BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Các tranh chấp có thể xảy ra trong vận chuyển hàng hóa quốc tế và
Thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Gv hướng dẫn: Vương Tuyết Linh
Nhóm thực hiện: nhóm 17 – lớp ĐH 21C2
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Các tranh chấp có thể xảy ra trong vận chuyển hàng hóa quốc tế
và thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Gv hướng dẫn: Vương Tuyết Linh
Nhóm thực hiện: nhóm 17 – lớp ĐH 21C1
1. Nguyễn Thị Minh Thùy
2. Nguyễn Thu Thạch Lam
3. Võ Thị Kim Ngân
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Bảng phân công công việc
Tìm tài liệu chương 1
Thạch Lam
Minh Thùy
Tìm tài liệu chương 2
Thạch Lam
Minh Thùy
Tìm tài liệu bổ sung và các ví dụ
Kim Ngân
Hoàn chỉnh tiểu luận phần bổ
sung và ví dụ
Kim Ngân
Hoàn chỉnh tiểu luận chương 1
Thạch Lam
Minh Thùy
Hoàn chỉnh tiểu luận chương 2
Thạch Lam
Minh Thùy
Tổng hợp hoàn chỉnh bài tiểu
luận
Thạch Lam
Minh Thùy
Ngân
Power point
Minh Thùy
Thuyết trình chương 1
Từ mục 1-mục 4
Thạch Lam
Thuyết trình chương 2
Kim Ngân
Thuyết trình chương 1
Từ mục 5-mục 6
Minh Thùy
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Mục lục
Chương 1
: Các tranh chấp có thể xảy ra trong vận chuyển hàng hóa Quốc tế.
1. Khái niệm tranh chấp trong TMQT
2. Giải quyết tranh chấp trong TMQT
3. Ý nghĩa giải quyết tranh chấp
4. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp
5. Các tranh chấp có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia TMQT
5.1. Giữa người mua và người bán
5.1.1. Tranh chấp xảy ra do lỗi của người bán
5.1.2. Tranh chấp xảy ra do lỗi của người mua
5.2. Giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển
5.2.1. Tranh chấp xảy ra do lỗi của người vận chuyển
5.2.2. Tranh chấp xảy ra do lỗi của người thuê vận chuyển
5.3. Giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm
6. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong quan hệ TMQT
6.1. Giải quyết tranh chấp bằng con đường phi tố tụng
6.2. Giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng
Chương 2:
Phân tích việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Thời hiệu khởi kiện
2. Phân tích việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
2.1. Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án
2.2. Luật tố tụng áp dụng khi xét xử
2.3. Luật nội dung áp dụng trong xét xử
2.4. Việc thi hành phán quyết của Tòa án thương mại
3. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp ở Việt Nam
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Lời mở đầu
T
rong cuộc đời, không ai mong muốn xảy ra những tranh chấp, bất
đồng, nhưng những tranh chấp, bất đồng vẫn xảy ra hàng ngày như một phần
của cuộc sống. Trong hoạt động ngoại thương cũng vậy, mỗi khi thiết lập
một thương vụ, các bên đều mong muốn thương vụ đó kết thúc “vuông
tròn”, tốt đẹp, hơn thế nữa còn muốn sau thương vụ đó mối quan hệ giữa các
bên sẽ tiếp tục phát triễn bền chặt. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan, do vô vàn những rủi ro, bất trắc, những bất đồng, tranh chấp
có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt quá trình thực hiện thương vụ. Các
tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể thì được giải quyết bằng tòa án, trọng
tài thương mại, hoặc giải quyết bằng khiếu nại, hòa giải.
Thông qua tiểu luận này, nhóm xin trình bày các tranh chấp có thể xảy
ra trong vận chuyển hàng hóa Quốc tế, đồng thời phân tích việc xác định
thẩm quyền xét xử của tòa án.
Bài tiểu luận gồm 2 phần chính:
Chương 1: Các tranh chấp có thể xảy ra trong vận chuyển hàng
hóa Quốc tế.
Chương 2: Phân tích việc xác định thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Chương 1
: Các tranh chấp có thể xảy ra trong vận chuyển hàng hóa Quốc tế.
