan hệ

Để thiết lập và phát triển một mối quan hệ cần cả yếu tố ngoại giao, khoa học và
nghệ thuật. Để đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ, mỗi bên cần chọn ra
người thích hợp với độ nhạy cảm, hiểu biết và kỹ năng về việc liên kết những
người khác nhau. Những yếu tố này còn đặc biệt quan trọng trong dài hạn hơn cả
kiến thức về kỹ thuật, marketing hay tài chính. Cũng như khi đi nước ngoài bạn
cần xin visa để nước điểm đến chấp nhận cho bạn nhập cảnh, các bên liên kết đều
đồng ý rằng những người được chọn để quản lý các mối quan hệ cũng cần được
các bên đều chấp nhận việc tiếp quản nhiệm vụ.



3. Tham gia thường xuyên và để tâm vào quá trình thực hiện hợp đồng.
Các công ty khi ký được một hợp đồng dài hạn đều cho rằng các mối quan hệ làm
ăn sẽ “tự động” phát triển mà “quên mất” bước tiếp theo là quản lý mối quan hệ
đó. Sau khi nhóm làm việc của GM thành công trong việc đàm phán với một loạt
các công ty cổ phần và đối tác quốc tế, họ quên mất một việc cực kì quan trọng là
tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng. Kết quả, phi vụ làm ăn không thành
công và trở thành bài học lớn cho GM sau này.

Trong quá trình đàm phán, các bên đều thu thập một lượng thông tin khổng lồ về
đối tác và về thỏa thuận. Từ đó, họ có thể xây dựng một mối quan hệ tích cực cho
đàm phán, nhưng cũng có thể không. Để sử dụng tối ưu các thông tin có giá trị, bản
thân mỗi nhà thương thuyết nên đóng cả hai vai trò trong việc thực hiện hợp đồng,
đặc biệt trong giai đoạn ban đầu, tránh tình trạng “đem con bỏ chợ".

thỏa thuận, đàm phán,doanh nhân, doanh nghiệp, phát triển, tư vấn, khởi nghiệp,
giao tiếp, best, tốt nhất, chương trình, công ty, tập đoàn,kế hoạch, thành công,
tuyển dụng, đàm phán, kinh doanh, kinh tế, quản trị, tinh thần doanh nhân, phát
triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự, kỹ năng đàm phán, kỹ
năng giao tiếp

×