LƯU QUANG VŨ VÀ VỞ KỊCH
“ HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT”
I- TÁC GIẢ
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn
kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại tại Phú Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu
Quang Thuận và bàVũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú thọ cùng cha mẹ. Khi hoà
bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng
khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in
dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không -
Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm hợp đồng
cho nhà xuất bảnGiải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-
phích,
Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu
sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ
Duy Kỳ.
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô
tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và
con trai Lưu Quỳnh Thơ. Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn
này.
[1]
Đánh giá
Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt
Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm
80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến
đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế
bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu
Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn
trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50
vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành
công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã
làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề
thứ 9, Bệnh sĩ,Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở
hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy
chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.
Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở,
khát khao. Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn
tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố,Bầy ong trong đêm sâu Ông còn là tác giả của nhiều
truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.
Gia đình
Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố
Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi
sĩ Xuân Quỳnh năm 1973.
Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những
người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang
Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn
học của Viện Văn học. Em trai của ong là GS.TS Lưu Quang Hiệp Hiệu trưởng Đại
học TDTT Bắc Ninh
Tác phẩm
Thơ
Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).
Mây trắng của đời tôi (1989).
Bầy ong trong đêm sâu (1993)
Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.
Kịch
Sống mãi tuổi 17
Nàng Sita
Hẹn ngày trở lại
Nếu anh không đốt lửa
Hồn Trương Ba da hàng thịt
Lời thề thứ 9
Khoảnh khắc và vô tận
Bệnh sĩ
Tôi và chúng ta
II- MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Triết lý sống trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba,
da Hàng thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét
mới, rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện
dân gian chỉ đơn giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác, thì đến
vở kịch của Lưu Quang Vũ, vấn đề đã được ông đào sâu, mở rộng và phát triển hơn
rất nhiều. Ông có quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác - đó là mối
quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. Hơn nữa, ông còn mở rộng tầm triết lý sang cả
những vấn đề nhân sinh khác, như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân
cách, vấn đề đấu tranh trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm
người, v.v Vở kịch của Lưu Quang Vũ, vì thế, không chỉ là thành quả to lớn của nền
kịch nói hiện đại Việt Nam, mà còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm
triết lý nhân sinh nói chung.
Trong bài viết này, chúng tôi không so sánh một cách toàn diện giữa một
truyện cổ dân gian và một vở kịch dài hiện đại, cũng không so sánh về toàn bộ nội
dung tư tưởng, mà chỉ so sánh về tư tưởng triết học - phần cốt lõi của cả hai tác phẩm.
Truyện cổ dân gian: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ
tuổi nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có
người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh.
Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy, ở Trung Quốc, có ông
Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền khăn gói sang
Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua
được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò
đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của
Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương
Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Ông cụ
thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Tự nhiên, bên Kỵ Như cờ bại thành thắng.
Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế
bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần tục,
chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người
trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi”. Đế Thích cười bảo: “Ta nghe như nhà ngươi tự
phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu,
giết gà, khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba.
Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh: “Ta thấy nhà
ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một bó hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp
lên một cây, ta sẽ xuống”. Nói đoạn, cưỡi mây bay lên trời.
Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai
bên rất tương đắc. Nhưng một hôm, Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột.
Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa, thấy có nén hương giắt ở mái nhà,
chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ở thiên đình, thần Đế Thích
nhận được tin bằng mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích
ngạc nhiên: “Trương Ba đâu?”. Vợ Trương Ba sụt sịt: “Nhà tôi chết đã gần một tháng
nay rồi!” - “Chết rồi! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay, để đến bây giờ còn
làm thế nào được nữa?”. Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: “Trong xóm hiện
nay có ai mới chết không?”. Vợ Trương Ba đáp: “Có một người Hàng thịt mới chết tối
hôm qua”. Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người Hàng thịt mà bảo: “Ta
sẽ kiếm cách làm cho chồng nhà ngươi sống lại”. Nói xong, thần hóa phép rồi trở về
trời.
Nói chuyện trong nhà người Hàng thịt lúc đó, mọi người đang xúm quanh linh
sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhỏm dậy. Hắn ta vứt tất cả mọi
đồ khâm liệm rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ
Trương Ba thấy người Hàng thịt, biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống
lại, mừng rỡ đón vào. Giữa lúc đó, thì vợ con người Hàng thịt cũng chạy theo níu lấy
chồng nhưng không những bị vợ Trương Ba giằng lại, mà ngay chính chồng mình
cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau, cuối cùng biến thành cuộc đấu
khẩu rất kịch liệt. Xóm làng không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan.
Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó
là anh Hàng thịt. Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận ra là chồng mình”.
Quan hỏi rằng: “ Chồng chị ngày thường hay làm gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo đánh
cờ mà thôi”. Quan lại hỏi vợ người Hàng thịt: “chồng chị ngày thường hay làm nghề
gì?”. Đáp: “chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn”.
Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh Hàng thịt mổ,
nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào
tỉ thí với người Hàng thịt thì không ngờ, con người đó đi những nước cờ rất cao không
ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.
Vì thế mới có câu “ Hồn Trương Ba, da Hàng thịt”(1).
Như vậy, truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt cũng quan niệm linh
hồn phải có thể xác mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn mới sống được,
mới không rữa nát. Nhưng truyện cổ dân gian tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn, coi
nhẹ thể xác, nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người Hàng thịt thì Trương
Ba coi mình là Trương Ba 100% trong ý thức, trong tình cảm, trong tính cách, tuyệt
nhiên không băn khoăn gì về hình dạng của mình. Vợ Trương Ba cũng vậy, khi thấy
chồng là thân xác anh Hàng thịt nhưng tâm trí là Trương Ba - chồng mình - thì cũng
không băn khoăn gì, nhận ngay và vui vẻ chung sống. Vợ anh Hàng thịt chỉ thấy đơn
giản là hình dạng chồng mình sống lại nên đấu tranh khiếu kiện giành giật về cho
mình, mặc dù anh ta đã nói anh ta là Trương Ba và chạy về nhà Trương Ba. Quan phủ
sau khi kiểm tra kỹ năng mổ thịt lợn và nhất là kỹ năng chơi cờ thì quyết định xử ngay
cho anh - Hàng - thịt - mang - hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba. Phép thử mổ thịt
có thể không chính xác, vì anh Hàng thịt nếu thích vợ Trương Ba có thể giả vờ mổ
vụng; nhưng phép thử chơi cờ thì không thể sai được, vì nó thuộc về trí tuệ, về năng
khiếu tính toán trong loại hình thể thao trí tuệ đặc biệt, cũng chính là một biểu hiện,
một phương diện đặc sắc của linh hồn. Nó xác định, khẳng định linh hồn đó chỉ có thể
là Trương Ba - người sinh thời chơi cờ rất giỏi.
Với cốt truyện ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần hơi đơn giản -
đề cao, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn,
tách rời linh hồn và thể xác, coi thể xác chỉ như cái túi đựng linh hồn - truyện cổ dân
gian Hồn Trương Ba, da Hàng thịt phù hợp với quan niệm xưa, qua bao thế kỷ vẫn
được kể, được yêu thích và không hề gây tranh cãi.
Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của con người và khoa học
(sinh lý học và tâm lý học), tư tưởng triết học về con người cũng trở nên phong phú
hơn, sâu sắc hơn và toàn diện hơn. Từ đó, tư tưởng triết học trong truyện cổ dân gian
đã được Lưu Quang Vũ, nhà viết kịch tài năng của thời hiện đại, nhìn nhận lại và phát
triển theo trình độ nhận thức của thời đại, theo yêu cầu nhân sinh và thẩm mỹ của thời
hiện đại.
Tóm tắt vở kịch của Lưu Quang Vũ. “Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm
người phải chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao
cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái thượng nên Nam Tào gạch bừa tên
Trương Ba.
Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con
dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế
Thích cho Trương Ba mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích
xuống, thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy
trong người khó chịu và chết.
Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta
vô tình thắp ba nén hương cho chồng). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh
Hàng thịt mới chết, thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba
nhập vào xác anh Hàng thịt để sống lại.
Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp
quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba
đến xem phép mầu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng
nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ
Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng
thịt) về nhà Trương Ba.
Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc
mắc về việc chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về.
Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình.
Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt.
Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai hối lộ,
Lý trưởng xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt. Anh con trai lại có
lời, Lý trưởng cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về.
Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị Hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn
bị về thì chị ta giữ lại mời rượu rồi mời ở lại. Hồn Trương Ba lúc đầu định xuôi theo
nhưng đã đấu tranh tư tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà.
Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đòi ăn
ngon, nước cờ đi cũng khác.
Lý trưởng lại đến sách nhiễu. Cháu gái không nhận ông, người con dâu cũng
than phiền bố chồng thay đổi.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người Hàng thịt diễn ra; qua đó,
xác người Hàng thịt khẳng định thế lấn tới của y đối với hồn Trương Ba.
Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình.
