Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TÍNH LẠ, ĐỘC ĐÁO CỦA KỊCH “TRONG KHI CHỜ GODOT” CỦA SAMUEL BECKETT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.99 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

TIỂU LUẬN:
TÍNH LẠ, ĐỘC ĐÁO CỦA KỊCH “TRONG KHI CHỜ GODOT”
(EN ATTENDANDT GODOT/WAITING FOR GODOT)
CỦA SAMUEL BECKETT
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Hữu Hiếu
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7

1. Nguyễn Ngọc Cẩm Linh

1956010003

2. Đoàn Thị Diểm Trinh

1956010073

3. Triệu Thị Thu Cúc

1956010098

4. Nguyễn Hạ Tú Nghi

1956010145

5. Lâm Thị Nghĩa

1956010147


6. Trịnh Hoàng Phương

1956010168

7. Ninh Thị Hồng Thuỳ

1956010192


TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2021

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

1.1. Bối cảnh thời đại

2

2

1.1.1. Bối cảnh lịch sử

2

1.1.2. Bối cảnh văn học

2

1.2. Tác giả, tác phẩm


3

1.2.1. Tác giả Samuel Beckett

3

1.2.2. Tác phẩm Trong khi chờ Godot

4

1.3. Những lý thuyết vận dụng trong tác phẩm “Trong khi chờ đợi Godot” 5
1.3.1. Kịch phi lí

5

1.3.2. Chủ nghĩa hiện sinh:

7

CHƯƠNG II: NÉT MỚI LẠ, ĐỘC ĐÁO CỦA TÁC PHẨM TRONG KHI CHỜ
GODOT

2.1. Cách tân về cốt truyện: Một tác phẩm phi cốt truyện

9

9

2.2. Cách tân trong cách xây dựng nhân vật


10

2.2.1. Cặp nhân vật Vladimir và Estragon

10

2.2.2. Cặp nhân vật Pozzo và Lucky

12

2.2.3. Nhân vật bí ẩn mang tên Godot:

13

2.3. Cách tân trong hành động và đối thoại kịch

15

2.3.1. Hành động kịch

15

2.3.2. Đối thoại kịch

18

2.4. Cách tân trong kết cấu kịch

20


2.5. Cách tân trong không gian và thời gian nghệ thuật

22


2.5.1. Không gian nghệ thuật

22

2.5.2. Thời gian nghệ thuật

23

KẾT LUẬN

25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Bối cảnh thời đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử 
Thế kỷ XX là thế kỷ chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhân loại có thể kể
đến là Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), Chiến tranh Thế giới lần thứ hai
(1939 - 1945). Những cuộc chiến tranh mang tầm cỡ thế giới đã để lại hậu quả vơ cùng
tan thương cho con người về tính mạng, vật chất cũng như tinh thần. Hậu chiến, các nước
đế quốc tiến hành chia lại thuộc địa. Đặc biệt, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Liên Xô cùng nhà nước Đông Âu đã tạo nên sự đối trọng với các nước tư bản, dẫn đến

chiến tranh lạnh.
Trong khoảng thời gian cuộc chiến tranh thế giới diễn ra thì cũng là cơ hội để chủ
nghĩa Mác – Lênin phát triển rộng ra một số khu vực trên thế giới, cùng với đó là sự phát
triển của các lực lượng u hịa bình, ưa chuộng hịa bình. Khoa học kỹ thuật giai đoạn
này đã  đạt được nhiều thành tựu, làm thay đổi bộ mặt của các quốc gia phương Tây.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng giúp cho nhân loại tạo ra nhiều của cải vật chất
hơn, thúc đẩy xuất hiện những nhu cầu mới, đa dạng hơn, nhất là nhu cầu về tinh thần.
1.1.2. Bối cảnh văn học
Nền văn minh mới cùng sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật giúp con người
phát hiện ra những bí mật của đời sống tự nhiên, của vũ trụ. Và rồi sau những cuộc tìm
kiếm, phát kiến thì một bộ phận người dần hồi nghi, khơng tin vào những chân lí khoa
học và tư tưởng của thế kỷ trước. Con người đứng giữa sự hoài nghi về cái cũ với cái
mới, bầu khơng khí văn hóa của phương Tây dần đi vào khủng hoảng sâu sắc. Thời kỳ
này người ta ám ảnh bởi khái niệm “cuối thế kỷ” suy đồi, mệt mỏi. Triết học duy lí thời
kỳ này bị lung lay và sự thất vọng là con người bắt đầu hướng tới những giá trị đặc dị và
bất thuận lí về thị dục, lịng nhiệt thành cũng như là bản năng, tình cảm, ..
Tất cả những điều trên đã gây ra sự xáo trộn trong xã hội và cả nền văn học Âu Mỹ.
Đứng trước sự thay đổi trên, một loạt các khuynh hướng văn học đã hình thành. Khuynh
hướng hoài nghi những tri thức xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ vào những năm cuối thế

2


kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Bắt đầu sự sụp đổ của các nền tảng duy lí, khi “vũ trụ duy lí đã
biến thành vũ trụ phi lí”. Khuynh hướng chối bỏ tri thức được thể hiện mạnh mẽ nhất
trong Trực giác thuyết của Henri Bergson. Học thuyết này kêu gọi con người hãy cảm
nhận đời sống một cách uyển chuyển, sống động và trực tiếp bằng chính các giác quan
của mình chứ khơng phải qua hệ thống tri thức duy lí, qua những quan niệm sẵn có về đời
sống và thế giới. Quan điểm này đã ảnh hưởng sâu rộng đến văn học châu Âu đầu thế kỷ.
Chủ đề thân phận con người bao trùm văn học phi lí văn học phương Tây trong các

giai đoạn tiếp theo, từ văn học Kafka, các kịch phi lí xuất hiện trước và sau thế chiến thứ
hai, chủ nghĩa hiện sinh phi lí phát triển nhanh chóng và đặc biệt là vào những năm 50 ở
Pháp. Trào lưu văn học phi lí có những đặc điểm sau: Thái độ khơng chấp nhận xã hội tư
sản và nền văn minh tư sản, tố cáo những khủng hoảng bế tắc về mặt tinh thần, là nền văn
học của những nạn nhân viết về những nạn nhân, phủ nhận lí trí, nêu lên những quan
niệm bi đát về số phận của con người.
Bên cạnh đó, đây là thế kỷ xuất hiện hàng loạt những trào lưu và chủ nghĩa mới mới,
song hành với văn học như: chủ nghĩa Dada với Tristan Tzara, thuyết phân tâm học của
Sigmund Freud, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa phi lí rồi chủ nghĩa siêu thực,... 

