Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý & các mối quan hệ quản trị của Sở Kế Hoạch & Đầu tư Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.94 KB, 62 trang )

Danh mục các từ viết tắt
UBND - Uỷ ban Nhân dân
HĐND - Hội đồng Nhân dân
KH&ĐT - Kế hoạch và Đầu t
NQTƯ - Nghị quyết Trung ơng
GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo
XDCB - Xây dựng cơ bản
DN - Doanh nghiệp
DNNN - Doanh nghiệp nhà nớc
KCN - Khu công nghiệp
KT-XH - Kinh tế Xã hội
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
ODA - Official Development Assistance
DDI - Domestic Direct Investment
FDI - Foreign Direct Investment
KOICA - Korea International Cooperation Agency
NGO - Non- Governmental Organiz ation
MCC Việt Nam:
ADB - Asia Development Bank
WB - World Bank
BOT - Build- Operation -Transfer
BT - Build Transfer
1
Lời nói đầu
Kể từ khi tái lập tỉnh (1/1/1997) tới nay Vĩnh phúc thực sự có những phát triển
vợt bậc về mọi mặt. Điều này đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nớc của
tỉnh những thách thức mới, một trong những thách thức đó là yêu cầu đổi mới cơ
cấu tổ chức và cơ chế hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của
tỉnh. Phần lớn bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nớc tỉnh đã quen với cơ chế
điều hành cũ và trong tình hình phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay cơ cấu quản lý
và cơ chế điều hành đó đang bộc lộ rất nhiều yếu điểm và những bất cập. Mặc dù


đã có những thay đổi nhất định trong cơ cấu quản lý và cơ chế điều hành nhng với
yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh thì cần phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn
nữa trong cơ cấu tổ chức bộ máy và t duy quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu
phát triển hiện nay cũng nh trong tơng lai .
Sau thời gian nghiên cứu học tập, trang bị kiến thức tại trờng và qua thời gian
thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc em đã chọn đề tài : Hoàn thiện mô
hình tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và
Đầu t Vĩnh Phúc .
Trên cơ sở tình hình thực tế và qua quá trình phân tích, đánh giá mọi mặt hoạt
động của bộ máy quản trị Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc. Bài viết này đã đi vào
nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại của bộ máy quản trị nhằm góp phần vào việc
giải quyết, tháo gỡ những vớng mắc còn tồn tại trong bộ máy quản trị của Sở Kế
hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc.
Nội dung của chuyên đề thực tập gồm 3 chơng:
Chơng I : Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc.
Chơng II : Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở Kế hoạch và Đầu t
Vĩnh Phúc.
Chơng III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc.
2
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hớng dẫn tận tình của cô giáo Th.S
Hoàng Thuý Nga và các bác, anh chị công tác tại Sở đã giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề thực tập này
Sinh viên thực hiện
Hà Thanh Tịnh
3
Chơng i
tổng quan về sở kế hoạch và đầu t vĩnh phúc
I. lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Sở Kế Hoạch
Và Đầu T Vĩnh Phúc.

1.Thông tin chung về Sở.
Tên giao dịch: Sở Kế Hoạch Và Đầu T Vĩnh Phúc
Vinh phuc department of planning and investment
Địa chỉ: Đờng Nguyễn Trãi- Phờng Đống Đa Thị xã Vĩnh Yên
ĐT: 0211.862480
Fax: 0211.862480
Webside:
Email:
4
2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển :
Ngày 8/10/1955 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Uỷ ban Kế
hoạch Quốc gia. Ngày 14/10/1955 Thủ tớng Chính phủ có Thông t số
603/1955/TT-TTg nêu rõ: Trong chế độ kinh tế dân chủ nhân dân của chúng ta
ở miền Bắc việc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá phải dần dần đợc kế
hoạch hoá. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bớc việc kế hoạch hoá
này. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch ở các Bộ của Trung -
ơng, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án, kế
hoạch phát triển kinh tế văn hoá. Tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch.
Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ, ngành Kế hoạch tỉnh Vĩnh
Phúc đã đợc thành lập với tên gọi là Uỷ Ban Kế Hoạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Quá trình xây dựng và phát triển của ngành gắn liền với nhiệm vụ của từng giai
đoạn lịch sử.
2.1- Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
n ớc (1955-1975)
Thực hiện cơ chế quản lý tập trung thống nhất nhằm đảm bảo huy động tối đa
sức ngời, sức của chi viện cho chiến trờng, ngành kế hoạch đã tổng hợp tham mu
giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Huyện uỷ, UBND cấp huyện nắm vững những
nguồn lực chủ yếu, điều hành trực tiếp các nguồn lực đó nhằm đáp ứng kịp thời
các mục tiêu cần u tiên, những nhiệm vụ cấp bách của đất nớc, đảm bảo sự ổn

