Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nạn bạo hành trong gia đình trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.35 KB, 5 trang )

Nạn bạo hành trong gia đình trong tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa"


Qua câu chuyện về người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu, anh chị có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình
những vùng quê nghèo hiện nay.
Ai đã đọc tác phẩm"Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu hẳn không
thể nào quên được hình ảnh người phụ nữ làng chài tảo tần, chịu nhiều sương gió, cực
khổ. Vì những gánh nặng của cuộc sống, vì tình thương dành cho con cái, vì cái án
mưu sinh, khát khao hạnh phúc mà ng đàn bà đó phải chịu 1 cảnh sống bị đánh đập
tàn nhẫn, 1 số phận thật trớ trêu và đầy nghịch lí. Trong xã hội hiện đại ngày nay, dù
đã khác và tiến bộ rất nhiều hơn trước đây nhưng nạn bạo hành trong gia đình vẫn xảy
ra và làm nhức nhối trong dư luận.
Bạo hành trong gia đình ám chỉ tới rất nhiều rất nhiều kiểu ngược đãi mà một
thành viên trong gia đình, một người sống chung trong hộ gia đình đối với các thành
viên khác trong gia đình. Nó làm ảnh hưởng đến con người về mặt vật chất lẫn tinh
thần. Những hành động dã man đó là sự kiểu đối xử mất hết tính người và tình người
và có thể xem như 1 tệ nạn xã hội phải loại trừ.
Nó xâm phạm đến quyền con người của các thành viên khác, những hành động
đó không thể tha thứ. Các nạn nhân của nạn bạo hành thường là phụ nữ, người già và
trẻ em, người tàn tật những người yếu đuối và đôi khi phải sống phụ thuộc vào
người đàn ông, trụ cột của gia đình. Họ không thể tự lực để sống 1 cuộc sống riêng vì
như ta đã biết dù có phát triển hơn thì trình độ học tập của dân ta hiện nay cũng chưa
thể nói là cao, phần đông lao động làng chưa học quá lớp 9, để kiếm cái ăn họ phải
làm thuê, làm mướn, và cũng vì lẽ đó mà những ng yếu đuối kia luôn bị lệ thuộc vào
những kẻ có "trái tim sắt đá". Họ luôn phải dựa vào sức lao động của người khác để
có thể tồn tại. Từ mối quan hệ không thể tách rời đó đã tạo nên gánh nặng mưu sinh,
gây đè nặng tâm lí và luôn tạo ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ trong gia đình,
đó cũng là khởi nguồn cơ bản của nạn bạo hành trong gia đình.
Điều thứ hai ta có thể thấy là ở cơ chế thị trường của xã hội hiện nay, người ta


coi trọng đồng tiền hơn bất cứ thứ gì, "có tiền mua tiên cũng được". Dường như câu
nói đó ngày càng in sâu vào nhận thức của mỗi người. Trong tâm trí họ lúc nào cũng
chỉ nghĩ đến 1 mục đích duy nhất là làm sao có tiền, có thật nhiều tiền để sống thật
sung sướng và hạnh phúc. Họ làm tất cả mọi việc để có được tiền và bất kì hành động
nào cũng nhằm đạt được nhu cầu thỏa mãn vật chất.
Cũng từ đó đã tạo nên bao sự dở khóc dở cười cho những người xung quanh
họ, một khi con người ta đã đánh mất chính mình, quên đi những tình cảm của người
thân xung quanh và mê mụi vì 1 thứ có mãnh lực có thể giết chết cả con người thì tất
cả với họ chỉ là con số không. Khi không đạt được mục đích của mình họ đâm ra cáu
gắt, tức giận và đổ lỗi cho người thân của mình, và rồi là những hành vi đối xử ngược
đãi bạo tàn.
Lí do thứ ba của tệ nạn này ở sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự suy đồi trong
nhận thức và suy nghĩ của một số người. Họ quên đi những giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, bị lấn át và cám dỗ trước những thứ xa hoa, phù phiếm, lối sống lai
căng chiếm mất con ng họ và làm họ đánh mất đi trá trị của bản thân mình. Tình trạng
này hiện nay rất thường thấy, nó không còn hiếm hoi mà dường như ở nơi nào ta cũng
gặp. Vì họ không còn đạo đức, không còn tính người nên tất cả những hành động sai
trái và mang tính bạo lực với họ chỉ là chuyện thường, họ sẽ không thể dừng lại,
không thức tỉnh bởi họ có còn cái gọi là lương tâm đâu khi đạo đức đã bị chôn vùi mà
không để lại dấu tích.
Và như đã nói, trình độ dân trí của nc ta hiện nay vẫn còn rất thấp. Vì vậy mà
ng dân không thể biết đến các quyền như quyền con người, bảo vệ con người và cả
luật đối với nạn bạo hành trong gia đình. Đồng thời những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu vẫn
luôn ngự trị trong nhận thức của họ, với tư tưởng người đàn ông là người duy nhất có
quyền hành trong gia đình đã tác động lớn đến suy nghĩ và hành động của con người.
Đó là nguyên nhân cơ bản thứ tư của nạn bạo hành trong gia đình.
Trong hoàn cảnh kinh tế của một nước đang phát triển, bên cạnh đời sống có
phần nâng cao thì vẫn còn không ít những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống nhân dân đặt biệt vùng quê nghèo khó và chính đều này làm nảy sinh nạn bạo
hành trong gia đình. Trường hợp của chị Chị Trần Thị T (thôn Văn Hà, xã Gia

