Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.48 KB, 7 trang )

Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX




I- Các thành phần văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
=> Hai thành phần chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam là văn học chữ Hán
và văn học chữ Nôm.
1. Văn học chữ Hán
- Gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt.
- Xuất hiện rất sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành phát triển của văn
học trung đại (thơ, văn xuôi), ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
- Thể loại: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương
hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…
=> Có thành tựu nghệ thuật to lớn…
2. Văn học chữ Nôm
- Xuất hiện cuối thế kỉ XIII,
- Tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.
=> Chủ yếu là thơ và một số ít tác phẩm văn xuôi.
- Tiếp thu thể loại văn học Trung Quốc và dân tộc hoá chúng: thơ Nôm Đường
luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn…
=> Hai thành phần văn học trung đại Việt Nam phát triển song song không đối
lập mà bổ sung cho nhau.
II- Các giai đoạn phát triển
1. Giai đoạn thế kỉ X-XIV:
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đất nước thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, xây dựng nền
độc lập tự chủ dân tộc và hình thái xã hội phong kiến rõ nét.
- Quyền lợi của giai cấp thống trị và quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của nhân
dân thống nhất, thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.


b.Văn học:
- Văn học dân gian tiếp tục phát triển, văn học viết chính thức ra đời tạo bước
ngoặt phát triển của nền văn học dân tộc.
- Chữ Hán, Nôm (chủ yếu chữ Hán).
- Thể loại: văn xuôi (chiếu, biểu, truyện, kí) văn vần (thất ngôn bát cú đường
luật, tứ tuyệt)
- Ảnh hưởng Phật giáo và Nho giáo hay Đạo giáo ở các tầng lớp trên của xã
hội.
- Lực lượng sáng tác: Vua, quan, tăng lữ, nhà nho…
* Thời Lí:
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Nam quốc sơn hà, Cáo tật thi
chúng…
+ Nội dung phản ánh: Tâm hồn nhà thơ giàu rung cảm với tạo vật, với con
người và nhân dân nơi trần thế.
* Thời Trần, Hồ:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Thuật hoài, Việt
điện U linh tập
+ Nội dung phản ánh: hào khí Đông A thể hiện tinh thần yêu nước, mở đầu cho
việc ghi thành văn các sáng tác văn học dân gian.
* Thời Lê sơ:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập….
+ Nội dung phản ánh: Nguyễn Trãi là một bước nhảy vọt, bông hoa nghệ thuật
đầu mùa rực rỡ của thơ ca viết bằng chữ Nôm. Ông là kết tinh của gần 6 thế kỉ vận
động và phát triển của văn học Việt Nam.
2. Giai đoạn thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
a.Về lịch sử:
- Đất nước không còn ngoại xâm, nguy cơ xâm lược vẫn còn.
- Khủng hoảng chính trị xuất hiện, nội bộ phong kiến mâu thuẫn gây chiến
tranh phong kiến và chia cắt lãnh thổ.
=> Các cuộc chiến tranh Lê - Mạc, Trịnh-Nguyễn.

- Mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp thống trị phát sinh rỡ rệt, nhiều cuộc
khởi nghĩa nông dân nổ ra.
- Sự du nhập của đạo Thiên chúa, xây dựng được hệ thống chữ quốc ngữ.
b. Về văn học:
- Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ… những nho sĩ ở ẩn
bất mãn hiện tại, hoài niệm quá khứ, thích nhàn tản.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên nam ngữ lục, Truyền kỳ mạn lục, thấm đượm
cảm hứng nhân đạo.
- Văn học viết bằng chữ Nôm phong phú hơn.
3. Giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:
a.Về lịch sử:
- Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh như vũ bão.
- Triều đình nhà Nguyễn là thể chế nặng nề, bảo thủ.
- Hiểm hoạ thực dân xâm lăng.
b.Về văn học:
- Các tác giả tiêu biểu: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Ngô gia văn phái, Bà Huyện Thanh Quan…
- Các thể loại đều nở rộ và phát triển đến trình độ nhuần nhuyễn, tinh tế, có khả
năng diễn đạt sự phong phú trong tâm hồn con người.
- Nội dung phản ánh: cảm hứng nhân đạo chống phong kiến; số phận con người
được đề cao một cách gay gắt; đặc biệt chú ý vào thân phận của người phụ nữ; biểu
dương những giá trị nhân đạo mới;…
4. Giai đoạn nửa cuối TKỉ XIX
a. Lịch sử:
- Thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta.
=> Xã hội phong kiến => Xã hội phong kiến thực dân.
- Cuộc giao tranh giữa hai luồng văn hoá Đông và Tây, cổ truyền và hiện đại.
b.Văn học:
- Chữ quốc ngữ được sử dụng, nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là