định về kinh tế xã hội. Thời kỳ này cũng đánh dấu một mốc mới trong lịch sử
phát triển của ngành. Đó là sự hợp nhất hai tỉnh Vĩnh phúc và Phú Thọ thành tỉnh
Vĩnh Phú năm 1968.
2.2- Thời kỳ từ 1975- 1997
Nhà nớc tiếp tục sử dụng công cụ kế hoạch hoá làm trung tâm điều hành mọi
sự phát triển kinh tế xã hội. Ngành kế hoạch Tỉnh đã tham mu đề xuất nhiều
chính sách, hoạch định chiến lợc, xây dựng sơ đồ phân bố lực lợng sản xuất, phát
huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực v...v.... đồng thời từng bớc hoàn thiện
hệ thống kế hoạch hoá, cải tiến nội dung phơng pháp làm việc. Nhất là khi thực
5
hiện chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trờng
có sự quản lý của nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa (1986). Ngành kế
hoạch đã rất cố gắng tự đổi mới để thích nghi với cơ chế mới. Ngành đã có sự đổi
mới toàn diện chuyển trung tâm của công tác kế hoạch hoá sang kế hoạch định h-
ớng và kế hoạch hoá theo các chơng trình mục tiêu, chơng trình dự án.
2.3- Thời kỳ từ 1997-> Nay:
Sau ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1/1/1997) trớc những khó khăn to lớn của
Tỉnh cũng nh của ngành, dới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự
chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu t ngành đã có những cố gắng to lớn, khắc phục
khó khăn, đoàn kết phát huy sức mạnh, nghiên cứu tham mu cho Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng quản lý
kinh tế đối ngoại, làm đầu mối phối hợp kế hoạch của các ngành trong Tỉnh.
Ngành đã đề xuất nhiều giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch thành công
giúp đề ra các cơ chế chính sách xây dựng các mục tiêu kinh tế xã hội vừa sát
thực và có tính khoa học cao. Ngành đã chủ động phối hợp kịp thời với các ngành
các cấp và Viện chiến lợc (Bộ Kế hoạch và Đầu t) xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1997- 2000 và 2000
2010.
Nh vậy cùng với sự trởng thành chung của Tỉnh những năm qua ngành Kế
hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc đã có sự trởng thành vợt bậc đáp ứng yêu cầu đổi mới

của Tỉnh.
3. Sơ lợc về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc.
Với đặc trng là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mu giúp
UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đề ra các
chủ trơng biện pháp quản lý các nguồn vốn đầu t trong và ngoài nớc tại địa ph-
ơng...
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Sở là đồng bộ có đầy đủ các phòng
chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ đợc giao. Bộ máy quản trị của Sở gồm:
* Ban giám đốc: 3 ngời( là chuyên viên cao cấp)
6
- Giám đốc Sở: Là chủ tài khoản của Sở, đứng đầu cơ quan chỉ đạo cơ quan theo
chế độ thủ trởng trên nguyên tắc tập chung dân chủ và chịu trách nhiệm cá nhân
trớc Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, Bộ KH&ĐT về toàn bộ hoạt động của cơ
quan. Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp mọi lĩnh vực thuộc chức năng và
nhiệm vụ của Sở.
- Phó giám đốc thứ 1: Phụ trách khối văn hoá xã hội (văn hoá, thể dục thể thao y
tế, giáo dục, dân số kế hoạch hoá gia đình, phát thanh truyền hình; thẩm định
và cấp u đãi đầu t, kinh tế đối ngoại, đào tạo, xúc tiến đầu t, các dự án ODA,
NGO. Tổng hợp báo cáo tình hình đầu t phát triển và hoạt động của các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp FDI
- Phó giám đốc thứ 2: Phụ trách các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, Thơng mại-
Du lịch, sắp xếp đổi các doanh nghiệp Nhà nớc, Hành chính.
* Các phòng chức năng có 9 phòng:
1. Phòng hành chính
2. Phòng đăng ký kinh doanh
3. Phòng thẩm định
4. Phòng hạ tầng cơ Sở
5. Phòng văn xã
6. Phòng kinh tế đối ngoại
7. Phòng kinh tế ngành

8. Phòng tổng hợp
9. Phòng thanh tra
7
Sơ đồ 1:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở nh sau:
Ngoài ra các phòng chức năng còn chịu sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc Sở.
4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Sở Kế hoạch và đầu t Vĩnh Phúc:
Sở Kế hoạch và Đầu t là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng
tham mu giúp UBND về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh:
- Thu hút các nguồn lực cho đầu t phát triển
- Đề ra các chủ trơng, biện pháp quản lý nhà nớc về đầu t trên địa bàn
- Làm đầu mối phối hợp giữa các Sở, ngành thuộc tỉnh
Dới sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu t.
8
Giám Đốc Sở
Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2
Đăng
ký KD
HC-
TC
Thẩm
định
Thanh
tra
Kinh
tế Đối
ngoại
Văn
hoá
xã hội

Tổng
hợp
Doanh
nghiệp
Kinh
tế
ngành
Xây
dựng
Hạ
tầng
Nhiệm vụ và quyền hạn :
Sở có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh về quy hoạch kế hoạch
các chơng trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế xã hội; cân đối chủ yếu
về tài chính ngân sách, vốn đầu t xây dựng, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu
t trực tiếp nớc ngoài, lựa chọn các đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng, xây dựng
kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phơng có hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tài chính - vật giá xây dựng dự toán ngân sách trình UBND
tỉnh. Theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế, các chơng trình dự
án quốc gia trên địa bàn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa ph-
ơng.
Hớng dẫn các Sở, Ngành, các huyện thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các
chơng trình dự án liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Phổ biến và
hớng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nớc về hoạt động đầu t trực tiếp nớc ngoài trên
địa bàn tỉnh. Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu t trong và ngoài n-
ớc muốn đầu t trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị khiếu nại của các doanh nghiệp
có vốn đầu t nớc ngoài. Làm đầu mối quản lý các nguồn vốn ODA và các nguồn
viện trợ khác.
Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của Tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, các chơng trình dự án phát triển trình UBND tỉnh các chủ chơng biện