1.2. Tác giả, tác phẩm
1.2.1. Tác giả Samuel Beckett
● Cuộc đời
Samuel Barclay Beckett (1906 – 1989), là nhà văn, nhà phê bình và là nhà viết kịch
người Ireland. Ông đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1969. Beckett sáng tác bằng cả tiếng
Pháp và tiếng Anh, một tác phẩm kinh điển và nổi tiếng nhất của ông phải kể đến Trong
khi chờ Godot.
Beckett là con út trong một gia đình thuộc vùng ngoại ơ Dublin. Ơng theo học
Trường Hồng gia Portora ở Enniskillen, sau đó học tiếng Pháp và tiếng Ý tại trường
Trinity College Dublin. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy học ở Belfast rồi đến Paris làm việc.
Thời gian Beckett ở Pháp cũng trùng với thời kỳ tích cực của triết học Hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh là một triết học tập trung vào sự tồn tại và cách mọi người tồn tại
trên thế giới. Triết lí này cho rằng con người khơng có bản chất hay bản chất cố hữu, mà
thay vào đó xác định "bản ngã" của họ thơng qua hành động và lựa chọn của họ. Mặc dù
Beckett không phải là người theo chủ nghĩa Hiện sinh, nhưng cái nhìn hiện sinh nói
chung về thân phận con người xuất hiện rất rõ ràng trong vở kịch về Godot.
Ông rất thân thiết với cha mình là Bill Beckett cịn mối quan hệ với mẹ thì lại là sự
day dứt đến độ nó gây ra cho ơng những vấn đề về tâm lí. Theo nhà tiểu sử học Anthony

3



Cronin, ông sinh ra vào ngày 13 tháng 5 năm 1906 nhưng ơng ln cho rằng mình sinh ra
vào ngày 13 tháng 4, tức thứ Sáu ngày 13 - một ngày rất xấu đối với người phương Tây.
Nỗi ám ảnh về mẹ, về sự ra đời của mình đã theo ông suốt một thời gian dài. Nó ảnh
hưởng đến cả những trang viết và cả các mối tình của ơng về sau.
Những năm 1930, Beckett sống ở London. Tại đây, ông đã gặp Carl Jung, một bác sĩ
tâm lí - người đã điều trị chứng trầm cảm cho Beckett và cũng là người tác động đến
Beckett rất nhiều khi ông viết những tác phẩm sau đó, đặc biệt là Watt và Waiting for
Godot. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Beckett sang Pháp định cư, tham gia kháng
chiến chống Đức Quốc xã và gặp Suzanne Deschevaux-Dumesnil - vợ ông sau này. Phần
cịn lại của cuộc đời Beckett, dù có những chuyến đi ngắn quanh châu Âu và châu Mỹ
nhưng ông vẫn chủ yếu sống với vợ tại Paris và sáng tác ở đây.  
● Sự nghiệp
Có thể lấy Trong khi chờ đợi Godot là một dấu mốc cho sự nghiệp của ông.:
Giai đoạn trước năm 1950, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Dream of
Fair to Middling Women tuy nhiên tận đến năm 1993, tác phẩm này mới được xuất bản.
Năm 1938, sau quá trình bị từ chối xuất bản thì tiểu thuyết Murphy của ơng đã đến được
với công chúng. Giai đoạn tham gia kháng chiến Pháp, ông đã sáng tác cuốn tiểu thuyết
phi lí mang tên Watt và ngay trước khi Godot được xuất bản, Beckett viết bộ ba tiểu
thuyết Molloy, Malone Dies và The Unnameable. 
Sau 1950, sự nghiệp của Beckett bước sang một giai đoạn mới đầy hào quang với
kiệt tác Waiting for Godot (Trong khi chờ Godot). Những tác phẩm ở giai đoạn sau có thể
kể đến như Endgame (1958), Krapp's Last Tape (1958), How It Is (1961), Imagination
Dead Imagine (1966),... Những năm cuối đời, ông xuất bản ba quyển tiểu thuyết ngắn
Company, Ill Seen Ill Said và Worstward Ho được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
1.2.2. Tác phẩm Trong khi chờ Godot
Vở kịch Trong khi chờ Godot ( ban đầu có tên En attendant Godot) là vở kịch tiếng
Pháp, được Samuel Beckett viết từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 1 năm 1949. Vở kịch
sau đó đã được ơng dịch sang tiếng Anh và tiếng Nga. Beckett nói rằng ơng ấy viết Godot

như là "một sự thư giãn, để thốt khỏi thứ văn xi kinh khủng mà tơi đang viết vào thời
điểm đó." Một số học giả cho rằng tác phẩm này lấy cảm những từ những trải nghiệm của
ông về chiến tranh.
Vở kịch được công chiếu lần đầu tại de Babylone vào ngày 5 tháng 1 năm 1953, đây
là một nhà hát nhỏ, chỉ có khoảng 75 chỗ ngồi. Vở kịch đã gây ra nhiều sự tranh cãi, bởi
trong suốt hai màn không hề có cốt truyện thực, khơng có sự phát triển trong tính cách
nhân vật và khơng tn thủ bất kỳ quy tắc kịch truyền thống nào. Sau tất cả, người ta

4


cũng đã cơng nhận tính cách mạng của tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm cũng trở thành
điển hình cho chủ nghĩa phi lí.

● Tóm tắt tác phẩm:
-

Nhân vật:

Vladimir: Một trong hai nhân vật chính của vở kịch. Estragon gọi anh ta là Didi, và cậu
bé gọi anh ta là Ông Albert.
Estragon: Nhân vật chính thứ hai, Vladimir gọi anh ta là Gogo.
Pozzo: Anh ta đi ngang qua chỗ Vladimir và Estragon
Lucky: Nô lệ của Pozzo, người mang túi và phân của Pozzo.
Cậu bé đưa tin: Xuất hiện ở cuối mỗi màn để thông báo cho Vladimir rằng Godot sẽ
không đến vào đêm đó.
Godot: Người mà Vladimir và Estragon chờ đợi vô tận. Godot không bao giờ xuất hiện
trong vở kịch.
-


Vở kịch gồm 2 màn:

Màn I
Hai gã lang thang là Vladimir và Estragon gặp nhau ở bên “một cái cây trụi lá trên
một con đường ở nông thôn vào buổi chiều muộn”. Hai người này chờ đợi Godot, nhân
vật không hiện diện trong tác phẩm, để giết thời gian khi chờ đợi Godot thì họ cố gắng ơn
lại q khứ, ăn uống, đùa giỡn cùng nhau, phán đoán về Godot. Pozzo và Lucky xuất
hiện, Pozzo là một kẻ bạo chúa còn Lucky là người hầu của hắn. Lucky xuất hiện trong
tình trạng rụt cổ lại ngủ và người chủ phải cố gắng hét thật to hắn mới nghe được. Hai
bên gặp nhau và có cuộc trị chuyện kỳ quặc. Cuối màn I, có một cậu bé tới báo tin cho
Vladimir và Estragon rằng hôm nay Godot không tới và hứa nhất định ngày hôm sau sẽ
đến. 
Màn II
Thời gian của màn kịch cũng vào buổi chiều muộn, vẫn là địa điểm cũ của ngày
hôm trước bên cạnh cây, nhưng ngày hôm nay lại khác với hơm trước là cây đã có vài cái
lá, Vladimir và Estragon vẫn chờ đợi Godot. Một màn lâu sau Pozzo và Lucky lại đến
chỗ hai nhân vật trên nhưng với diện mạo khác: Pozzo đã bị mù và khơng nhìn thấy
đường đi, phải nhờ Lucky dẫn đường. Godot lại cho một người đưa tin đến báo rằng ngày
hơm nay ơng cũng khơng tới, điều đó làm cho hai nhân vật chán nản vì đã chờ đợi trong