chính.
- Dòng văn học yêu nước lần đầu tiên được thể hiện dưới âm điệu bi tráng,
người nông dân được xuất hiện trong các tác phẩm với những nét đẹp tiêu biểu.
- Các nhà thơ trào phúng đưa ra những tiếng cười tài năng và tâm huyết trước
hiện thực xã hội lố lăng.
III- Đặc điểm về nội dung
1. Cảm hứng yêu nước :
- Yêu nước gắn liền lí tưởng trung quân.
- Nội dung thể hiện: yêu nước là có ý thức tự tôn dân tộc, yêu giống nòi, tinh
thần bảo vệ tổ quốc chống kẻ thù xâm lược.
- Cảm hứng chủ đạo: đủ màu vẻ và cung bậc, buồn vui, giận hờn, thao thức,
hùng tráng, bi ai
- Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng giang
phú, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
2. Cảm hứng nhân đạo:
- Yêu nước là phương diện cơ bản của nhân đạo, tuy vậy vẫn có đ/điểm riêng
- Nội dung thể hiện: nguyên tắc đạo lí làm người, khát vọng về hạnh phúc, về
quyền sống của con người, tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ.
- Ảnh hưởng: tư tưởng từ bi bác ái đạo Phật, nhân nghĩa của đạo Nho làm tăng
tình thương của con người với nhau => Là điều cốt lõi trong quan niệm nhân đạo của
nhân dân.
IV- Mấy đặc điểm lớn về hình thức:
1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm
- Quy phạm: Là đặc điểm nổi bật bao trùm văn học trung đại. Sáng tác nghệ
thuật theo công thức về nội dung và hình thức:
+ Hình thức: sử dụng thể loại văn học cổ, niêm luật chặt chẽ thống nhất;
+ Công thức: người (ngư, tiều, canh, mục) con vật (long, li, quy, phượng), nam
phải có mày râu, nữ phải là cây liễu, yểu điệu…
+ Phép đối: đối đoạn, đối ý, đối âm.
=> Tính quy phạm tạo nên kiểu ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu

tượng, nhẹ về tính cá thể cụ thể trong nghệ thuật
- Phá vỡ: khai thác ngôn ngữ dân gian, sáng tạo ra các thể thơ mới để cho hồn
thơ nở hoa kết trái tự nhiên nhiều màu sắc và ngọt dịu hơn, tạo nên khuynh hướng dân
chủ hoá văn học thể hiện tinh thần dân tộc mặc dù viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện
tâm hồn của người Việt. Vận dụng thành thạo chữ Nôm, thể thơ lục bát, song thất lục
bát,…
-ảnh hưởng: chữ viết, thể thơ, thi liệu, văn liệu
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả trang trọng hơn cái đời thường bình dị.
- Nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc.
+ Ngôn ngữ: mang tính nghệ thuật, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là
thông tục, tự nhiên.
- Văn học gắn liền với hiện thực, đưa cái trang trọng tao nhã về gần gũi với đời
sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài
- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc:
+ Ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác;
+ Thể loại: văn vần (thể cổ phong và Đường luật), Văn xuôi: chiếu, biểu,
truyền kì, tiểu thuyết,…;
+ Thi liệu: chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa.
- Quá trình Việt hoá:
+ Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm tiếng Việt;
+ Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật;
+ Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,… lấy thi liệu từ đời
sống của nhân dân Việt Nam.

×