1. Khái niệm tranh chấp trong TMQT
Là những tranh chấp xảy ra trong suốt tiến trình thực hiện hợp đồng
TMQT do một hoặc các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các
quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng.
2. Giải quyết tranh chấp trong TMQT
Là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến
hành các giải pháp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi
ích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
3. Ý nghĩa giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp trong TMQT góp phần nâng cao ý thức pháp
luật và tinh thần hợp tác của các bên tham gia vào quan hệ TMQT
Góp phần hoàn thiện pháp luật, điều chỉnh các quan hệ TMQT
Tạo nên những tiền án, tiền lệ trong giải quyết tranh chấp
4. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp
Bình đẳng quyền tự do lựa chọn hình thức cũng như cơ quan giải
quyết tranh chấp
Theo yêu cầu này thì khi có tranh chấp xảy ra, đương sự có
quyền tự quyết định việc khởi kiện, chủ động đề xuất các yêu cầu,
phạm vi, mức độ quyền và lợi ích cần được bảo vệ. Ngay cả khi
đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền các
bên vẫn có quyền thay đổi nội dung yêu cầu, tự hòa giải với nhau
hoặc rút đơn kiện. Quyền tự do lựa chọn của đương sự còn được
thể hiện ở chổ các đương sự có thể ủy quyền cho luật sư hoặc
người khác thay mình mà không cần trực tiếp tham gia tố tụng
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Thủ tục phải nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm
Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý,
làm mất thời giờ và tiền bạc của doanh nghiệp có khi phải bỏ lỡ
một cách đáng tiếc về các cơ hội kinh doanh để kiếm tiền.
Phải đảm bảo công bằng quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công
dân đã được ghi nhận tại điều 52 của Hiến pháp. Quyền này cũng
được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật , Trong đó có bộ
luật tố tụng dân sự (Điều 8). Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng
trong tố tụng dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó còn thể
hiện sự bình đẳng về pháp lý giữa các thành phần kinh tế. Các chủ
thể đều có quyền ngang nhau trong việc đưa ra yêu cầu phản đối
yêu cầu của bên kia, đều có nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ
nhằm bảo vệ lợi ích của mình, có quyền sử dụng tiếng nói, chữ
viết của dân tộc mình trong quan hệ tố tụng …
Đảm bảo giữ uy tín và bí mật kinh doanh cho các bên
Trong mốt số trường hợp đặc biệt, cần giữ bí mật nhà nước
hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sự
thì cần phải xét xử kín và khi tuyên án thì phải công khai.
Đảm bảo cho quan hệ thương mại giữa các bên không bị gián
đoạn
5. Các tranh chấp có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia TMQT .
5.1 Giữa người mua và người bán
NGƯỜI
BÁN
-Chủ
hàng
-Đại diện
chủ hàng
NGƯỜI
MUA
(Hoặc đại
diện
người
mua)
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
5.1.1 Tranh chấp xảy ra do lỗi quy về trách nhiệm của người bán khi:
o Không giao hàng, giao hàng chậm
Trường hợp trên sẽ làm người mua bị thiệt hại trong kinh
doanh, sản xuất, mất các khoản thu đáng kể đáng lẽ phải thu được
hoặc phạt giao chậm theo quy định hoặc các khoản phạt người
mua phải chịu với người thứ ba
o Phương thức giao hàng không đúng (giao nhận sơ bộ hoặc giao
nhận cuối cùng)
o Phẩm chất không đúng quy định
Người bán vi phạm giao hàng mà phẩm chất hàng không phù
hợp với hợp đồng phải căn cứ vào quy định đã được thỏa thuận
trong hợp đồng. Nếu theo mẫu thì nghĩa vụ giao hàng của người
bán phải giao đúng như mẫu do hai bên lưu giữ, nếu quy định giao
theo mô tả chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hàng như thủy phần, độ
ẩm, tỉ lệ hạt (ngũ cốc), dài, rộng, dày, mỏng…thì phải giao theo
mô tả. Trong lĩnh vực công nghiệp, hàng hóa được tiêu chuẩn hóa
thì phải giao theo tiêu chuẩn đó. Về lĩnh vực này tranh chấp xảy ra
thường xuyên nhất là thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
o Giao hàng thiếu về số lượng, trọng lượng
Trường hợp người bán vi phạm giao hàng thiếu về số lượng,
trọng lượng có thể do nhiều nguyên nhân: mất cắp trong quá trình
vận chuyển, lỗi do người vận chuyển, hay lỗi do người bán vì vậy
khi nảy sinh tranh chấp phải xem xét kỹ tránh quy sai trách nhiệm.