5


vô vọng và đã cố gắng treo cổ tự tử, tuyên bố sẽ rời đi nhưng họ vẫn không thể nhúc
nhích. Vở kịch kết thúc.
1.3. Những lý thuyết vận dụng trong tác phẩm “Trong khi chờ đợi Godot”
1.3.1. Kịch phi lí
● Về nguồn gốc
Khái niệm “phi lí” được sử dụng từ lâu và được cho là xuất hiện ở phương Tây thời
cổ đại. Các nhà triết học cổ đại như Aristote đã áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy

lí logic (lập luận dựa vào giả thuyết phi lí) và cho rằng những gì tồn tại trái với các quy
tắc logic đều bị coi là “phi lí”. Tuy nhiên, cịn có một nghĩa thứ hai cho rằng tất cả
những gì chống lại nhận thức, chống lại lý trí, khơng thể lý giải được bằng tư duy, thì đều
được coi là phi lý. Như vậy cái phi lý là cái phản lý tính. (Theo Nguyễn Văn Dân (2000),
“Tiến tới tổng kết một thế kỷ văn học : Nhìn lại chặng đường tiến hóa của văn học phi
lý”)
Chủ nghĩa phi lí (Absurdism) có liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hư
vơ. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ nhà triết học Đan Mạch thế kỷ 19, Søren Kierkegaard.
Chủ nghĩa phi lí với tư cách là một khái niệm triết học được sinh ra từ phong trào Hiện
sinh khi nhà triết học và nhà văn người Pháp Albert Camus tách khỏi lĩnh vực này và
xuất bản bản thảo The Myth of Sisyphus của mình.
Kịch phi lí bắt đầu xuất hiện và phổ biến rộng rãi ở châu Âu như một hiện tượng văn
học vào những năm 40 - 60 của thế kỷ XX. Trong những năm đầu xuất hiện, kịch phi lí
làm số đơng khán giả phải bất ngờ và khơng chấp nhận được bởi sự “cách tân” của nó.
Hai chủ đề phổ biến nhất trong thể loại này chính là thế giới phi lí và cuộc đời vơ nghĩa
của con người. Bởi ở giai đoạn này, đức tin của con người vào tôn giáo dần suy giảm,
ngày càng nhiều người ln sống trong sự hồi nghi và khơng biết được mục đích sống
của mình là gì. Những nhà viết kịch tiêu biểu cho giai đoạn này có thể kể đến Samuel
Beckett, Eugène Ionesco, Arthur Adamov,...
● Về đặc điểm
Đặc điểm chính của kịch phi lí là trình bày theo lối hài kịch nghịch dị những hình
thức giả dối và vơ nghĩa lí của sinh tồn con người. Kịch phi lí đoạn tuyệt với truyền thống
do đó cịn được gọi là “phản văn học”, “phản kịch”, “phản sân khấu” (Từ điển thuật ngữ
văn học).
-

Khơng có cốt truyện: Trong kịch phi lí, thường sẽ khơng có một cốt truyện nào
hiện hữu; kể cả phần mở đầu, kết thúc hay diễn biến cũng không rõ ràng.

6



-

-

-

Không tuân theo những quy luật truyền thống: Nếu như kịch truyền thống tuân
theo quy luật tam duy nhất, các hành động cũng như ngôn ngữ được chú trọng và
cả thời gian thì trong kịch phi lí, dường như ngơn ngữ kịch không được quan tâm
tới, các ngôn ngữ được sử dụng trong kịch làm cho người đọc khó hiểu, nhân vật
trong kịch được tập trung và khắc họa với những hành động ngớ ngẩn, ở đây tâm
lí của nhân vật được khắc họa rõ nét qua từng cử chỉ cũng như nét mặt.
Phá vỡ những quy cách về ngôn ngữ: Ngơn ngữ của loại kịch này gần như khơng
cịn là cơng cụ giao tiếp chính nữa. Hành động của nhân vật trên sân khấu thường
mâu thuẫn với lời nói. Hơn nữa, lời thoại thường là những câu nói vơ nghĩa, sáo
rỗng, khơng mang tính xây dựng, khơng phát triển tính cách nhân vật.
Sự lặp đi lặp lại trong hành động và lời thoại: Sự lặp lại này diễn ra rất nhiều lần
thường là những câu nói và hành động vơ nghĩa, đến nỗi đôi khi khán giả cũng
cảm thấy chán ngán vì điều này. Dĩ nhiên, yếu tố trên cũng khơng góp phần gì vào
việc phát triển câu chuyện cả nhưng nó lại hàm chứa những ẩn ý của tác giả.

1.3.2. Chủ nghĩa hiện sinh:
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học lớn của thế kỷ XX, những tên tuổi lớn
như Heidegger đại diện cho dòng hiện sinh Đức, Sartre, Beauvoir, Camus đại diện cho
hiện sinh Pháp và một vài tên tuổi khác nữa.
● Khái niệm:
Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), hay thuyết hiện sinh, là một chủ nghĩa triết học bắt
nguồn từ một nhóm triết gia thế kỷ 19, trong đó có các cái tên rất quen thuộc như Søren

Kierkegaard, Jean-Paul Sartre, Friedrich Nietzsche và Albert Camus. Chủ nghĩa hiện sinh
nhấn mạnh trải nghiệm, hành động, cách sống của cá nhân mỗi người. Hiểu nơm na mà
nói, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng thế giới này chỉ có thể tồn tại nếu như mỗi cá nhân đều
sống, đều trải nghiệm và đều tư duy. Thế giới của một người chỉ có thể tồn tại nếu anh ta
tồn tại, và chính bản thân suy nghĩ, tính cách và việc anh ta nhìn nhận thế giới ra sao làm
nên tính chất thế giới của anh ta. Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm đến con người và thân
phận con người, cũng như là những ưu tư để thoát khỏi sự lệ thuộc vào người khác để trở
thành một cá thể độc đáo.
Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu phù hợp với xu hướng
phát triển tâm lý của thời đại khi chống lại bản thể luận và nhận thức luận trong siêu hình
học truyền thống, các nhà triết gia mải mê giải thích về các nguồn gốc vũ trụ mà quên đi
thân phận và kiếp sống con người.
● Nội dung của chủ nghĩa Hiện sinh:
Chủ thể tính
Triết học hiện sinh xây trên chủ thể tính, khơng coi con người là một sự vật của
tồn bộ vũ trụ nữa, nhưng coi con người như một hữu thể đứng trên vũ trụ và có quyền

7


gán cho vũ trụ một giá trị tùy theo quan điểm của mỗi người. Gồm có hai loại là chủ thể
tính và thuyết duy chủ thể:
-

Chủ thể tính (subjectivité): con người không phải một sinh vật như con mèo, cây
cối mà con người có khả năng hổi tưởng, suy nghĩ, dự tính. Chỉ có con người có
sự sống nội tâm, chỉ con người có ý thức tự quy (conscience de soi – même).
- Thuyết duy chủ thể (subjectivisme): là một thuyết duy tâm, cho rằng mọi sự đều
chỉ là những tác phẩm tư duy.
Con người có chủ thể tính là nói rằng con người khơng phản ứng như một sự

vật, sự vật luôn luôn phản ứng theo cách nhất định, cịn con người thì khơng, vì con
người là nhân vị tự do. Chủ thể tính làm cho ta tỉnh ngộ, tự nhận là một nhân vị tự
do, có quyền và có nhiệm vụ nhận xét giá trị của mỗi sự vật và mỗi tha nhân mà ta
tiếp xúc.
Tự do tính:
-

Tự do đây không phải thứ tự do của thế giới tự do mà tự do ở đây đảm bảo và là
điều kiện thuận tiện cho sự nảy nở của tự do hiện sinh.
Con người tự do: Triết hiện sinh thường gọi là “sinh hoạt của một tự do tính”
(Jaspers, Introduction à la philosophle. P.84)
Tự do là đích thực: dùng tự do để tự đảm nhận con đường đời mà tôi nhận là sẽ
phát triển một con người của tôi tới cực độ khả năng của tôi. Mỗi quyết định là
một giá trị hiện sinh, vì mỗi quyết định địi hỏi một ý thức thận trọng và một tinh
thần trách nhiệm cao cả.
● Những phạm trù của triết học Hiện sinh:

Buồn nơn: Buồn nơn là trạng thái sinh hoạt lầm lì của thường nhật. Cụ thể hơn, là cảnh
sống của những người chưa vươn lên tới mức đích thực, cịn cam sống như cây cỏ, dộng
vật. Ý thức sâu xa về tính chất phi lý và vẻ buồn nơn của cuộc đời hư vô, là bước đầy
trên con đường hối cải của triết gia hiện sinh. Buồn nôn làm cho chúng ta vùng dậy, bỏ
trạng thái sự vật để vươn lên tới thiên chức làm những nhân vị tự do và tự trách nhiệm.
Phóng thể: Có nghĩa là hóa thành cái khác, thành người khác. Phóng thể gây nên tình
trạng con người không khám phá hoặc ý thức sự độc đáo của riêng mỗi cá vị. Họ sống và
sinh hoạt như mọi người, hay hành động chỉ vì người ta bảo mình làm hoặc là nghĩ mình
phải làm như vậy mới là đúng, mới là giống với đám đơng. Nó phá hủy bản ngã của mỗi
người.Dần dần sẽ đánh mất chính mình. Con người do phóng thể chi phối sẽ sống một
cách ù lì, cục mịch trong sự an nhàn thường nhật như mọi con người khác. Điều đó gây
nên sự tầm thường, vơ vị trong kiếp người. Vì thế, triết học Hiện sinh chống lại mọi hình
thức của phóng thể, hướng con người về sự truy tìm bản ngã “gốc” của mình.


