Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.85 KB, 3 trang )
Cân nặng của trẻ khi chào đời có liên quan với
bệnh tự kỷ
Theo một nghiên cứu, những trẻ có cân nặng càng lớn khi chào đời (4,5kg trở lên)
cũng như có cân nặng dưới 2,5kg thì càng có nguy cơ tự kỷ cao hơn.
Cân nặng khi chào đời liên quan với bệnh tự kỷ.
GS Kathryn Abel, TT Sức khoẻ Phụ nữ và Viện Não bộ, hành vi và tinh thần, ĐH
Manchester, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết tự kỷ có lẽ bắt đầu từ
trong tử cung người mẹ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của Stockholm Youth Cohort, một hệ
thống dữ liệu sức khoẻ quốc gia của Thuỵ Điển được thực hiện trên hàng ngàn trẻ
có độ tuổi từ 17 trở xuống trong giai đoạn 2001 – 2007.
Theo đó, cân nặng của trẻ được ghi nhận bắt đầu từ khi trong bụng mẹ (thông qua
kết quả siêu âm định kỳ) và các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá về khả năng giao tiếp,
ngôn ngữ, vận động và nhận thức.
Khoảng 40.000 dữ liệu sức khoẻ cá nhân đã được xem xét và phát hiện trong đó có
4.283 trẻ bị tự kỷ.
Nghiên cứu cho thấy những trẻ có cân nặng càng lớn khi chào đời (4,5kg trở lên)
cũng như có cân nặng dưới 2,5kg thì càng có nguy cơ tự kỷ cao hơn.
Một đứa trẻ phát triển kém hay quá mức từ trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ bị tự kỷ
cao hơn trẻ có cân nặng bình thường 60-63%.
“Nguy cơ đặc biệt cao ở những trẻ mà có sự phát triển kém hay tiếp tục phát triển
sau tuần thai thứ 40. Và có lẽ lý do là bởi những đứa trẻ này phải tiếp xúc quá lâu
với môi trường bất lợi trong tử cung. Chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu về sự
phát triển của thai nhi và xem có thể kiểm soát nhau thai như thế nào và điều này
ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ ra sao”, bà Abel cho biết
“Sự phát triển của bào thai là do các yếu tố gen và không phải gen quy định và lần
đầu tiên, chúng tôi chỉ ra rằng sự phát triển bất thường ở bào thai làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tự kỷ”, bà Abel nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chính chức năng rau thai, một trong những hệ thống
nuôi dưỡng thai nhi, đã dẫn tới sự bất thường trong sự phát triển của cơ thể và não