Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các biện pháp quản lý nhập khẩu của việt nam từ năm 2007 đến nay và chỉ ra những điểm cần lưu ý với việt nam trong điều kiện thực thi cptpp và evfta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.27 KB, 9 trang )

NHĨM 3

Thành viên:
Nguyễn Thị Luyến
Đậu Thanh Ngân
Trần Thị Bình
Trịnh Hồng Lanh
Vũ Thị Huyền Linh


Câu 1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến nay và
chỉ ra những điểm cần lưu ý với Việt Nam trong điều kiện thực thi CPTPP và
EVFTA (Nghiên cứu tình huống áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc biện pháp
kiểm dịch động thực vật đối với nhóm hàng nơng sản nhập khẩu vào Việt Nam
hiện nay)
1.1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến nay
1.1.1. Cấp phép nhập khẩu tự động :
- Là biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép nhưng giấy phép này được cấp
cho tất cả những thương nhân nào thỏa mãn điều kiện quy định cấp phép và không
nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu.
- Trong chế độ cấp phép nhập khẩu tự động mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay, tất
cả các thương nhân đều được cấp phép nhập khẩu nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
● Có đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
● Mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu;
● Thỏa mãn các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nếu nhập khẩu các
mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như dược phẩm, xăng dầu,
thuốc lá nguyên liệu v.v…
1.1.2.Thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu:
Là thủ tục mà theo đó nhà nhập khẩu chỉ cần làm thủ tục kê khai và nộp thuế với cơ
quan hải quan ở cửa khẩu là hồn thành việc nhập khẩu, khơng cần giấy phép của Bộ
Công Thương.


1.1.3.Hạn ngạch thuế quan:
Là biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu theo đó nếu lượng nhập khẩu dưới một mức
nhất định (gọi là hạn ngạch) thì sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp còn nếu
lượng nhập khẩu cao hơn hạn ngạch thì phần vượt quá vẫn được nhập khẩu nhưng sẽ
bị áp thuế suất nhập khẩu cao hơn (trong khi biện pháp “hạn ngạch thông thường” thì
chỉ cho phép nhập khẩu trong một hạn mức nhất định, q hạn mức đó thì khơng được
nhập khẩu nữa).
Việc Nam được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn
ngạch thuế quan (thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây, nếu có) đối với các mặt
hàng sau đây:





Thuốc lá nguyên liệu;
Trứng gia cầm;
Đường thô và đường tinh luyện;
Muối

Văn bản pháp luật liên quan: Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTM-BCN ngày
10/1/2007 hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà ;


1.1.4. Cấm nhập khẩu
Là biện pháp quản lý của Nhà nước trong đó Nhà nước cấm nhập khẩu những mặt
hàng nhất định vào thị trường nội địa.
Có hai hình thức cấm:
(i) Cấm theo mặt hàng. Như ma túy, các hóa chất độc hại văn hóa phẩm đồi trụy, các
phương tiện vận tải tay lái nghịch, hoặc như trước kia VN cấm nhập khẩu ô tô tay đã

qua sử dụng.
(ii) Cấm theo thị trường. Việc cấm nhập khẩu theo thị trường thường theo những mục
đích, lý do nhất định như bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ
sức khỏe con người . Cấm nhập khẩu gia cầm từ những nước bị dịch cúm gia cầm
nhưng vẫn nhập khẩu gia cầm từ các nước không bị dịch cúm.
1.1.5. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraint – VER).
Là thỏa thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, theo đó nước
xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước
nhập khẩu nhằm ngăn ngừa những biện pháp hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu
có thể đặt ra. Trong trường hợp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, nước nhập khẩu là nước
có tiềm lực kinh tế rất mạnh.
Từ năm 2007, Việt Nam gần như không sử dụng biện pháp này do WTO cấm tất cả
các hình thức bảo hộ dẫn tới hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu nhưng cũng
có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên vì Việt Nam vẫn là nước đang phát triển,
khơng có tiếng nói cũng như tầm ảnh hưởng nhất định để đối tác hạn chế xuất khẩu tự
nguyện nên chúng ta gần như không sử dụng biện pháp này.
1.1.6. Quy định về xuất xứ của hàng hóa – (Rules of Origin).
Nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về xuất xứ của hàng hóa để được nhập khẩu hoặc
để được hưởng những ưu đãi nào đó.
Những nguyên nhân cần phải biết về xuất xứ để (i) Xác định mức thuế suất khác nhau
và (ii) Xác định việc đóng nhãn mác có hợp lý khơng và (iii) hỗ trợ các cơ quan nhà
nước thống kê về kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiện nay, khi gia nhập nhiều FTA, quy định về xuất xứ hàng hóa càng có những yêu
cầu nghiêm hơn.
Văn bản pháp luật liên quan: Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng
hóa