Thông thường nếu hàng được giao còn nguyên đai, nguyên kiện,
chỉ thiếu số lượng hoặc trọng lượng trong một thùng hàng và đã
được giám định, ghi rõ trong vận đơn trước khi giao hàng cho
người vận chuyển thì trách nhiệm thuộc về người bán. Ví dụ: 1
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
carton gồm 50 sản phẩm theo cargo list, khi nhận chỉ có 49; trọng
lượng 50 kg khi nhận chỉ có 49 kg…thì người mua sẽ giám định
khiếu nại người bán về việc giao thiếu hàng.
o Hàng hóa ghi sai ký mã hiệu có thể gây ra những rủi ro không thể
lường trước được trong quá trình vận chuyển (hàng nguy hiểm, dễ
nổ, dễ cháy) và ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
o Bao bì không hợp quy cách
Căn cứ vào quy định hợp đồng, tập quán và nguyên nhân tổn
thất xảy ra là do bao bì không hợp quy cách gây nên (căn cứ vào
biên bản giám định) để khiếu nại người bán. Ví dụ: quy định dùng
bao PE 2 lớp, người bán dùng 1 lớp; Axit đựng trong bình nhựa
thì người bán đựng trong bình sắt; hoặc dùng loại bao bì không đủ
khả năng bảo vệ hàng hóa trong quá trình xếp dở, vận chuyển.
o Lập hóa đơn thanh toán sai, gây tổn thất cho người mua phải trả
số tiền lớn hơn số lượng đáng lẽ phải trả
o Người bán vi phạm nghĩa vụ thông báo, người mua không biết để
mua bảo hiểm hàng đã phát sinh tổn thất
o Người bán không gửi kịp thời tài liệu kỹ thuật, người mua nhận
hàng phải để lưu kho chờ tài liệu, phát sinh tổn thất
o Trường hợp mua hàng theo điều kiện nhóm C, Người bán thuê tàu
không đủ điều kiện vận chuyển, người mua có quyền khiếu nại
người bán về việc thuê phương tiện vận chuyển không đúng quy
định trong hợp đồng (khả năng đi biển, thể tích hầm chứa, trọng
lượng và tuổi tàu…)
5.1.2 Tranh chấp xảy ra do lỗi quy về trách nhiệm của người mua khi
o Người mua không trả tiền hàng, trả chậm hoặc trả thiếu so với quy
định trong hợp đồng, ví dụ thời hạn thanh toán chậm nhất quy
đinh trong hợp đồng là 20 ngày trước ngày giao hàng người mua
phải mở thư tín dụng (L/C) để thanh toán, nhưng quá thời hạn đó
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
người mua không mở L/C mà không có lý do chính đáng thì người
bán có thể khiếu nại.
o Phương thức thanh toán không đúng quy định trong hợp đồng. Ví
dụ người bán yêu cầu người mua thanh toán bằng L/C mà người
mua lại sử dụng phương thức thanh toán bằng T/T sẽ gây khó
khăn cho việc nhận tiền hàng của người bán.
o Người mua từ chối nhận hàng mà không có lý do chính đáng.