pháp nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công
của UBND tỉnh.
Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế toàn
quốc, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho
phù hợp với đặc điểm của địa phơng, đúng quy định của Nhà nớc.
Thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nớc. Quản lý và cấp đăng ký kinh
doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; Trình UBND tỉnh cấp giấy chứng
nhận u đãi đầu t.
Là cơ quan chủ trì thẩm định các dự án đầu t tiền khả thi và khả thi cho các
công trình thuộc nhóm A (đợc Nhà nớc uỷ quyền). Thẩm định các công trình
thuộc nhóm B + C bao gồm cả vốn đầu t trong nớc và nớc ngoài. Làm đầu mối
9
thoả thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu t, các Bộ chuyên ngành duyệt các dự án nhóm
B + A. Đệ trình UBND tỉnh và Chính phủ phê duyệt.
Là cơ quan chủ trì thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trình
UBND tỉnh quyết định (theo phân cấp).
Thực hiện chức năng quyền hạn thanh tra, kiểm tra các đơn vị cơ quan trong
việc chấp hành các chính sách, chế độ, pháp luật nhà nớc, các quy định của UBND
tỉnh trên các lĩnh vực đợc phân công quản lý.
Theo định kỳ hàng năm lập báo cáo trình UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và Đầu t về
thực hiện kế hoạch của địa phơng, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu t n-
ớc ngoài và tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các Khu công
nghiệp (KCN).
Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dỡng công chức, viên chức trong ngành,
kiến nghị việc bồi dỡng nâng cao nghiệp vụ cho công chức làm công tác kế hoạch
và đầu t của Tỉnh.
Quản lý và quyết định công tác tổ chức cán bộ và thực hiện các chế độ chính
sách đối với công chức theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
II. Đánh giá tình hình hoạt động trong những năm qua:

1. Về chuyên môn nghiệp vụ:
1.1./ Lĩnh vực quy hoạch- kế hoạch:
Trong những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng
tạo đờng lối đổi mới của Đảng và nhà nớc vào công tác xây dựng kế hoạch phát
triển KT- XH của địa phơng. Sở đã tham mu cho UBND tỉnh triển khai và điều
hành thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế từng năm (từ
năm 1997 2004). Đề xuất các giải pháp khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực
của địa phơng, tập chung tháo gỡ khó khăn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị sản xuất, kinh doanh phát huy thế mạnh của mình... Nhờ vậy các chỉ tiêu
kinh tế xã hội của Tỉnh đều đạt và vợt so với kế hoạch
10
Bảng 1
Một số chỉ tiêu Kinh tế Xã hội đạt đ ợc 4 năm 2001-2004
Đơn vị : %
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trởng BQ
(2001-2004)
Kế hoạch
Tổng sản phẩm trong tỉnh
GDP- theo giá ss94 14, 3 10
Công nghiệp - Xây dựng 22, 5 16
Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản 7 4, 5 - 5
Dịch Vụ 12, 1 10
GDP bình quân đầu ngời
- Theo giá thực tế 18, 6
- Theo giá ss94 13, 1
Giá trị kim ngạch xuất khẩu 57, 1
Trong đó: - Địa phơng 18, 0
- Trung ơng 17, 3
DN có vốn Đ.tN.ngoài 169, 0
Kim ngạch nhập khẩu 10, 7

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc
- Chất lợng các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá xã hội đợc nâng cao
- Cơ Sở hạ tầng kinh tế xã hội nh: Giao thông,Thuỷ lợi, Điện,Trờng học,
Thông tin liên lạc.... đã đợc cải thiện hoàn thiện hơn trớc.
- Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Sở đã phối kết hợp với Bộ chỉ huy quân sự
Tỉnh đánh giá tổng kết 15 năm xây dựng khu vực phòng thủ báo cáo Bộ kế hoạch
và Đầu t và Quân khu II đã đợc đánh giá cao
- Sở đã phối kết hợp chặt chẽ với Viện chiến lợc (Bộ kế hoạch và Đầu t) rà soát,
điều chỉnh bổ xung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2010 và định hớng cơ bản đến 2020. Chủ trì phối hợp với các Sở ban
ngành tham mu cho UBND tỉnh đánh giá tổng kết công tác quy hoạch đồng thời
có những biện pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch trên địa bàn Tỉnh
- Tham gia ban chỉ đạo tổng kết 20 năm phát triển các thành phần kinh tế trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trực tiếp đánh giá tổng kết thành phần kinh tế t bản t
nhân và t bản Nhà nớc
1.2./ Về lĩnh vực đầu t :
11
- Đã đề xuất và tham mu cho Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh nhiều giải pháp
nhằm quản lý và khai thác tốt các nguồn vốn đầu t. Các biện pháp quản lý sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn đầu t xây dựng, phân cấp quản lý đầu t xây dựng các
dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nớc.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực vận động các dự án
ODA nh:
* Dự án ODA của chính phủ Nhật Bản đầu t xây dựng hệ thống cấp n-
ớc Thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên
* Dự án ODA của chính phủ Hàn Quốc đầu t xây dựng khu xử lý rác
thải rắn
* Dự án ODA của CHLB Đức đầu t nâng cấp trang thiết bị cho trờng
đào tạo nghề của Tỉnh.
* Triển khai các dự án điện nông thôn của World Bank (WB).