Phương) lập gia đình năm 20 tuổi. Đã hơn 10 năm qua, chị chưa một ngày được
hưởng hạnh phúc từ mái ấm đó. Chồng chị là kẻ nát rượu. Chị kể: "Anh ấy chỉ về nhà
khi đã say mềm. Hôm sau anh ta lại đòi tiền đi uống rượu. Không đưa tiền thì anh ta
đánh đập, chửi bới, đập phá nhà cửa. Nhà tôi cấy một mẫu ruộng, nhưng anh ta chẳng
giúp được tí nào. "Bạc mặt" ở ngoài đồng, về nhà lại lăn vào làm việc nhà, nhiều lúc
tôi không gượng nổi. Có hôm vừa thấy tôi đi làm về, anh ta đã lao vào đánh đấm túi
bụi đến thâm tím mặt mày.
Con cái anh ta cũng chẳng tha, đánh mẹ rồi quát đến con. Hai đứa con cứ nhìn
thấy bố là khóc thét. Xấu hổ với xóm làng, nhiều lúc tôi muốn chết đi cho rảnh nợ,
nhưng nghĩ thương con nên phải cố gắng sống. Số phận mình đã thế thì phải chịu
thôi". Hay Gần hai tháng nay, tại thôn Lương Quy, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh
(Hà Nội), cụ Nguyễn Thị Lý, 83 tuổi và chị Oanh, con gái cụ phải sống trong cảnh
màn trời chiếu đất. Ngôi nhà nơi mẹ con cụ Lý đang ở đã bị hai con trai là anh Hùng
và anh Dũng phá tường, dỡ mái. Bàn thờ gia tiên và chiếc giường ngủ hàng của cụ Lý
cũng bị đập phá tan tành Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội, đó
là những con sâu mọt phá hoại nề nếp và đi ngược với giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc.
Những nạn bạo hành đó gây tác động xấu đến sự phát triển của xã hội, làm cho
cuộc sống của xã hội ngày càng trở nên bất an, bởi lúc nào cũng có ng bị đánh đập,
hành hạ một cách rất dã man. Nó ảnh hưởng đến vấn đề tâm sinh lí của ng bị hại, họ k
thể sống như bao ng bình thường khác mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, bị hành hạ và
đè nặng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Làm cho cuộc sống xã hội bất an, phá vỡ nét đẹp truyền thống của dân tộc
trong tình nghĩa, đánh mất những nét đẹp trong lối sống và đạo đức của dân tộc. Làm
cho trật tự xã hội bị phá vỡ, cái luân thường đạo lí bị xem nhẹ. Hạnh phúc gia đình bị
tan vỡ, tình cảm lục đục, cha con, vợ chồng, mẹ con những giá trị tình cảm đó dần mất
đi và rồi khiến gia đình bị suy sụp. Rồi từ đó lại có bao mảnh đời bất hạnh, trẻ em lang
thang vì không thể sống chung với gia đình lúc nào cũng bị hành hạ, người già neo
đơn và thậm chí phải bỏ nhà ra đi vì sự lạnh nhạt của con cái, rồi gánh nặng xã hội lại
đè nặng, bao nhiêu số phận kêu cứu. Sự rối loạn cũng một phần đc bắt đầu từ đây.

Là một con người của xã hội hiện đại và phát triển, mỗi chúng ta không đượcc
phép khoanh tay đứng nhìn mà phải đấu tranh, lên án, phê phán những hành vi đó và
quyết tâm lọai trừ chúng ra khỏi cuộc sống văn minh này. Mỗi công dân cần tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, tuyên truyền và giáo dục ng dân về luật pháp có liên
quan đến bạo hành trong gia đình. Chúng ta cần dang tay giúp đỡ những nạn nhân của
tệ nạn này. Điều quan trọng hơn cả là tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, k đi theo con
đường xấu, biết làm chủ bản thân, tiếp thu và làm theo những tư tưởng tiến bộ.
Dường như nhìn đc thời cuộc, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra 1 vấn đề mà cả
thời của ông lẫn thời nay đểu đang xảy ra. Truyện đã phản ánh phần nào về thực trạng
nạn bạo hành diễn ra. Đó là 1 điều đau xót và là những cái nhọt của xã hội. Mỗi cá
nhân cần có cách sống phù hợp và tiến bộ, có ý thức trách nhiệm để góp phần xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển, sẽ không còn dòng chữ nào phải lên
tiếng để đấu tranh cho quyền của con người và chống nạn bạo hành trong xã hội.

×