8


Ưu tư: Sự ưu tư không phải là sợ hãi như cụ thể ta sợ hãi một thứ gì đó. Ưu tư mang tính
triết học như một sự thức tình khi con người nhận ra những mong lung, bất định của một
kiếp người. Họ ưu tư phải làm thế nào sống cho ra một cuộc sống có ý nghĩa, vượt ra
khỏi tình cảnh an nhàn nhàm chán. Khác với phóng thể, con người ưu tư khi nhận ra rằng
chỉ có bản thân mình mới tự do làm chủ được cuộc đời mình. Chỉ có bản thân mới cảm
nhận, trải nghiệm được sự sống và cái chết của riêng mình. Đây là một trong những đề tài
mà triết Hiện sinh quan tâm đến, là sự biểu hiện chống đối lại “phóng thể”.
Tự quyết: Từ ưu từ, con người hiện sinh đi đến quyền tự quyết nghĩa là tự do quyết định
hành động mà không chịu sự chi phối của thế lực nào. Tự quyết trong một ý chí tự do
đồng nghĩa con người tự chịu trách nhiệm với những quyết định ấy. Tự quyết giúp con
người khẳng định tính chủ thể của mình.
Vươn lên: Khi ý thức được thế nào là lẽ sống thật, con người khơng ù lì, dậm chân tại
chỗ nhưng ngày một vươn lên. Vươn lên để tồn tại, để khẳng định chính mình là một cá
thể độc lập, tự do.
Độc đáo: Đây là yếu tố quan trọng được hiện sinh quan tâm đến. Hiện sinh cho ta thấy
mỗi cá thể sống động, riêng biệt. Nó chống lại với “phóng thể” về sự nhịe mờ nhân dạng,
ai cũng giống ai. Nhưng hiện sinh đưa con người trở về với chính mình “là một và duy
nhất”. Bởi lẽ độc đáo nên người cơ đơn. Vì mỗi con người đều có số phận riêng và khơng
ai sống thay ta được, ngay cả khi chết cũng không ai chết thay ta được.
Theo Trần Thái Đỉnh trong bài nghiên cứu “Triết học hiện sinh” nhận xét “Cuộc đời
của đa số người ta đều mang vẻ tầm thường, buồn nơn; cuộc đời đó là một phóng thể; vì
thế cần thiết chúng ta phải tỉnh ngộ, ý thức về giá trị cao quý của nhân vị mình: do đó
sinh ra ưu tư, tuy nhiên sống là vươn lên, vươn lên mãi, bởi vì dừng lại là đặt mình vào
cảnh chết của tinh thần; đàng khác, cuộc đời là một thử thách, đòi ta phải sáng suốt để
quyết định, tự quyết. Trong tất cả mọi hành động đó, tơi khơng ỷ lại vào người bên cạnh ,
lấy họ làm gương mẫu: tôi không được làm thế, vì mỗi cá vị là một độc đáo: thành thử

con người tự cảm thấy cơ đơn, một mình gánh vác định mệnh của mình, khơng ai sống
thay và chết thay ta được.”
● Vấn đề hiện sinh thông qua sự phi lý trong vở kịch:
Vở kịch thể hiện những vấn đề hiện sinh hiện lên trong tác phẩm rõ nét. Các nhân
vật trong tác phẩm dường như bị rơi vào trạng thái “buồn nơn” hay nói cách khác là “phi
lý” khi hành động một cách máy móc, lặp đi lặp lại tẻ nhạt. Họ không thể tự do quyết
định số phận của mình nhưng phụ thuộc, gần như đặt định mệnh vào tay của Godot - một
kẻ vơ hình. Họ không vươn lên để thay đổi, quyết định lại số phận của mình. Họ là
những kẻ sợ hãi sự cơ đơn, vì thế họ xuất hiện cùng nhau, gắn chặt vào nhau, nương sự
tồn tại của bản thân vào sự tồn tại của đối phương. Đó là những vấn đề mà tác giả đã gợi
ra những vấn đề nhức nhối về sự tồn tại đích thực của mỗi bản thể, góp phần thức tỉnh

9


con người ra khỏi tình trạng ngủ mê trong sự tầm thường, mà sống với trong tư cách một
nhân vị tự do và đầy trách nhiệm.
CHƯƠNG II: NÉT MỚI LẠ, ĐỘC ĐÁO CỦA TÁC PHẨM TRONG KHI CHỜ
GODOT
2.1. Cách tân về cốt truyện: Một tác phẩm phi cốt truyện
Theo Đoàn Đức Phương: Cốt truyện là một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố
phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ
thuật, qua đó các nhân vật, các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan
hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm.” Nói đến cốt truyện
là nói đến hệ thống các sự kiện, biến cố trong các tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm tự sự
và các tác phẩm kịch. Sự kiện là yếu tố giữ vai trò quan trọng, thiết yếu của cốt truyện,
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định nhằm làm sáng tỏ chủ đề và
tư tưởng tác phẩm. Một cốt truyện thường phát triển theo năm giai đoạn là: Trình bày,
thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút.
Ở tác phẩm phi cốt truyện, nhà văn không quan tâm đến diễn biến hình thức bên

ngồi mà đi sâu vào tâm lí nhân vật. Mạch tự sự  thường dựa vào những chi tiết rất nhỏ,
vào tâm lí và cảm xúc của nhân vật. Trật tự tuyến tính trong các tác phẩm này thường bị
đảo lộn. 
Trong khi chờ Godot là sự đi ngược từ hình thức đến nội dung của cốt truyện. Về
thời gian và khơng gian, khơng có một dẫn chứng nào cụ thể cho việc này. Người ta chỉ
biết đó là khung cảnh u ám, dưới một gốc cây. Về nhân vật, hai nhân vật chính là
Vladimir và Estragon không thực hiện bất cứ một hành động nào mang tính xung đột mà
chỉ làm một việc là ngồi chờ Godot. Về lời thoại, các nhân vật trao đổi với nhau về những
chuyện vô nghĩa, liên tục lặp đi lặp lại cùng một lời nói. Nếu khán giả khơng hiểu được
hàm ý bên trong vở kịch thì dễ gây nhàm chán vì họ khơng hiểu vở kịch muốn nói lên
điều gì.
2.2. Cách tân trong cách xây dựng nhân vật
2.2.1. Cặp nhân vật Vladimir và Estragon
● Vladimir
Vladimir có phần nhạy bén và tỉnh táo hơn Estragon, ông hầu như nhớ những sự
kiện đã xảy ra, luôn nhắc nhở Estragon về sự chờ đợi, cũng như gợi nhớ cho đối phương
lại những hành động đã qua. Ơng có khả năng liên kết các sự kiện một cách logic.
Vladimir cũng thường nhắc về những vấn đề mang tính tơn giáo, triết học như việc hai
tên trộm bị đóng đinh; có lương tâm, quan tâm về đồng loại khi khó chịu với cách Pozzo