- Thực hiện các Nghị định của chính phủ và các quy định hớng dẫn của Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ có liên quan về lĩnh vực đầu t. Sở
đã hớng dẫn đôn đốc các chủ dự án, chủ đầu t lập dự án đầu t, lập kế hoạch đấu
thầu đúng quy định của Nhà nớc
- Công tác thẩm định có nhiều tiến bộ đã thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh
vực thẩm định do vậy thời gian thẩm định đã đợc rút ngắn.
12
Bảng 2
Tổng hợp các nguồn Đầu t, Viện trợ và Công tác đấu thầu
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 Tăng so
2003
Đầu t
FDI
- Số Dự án
- Số Vốn(tr.USD)
16
98, 7
20
152
25%
54%
DDI
- Số Dự án
- Số Vốn
-
-
125
6, 595

-
-
Đấu thầu
- Số D.A đợc phê duyệt
- Tổng vốn thẩm định(tỷ VNĐ)
- Kết quả đấu thầu( gói thầu)
>180
>900
122
140
122
-
-
-
Viện Trợ
ODA
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
- CHLB Đức
- ADB
60 tr.USD
20 tr.USD
2, 4 tr.USD
8 tỷ VNĐ
- WB 3, 8 tr.USD
198 tỷ VNĐ
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh phúc
Số dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI) tăng 25% so với 2003 và số vốn tăng
54% bên cạnh đó đầu t trong nớc thu hút đợc 125 dự án với tổng vốn đăng ký đạt
6, 595 tỷ VNĐ năm 2004. Công tác đấu thầu đợc tiến hành minh bạch đúng thủ

tục, mặt khác các dự án kêu gọi viện trợ tiếp tục đợc thực hiện có hiệu quả qua đó
tạo đợc uy tín lớn đối với các nhà viện trợ và đầu t.
13
- Là cơ quan thờng trực ban chỉ đạo chơng trình quốc gia Sở đã phối hợp chặt
chẽ với các ngành các cấp tham mu cho UBND tỉnh cân đối và lồng ghép triển
khai thực hiện có hiệu quả các chơng trình mục tiêu, chơng trình quốc gia trên địa
bàn Tỉnh nh:
* Chơng trình xoá đói giảm nghèo- việc làm.
* Chơng trình 135, tăng cờng cơ Sở vật chất cho các trờng tiểu
học, trung học cơ sở... Theo Nghị Quyết của HĐND tỉnh
* Cơ chế về hỗ trợ vốn, nhà ở...cho các xã nghèo, hộ nghèo.
1.3./ Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp
Bảng 3
Tình hình đăng ký kinh doanh và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh (2003-2004)
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 Tăng so với
2003
Cấp giấy CNĐK kinh doanh 230 334 45%
Số vốn đăng ký ( tỷ VNĐ) 774 1117 1, 44 lần
Số DN đợc kiểm tra 35 -
Số DN rút giấy phép hoạt động 18 -
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh phúc
* Trong năm 2004 Sở đã đăng ký thay đổi cho 340 lợt doanh nghiệp; Đăng ký
chi nhánh và văn phòng đại diện cho 22 DN
- Công khai trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh các loại phí, lệ phí. Thời gian
cấp đăng ký kinh doanh đợc rút ngắn còn 7 ngày( theo quy định là 15 ngày), cấp
thay đổi đăng ký kinh doanh còn 3 ngày (theo quy định là 7 ngày). Đợc Thủ tớng
Chính phủ biểu dơng là tỉnh thực hiện tốt Luật doanh nghiệp tại hội nghị tổng

kết 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp.
- Thực hiện Nghị quyết Trung ơng V khóa IX về đổi mới cơ chế chính sách để
khuyến khích tạo, điều kiện phát triển kinh tế t nhân. Sở đã tham mu cho UBND
tỉnh triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế t nhân trên địa bàn, đã có những
chính sách u đãi tạo điều kiện cho khu vực kinh tế t nhân phát triển.
14
- Quán triệt NQTƯ III khoá IX về sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu
quả DNNN với vai trò là thờng trực ban đổi mới Sở đã tích cực tham mu cho
UBND tỉnh về cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức ban đổi mới nhằm tháo gỡ
những khó khăn vớng mắc trong việc triển khai thực hiện. Đa ra nhiều giải pháp
nhằm lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp trớc khi chuyển đổi. Tuyên
truyền sâu rộng chủ chơng chính sách của Nhà nớc về sắp xếp đổi mới doanh
nghiệp. Phối kết hợp cùng với các Sở chủ quản doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ
sắp xếp đổi mới doanh nghiệp:
* Năm 2003: - Có 8 doanh nghiệp đợc cổ phần hoá
- Giải thể xong XN Nông Lâm Nghiệp (T80)
- Sắp xếp đổi mới đợc 1 đơn vị sự nghiệp có thu
- Chuyển công ty đô thị Vĩnh Yên sang DNNN hoạt
động công ích
* Năm 2004: - Cổ phần hoá đợc 9 doanh nghiệp
1.4. / Lĩnh vực kinh tế đối ngoại:
- Sở đã tham mu tốt cho UBND tỉnh quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả
các dự án FDI, DDI, ODA, NGO trên địa bàn tỉnh, đề xuất nhiều cơ chế chính
sách u đãi nhằm thu hút các dự án đầu t trong và ngoài nớc.
- Với nhiệm vụ là đầu mối vận động thu hút các dự án ODA, NGO Sở đề xuất
UBND tỉnh danh mục 3 dự án trọng điểm để vận động và thu hút đầu t
- Đã tổ chức hội nghị gặp mặt (2003) đối với các doanh nghiệp nớc ngoài, các
doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh. Tuyên dơng các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, đồng thời đối thoại trực tiếp giải quyết kịp thời
những khó khăn vớng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tham mu cho ban sáng lập CLB Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thành
công Đại hội Câu Lạc Bộ Doanh nghiệp lần I. Phối hợp với Viện Nghiên cứu và
Đào tạo, đào tạo về quản lý tổ chức hớng dẫn chính sách mới cho các doanh
nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp với Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam CLB Doanh
nghiệp, tổ chức tập huấn khởi sự doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn
15
- Tạo đợc mối quan hệ tốt và ký thoả thuận hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
(NGO) nh : MCC Việt Nam, KOICA và Gret. Năm 2003 thu hút đợc 200.000
USD và 2004 thu hút 60.000 USD vốn tài trợ cho các lĩnh vực: Khôi phục làng
nghề truyền thống gốm Hơng Canh, sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, y
tế ...
2./ Lĩnh vực khác:
2.1./ Cải cách hành chính:
Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ, kế hoạch
số 2120/KH-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thí điểm thực hiện cơ chế một
cửa đã thành lập ban chỉ đạo cải cách hành chính, xây dựng đề án thực hiện cơ
chế một cửa và đã triển khai từ 1/12/2003. Sở đã xây dựng cơ chế hoạt động, rà
soát, điều chỉnh việc công khai trình tự thủ tục phí và lệ phí về lập dự án thẩm
định dự án , thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, xét u đãi đầu t và
đăng ký kinh doanh. Qua 1 năm thực hiện cơ chế một cửa công dân đến đăng ký
kinh doanh và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ phải đến 1 nơi, thay
vì 3 nơi trớc đây. Thời gian đăng ký kinh doanh đều giảm 1/3 thời gian theo quy
định.
- Về công tác thẩm định dự án, kết quả đấu thầu đã thực hiện cơ chế một cửa
các tổ chức, cá nhân tiếp nhận hồ sơ, kết qủa đấu thầu tại phòng Thẩm định; tiếp
nhận hồ sơ xin cấp u đãi đầu t tại phòng Kinh tế đối ngoại giảm đợc 4 nơi so với
trớc đây
16
2.2./ Tổ chức, hành chính :