1.1.7. Các tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật không chỉ áp dụng với các mặt hàng nông sản
thực phẩm mà cịn có thể đối với các mặt hàng khác nữa. Các tiêu chuẩn đó có thể là:

– Chỉ tiêu, thơng số vận hành của máy móc thiết bị, cơng nghệ, phương tiện vận tải;
như tiêu chuẩn của ô tô về tính năng kỹ thuật, mức độ tiêu hao nhiên liệu v.v…
Văn bản pháp luật liên quan:
Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLTBTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006
hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng ;
Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/5/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc
nhập khẩu xe gắn máy phân khối từ 175cm trở lên.
– Vệ sinh an toàn thực phẩm; hàm lượng vi sinh, độ kiềm của sản phẩm v.v…
– An toàn trong sử dụng; như đối với những thiết bị gia dụng v.v..
– Chất lượng hàng hóa;
– Bảo vệ mơi trường sinh thái;
– Nhãn mác, bao bì đóng gói
1.1.8. Quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu; Chỉ một số doanh nghiệp
mới được cấp quyền nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định trên một số thị trường và
trong một thời gian nhất định; Đầu mối nhập khẩu – có những mặt hàng nhất định chỉ
được nhập khẩu qua một số doanh nghiệp mà nhà nước chỉ định
Ở VN áp dụng với các mặt hàng như rượu, phân bón, dược phẩm v.v…
1.1.9. Thủ tục hành chính; Nhà nước có thể sử dụng thủ tục hành chính để quản lý,
cản trở hạn chế hoạt động nhập khẩu. VD:VN hiện nay cho phép nhập khẩu ô tô qua 4
cảng để hạn chế nhập khẩu ơ tơ từ nước ngồi
1.1.10. Tỷ lệ nội địa hóa. Đây là biện pháp phổ biến ở các cơng ty có vốn đầu tư nước
ngồi (như ơ tơ, xe máy, điện tử). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhập khẩu
(hàng điện tử: đèn hình, bộ linh kiện điện tử) đều theo dõi số lượng hàng nhập khẩu và
tính tốn lượng hàng mua từ những nhà sản xuất trong nước.
Việt Nam có quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN của bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ơtơ
1.2. Những điểm cần lưu ý với Việt Nam về biện pháp quản lý nhập khẩu trong
điều kiện thực thi CPTPP và EVFTA (Nghiên cứu tình huống áp dụng các biện



pháp kỹ thuật hoặc biện pháp kiểm dịch động thực vật đối với nhóm hàng nơng
sản nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay)
CPTPP là Hiệp định thương mại quan trọng nhất trong hơn hai thập kỷ qua, thúc đẩy
hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với 11 quốc gia, chiếm 11,5%
tổng kim ngạch toàn cầu. CPTTP với nhiều cam kết trong cắt giảm thuế quan, cam kết
nguồn gốc xuất xứ, cam kết SPS và TBT, cam kết đầu tư, cam kết sở hữu trí tuệ và
các cam kết khác, CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Đối với Hiệp
định EVFTA, hiện Việt Nam và EU đang nỗ lực đẩy nhanh các thủ tục cuối cùng để
sớm ký kết và phê duyệt Hiệp định. Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sau 7 năm.
EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dịng thuế
và xố gần 100% sau 7 năm. Trong khi đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan
ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, sau 7 năm mức này được
nâng lên 91,8%, sau 10 năm là 98,3%.
Biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật đối với hàng nơng sản:
Việt Nam có những cam kết như sau đối với hàng nông sản:
● SPS là điều bắt buộc phải thực hiện khi tham gia CPTPP hay EVFTA
● Thành lập Ủy ban SPS nhằm tăng cường việc thực thi của các bên.
● Dỡ bỏ hàng rào thuế quan, điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn cho nhiều
nông sản tại thị trường trong nước như rau quả, thịt, sữa và các sản phẩm từ
sữa, thực phẩm đã qua chế biến từ các nước như Australia, New Zealand,
Chile. Đây là những mặt hàng khá tương đồng với sản phẩm trong nước.
Trong khi đó, Việt Nam lại phải chịu nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu
hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng các quy định SPS tại các thị trường
khó tính như Nhật và các nước EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý chặt
chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh,
thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt và thiếu sự kiểm sốt chặt chẽ theo chuỗi
cung ứng.
Như vậy, có thể thấy, việc tham gia CPTPP hay EVFTA, hợp tác với các nước có

