Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.44 KB, 3 trang )
Lên kịch bản bán hàng để đạt mục tiêu
kinh doanh
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây là một trong những nội dung rất quan trọng, đặc biệt là khi tiếp
thị đến những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Thành công của doanh nghiệp là tổng hòa của một chuỗi các công việc liên quan, từ khâu bảo vệ
đến tiếp tân, nhân viên kinh doanh và các bộ phận phục vụ khách hàng khác. Dù là gián tiếp hay
trực tiếp, các yếu tố này cần được chú trọng như nhau và khó có thể xem trọng khâu nào trong
chuỗi sự việc này để doanh số và thương hiệu của một doanh nghiệp đạt được kết quả cao nhất.
Để việc bán hàng được hiệu quả, nhân viên kinh doanh cần nhất quán về thông tin sản phẩm và
có sự ứng biến linh hoạt trong từng ngữ cảnh, từng đối tượng khách. Bên cạnh những yếu tố cơ
bản mà nhân viên kinh doanh cần có như: hiểu rõ sản phẩm, hướng dẫn và tư vấn cẩn thận cho
khách, kiên trì lắng nghe và kiểm tra xem khách hàng có hài lòng hay gặp trục trặc gì không,
còn một yếu tố mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, đó là lên kịch bản bán hàng.
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây là một trong những nội dung rất quan trọng, đặc biệt là khi tiếp
thị đến những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Một đoạn chào hỏi giới thiệu ban đầu khi
chào hàng qua điện thoại được chuẩn bị kỹ lưỡng như “chào anh/chị, tôi là Nguyễn Văn A, từ
công ty X. Xin lỗi, tôi có thể làm phiền anh chị trong khoảng 5 phút được không? ” đại loại là
như thế, sẽ giúp bạn tự tin hơn và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Phần chào hỏi này
được áp dụng với hầu hết các khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới. Bạn cũng biết, ấn tượng
ban đầu là yếu tố cực kỳ quan trọng, chiếm khoảng 30% thành công cho bạn. Tạo được ấn tượng
tốt với khách, bạn sẽ có nhiều cơ hội để đưa sản phẩm của công ty đến gần khách hàng hơn. Dĩ
nhiên là tùy theo từng đối tượng khách và dựa vào sự nhanh nhạy của bạn mà kịch bản được
biến đổi một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo được thông tin của các nội dung chính.
Làm thế nào để xây dựng một kịch bản tương đối đầy đủ thông tin? Rất đơn giản, bạn chỉ cần
vạch ra các đặc điểm cơ bản của sản phẩm, điểm nổi bật của sản phẩm, sản phẩm nên được sử
dụng vào lúc nào để phát huy được hiệu quả cao nhất,… Nếu bạn là người kỹ tính, bạn hãy ghi