Thực hiện Thông t liên bộ số 02/TT-LB-KHĐT-NV của Bộ KH&ĐT Bộ Tài
chính hớng dẫn chức năng nhiệm vụ của Sở KH&ĐT; Căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ đợc giao Sở đã triển khai xây dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức và
sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ các phòng trình UBND tỉnh. Thực hiện công văn
số : 1895/2003/CV- BKHĐT ngày 2/4/2003 của Bộ KH&ĐT về việc hớng dẫn tổ
chức thanh tra ngành kế hoạch Sở đã trình UBND tỉnh thành lập Thanh tra sở
- Năm 2004 giới thiệu 4 hợp đồng thi tuyển công chức, 4 công chức thi nâng
ngạch (1 chuyên viên cao cấp, 2 chuyên viên chính, 1 chuyên viên) đề bạt 1 trởng
phòng, 1 phó phòng. Làm thủ tục thuyên chuyển 2 công chức và tuyển dụng 4
công chức. Đảm bảo quỹ tiền lơng và các chế độ cho cán bộ công chức, viên chức
- Thờng xuyên làm tốt công tác đào tạo và bồi dỡng nghiệp vụ. Năm 2003 đẫ cử
và tạo điều kiện cho 27 lợt và năm 2004 là 30 lợt cán bộ công chức tham gia các
lớp cao học, quản lý kinh tế, quản lý nhà nớc, chính trị, ngoại ngữ, tin học và
bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Thực hành tiết kiệm dần đi vào nề nếp. Năm 2004 đã tiết kiệm và chi trả cho
cán bộ công chức 136 triệu đồng ngoài lơng tăng 38 triệu đồng so 2003. Hỗ trợ
cho công đoàn và các đoàn thể trên 18 triệu đồng
- Công tác phát hành và tiếp nhận văn bản đã làm tốt hơn, đã tiếp nhận và sử lý
8626 văn bản đến và phát hành 1483 văn bản. Các văn bản đều đựơc sử lý đúng
nguyên tắc và kịp thời
- Hỗ trợ 75 triệu đồng tổ chức cho cán bộ công chức đi nghiên cứu khảo sát học
tập tại các tỉnh bạn.
III. Đánh giá các hoạt động quản trị của Sở.
1. Quản trị nguồn nhân lực:
Hiện nay Sở có 41 cán bộ công chức viên chức trong đó có 8 nữ và 33 nam với
vai trò chủ đạo trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh do vậy chất lợng nguồn nhân lực luôn luôn đợc chú trọng và quan tâm đặc
biệt từ đầu vào và hàng năm Sở đều cử và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các cán
bộ công chức đi học theo các chơng trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu...
17

Về trình độ, hiện tại Sở có:
- 3 Thạc sỹ
- 30 cán bộ công chức có trình độ đại học và sau đại học nhiều ngời có 2
bằng đại học
- 2 Trung cấp
- Độ tuổi trung bình là 38 tuổi
Các chơng trình đào tạo hàng năm :
a. Theo chơng trình các trờng đại học: Đào tạo sau đại học
b. Đào tạo về quản lý kinh tế: Chơng trình liên kết đào tạo ĐH Kinh tế
HCM Mỹ.
c. Khoá đào tạo về Quản lý nhà nớc
d. Các chơng trình bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ
e. Tổ chức các chuyến đi tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các
tỉnh bạn.
Là một cơ quan nhà nớc hoạt động dựa vào ngân sách nhà nớc cấp hàng năm
do đó ngoài lơng ra hàng năm cán bộ công chức trong cơ quan không có khoản thu
nhập nào khác :
Bảng 4
Tình hình thu nhập thực tế của cán bộ công chức viên chức Sở qua các năm
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm
2001 2002 2003 2004
Tổng quỹ lơng 281.090 308.000 350.000 390.000
Tiền thởng
Tổng thu nhập 281.090 308.000 350.000 390.000
Số lao động 37 37 40 41
T.Lơng bình quân 7.298 7.324 8.860 9.750
Thu nhập bình quân 7.298 7.324 8.860 9.750
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh phúc
Nhận thấy: Thu nhập của cán bộ công chức viên chức của Sở đợc cải thiện qua

