Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những thói quen không tốt, khó bỏ ở trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 4 trang )

Những thói quen không tốt, khó bỏ ở trẻ
Có một số thói quen không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy cùng
chúng tôi điểm qua một vài thói quen xấu mà các bậc phụ huynh cần giúp trẻ bỏ
nhé!
1. Hảo ngọt
Dù có hay không có sự khác nhau sau khi bé nhà bạn ăn đồ ngọt thì đây cũng là
thói quen hàng đầu cần bỏ. Nhiều loại đồ ăn vặt và nước uống dành cho trẻ em
chứa đầy đường. Đường không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì mà nó
còn gây nghiện và rất khó bỏ. Hãy đề nghị bé đổi món bánh ngọt thành sữa ít béo
hoặc nước quả tươi, và thử những món như táo hoặc sữa chua cho bữa ăn nhẹ.

Hãy rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho bé yêu.
2. Xem TV
Bạn có giới hạn thời gian xem TV của con mỗi ngày không? Bé chơi điện tử, dùng
iPad hoặc điện thoại di động thế nào? Có nhiều nghiên cứu về thời gian ngồi trước
màn hình quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, bao gồm kỹ
năng tổ chức, kém tập trung và chơi thể thao kém, nhưng lại có ít hướng dẫn về
thời gian xem bao nhiêu là nhiều. Hãy giảm thời gian ngồi trước mọi loại màn hình
của trẻ xuống còn khoảng 2 giờ mỗi ngày, và giữ ở mức tối thiểu đối với trẻ dưới 2
tuổi.
3. Lười ra ngoài
Lần gần đây nhất mà con bạn chơi ngoài trời là khi nào? Một nghiên cứu của hội
Nhi khoa Mỹ thấy rằng một nửa số trẻ không có thời gian chơi ngoài trời hằng
ngày, và điều này ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển vận động, sức khỏe tâm
thần, vitamin D và thị lực. Hãy đặt mục tiêu cho trẻ ra ngoài trời một giờ mỗi ngày,
với những hoạt động như đi dạo, đi xe đạp, chơi bóng hoặc làm vườn.
4. Bỏ ăn sáng
Con bạn có ăn sáng không? Ăn sáng là việc mà nhiều bé không mấy thích thú. Tuy
nhiên cho dù bé còn buồn ngủ, không đói hoặc đang giảm cân, thì việc bỏ bữa sáng
có thể mang lại những hậu quả tiêu cực. Hội Dinh dưỡng và ăn kiêng Mỹ thấy rằng
những bé được ăn sáng đầy đủ thường ít bồn chồn hơn, tỉnh táo hơn, tập trung hơn


và đạt kết quả kiểm tra tốt hơn. Những trẻ bỏ bữa sáng cũng dễ bị thừa cân hơn.
5. Ăn uống thiếu canxi
90% khối xương của người trưởng thành được tích lũy trước tuổi 17, vì thế khẩu
phần can xi là cực kỳ quan trọng. Lượng can xi quá ít sẽ làm bé có nguy cơ bị còi
xương, gãy xương và những bệnh như loãng xương. Tuy nhiên điều đáng lo là một
nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 1/10 số bé gái và 1/4 số bé trai nhận được đủ
lượng can xi trong chế độ ăn Trẻ dưới 8 tuổi cần 1.000mg can xi mỗi ngày và
1.300mg với những bé lớn hơn. Để đáp ứng được lượng can xi này, hãy tăng
cường cho bé uống sữa, các chế phẩm từ sữa ít béo và rau xanh như rau cải xoăn.
6. Tẩy chay thức ăn
Mới hôm qua cà rốt còn là món tủ của bé, vậy mà hôm nay bé nhất định không
chịu đụng vào? Đây có lẽ là hành vi rất bình thường ở các bé, nhưng nó vẫn khiến
bạn cực kỳ bực mình. Đừng ép buộc bé, nhưng cứ dọn món ra nếu có thể, nhờ đó
bé có thể thay đổi ý nghĩ của mình. Hãy dọn món mới chừng 10 lần để bé thực sự
có cơ hội biết nó và thích nó, trước khi thừa nhận rằng đó đúng là món mà bé
không thích.

×