Tập quán và luật lệ quốc tế cũng thừa nhận việc người mua
được quyền từ chối nhận hàng nhưng với điều kiện người mua
phải chứng minh là người bán đã giao hàng không đúng với đối
tượng hợp đồng, hàng không đúng với mục đích sử dụng, hàng
không đúng với mẫu (Nếu mua bán hàng theo mẫu).Nếu chỉ vì lợi
ích đơn phương mà người mua từ chối nhận hàng sẽ bị người bán
khiếu nại
o Trường hợp mua hàng theo điều kiện FOB, người mua đưa tàu đến
chậm, làm phát sinh tổn thất đối với hàng hóa tại cảng xếp hàng
(Phí lưu kho, hàng bị giảm chất lượng…) thì sẽ bị người bán
khiếu nại
o Trường hợp người mua cung cấp bao bì đối với hàng chuyên
dụng, người mua cung cấp chậm làm phát sinh tổn thất đến sản
xuất, tiến độ giao hàng…
5.2 Giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển
NGƯỜI
THUÊ VẬN
CHUYỂN
-Người bán
-Người mua
-Môi giới
NGƯỜI VẬN
CHUYỂN
-Chủ tàu
-Người thuê
tàu
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
5.2.1 Tranh chấp xảy ra do lỗi quy về trách nhiệm của người vận chuyển
o Hàng bị đổ vỡ, thiếu hụt…mà biên bản giám định ghi là do quá
trình xếp dở, vận chuyển gây nên, hoặc bản thân người nhận hàng
phát hiện trong khi dở hàng, thì vận dụng nguyên tắc suy đoán lỗi
để tiến hành khiếu nại.
o Người chuyên chở vi phạm hợp đồng vận chuyển trong việc
không điều khiển tàu hoặc điều khiển tàu đến cảng xếp dở chậm
trễ so với quy định, làm phát sinh tổn thất đối với hàng hóa.
o Tàu không đủ khả năng đi biển nhưng người vận chuyển vẫn nhận
hợp đồng chuyên chở (trường hợp này phát sinh nhiều tranh chấp
nhất)
o Khi xếp hàng người chuyên chở phát hành vận đơn sạch (clean
B/L), nhưng khi dở hàng hóa tại cảng đích hàng hóa ở trong tình
trạng hư hại, ẩm, mốc, ướt, giảm chất lượng…
o Những khiếu nại về công nhận hay không công nhận đóng góp tổn
thất chung, trường hợp chuyên chở tuyên bố tổn thất chung
(general average)
o Không cung cấp đầy đủ và đúng hạn các bộ vận đơn
5.2.2. Tranh chấp xảy ra do lỗi quy về trách nhiệm của người thuê vận
chuyển khi
o Không thanh toán hoặc thanh toán chậm hoặc thanh toán thiếu
tiền cước theo quy định trong hợp đồng.
o Phương thức thanh toán không đúng thỏa thuận trong hợp đồng
o Khai sai về số lượng, trọng lượng hàng hóa
o Thông báo không chính xác (sai ký mã hiệu) về hàng nguy hiểm,
dễ nổ, dễ cháy
o Bao bì không đúng quy cách
o Tiền phạt cước khống, không có hoặc không đủ hàng để xếp tàu
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
o Tiền phạt ngày tàu chờ đợi, dôi nhập theo hợp đồng
o Nghĩa vụ tham gia đóng góp tổn thất chung
5.3 Giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm
Những điểm cần lưu ý trước khi khiếu nại người bảo hiểm
Người mua bảo hiểm là chủ hàng,thường phải bảo vệ hàng hóa tổn thất và
tiến hành giám định, tốt nhất là mời giám định của công ty bảo hiểm hoặc
đại lý của họ nơi có hàng tổn thất, để giám định xác định rõ nguyên nhân
tổn thất do người vận tải hay thuộc rủi ro được quy định trong hợp đồng
bảo hiểm, vì đằng nào thì người mua bảo hiểm cũng phải thực hiện nghĩa
vụ thông báo cho người bảo hiểm biết về hàng hóa có tổn thất và làm theo
chỉ dẫn của họ với mục đích hạn chế, giảm tối thiểu những tổn thất cho
quyền lợi chung của người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đảm bảo
quyền khiếu nại đối với người thứ ba.
Trường hợp có tổn thất lớn về hàng hóa (tổn thất chung) người mua bảo
hiểm có ý định từ bỏ hàng hóa thì phải bàn bạc trước với công ty bảo hiểm.