các năm. Năm 2001 thu nhập bình quân là 7.298.000 đồng. Năm 2002 thu nhập
bình quân 7.324.000 đồng tăng 26.000 đồng (tơng ứng tăng 0,3%). Năm
2003 là 8.860.000 đồng tăng so với năm 2002 là 1.536.000 đồng( tơng ứng tăng
20,97%). Năm 2004 là 9.750.000 đồng tăng 890.000 đồng (tơng ứng 10,05%). So
18
với năm 2001 thì năm 2004 thu nhập bình quân của cán bộ công chức viên chức
Sở tăng 2.452.000 đồng (tơng ứng 33,6%)
Có đợc kết quả trên là do công tác tiết kiệm chi tiêu hành chính đã đi vào nề
nếp và phát huy hiệu quả. Mặt khác do ngân sách cấp hàng năm đợc tăng lên .
2./ Quản trị Marketing:
Trong những năm gần đây cùng với sự ổn định về chính trị- xã hội nền kinh tế n-
ớc ta đã đạt đợc những thành tựu vợt bậc. Sau khi Đảng và Nhà nớc ban hành Luật
đầu t trực tiếp nớc ngoài và Nghị Quyết TƯ V khóa IX về đổi mới cơ chế chính
sách để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế t nhân đã tạo ra cơ chế
thoáng hơn, dành nhiều u đãi hơn với các nhà đầu t. Cũng nh nhiều Tỉnh, Thành
trong cả nớc Vĩnh phúc đã là điểm đến của các nhà đầu t trong và ngoài nớc. Với
những lợi thế nh Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Nằm
trong các trục quốc lộ số 2 và đờng Xuyên á (trong tơng lai); Là nơi mà tuyến đ-
ờng sắt Hà Nội- Lào Cai đi qua; Có đờng 18

thông ra cảng Hải Phòng và cảng nớc
sâu Cái Lân( Quảng Ninh) và có môi trờng đầu t hấp dẫn, thông thoáng. Hiện nay
với 72 dự án FDI và 313 dự án DDI. Vĩnh Phúc hiện đứng thứ 10 trong tổng số 61
tỉnh thành về thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài. Với vai trò là đầu mối của Tỉnh với
các nhà đầu t trong và ngoài nớc Sở đã tích cực tổ chức và tham gia vào các chơng
trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu t của Tỉnh. Thực hiện tốt các
chơng trình cải cách, làm thông thoáng và giảm bớt các thủ tục đối với các nhà
đầu t.
2.1 Các ch ơng trình xúc tiến đầu t và quảng bá hình ảnh :
- Hàng năm tổ chức các cuộc gặp mặt, hội thảo tuyên dơng các doanh nghiệp đạt

thành tích cao. Tranh thủ sự ủng hộ của các nhà đầu t trên địa bàn để kêu gọi các
nhà đầu t mới. Đồng thời qua đó giải quyết những khó khăn vớng mắc, giới thiệu
những chính sách u đãi mới cho các nhà đầu t trong và ngoài nớc ( Sở đã đứng ra
tổ chức từ 2001)
- Tiếp tục chính sách u đãi đầu t Trải thảm đỏ đón các nhà đầu t của Tỉnh. Sở
tăng cờng hơn nữa các cuộc xúc tiến đầu t tham mu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
19
tỉnh đa ra các u đãi về thuế, đất đai , điện ... và Lập quy hoạch tổng thể các khu
công nghiệp cải thiện cơ sở hạ tầng
- Tiếp xúc với các đối tác, đa ra các chơng trình có tính khả thi cao vận động và
thu hút vốn ODA.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và phát hành ấn phẩm giới thiệu tiềm năng
của Vĩnh Phúc.
- Tham mu cho Tỉnh uỷ , UBND tỉnh xây dựng các lĩnh vực u đãi đầu t, thị tr-
ờng u đãi đầu t.
Dự kiến tổng chi phí cho công tác xúc tiến đầu t có thể lên tới 1,8 tỷ đồng trong
năm 2005.
2.2 Các ch ơng trình cải cách thủ tục hành chính :
- Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách hành chính tránh chồng chéo, phiền hà cho
các nhà đầu t
- Tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, công khai các thủ tục hành chínhvề lập dự
án, thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, xét u đãi
đầu t và đăng ký kinh doanh nhằm tạo sự thông thoáng nhất về hành chính cho các
nhà đầu t.
3./ Quản trị hoạt động tài chính:
Là một cơ quan hoạt động dựa vào ngân sách nhà nớc. Kinh phí hoạt động của Sở
dựa trên việc khoán chi hàng năm, đó là: Hàng năm Sở đợc nhận một khoản kinh
phí nhất định, mọi hoạt động của Sở dự trên nguồn ngân sách cố định đó nếu vợt
quá số chi tiêu thì Sở phải chịu trách nhiêm bù vào phần tăng thêm.
20