10


đối xử với Lucky, khó chịu khi Estragon gắn bó với Pozzo hoặc tuyệt vọng khi biết tin
Godot sẽ không đến,…
● Estragon
Có vẻ ngờ nghệch, nhạy cảm hơn và yếu đuối hơn và phụ thuộc vào Vladimir, đơi
khi cịn qn hết những gì đã xảy ra. Quan tâm đến các vấn đề trần tục hơn, thấy việc
mình bị đánh đập là bình thường nhưng vì đau chân mà đổ lỗi cho đơi bốt. Estragon thậm
chí cịn xin tiền một người lạ là Pozzo và ăn phần xương gà mà hắn đã bỏ đi. Nhân vật

này có vẻ hoang mang với đời sống, cần phải có một người chăm sóc mình.
● Mối quan hệ giữa hai nhân vật
Đây là hai nhân vật chính của tác phẩm. Cả hai được xây dựng một cách độc đáo,
mới lạ vì họ khơng có tính cách rõ ràng (khơng thiện, khơng ác, khơng chính diện hay
phản diện); tâm lí cũng khơng được miêu tả sắc nét. Ta có thể nhận thấy, ở những tác
phẩm trước đó, đặc biệt là các tác phẩm kịch, nhân vật đều có những hành động cụ thể để
giải quyết một vấn đề, đối mặt với những mâu thuẫn cao trào, thơng qua đó bộc lộ những
tính cách đặc trưng. Nhưng ở Trong khi chờ Godot, tất cả những gì ta biết về nhân vật
cũng mơ hồ, manh mối duy nhất chỉ qua những lời đối thoại, những hành động ngô nghê.
Từ đó yêu cầu độc giả và khán giả phải có những lí giải của mình. 
Trước hết, hai nhân vật không được giới thiệu một cách rõ ràng về xuất thân, khơng
biết tuổi tác, cũng chẳng biết vì sao họ quen biết nhau. Ngay cả cái tên của nhân vật cũng
không phải là một điều không chắc chắn, họ gọi nhau là Gogo hay Didi, ngay cả thằng bé
đưa tin gọi họ bằng cái tên khác mà y vẫn trả lời. Họ tìm thấy sự tồn tại của mình thơng
qua sự tồn tại của người kia. Điều đó giống như sự cứu vớt cuối cùng để họ níu vào, để
họ biết được mình vẫn đang tồn tại. 
Trang phục của hai nhân vật cũng giống nhau: đều mang đôi bốt không vừa chân,
đội mũ quả dưa và quần áo thì rộng thùng thình. Trơng họ như những người bị xã hội
ruồng bỏ, ở ngồi vịng của sự sống. Có lẽ họ là những con người lang thang nay đây mai
đó. Cách miêu tả ngoại hình của hai nhân vật tạo nên sự nhập nhằng, khiến khán giả cũng
như người đọc dễ nhầm lẫn hai người này với nhau.
Xuyên suốt vở kịch, Vladimir và Estragon bàn luận với nhau rất nhiều chuyện, họ
lấp lửng với nhau về mọi thứ, nhất là chuyện họ có nên chia tay nhau khơng hay tiếp tục
làm bạn. Trong khi chờ đợi, họ giết thời gian bằng những hành động ngớ ngẩn: Estragon
thì gặp vấn đề về đơi giày, Vladimir thì gặp vấn đề về chiếc mũ và họ cứ lặp đi lặp lại
những hành động một cách máy móc. Họ đối thoại với nhau về cuộc đời, về niềm hy
vọng nhưng với những câu từ rời rạc, chẳng ăn nhập gì. Thậm chí, họ suy nghĩ đến
chuyện “treo cổ” nhưng với một thái độ tỉnh bơ “Mình hãy cùng treo cổ ngay lập

11



tức”(Màn I, tr. 22). Điểm chung của những cuộc bàn luận đó là khơng có kết luận hoặc
điều có thể kết luận chính là “Điều duy nhất chắc chắn được chính là sự khơng chắc
chắn”. 
Estragon: Có những lúc tao tự hỏi hay tốt hơn là ta chia tay nhau.
Vladimir: Mày hẳn sẽ không đi xa được. (Màn I, tr.20)
--Estragon: Didi
Vladimir: Ừ
Estragon: Tao không thể tiếp tục như thế này mãi được. (Màn II, tr.160)

Nhưng họ khơng có hành động để tạo nên một điều gì đó mới, cho đến tận cuối tác phẩm:
Vladimir: Thế ta đi nhé?
Estragon: Ừ đi.
(Cả hai không động đậy) (Màn II, tr. 161)
---Estragon: Ta làm gì bây giờ?
Vladimir: Tao không biết.
Estragon: Ta đi thôi
Vladimir: Không được.
Estragon: Tại sao?
Vladimir: Ta đang chờ Godot.
Estragon: Ừ nhỉ. (Màn I, tr, 79)

2.2.2. Cặp nhân vật Pozzo và Lucky
● Pozzo
 
Pozzo được miêu tả như một ông chủ với với sự điều khiển bằng một sợi dây tròng
qua cổ Lucky và một cái roi trong tay. Ơng xem Lucky khơng khác gì một con vật cịn
mình là một tay huấn luyện với chiếc roi ln lăm le. Pozzo như hình ảnh của một kẻ


12


chuyên quyền, với những hành động và lời nói ra lệnh thô lỗ, đe dọa đối với Lucky.
Pozzo đại diện cho thế lực thống trị, ln muốn thể hiện mình hơn người. Sang đến màn
II, Pozzo trở nên mù loà nhưng khơng biết lí do, lúc này từ một người đứng trên trở thành
kẻ  hoàn toàn phụ thuộc vào Lucky,“Lucky ngã, làm rơi hết hành lí, và kéo Pozzo ngã
theo”. (Màn II, tr. 130)
● Lucky
Lucky là một nô lệ “mang một cái vali nặng, một cái ghế gấp, một cái giỏ mây đựng đồ
ăn và một cái áo măng tô (vắt trên cánh tay)” (Màn I, tr.30). Sự cách tân còn thể hiện ở
việc nhân vật bị “vật hóa” qua Lucky. Ngược lại, Lucky lại như một con rối trong tay
Pozzo. Hắn ln mang vác chiếc vali, dù trong đó chỉ là cát. Điều này gợi cho người đọc
một cảm giác mới lạ, khi miêu tả một nhân vật nhưng dường như bị xóa nhịa “tính
người”. Lucky sẵn sàng làm mọi yêu cầu của Pozzo dù là những mệnh lệnh vô lí, thậm
chí khi Lucky bị Pozzo mắng nhiếc khơng thương tiếc với những lời sỉ nhục nặng nề
nhưng hắn vẫn không phản kháng:
Pozzo : Suy nghĩ đi, con heo (Một lúc, Lucky bắt đầu nhảy). Dừng lại! (Lucky dừng lại).
Bước tới (Lucky đi về phía Pozzo). Ở đó! (Lucky dừng lại). Nghĩ đi! (Một lúc). (Màn I,
tr.69)
Ngay cả lúc Pozzo ăn gà và ném xương về phía hắn, hắn cũng không tức giận vị sự
nhục mạ ấy. Trong suốt khoảng thời gian xuất hiện, hắn không mở miệng câu nào dù
được thúc giục. Nhưng khi đội nón lên, hắn lại nói một tràng khơng ngừng nghỉ một bài
“thuyết trình” như được lên dây cót. Nhưng những thơng tin lại như chắp vá, chẳng ăn
nhập gì nhau nhưng mỗi thơng tin đều là những sự kiện quan trọng. Khi bài thuyết trình
đang dang dở, Vladimir giật cái mũ của Lucky thì hắn im lặng. Chi tiết này càng làm rõ
sự Lucky như một người máy và cái mũ như một “nút khởi động”, ranh giới giữa một con
người và một món đồ vật được lập trình sẵn thật mong manh. Những giai đoạn trước, chỉ
có biện pháp “nhân hóa”, thổi vào vật tính người nhưng ở vở kịch này thì ngược lại. Đây
là một nét mới mẻ, khác lạ trong kịch của Beckett.