trình độ phát triển hơn Việt Nam, có yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động
thực vật cũng khắt khe hơn chúng ta, hàng hóa của nước đó thường có tiêu chuẩn vệ
sinh và kiểm dịch hơn của Việt Nam nên dễ dàng trong việc xuất khẩu sang Việt Nam.
Ngoài ra, bởi việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các mặt hàng nông sản của nước ngồi
có nguy cơ tràn vào Việt Nam. Do đó, để quan lý nhập khẩu một các hiệu quả, Việt
Nam nên áp dụng thêm các biện pháp khác như quy định về xuất xứ, hạn ngạch thuế
quan,... Chúng ta cũng cần tận dụng tốt lộ trình cắt giảm thuế để nâng cao chất lượng
sản phẩm, khả năng cạnh tranh cũng như tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch của Việt
Nam để kiểm sốt tốt hơn hàng hóa nhập khẩu.


Câu 2: Các biện pháp khuyến khích thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn
2010 -2020:
1.1. Ưu đãi về thuế
Chính sách ưu đãi tài chính, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế Thu nhập
doanh nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
và phát huy các lợi thế so sánh của đất nước. Bên cạnh các tập đoàn kinh tế
lớn của nhà nước, đã xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp FDI rất lớn ở trong nước.
- Về thuế TNDN: Thay đổi quan trọng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh về
thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông. Sau
các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ
thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ
1/1/2016). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013
đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư trong khu cơng nghiệp (trừ khu cơng nghiệp
thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng.
- Các ưu đãi thuế hướng vào khuyến khích đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi cao hơn. Đối với
ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi được sắp xếp lại theo hướng khuyến khích đầu tư
vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công

nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng
cao, lĩnh vực xã hội hoá (danh mục lĩnh vực ưu đãi được thu gọn hơn). Các
mức thuế suất ưu đãi gồm 10% trong thời hạn 15 năm, 17% trong thời hạn 10
năm; miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% thuế tối đa 9 năm được áp dụng đối
với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn thuộc danh mục khuyến khích đầu
tư.
- Tiêu chí ưu đãi và hình thức ưu đãi thuế CIT cũng có sự thay đổi thuận lợi hơn,
minh bạch hơn cho nhà đầu tư theo nguyên tắc giảm tối đa chi phí xã hội cho
doanh nghiệp. Tiêu chí ưu đãi được xác định là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
khuyến khích hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư thay thế cho tiêu chí doanh nghiệp
thành lập mới trước đây. Các dự án đầu tư mở rộng cũng được áp dụng và được
lựa chọn hoặc áp dụng quy định về thuế suất có thời hạn, miễn giảm thuế có
thời hạn đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại hoặc áp
dụng mức ưu đãi chung cho toàn bộ dự án trước đây đã được ưu đãi đầu tư
(nếu còn thời gian ưu đãi).
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016
tiếp tục kế thừa những quy định ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 với một số sự điều chỉnh hợp lý hơn. Theo đó, Luật đã bổ sung thêm DN
công nghệ cao, DN khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ
được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước
chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung
quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước
chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên
nghiên cứu, chế tạo. Đặc biệt, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016
đã tạo ra khung pháp lý đầy đủ, toàn diện, đơn giản và minh bạch về thủ tục


hành chính cho việc thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
1.2. Ưu đãi về đất đai