Từ bỏ hàng hóa là hành vi pháp lý của người mua bảo hiểm, chuyển quyền
sở hữu về toàn bộ lô hàng đã được bảo hiểm cho công ty bảo hiểm để sau
này công ty bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm. Nguyên tắc,
việc từ bỏ hàng chỉ được thực hiện khi giá trị tổn thất của lô hàng được bảo
hiểm bằng hoặc lớn hơn trị giá bảo hiểm (coi như tổn thất toàn bộ) hoặc
hành trình của tàu không thể tiếp tục tới cảng đích, việc tuyên bố từ bỏ phải
làm bằng văn bản. Sau khi từ bỏ, được công ty bảo hiểm chấp nhận thì
người mua bảo hiểm hết trách nhiệm đối với hàng hóa. Công ty bảo hiểm
có quyền định đoạt số hàng hóa tổn thất đó và bồi thường cho người mua
bảo hiểm. Trường hợp có tranh chấp, công ty bảo hiểm không chấp nhận
việc từ bỏ trên thì người mua bảo hiểm phải chọn các giải pháp tối ưu trong
việc xử lý hàng hóa tổn thất đó sẽ khiếu nại hoặc đi kiện người bảo hiểm
đòi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm được Luật hàng hải Việt Nam quy định tại
điều 234. Văn bản tuyên bố từ bỏ phải được gửi cho người bảo hiểm trong
thời gian hợp lý, không quá 180 ngày kể từ ngày người bảo hiểm biết về sự
kiện có tổn thất hoặc 60 ngày kể từ ngày hết hạn bảo hiểm (khoản 2 điều
235). Người bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho người được bảo hiểm biết
về việc chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo từ bỏ, quá thời hạn này người bảo hiểm mất quyền từ
chối (điều 237)
Người mua bảo hiểm là chủ tàu, thường có hai loại bảo hiểm chủ tàu cần
mua, đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và bảo hiểm thân tàu. Tùy
thuộc vào điều kiện bảo hiểm của từng loại, các rủi ro tổn thất bao gồm
trong điều kiện bảo hiểm tàu. Những quy định của hợp đồng bảo hiểm là
những căn cứ pháp lý quan trọng để người mua bảo hiểm lập hồ sơ khiếu
nại đòi công ty bảo hiểm bồi thường. Trong bảo hiểm hàng hải, nghĩa vụ và
trách nhiệm của người được bảo hiểm (nhất là đối với tàu biển) rất nặng.
Không thể quan niệm đơn giản là đã bỏ tiền ra mua bảo hiểm, thì đã có
công ty bảo hiểm lo. Trong bảo hiểm và luật lệ chung về bảo hiểm có
nguyên tắc cao nhất là ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất tài sản. Luật hàng
hải Việt Nam quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người bảo hiểm ngay
từ khi ký hợp đồng bảo hiểm (điều 204).
Về nghĩa vụ thông tin các tư liệu cần thiết của đối tượng bảo hiểm cho
người bảo hiểm. Khi có tổn thất phát sinh thì người được bảo hiểm có nghĩa
vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất và
bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm đối với
người gây ra tổn thất (điêu 221). Do đó hồ sơ khiếu nại phải bao gồm đầy
đủ các chứng từ liên quan để chứng tỏ người được bảo hiểm đã hoàn thành
được nghĩa vụ của mình đối với công ty bảo hiểm, vừa là bằng chứng để
đòi người bảo hiểm bồi thường thiệt hại
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Trường hợp tổn thất lớn (đâm va, cháy nổ, tổn thất chung…) bằng hoặc
vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm thì người được bảo hiểm có quyền
từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Các quy định về từ bỏ đối tượng bảo hiểm được
Luật hàng hải Việt Nam quy định tại mục 4 chương XVI (điều 234-điều
239) cũng phù hợp với luật lệ quốc tế.
6. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong quan hệ TMQT
6.1. Giải quyết tranh chấp bằng con đường phi tố tụng
Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại (Thương lượng)
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
6.2. Giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng
Giải quyết tranh chấp theo thủ tục xét xử trước tòa án
Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng tài
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Chương 2:
Phân tích việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Thời hiệu khởi kiện
Là một khoảng thời gian luật định cho việc nộp đơn kiện. Theo đó, nếu bên
có quyền lợi bị vi phạm bỏ qua thời hiệu này mới nộp đơn tại tòa án hoặc
trọng tài thương mại thì đơn kiện sẽ không được thụ lý.