● Mối quan hệ giữa hai nhân vật
Cặp nhân vật này xuất hiện, xen ngang vào cặp nhân vật Estragon và Vladimir khi
họ chờ đợi Godot. Tuy nhiên, nét độc đáo ở đây là cặp nhân vật này chỉ như những người
qua đường và chẳng ảnh hưởng hay làm thay đổi mạch chờ đợi của Estragon và Vladimir.
Đồng thời, sự mới lạ còn thể hiện ở việc dù ở bất cứ hồn cảnh nào, cả hai nhân vật cũng
khơng tách rời nhau. Cũng giống như cặp Estragon và Vladimir, cả hai nhân vật này vẫn
luôn đồng hành bền chặt với nhau. Sang màn II, có một sự đổi mới, Pozzo trở nên mù
lồ, Lucky thì bị câm và ta khơng biết ngun nhân là gì. Dù có sự thay đổi về mặt thể lí
nhưng cơ bản họ chẳng thể tách rời nhau. Họ ra đi và ta cũng không biết họ sẽ đi về đâu

13


sau đó. Cả hai phụ thuộc lẫn nhau để khẳng định sự tồn tại của bản thân: Pozzo hành hạ
Lucky để thể hiện quyền lực của mình, Lucky lại dựa vào những lời sai bảo của Pozzo
mới có những “cử động” để khẳng định sự hiện diện của mình. 
Tiểu kết:
Cách xây dựng các cặp nhân vật được xuất hiện khá nhiều trong lịch sử văn học,
điển hình là cặp nhân vật Don Quixote và Sancho Panza. Nhưng suy cho cùng, đa phần
nhân vật này sẽ là người hỗ trợ, giúp cho tính cách của nhân vật kia (nhất là nhân vật
chính) được bộc lộ rõ rệt nhất. Trong tác phẩm Trong khi chờ đợi Godot của Samuel
Beckett cũng có những cặp nhân vật luôn đi kèm với nhau để khẳng định sự tồn tại của
nhau. Nhưng sự bắt cặp ấy chỉ để vin vào sự tồn tại của đối phương mà biết mình đang
tồn tại. Đây là một điểm độc đáo mà các tác phẩm trước hầu như khơng có, vì những tác
phẩm đó xây dựng nhân vật với sự tồn tại độc lập và họa may những nhân vật xung
quanh chỉ là hỗ trợ, giúp cho chính bản thân nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Phải
chăng, ngụ ý của việc con người sợ hãi nỗi cô đơn trong thời kì hậu chiến, sự tồn tại của
cá nhân dường như lờ mờ trong xã hội mà phải vin vào sự tồn tại của người khác? Tiếp
đến, sự độc đáo còn thể hiện ở việc miêu tả con người nhưng với trạng thái như một cỗ
máy cứng nhắc. Điều này lại càng làm mờ nhịe những phẩm tính người, điều mà ta chưa

từng thấy ở giai đoạn trước đó. Qua hình tượng phi tính cách đầy mới lạ, độc đáo của hai
cặp nhân vật trên đã gợi lên cho người đọc những ngụ ý sâu xa sau lớp vỏ đầy hài hước,
lố bịch. Từ đó, tác phẩm đã thể hiện những vấn đề hiện sinh, mang tính chất tồn thể
nhân loại, đáng để suy ngẫm.
2.2.3. Nhân vật bí ẩn mang tên Godot:
Đây là nhân vật được cặp đôi Estragon và Vladimir nhắc đến rất nhiều lần trong vở
kịch. Godot mang một sức hút khiến hai nhân vật và cả chính chúng ta cũng đợi chờ được
gặp. Nhưng cuối cùng, Godot lại khơng xuất hiện và có lẽ cũng mãi mãi không bao giờ
xuất hiện. Godot tồn tại trong cảm nhận và dòng suy luận của mỗi độc giả. Ngay cả
Beckett cũng nói rằng ơng khơng xác định được Godot là ai. Phải chăng đó là Chúa? Là
một vị thần? Là tình yêu? Là hy vọng hay cái chết?
Nếu chúng ta coi Trong khi chờ Godot là vở kịch của tơn giáo, của Cơ đốc giáo thì
Godot có thể đại diện cho Chúa. Xét về cách phát âm, “Godot” gần với giống âm của từ
“God” có nghĩa là Chúa, đây là cách lí giải được xem là hợp lí nhất. Tồn tại là đau khổ.
Đau khổ là sự trừng phạt của thần thánh. Chính Chúa Jesus là người chịu đựng nhiều đau
khổ nhất trong cuộc đời trần tục của Ngài với Cái chết trên Thập tự giá. Chính vì lí do
này mà Estragon nói: “Trong suốt cuộc đời tơi, tơi đã so sánh mình với Đấng Christ”. Khi
con người khơng trả lời được những câu hỏi liên quan đến thực tại thì người ta sẽ tìm đến
phải đức tin của mình. Godot trong tâm tưởng của hai nhân vật là một đấng cứu thế họ
trong kiếp sống đau khổ này, cho họ ăn no, ngủ kĩ, sống một cuộc sống hạnh phúc. Godot

14


chính là một vị thần sẽ cứu vớt cuộc đời của hai nhân vật, để họ đặt niềm tin, hy vọng của
mình vào đó và chờ đợi là sự thử thách. Trong văn học dân gian thì hình tượng này quá
đỗi quen thuộc với những vị tiên, thần linh đến cưu mang những con người bất hạnh.
Trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo, nhân vật Jean Valjean cũng hiện
lên là một con người lương thiện, một vị cứu tinh giúp đỡ mọi người. Đây là một niềm tin
vào hiện tượng tâm linh của con người mà ta khơng thể nào ngăn cản được. Dựa vào đó

con người có một chút gì đó tin vào lẽ sống hơn như hai người Estragon và Vladimir. 
Người ta cũng cho rằng Godot tượng trưng cho cái chết. Cả hai kẻ lang thang
Vladimir và Estragon đều đang chờ đợi cái chết, Godot khơng đến với họ vì thời gian
chết của họ chưa điểm, do đó, họ chờ đợi nó mỗi ngày. Họ có thể cố gắng tự tử nhưng
điều cuối cùng họ làm chính là chờ đợi. Chết là một lối thốt. Cuộc sống của hai nhân vật
này hư ảo và vô nghĩa đến nỗi họ gần như mất đi ý thức chỉ biết mỗi một việc đó là chờ
đợi Godot. Nếu nói cuộc sống này khơng có gì là chắc chắn thì chúng ta đã quên đi điều
chắc chắn duy nhất: cái chết.
Ngược lại, một số quan điểm lạc quan hơn thì họ định nghĩa Godot là niềm hy vọng.
Estragon và Vladimir ở một góc nhìn khác là hai con người khá lạc quan dù họ khơng có
nghề ngỗng, chẳng biết có gia đình hay khơng, cũng khơng biết họ có gì trong tay. Nhưng
mỗi ngày họ đều đến nơi đó và đợi Godot mặc dù anh ta chưa bao giờ xuất hiện. Họ đợi
lâu đến nỗi, không biết bao lâu nhưng ở màn II, Pozzo đã quên mất hai nhân vật này. Dù
nghi ngờ và lo lắng về sự tồn tại của mình. Nhưng Godot ln là niềm hy vọng để họ
sống tiếp, dù cuộc sống không mấy ý nghĩa.
Godot cuối cùng lại không đến, phải chăng đấng thần linh luôn đứng lẽ phải thấy
được tội lỗi của con người thông qua bộ dạng thảm hại rách rưới của Estragon và
Vladimir, sự áp bức và bóc lột nhau như Pozzo đối với Lucky. Trong xã hội thiếu đạo đức
như vậy Godot trở nên vơ hình hơn bao giờ hết. Godot chính là biểu tượng cho cái khơng
đạt được, biểu tượng cho mọi niềm tin, tín ngưỡng của con người và là sự ảo tưởng,
huyễn hoặc vào những dịng lí thuyết. Godot giúp chúng ta nhận ra rằng sự chờ đợi là ngu
ngốc nhưng niềm tin tựa vào một thứ tâm linh nào đó sẽ giúp cuộc sống ta tiếp tục cuộc
sống. Tồn tại như cách mà người ta tự giam mình trong một nhà tù, chờ đợi là cuộc sống
và Godot không đến nhưng ta vẫn chờ đợi nghĩa là ta vẫn sống, một cuộc sống phi lí.
2.3. Cách tân trong hành động và đối thoại kịch
2.3.1. Hành động kịch
       Hành động kịch là một trong ba yếu tố bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo
luật “tam duy nhất” của kịch trường vốn đã được đặt ra từ thời Hy Lạp cổ đại, tiếp tục áp
dụng đối với kịch cổ điển. Vở kịch Le Cid của Corneille đã từng hứng chịu những phản
ứng dữ dội của người trong giới phê bình bấy giờ vì đã phá vỡ nguyên tắc kịch cổ điển