- Về các khoản thu đối với đất đai: Trong giai đoạn này, nhiều chính sách ưu đãi
tài chính về đất đai đã được ban hành và tổ chức thực hiện, trong đó, đáng kể là
các ưu đãi sau: (i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn từ năm 2011-2014;
(ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% xuống còn 1%;
(iii) Quy định áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong xác định giá đất tính thu
tiền thuê đất đối với thửa đất hoặc khu đất mà giá trị của diện tích tính thu tiền
thuê đất tính theo giá đất trong Bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng đối với các thành
phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng
cao; dưới 20 tỷ đồng đối với tỉnh cịn lại; (iv) Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao với những ưu đãi cao
hơn mức ưu đãi của các dự án đầu tư thường.
1.3. Nhân cơng giá rẻ
- Việt Nam có số lượng lao động, nhân công khá lớn, đặc biệt là những lao động
có khả năng làm việc ở các nhà máy xí nghiệp, đủ để đáp ứng yêu cầu của các
nhà đầu tư nước ngoài khi đặt nhà máy tại đây. Mức giá nhân công của Việt
Nam cũng được coi là khá rẻ so với thị trường lao động thế giới nói chung và
Đơng Nam Á nói riêng. Điều này giúp cho doanh nghiệp FDI giảm thiểu chi
phí đầu tư, góp phần gia tăng vốn để tiếp tục đầu tư, sản xuất kinh doanh.
2. Bài học nhằm đảm bảo thu hút FDI bền vững vào Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 ( Nghiên cứu trường hợp thu hút FDI vào ngành dệt may
hoặc ngành thép).
Từ thực tiễn của hoạt động thu hút ĐTNN trong suốt những năm qua đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề địi hỏi phải có những quan điểm mới để định hướng hoàn thiện thể chế,
chính sách phù hợp bối cảnh mới ngày nay. Đó là:
(i) Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước tơn trọng, bào vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao
động trong doanh nghiệp.

(ii) Xây dựng, hồn thiện, thể chế chính sách về ĐTNN phù hợp xu hướng phát triển,
tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự
đồng bộ, nhất qn, cơng khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.
(iii) Chủ động thu hút, hợp tác ĐTNN có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công
nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có cơng
nghệ tiên tiến, cơng nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có
giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu,


(iv) Đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp
tác ĐTNN và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng
cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ mơi trường, bảo đảm
quốc phịng an ninh, an sinh, trật tự, an tồn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ
của nền kinh tế.
(v) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và
nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và phát huy sự
năng động, sáng tạo của người dân và doanh nghiệp trong việc hoàn thiện, thực thi và
giám sát việc thực hiện thể chế, chính sách về thu hút và hợp tác ĐTNN.
Căn cứ vào 05 quan điểm trên, xác định mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là:hoàn
thiện thể chế, chính sách hợp tác ĐTNN có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp
ứng yêu cầu đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Khắc phục căn bân những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong
xây dựng, hồn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác ĐTNN. Tạo
lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm
2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.
Nghiên cứu trường hợp thu hút FDI bền vững vào ngành dệt may Việt Nam
Thuế suất 0% tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, kéo nguồn vốn FDI ồ ạt đổ vào ngành. Chỉ
trong năm 2015 đã có 2,5 tỷ USD đầu tư vào dệt, nhuộm với các dự án có quy mơ lớn
như: Dự án của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai với vốn đầu tư 660 triệu USD

chuyên sản xuất sợi; Dự án sản xuất xơ tổng hợp polyester của Công ty TNHH
Polytex Far Eastern Việt Nam với tổng vốn đầu tư 274,2 triệu USD; Dự án nhà máy
chuyên cung cấp thuốc nhuộm và hóa chất do Tập đồn Huntsman đầu tư.…
Bài học:
Chính phủ đang dành nhiều ưu tiên hỗ trợ cho phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ,
trong đó có cơng nghiệp hỗ trợ cho dệt may, giúp ngành tận dụng được các lợi thế.
Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tham gia chuỗi phân
phối toàn cầu, ứng dụng phương thức tiên tiến vào quản trị doanh nghiệp.
Không nên thu hút vốn đầu tư FDI vào ngành bằng mọi giá mà cần có sự cân nhắc kỹ
lưỡng. Khâu may mặc tạo ra nhiều việc làm và phù hợp với khả năng của các DN
trong nước, vì vậy khơng nên thu hút q nhiều đầu tư nước ngồi.
Với khâu dệt, nhuộm thì có thể nhưng nên chọn vị trí đầu tư, u cầu mơi trường khắt
khe, lựa chọn những dự án có cơng nghệ hiện đại. Đặc biệt ưu tiên những nhà đầu tư
có liên kết với DN Việt Nam cùng đầu tư vào dệt, nhuộm. Có thể xây dựng các khu
công nghiệp chuyên biệt về dệt nhuộm để hút vốn FDI, tránh tình trạng nhà đầu tư nản
lịng vì đi đâu cũng bị từ chối do lo sợ ô nhiễm môi trường.


Câu hỏi
1. Việt Nam có nên tăng các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt hàng nông sản không?
2. Trong các biện pháp trên biện pháp là biện pháp cần phải được Nhà nước chú trọng
trên hết?



×