Bảng 5
Tình hình tài chính của Sở trong 4 năm (2001 2004)
Đơn vị: 1000 đồng
Nhóm chi Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tiền Tỷ lệ
%
Tiền Tỷ lệ
%
Tiền Tỷ lệ
%
Tiền Tỷ lệ
%
I.Tổng số 1.467.927 2.271.096 2.632.720 2.936.500
II Đ ợc cấp 1.362.100 2.164.596 2.332.640 2.641.300
Nhận khoán 950.190 100 958.000 100 988.000 100 992.750 100
Khoản chi:
1. Con ngời 360.962 37, 99 391.844 40, 90 405.200 41,01 460.320 46,37
- Tiền lơng 281.090 29, 58 308.000 32, 15 350.000 35,43 390.000 39,28
- Tiền công 15.348 1, 62 3.600 0, 38 3.600 0,36 5.640 0,57
- Phụ cấp 17.388 1, 83 18.000 1, 88 20.000 2,02 23.300 2,35
- Đóng góp 43.336 4, 56 62.244 6, 50 31.600 3,2 41.380 4,17
- P.Lợi tập thể 3.800 0, 40
2. Bộ máy 275.591 29, 00 277.150 28, 93 281.000 28,44 283.200 28,53
-D.vcôngcộng 90.165 9, 49 85.630 8, 94 80.000 8,1 82.100 8,27
-V.tvăn phòng 65.475 6, 89 53.000 5, 53 54.500 5,52 45.320 4,57
- T.tin liên lạc 55.641 5, 85 69.000 7, 20 72.230 7,31 75.000 7,55
- Hội nghị 6.846 0, 72 15.000 1, 57 23.000 2,33 30.000 3,02
- Công tác phí 51.571 5, 43 49.000 5, 11 50.000 5,06 50.000 5,04
- Thuê mớn 5.920 0, 62 5.520 0, 58 1.270 0,13 780 0,08
3. Nghiệp vụ 152.568 16, 06 155.000 16, 18 156.500 15,84 159.000 16,02

4. Sửa chữa 161.069 16, 95 134.006 13, 99 145.300 14,71 90.230 9,09
- TSCĐ 50.364 5, 30 30.000 3, 13 55.500 5,62 42.000 4,23
- Chi khác 110.705 11, 65 104.006 10, 86 89.800 9,09 48.230 4,86
Không.Nkhoá
n
74.910 254.278 201.220 230.210
III.Nguồn
khác
105.827 106.500 300.080 322.200
Nguồn: Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc.
Nhận xét: Nh vậy hàng năm chi phí của Sở dành cho nguồn lực con ngời là
lớn nhất và tăng hàng năm cụ thể:
Năm 2001 chi cho con ngời là 360.962.000đ thì năm 2002 là 391.844.000đ
tăng 30.882.000đ tơng ứng là 8%. Năm 2003 là 405.200.000 đồng thì năm 2004 là
460.320.000 đồng tăng 55.125.000 đồng (tơng ứng 13,6%).So với năm 2001 thì
năm 2004 chi phí dành cho nguồn nhân lực của Sở tăng 99.358.000 đồng (tơng
ứng 27,53%)
Trong các năm chi cho ngồn nhân lực là lớn nhất :
21
Năm 2001 37, 99% chi cho con ngời, Năm 2002 chi tới 40, 90% cho con
ngời chiếm hơn 1/3 ngân sách. Và tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo năm 2004 chi
cho nguồn nhân lực chiếm ngần 1/2 ngân sách điều này chứng tỏ rằng Sở luôn chú
trọng chăm lo tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công chức viên chức tại
Sở. Cũng có thể nhận thấy rằng các hoạt động của bộ máy, các hoạt động công tác
nghiệp vụ hay việc đảm bảo hoạt động các trang thiết bị của Sở đều đợc cung cấp
đầy đủ về tài chính.
Tình hình tài chính của Sở là ổn định các phơng án chi tiêu đề ra hàng năm
là rất sát thực đúng mục đích. Việc thực hành tiết kiệm tốt trong chi tiêu đã giúp
Sở có nguồn thu thêm hàng năm và đợc minh bạch hoá với:
- 70% chi vào lơng cho cán bộ công chức viên chức

- 20% trích vào quỹ khen thởng
- 10% vào quỹ dự phòng
IV. Nhận xét chung:
1./ Thuận lợi và khó khăn của Sở hiện nay:
1.1.Thuận lợi:
- Hiện nay với vai trò quan trọng của mình Sở có đợc sự quan tâm và chỉ đạo sát
sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và luôn luôn đợc tạo mọi điều kiện tốt nhất .
- Sở đợc sự quan tâm và giúp đỡ của Bộ KH&ĐT, Viện chiến lợc về chuyên
môn
- Tạo đựơc mối quan hệ rộng rãi, có sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban,
Ngành và có sự thống nhất về quan điểm hớng giải quyết.
- Sở có đội ngũ những cán bộ công chức viên chức có kinh nghiệm và trình độ
đan xen vào đó là những cán bộ công chức viên chức trẻ nhiệt tình năng động và
rất hiệu quả trong công việc.
- Các phòng chức năng đợc phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và luôn đợc
sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc
- Luôn có sự thống nhất trong điều hành và sự phối hợp nhịp nhàng trong công
việc.
22
- Đời sống của cán bộ công chức viên chức đợc sự quan tâm và giúp đỡ của ban
lãnh đạo Sở.
1.2. Những khó khăn:
Tuy đã đạt đợc nhiều kết quả khả quan và đã có nhiều những cố gắng lớn
nhng vẫn còn nhiều nhng khó khăn và vớng mắc cần giải quyết.
- Là một tỉnh mới, trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã có sự phát triển vợt
bậc. Do đó công tác quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội luôn có sự điều
chỉnh, chất lợng hiệu quả quy hoạch và làm theo quy hoạch còn cha đáp ứng yêu
cầu trong tình hình mới nhất là ở cấp Huyện, Thị.
- Chất lợng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Sở đợc nâng lên từng bớc nhng một
số phòng cha cập với yêu cầu nhiệm vụ đợc giao. Trình độ tin học, trình độ ngoại