Thời hạn này là hai năm đối với các vụ án kinh tế và được tính từ ngày
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu quá thời hạn đó, nguyên đơn
sẽ mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phân tích việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
2.1. Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án
Xác định theo sự thỏa thuận lựa chọn giữa các bên
Trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên
thỏa thuận điều khoản liên quan đến tranh chấp. Nếu các bên muốn đưa
tranh chấp của mình (nếu có) đến một tòa án thương mại nào đó thì phải
ghi rõ vào hợp đồng.
Xác định theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan
Trong điều ước quốc tế về thương mại có quy định về thẩm quyền
xét xử của tòa án đối với các tranh chấp thương mại. Trong trường hợp
các bên tranh chấp có liên quan đến điều ước quốc tế thì việc xác định
tòa án xét xử tranh chấp sẽ do quy định của điều ước điều chỉnh.
Xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nếu trong quá trình xác định hợp đồng mua bán ngoại thương, các
bên đã không thỏa thuận về việc xác định cơ quan xét xử tranh chấp,
đồng thời không có điều ước quốc tế nào liên quan đến các bên điều
chỉnh vấn đề này thì bên nguyên đơn có thể lựa chọn tòa án để đưa đơn
xin xét xử tranh chấp
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
2.2. Luật tố tụng áp dụng khi xét xử
Một trong những quy định quan trọng trong tư pháp quốc tế của
tất cả các nước trên thế giới là khi xét xử các vụ kiện có yếu tố nước
ngoài, tòa án phải tuân theo nguyên tắc Lex fori.
Nguyên tắc Lex fori là nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật
trong tư pháp quốc tế. Theo đó toà án áp dụng pháp luật nước mình để
giải quyết tranh chấp dân sự xác định có nhân tố nước ngoài. Theo học
thuyết pháp lý chung và thực tiễn pháp luật của các nước trong lĩnh vực
tố tụng dân sự có nhân tố nước ngoài. Toà án chỉ áp dụng pháp luật
nước mình.
Lex fori không chỉ được ghi nhận trong pháp luật các nước mà
còn trong điều ước quốc tế. Ví dụ: tại khoản 3 Điều 22. Hiệp định tương
trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự
2.3. Luật nội dung áp dụng trong xét xử
Khi xét xử tranh chấp, Tòa án có thể áp dụng môt trong các hệ
thống pháp luật sau đây
Luật do các bên tự lựa chọn
Luật do điều ước quốc tế liên quan dẫn chiếu
Luật do quy phạm xung đột dẫn chiếu
2.4. Việc thi hành phán quyết của Tòa án thương mại
Về mặt nguyên tắc, sau khi bản án đã được tuyên bố và có hiệu
lực theo quy định pháp luật của nước có tòa án thì các bên phải có trách
nhiệm thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp bản án đã
có hiệu lực pháp luật nhưng không được một trong các bên thi hành.
Trong trường hợp này, vấn đề công nhận và thi hành bản án do tòa án
nước ngoài tuyên được đặt ra
3. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là Tòa án
cấp huyện) có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật
tố tụng.
Tòa kinh tế tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là
Tòa án cấp tỉnh) có thẩm quyền:
o Sơ thẩm nhưng vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng.
o Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo,
kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng
Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án kinh tế mà bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án
cấp dưới bị kháng nghị
Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao (thông qua hoạt động của các thẩm
phán chuyên trách về kinh tế) có thẩm quyền phúc thẩm nhưng vụ án kinh
tế mà bản án sơ thẩm của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy đinh của pháp luật tố tụng
Tòa kinh tế tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị theo quy định của pháp luật tố tụng
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại, Hàng hải.
TS.LS Nguyễn Chúng. NXB Quốc gia,2002
2. Giáo trình luật kinh tế.
TS.Lê Văn Hưng. NXB Quốc gia,2007
3. Luật Hàng hải.
Luật sư Nguyễn Chúng ( Trọng tài VIAC ).NXB Đồng Nai, 2000
4. Giáo trình luật thương mại.
Đại học luật Hà Nội. NXB Giáo dục, 2007
5. Giáo trình kỹ thuật ngoại thương.
PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân. NXB Lao Động-Xã hội, 2006
6. Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương.
PGS.TS. Hoàng Văn Châu. NXB Giáo dục,2002