trong đó có luật “tam duy nhất” này. Le Cid không đảm bảo được sự thống nhất về thời

15


gian, không gian và đặc biệt là hành động kịch. Vở kịch diễn ra quá thời gian ước lệ là 24
giờ; vượt ra một khơng gian duy nhất khi thì trong cung, khi thì nhà Chimen, nhà Don
Rodrigue, lúc lại ở chiến trường; hành động kịch khơng nhất qn vì xen vào những hành
động khác như hành động trả thù cho cha của Don Rodrigue, Don Rodrigue chiến đấu với
quân Mo, cuộc đấu kiếm với Don Sanche, tình yêu của công chúa... Hành động kịch phải
tập trung được vào một hành động nhất quán từ đầu đến cuối vở kịch, theo một tư tưởng,
chủ đề nhất định, để tạo sự liền mạch, nhất quán. Từ đó nhân vật được hiện lên với những
tính cách, cá tính cụ thể cùng những đặc trưng tâm lí. Đó là điều mà kịch truyền thống
phải tuân thủ. Vở bi kịch Medea của Euripides thì đã thống nhất hành động trả thù người
chồng phụ bạc, vơ ơn của Medea. Dù ở nhân vật, lí trí và tình cảm có giằng co nhưng
khơng triệt tiêu mà cịn hỗ trợ nhau, tình cảm là nỗi uất hận, đau đớn giúp lí trí trở nên
quyết đốn thực hiện kế hoạch thỏa mãn cho tình cảm. Những hành động ấy có là điên rồ,
khiếp đảm đi chăng nữa thì nó đều được chỉ huy bởi một khối óc tỉnh táo đã lên kế hoạch
cụ thể, từng bước từng bước đoạt đi mạng sống của những kẻ đã đẩy Medea đến đường
cùng và cả hai đứa con để khiến Jason phải dằn vặt suốt đời. Trước khi hoàn thành kế
hoạch thì có những lúc nàng cảm thấy đau đớn, dằn vặt, tính dừng hành động tàn ác ấy lại
khơng phải là hành động kịch khơng thống nhất mà nó cịn thể hiện chiều sâu tâm lí,
những góc khuất của nhân vật. 
          Nhân vật kịch truyền thống được xây dựng đã có sẵn những “sứ mệnh”, nhiệm vụ
nhất định phải hoàn thành, dù con đường dẫn đến kết quả ấy có nhiều lúc khơng thẳng tắp
mà có những khúc quanh co do ảnh hưởng của tâm lí, nhưng xét tổng thể hành động của
nhân vật luôn thống nhất và phát triển theo mạch của vở kịch. Hành động kịch là yếu tố
duy trì đảm bảo vở kịch được vận hành một cách thống nhất, tránh lan man, chệch hướng.
Với vở kịch này lại là một hướng khác biệt: “Thế nhưng, hành động của nhân vật trong
kịch Trong khi chờ Godot là những hành động trung tính, đó là loại hành động khơng

nhằm gây ra tác dụng gì đối với diễn tiến của vở kịch” (Trần Thy Ngọc Chi, 2009). Vì
thế các nhân vật hiện lên dật dờ, thoi thóp khơng có đặc điểm tính cách hay diễn biến tâm
lí phức tạp nào cả.
          Cần phải hiểu rằng hành động của nhân vật kịch khác với hành động kịch. Đối với
Trong khi chờ Godot thì hành động kịch là hành động chờ đợi sự xuất hiện của “một cái
gì đó” chứ khơng phải hồn tồn là chỉ chờ Godot. Vì hết vở kịch chúng ta cũng chẳng hề
hay biết Godot là ai, có thực sự tồn tại người tên Godot hay không, chờ Godot để làm gì,
Godot là người như thế nào và một vụ tự sát bất thành. Tất cả đều không đạt được kết quả
gì hay chạm được đến ngưỡng nào cả. 
Cịn về hành động kịch, nếu xem xét từng hành động rời rạc thì rõ ràng chẳng có
hành động chờ nào ở đây cả nhưng xét trong tổng thể thì họ vẫn ở đó để chờ Godot. Sự
xuất hiện của Pozzo và Lucky khơng thúc đẩy, khơng trì hỗn, khơng gây ảnh hưởng rõ

16


rệt nào tới Vladimir và Estragon. Thông thường, mỗi nhân vật đều đóng vai trị cụ thể do
sự sắp đặt có dụng ý của tác giả, họ có thể là nhân vật chính diện, phản diện, hoặc có tác
động nhất định đối với sự triển khai hành động kịch, có thể mở ra một xung đột hoặc
khơi dậy một hướng giải quyết. Nhưng trong tác phẩm của Beckett dù Pozzo và Lucky có
xuất hiện hay khơng thì Estragon và Vladimir vẫn ngày ngày đứng dưới cái cây chờ đợi
Godot và tái diễn những trị hề tẻ nhạt, vơ nghĩa của họ. Pozzo và Lucky xuất hiện chẳng
biết để làm gì thậm chí chẳng có nổi một mục đích như hai người kia, chỉ bày thêm
những hành động ngớ ngẩn, khó hiểu. Nghĩa là họ hành động nhưng hành động gần như
không gây ra một sự vận động nào cho vở kịch.
 
Trong q trình chờ đợi Godot xuất hiện, họ có những hành động, cử chỉ khó hiểu và
có phần ngớ ngẩn. Estragon ngồi tư thế bào thai ở màn hai: đầu gục vào giữa hai chân mà
theo như sự lí giải của PGS. TS Lê Nguyên Cẩn trong bài viết Đọc lại En Attendant
Godot của Beckett trên Tạp chí khoa học số 9 thì đó là những phương thức tồn tại gần gũi

nhất với cuộc sống thuần khiết, và là sự che chở duy nhất chống lại những cuộc tấn cơng
từ bên ngồi. Vì thế ta thấy được đó là một lối sống tự nhiên và hết sức bản năng, cho dù
họ trơng có vẻ ngớ ngẩn, ngốc nghếch nhưng vẫn biết cách bảo vệ bản thân mình trước
những nguy hiểm rình rập bên ngồi, dù đó cũng chỉ là một tư thế cơ bản, tư thế phòng vệ
thụ động chứ không phải chủ động tấn công.
 
