Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân Tích Tính Nghệ Thuật Trong Hai Đứa Trẻ Của Thạch Lam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.25 KB, 12 trang )

Đề bài: Phân tích tính nghệ thuật trong Hai đứa Trẻ của Thạch Lam
Bài làm
Mỗi lần đọc Thạch Lam trong tâm trí tơi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn
êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hồng lan. Phía ngồi cánh cổng là một thế giới
ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu khơng khí mát rười rượi thoảng mùi
hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự
sống.
Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành động nhưng
đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa những cuộc đời giản dị, qua sự
chiêm nghiệm lặng lẽ.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn
mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn xi" đó, nhà
văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị, khơng có gì chung với sự thi vị
hố cuộc sống một cách tầm thường. Thi vị (hay chất thơ) của tác phẩm gắn liền với dụng
công của nhà văn muốn khêu gợi trí tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm
nhận của các giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây
chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải thích: viết về các sự vật, sự việc
tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá vỡ một ngộ nhận (chí ít là
của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự
vật liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù.
Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó khơng có nghĩa ở đây chỉ
có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên truyện chứng tỏ
điều đó: "Tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi
buổi chiều". Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau, nhưng sự cảm nhận của
người đọc đã thực sự được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong
câu này cái đáng chú ý cịn có từ "gọi". Nó xác lập một tương quan mới (dù vơ hình) giữa
các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn khơng nói lên được. Dĩ nhiên câu văn vừa nêu không
chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó xuất hiện có quy luật chứ khơng
ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn những sự kiện nổi trên bề mặt. Xin chú ý
thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng
tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như




thừa một chữ "chiều", xét theo góc độ thơng tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây cịn có
thơng tin về tâm trạng mà riêng hai chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do thiếu vắng nhịp
điệu). Mặt khác, nếu khơng có chữ chiều "thừa ra" ấy, sự bng lơi êm đềm của câu sau sẽ ít
có hiệu quả. Tính chất thừa tiếp hô ứng của mạch văn cũng thiếu trọn vẹn. Rõ ràng đọc giả
đang bị dẫn dắt bởi văn chứ khơng phải cái gì khác.
Suốt truyện ngắn, nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự "ngây thơ" của hai nhân vật chị em qua
các nhận xét như: "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là...", "tâm hồn Liên... có những cảm
giác mơ hồ không hiểu", "vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí
mật và xa lạ...","Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xơi khơng biết...". Rất có thể
nhân vật của truyện "khơng biết", khơng hiểu thật, nhưng điều đáng nói là tác giả đã mượn
chính tâm trạng nhân vật để ám thị người đọc. Các phủ định từ "không" đã "bẫy" họ sa vào
một khơng khí bất định, mơng lung. Độc giả cứ ngỡ mình đang cùng nhà văn theo dõi nhân
vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác của nhân vật và khơng thơi thao thức.
Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật "không hiểu" để phân biệt với nó, anh ta càng rơi
sâu vào khơng khí của truyện đến nỗi mất cả đường ra, trong khi tác giả vẫn khơng ngừng tả,
kể để trói anh ta chặt hơn vào câu chuyện mà ông "bịa" ra.
Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thống những lời đối thoại. Chúng được phân bố
rất đều trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật - một khung cảnh lặng
lẽ, êm đềm, có phần hiu hắt, buồn bã. Chính khơng khí ấy quy định sắc điệu của lời đối thoại,
trong khi bản thân lời đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng, khơng gây nên sự đột biến nào
của mạch truyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng được mà khơng cũng được. Nó
khơng nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ đợi một sự phụ hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ
và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa:
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé!
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Sao hơm nay chị dọn hàng muộn thế?
- Cịn cơ chưa dọn hàng à?
- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phịng khơng?

- A, cơ bé làm gì thế?
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?


Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là "mãi rồi mới chép miệng trả lời", ngẫm
nghĩ rồi đáp hoặc có đáp cũng "đáp vẩn vơ", thậm chí "khơng đáp", "không cần ngoảnh mặt
ra". Một số người khi muốn chứng minh luận điểm nói rằng cảnh đời được miêu tả trong
truyện thật nghèo nàn buồn tẻ, đã viện đến các chi tiết như đám trẻ con nhặt nhạnh những
thứ rơi vãi trên nền chợ, chị Tý dọn hàng đến khuya mà không bán được bao nhiêu, hai chị
em Liên xem phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ, một người mua hàng đến nửa bánh xà
phòng cũng phải mua chịu... Thật ra cần chú ý hơn đến những mẩu đối thoại rời rạc đã nói ở
trên. Dụng cơng của Thạch Lam cũng như hồn văn của truyện chính tốt lên từ đấy. Nó đưa
tới cho người đọc khơng phải chuyện này chuyện nọ mà là một ấn tượng buồn nản, xót
thương, thậm chí bực bội trước các câu hỏi tủn mủn, bâng quơ, không cần thiết phải trả lời
và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng. Những ấn tượng đó khó gây dựng hơn
nhiều so với các nhận xét kết luận "đóng bao"sẵn thường thấy ở nhiều truyện thừa giọng giáo
huấn mà thiếu tính nghệ thuật.
Trong truyện cũng vài lần nổi lên tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan mong đợi:
- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.
- Đèn ghi đã ra kia rồi.
Nhưng những tiếng reo đó đã nhanh chóng phơ ra tính chất tội nghiệp của chúng, niềm vui
mới nhóm lên đã bị triệt tiêu bởi lời kể nhẩn nha vô tình mà thật "ác nghiệt": " An và Liên
ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ,
nhiều tiền , hai chị em không bao giờ mua được " và "chuyến tàu hôm nay không đông như
mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Đúng là mong đợi chỉ để mà mong
đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tiếc và thất vọng hơn. Cảm giác thất vọng của nhân vật chắc chắn
là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng không kém. Bị trói chặt bởi nhịp
cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở những tiếng reo kia. Thật ra, niềm thất
vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện. Sau sự hụt hẫng này, độc giả sẽ vỡ ra

những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng tới. Nghệ thuật khơng phải là nói thẳng
mà nói vịng, cịn độc giả thì có được cảm giác thật như người trong truyện. Cùng với nhân
vật, họ tự nghiệm sinh các giá trị của đời.
Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Sự êm ả
đượm buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu, vật liệu,
một phần là của văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với những mẩu đối thoại rời


rạc, khơng hồn chỉnh. Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và cầm giữ nhịp điệu
của thiên truyện. Giả sử tác giả viết khác đi, dồn hẳn những đoạn miêu tả thiên nhiên về một
phía, và phía kia là hình ảnh sinh hoạt của con người, hẳn giọng điệu điều hoà của truyện sẽ
biến mất và chủ đề của chuyện sẽ khác đi. Ở đây thiên nhiên không thu hút tồn bộ thần trí
con người để họ mê man trong đó. Nó gần gũi, vỗ về, khơi gợi những cảm xúc dịu dàng và
bâng khuâng. Nó trồi lên đánh lạc hướng tâm trạng buồn chán của nhân vật (và của độc giả)
thông qua mùi âm ẩm của đất bụi, vẻ lung lay của bóng đèn, bóng người, ánh nhấp nháy của
ngàn sao và đom đóm, tiếng động mơ hồ, khe khẽ của loạt hoa bàng rụng xuống vai...Tuy
nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với
thực tại túng thiếu, lam lũ, để tiếp đó rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ, nửa thức, khắc
khoải chờ mong, hi vọng (dẫu chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ khơng rơi vào nhàm
tẻ dù đối tượng hàm chứa sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải mái khi xử lí
chất liệu hiện thực. Tất cả chất liệu đã được tổ chức lại nhằm khơi dậy ở người đọc những
cảm xúc nghệ thuật thuần khiết . Nhà văn đưa họ vào thế giới của ơng, thơi miên họ, sau đó
tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra những bài học cần thiết. Ở trên có nhắc tới "khu vườn Thạch
Lam". Thực ra "khu vườn"ấy khơng chỉ có nghĩa là đề tài. Đó là "khu vườn" của nghệ thuật một nghệ thuật biết vượt thốt khỏi sự trói buộc của đề tài để làm vang dậy tiếng nói riêng
của nhà văn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm

thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.


Báo cáo giải pháp công tác quản lý Mầm non
tài liệu mầm non mẫu giáo
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
sáng kiến kinh nghiệm
thư viện kiến thức tổng hợp về mầm non mẫu giáo này để chăm sóc và ni dạy con của mình ngày một tốt hơn.



×