ngữ còn nhiều hạn chế phần lớn ở các phòng.
- Năng lực của một bộ phận cán bộ công chức Sở cha phát huy hiệu quả chậm
đổi mới t duy
- Việc thực hành tiết kiệm của cơ quan còn có những thiếu sót nh chi tiếp khách
còn vợt định mức quy định năm 2003 vợt 2 tr.đ và 2004 là 2, 6 tr.đ. Việc sử dụng
và quản lý trang thiết bị còn yếu (sử dụng các thiết bị tin học cha đúng mục đích
công việc)
- Cha thực hiện đợc khoán văn phòng phẩm cho các phòng theo quy chế chi tiêu
nội bộ.
2. Nhận xét chung:
Trong những năm qua Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh Phúc đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ đợc giao. Những thành tựu mà Sở đạt đợc là những cố gắng lớn. Sở
đã làm tốt vai trò của mình trong việc tham mu cho Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh
trong công tác lập quy hoạch và kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Phục vụ tốt cho sự lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp uỷ và chính
quyền địa phơng. Cụ thể hoá Nghị quyết của các cấp Uỷ Đảng, cơ chế chính sách
của nhà nớc vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Sở làm tốt nhiệm vụ của mình là đầu mối thu hút đầu t trực tiếp trong và ngoài
nớc, tạo quan hệ tốt với các đối tác đầu t, tạo đợc sự tin cậy lớn thu hút các nguồn
23
viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nớc. Bên cạnh đó Sở luôn luôn tự đổi mới
mình, nhiều cuộc cải cách đã đợc thực hiện một cách triệt để nh cải cách về hành
chính, tác phong trong công việc... Thực hành tiết kiệm đã đợc thực hiện và đem
lại kết quả khả quan nhờ đó mà thu nhập hàng năm của cán bộ công chức viên
chức đợc tăng lên. Ngoài ra Cán bộ công chức viên chức Sở luôn đợc tạo điều kiện
tốt nhất để nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh những kết quả đạt đợc trên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải
quyết:
Trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cần phải đợc quan tâm sát
sao hơn, thực tế hơn. Phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp chính

quyền địa phơng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.
Trong công tác đối ngoại cần phải tham mu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đa
ra những giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc thút hút nguồn vốn đầu t FDI, DDI và
các nguồn viên trợ ODA, NGO... phải làm sao để tạo đợc lòng tin và sự an toàn
trong môi trờng đầu t. Sự thông thoáng trong cơ chế và sự đơn giản trong các thủ
tục hành chính.
Để thực hiện tốt hơn và đáp ứng yêu cầu phát triển mới của tỉnh. Bộ máy hoạt
động của Sở vẫn cần có một cơ chế hoàn thiện hơn trong các mối quan hệ quản trị,
hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá
nhân... Hoàn thiện về nội quy, quy chế, chế độ làm việc.v..v. Chính vì vậy em
quyết định chọn chuyên đề: Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các
mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu t Vĩnh phúc.
Chơng II
Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở Kế
hoạch và đầu t Vĩnh Phúc.
I. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở hiện nay.
1. Sự phân chia các chức năng quản trị hiện nay của Sở.
Là một cơ quan nhà nớc với nhiệm vụ tham mu giúp UBND tỉnh về quy hoạch
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề ra các chủ trơng biện pháp quản
lý đầu t trực tiếp của nớc ngoài tại địa phơng : Làm đầu mối phối hợp giữa các sở,
24
ngành thuộc tỉnh, dới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và
Đầu t. Hiện nay bộ máy của Sở có sự phân định chức năng quản trị nh sau:
- Chức năng Hành chính: liên quan tới các vấn đề quản lý các văn bản, quản lý
hồ sơ cán bộ, tài liệu của cơ quan, quản lý các tài sản của cơ quan, quản lý công
nghệ thông tin. Đảm bảo điều kiện phục vụ để cơ quan hoạt động bình thờng.
- Chức năng quản lý về các nguồn vốn đầu t trong và ngoài nớc tại tỉnh, thực
hiện công tác quy hoạch và giám sát việc thực hiện quy hoạch, quản lý công tác
đấu thầu, thẩm định các dự án đầu t trong và ngoài nớc .....
- Chức năng xây dựng, tổng hợp và theo dõi kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo

dục- đào tạo, y tế,văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình... của
tỉnh( phòng văn hoá- xã hội)
- Chức năng tổng hợp và xây dựng chiến lợc phát triển tổng thể các ngành
Nông, Lâm, Ng nghiệp, Công nghiệp các ngành Thơng mại Dịch vụ Du lịch... của
tỉnh
- Chức năng thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch
đầu t thuộc phạm vi quản lý Nhà nớc của sở Kế hoạch và Đầu t tại địa phơng.
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo chống tham nhũng
theo quy định của Giám đốc, thanh tra Tỉnh, thanh tra Bộ KH&ĐT( chức năng này
thuộc phòng Thanh tra Sở).
Nhận xét: Việc phân chia các phòng với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng đầy đủ
phù hợp với yêu cầu thực tế giúp cho việc phân định các mối quan hệ chỉ đạo và
điều hành diễn ra đợc chính xác rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của Sở diễn ra thông suốt và có hiệu quả
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở
* Bộ máy gồm :
1. Lãnh đạo sở
2. Phòng Tổ chức - hành chính
3. Phòng Tổng hợp - doanh nghiệp
4. Phòng Kinh tế đối ngoại
5. Phòng Đăng ký kinh doanh
6. Phòng Kinh tế ngành
7. Phòng Lao động văn hoá- xã hội
8. Phòng xây dựng hạ tầng
25

×