Tiếng cười farce (tiếng cười hề kịch) tạo cho khán giả những tràng cười không ngớt
nhờ những hành động lặp lại, động tác hề rối, cử chỉ, điệu bộ như ngật ngưỡng như người
xỉn đoạn Lucky ngã làm Pozzo mù ngã theo:“Trông thấy Vladimir và Estragon, Lucky
dừng lại. Pozzo vẫn tiếp tục đi nên đụng vào Lucky. Vladimir và Estragon lùi lại. Pozzo
bám lấy Lucky, khiến. Lucky vì thêm phần gánh nặng mà lảo đảo. Lucky ngã, làm rơi hết
hành lí, và kéo Pozzo ngã theo.Cả hai nằm sõng soài, bất động giữa đống hành lí” (Màn
II, tr. 130). Giữa lúc ấy, hai người Estragon và Vladimir lại bàn bạc, tính tốn cân nhắc
cứu giúp hai người khốn khổ kia tưởng chừng điều kiện sẽ lớn lao lắm nhưng không, chỉ
là những cái xương: “Hay là chúng mình thử hỏi về mớ xương trước? Nếu ơng ta từ chối
chúng mình sẽ bỏ mặc ơng ta”. Rồi đến khi đồng ý kéo hai người kia đứng dậy với giá
hai trăm thì Estragon và Vladimir cũng ngã nốt. Tiếng la hét, kêu gào, ra lệnh, đánh đập
rên xiết hết sức ngớ ngẩn, khó hiểu, lạ lùng của các nhân vật được xuất hiện xuyên suốt
vở kịch: những màn tranh cãi hết sức ngớ ngẩn xem đó là củ cà rốt hay củ cải, Lucky bị
đánh, quần của Estragon rộng nên tụt xuống mắt cá, tính treo cổ bằng dây quần nhưng
đứt dây..
Ở Trong khi chờ Godot, ta không hề thấy những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân
vật cũng đồng nghĩa với việc kịch khơng có sự phát triển lên tới cao trào, kịch tính hay
giải quyết xung đột. Ta khơng thể miễn cưỡng nói rằng có sự xung đột giữa cặp nhân vật
Estragon và Vladimir, giữa Pozzo và Lucky hay có chăng sự mâu thuẫn giữa việc đợi của

17


Estragon và Vladimir với việc Godot khơng xuất hiện. Chính cả Estragon và Vladimir

cũng khơng màng tới việc Godot có đến hay khơng, nếu khơng đến thì họ vẫn cứ nhẫn
nại ở đó chờ nên cũng khơng lấy đó là mâu thuẫn của vở kịch được: 
Estragon: Ông ta lẽ ra phải ở đây,
Vladimir: Ơng ta khơng nói chắc chắn là sẽ đến.
Estragon: Thế lỡ ơng ta khơng đến thì sao?
Vladimir: Chúng ta sẽ trở lại vào ngày mai.
Estragon: Và rồi ngày mốt.
Vladimir: Có thể.
Estragon: Và cứ thế tiếp tục.
Vladimir: Có nghĩa là…
Estragon: Cho đến khi ông ta đến.(Màn I, tr. 17)
Tiểu kết :
Những hành động của các nhân vật không xuất phát từ những dự cảm trong tâm thức mà
là một dạng thụ động. Nhân vật với những động tác máy móc, vơ nghĩa để giết thời gian
và đơi lúc họ khơng kiểm sốt được chính cơ thể của mình. Họ giống như là những con
rối chứ không phải những con người có ý thức. Nhân vật hành động ở hiện tại, hành động
cho hiện tại, không nhằm tạo mạch phát triển một tiến trình từ quá khứ dẫn đến hiện tại
rồi tới tương lai phục vụ cho việc thống nhất cho hành động kịch. Đó là lí do dẫn đến sự
khác biệt so với kịch truyền thống có sự thống nhất giữa hành động của nhân vật thể hiện
đặc trưng của từng nhân vật với hành động của vở kịch. Vì thế, muốn nắm bắt được nhân
vật hay theo dõi hành động của tác phẩm còn cần phải dựa vào yếu tố trình diễn trên sân
khấu. 
Những động tác, cử chỉ của nhân vật diễn ra xuyên suốt vở kịch nhưng không vận
động hay phát triển và phần lớn không ăn khớp với hành động chờ đợi cũng giống như
mỗi cá thể trong xã hội khơng tìm thấy được sự đồng điệu, thấu hiểu nhau, mỗi người có
những suy nghĩ, lựa chọn của riêng mình. Nhưng chính bản thân con người cũng đầy sự
hoang mang, hoài nghi khi đối diện với hiện thực và bối rối, lúng túng khi đưa ra quyết
định. Suy cho cùng, mỗi nhân vật là mỗi mảnh vỡ. Mỗi mảnh vỡ có thể mang nhiều ý
nghĩa khác nhau. Trong khi chờ Godot có lẽ là bi kịch được che đậy trong những hành
động khôi hài, những động tác không ăn khớp với hành động của các nhân vật. Qua đó vẽ

nên sự chờ đợi thảm hại vô vọng của con người về một Đấng cứu thế.
2.3.2. Đối thoại kịch

18


● Ngơn ngữ như một trị chơi:
Vladimir và Estragon liên tục lặp lại lời nói của mình, chẳng nhằm mục đích
gì ngồi việc cùng nhau cố gắng vượt qua thời gian và nhắc cho nhau biết mình đang tồn
tại. Sự lặp lại ấy cũng cho thấy rằng cuộc sống của họ khơng có gì mới, khơng có gì đáng
nhớ. Khơng chỉ nhân vật này tự lặp lại lời thoại của mình mà những nhân vật khác cũng
lần lượt lặp lại cùng một câu nói, thậm chí giọng điệu của họ cũng như nhau làm cho
khán giả có cảm giác bị xoay vòng, nhầm lẫn:
Vladimir: Mày bị đau à?
 Estragon: Đau! Hắn lại cịn hỏi tơi bị đau à!
Vladimir: (nổi hứng). - Làm như trên đời chỉ có mình mày đau đớn! Tao khơng
đáng kể gì à. Tao muốn xem khi mày ở vị trí của tao. Chắc hẳn mày dẽ có nhiều điều để
kể.
 Estragon:Mày từng bị đau à?
Vladimir: Đau! Hắn lại cịn hỏi tơi từng bị đau à! (Màn I, tr. 9 – tr.10)
● Ngơn ngữ mang tính phi logic:
Lời thoại của các nhân vật không phải những lời trau chuốt hoa mĩ, hay sử dụng
những phép tu từ mà chúng giống như những chuỗi âm thành liên tục được phát ra. Đó là
những tiếng kêu, tiếng la, rên rỉ, những câu cảm thán, xuýt xoa vô nghĩa, hay những cuộc
đối thoại nhát gừng, chắp vá, rời rạc khơng tìm thấy bất kì mối liên kết gì. Và việc của
người nghe chính là chắp vá chúng lại, khai thác những ý nghĩa bị chìm dưới bề mặt ngơn
ngữ:
Pozzo: Chiều tối à?
(Im lặng. Vladimir và Estragon nhìn về phía mặt trời lặn).
Estragon: Cứ như nó đang mọc lại.

Vladimir: Khơng thể nào.
Estragon: Hay giờ là bình minh? (Màn II, tr. 145)
Chính vì thế cuộc hội thoại thiếu tính liên tục và hợp lí. Lớp vỏ của ngơn ngữ thì
vẫn tồn tại nhưng khơng đạt được hiệu quả giao tiếp. Họ liên tục nói chuyện nhưng
khơng nhận thức được mình đang nói về vấn đề gì, nhằm mục đích gì. Hàng loạt câu hỏi

19



×