Lúc đó, cu Tỵ nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết. Đế Thích bảo hồn Trương Ba nhập
vào xác cu Tỵ. Trương Ba từ chối, xin cho cu Tỵ sống, còn mình xin trả lại xác cho
người Hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn trò chuyện với vợ”.
Trước hết, Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian. Ông
cũng nhấn mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác. Trương Ba khi sống lại
trong thân xác anh Hàng thịt thì nhận biết mình là Trương Ba (dựa vào ký ức, tình
cảm và ý thức của hồn Trương Ba) và về ngay nhà mình (nhà Trương Ba). Vợ Trương
Ba, sau khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới), cũng nhận là chồng mình và giữ lại.
Trưởng Hoạt, bạn của Trương Ba, khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới) về tình bạn
giữa hai người, cũng xúc động ôm hôn ngay bạn mình, mặc dù anh ta lúc này đã mang
thân xác xa lạ. Cô con dâu thì lại càng thương cha chồng, mặc dù cha lúc này mang
vóc hình ông Hàng thịt, vì điều chị ta tìm thấy ở ông là đức tính nhân hậu hệt như cha
chồng xưa. Chị ta nói khá đúng, khá đủ, khá cơ bản về linh hồn: “Đã gọi là hồn làm
sao có hình thù, bởi nó không là vuông hay tròn, mà là vui buồn, mừng giận, yêu ghét.
Thầy vẫn dạy chúng con: Cái bề ngoài có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương
và trí tuệ cao sáng của con người ta là đáng kể”.
Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó.
Đầu tiên, hồn Trương Ba tỏ ra lạ lẫm, khó chịu với sự khác lạ của thân xác
mình.
Rồi anh ta cảm thấy thân xác đó bắt đầu chi phối anh: cũng thích ăn tiết canh,
uống rượu, nói to và có sức khỏe (không đau lưng, không hen nữa, tát con chảy máu
mồm).
Khi ông Lý xử anh phải sang nhà chị Hàng thịt một số giờ trong ngày thì anh
cũng tấm tắc khen ngon mấy món ăn của chị ta. Chị Hàng thịt thì biết linh hồn trong
thể xác chồng mình không phải là của chồng mình mà là của Trương Ba, nhưng chị ta
càng quý hơn vì nó tốt đẹp và dịu dàng, điều mà chị ta không thấy ở người chồng thô
bạo đã khuất. Sự cô đơn về thân xác và linh hồn khiến chị càng khao khát hồn Trương
Ba. Hồn Trương Ba cũng bị rung động trước sự gần gũi với vợ người Hàng thịt và
phải tự đấu tranh để thoát ra khỏi vòng tay âu yếm của thị. Vợ Trương Ba cũng dần
cảm thấy chồng khác trước và nảy sinh mặc cảm, tự ti về sức khỏe và nhan sắc trước
hình vóc trẻ khỏe của hồn Trương Ba. Đến đây, ta đã thấy sự tồn tại độc lập của thân
xác đối với linh hồn, sự chi phối của thân xác đối với linh hồn cùng những phiền toái
do sự không hòa hợp, không thống nhất giữa linh hồn và thân xác.
Đỉnh cao của tư tưởng triết lý trong vở kịch là sự đối thoại giữa linh hồn và
thân xác. Cuộc đối thoại này cho thấy con người ta có hai phần là linh hồn và thể xác.
Hai phần đó có quan hệ hữu cơ với nhau. Linh hồn có cơ sở vật chất là thể xác, cũng
như nhận thức lý tính phải bắt đầu từ cảm tính; tình cảm hình thành từ những quan hệ
cụ thể trong đời thường; cảm xúc thẩm mỹ phải dựa trên các cảm quan thị giác, thính
giác Thể xác cũng có tính độc lập tương đối, có tiếng nói riêng, có nhu cầu tự nhiên
hợp lý, không thể bỏ qua. Nhưng, linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu đó, phải
điều chỉnh, thăng hoa, “Người” hóa, văn hóa hóa những nhu cầu ấy. Con người nói
chung phải biết kìm hãm, tiết chế những nhu cầu bản năng và nếu cần, biết đè nén,
biết hy sinh nó. Linh hồn và thể xác là một thể thống nhất; trong đó, linh hồn giữ vị trí
chủ đạo, nên linh hồn phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hành động của thể xác,
không thể thỏa mãn mọi nhu cầu ở mọi mức độ, mọi nơi, mọi lúc rồi đổ trách nhiệm
cho thể xác. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác thực sự là cuộc đấu tranh trong
bản thân con người để làm chủ những nhu cầu và ham muốn, nhất là khi bị hoàn cảnh
tác động. Đó là cuộc đấu tranh để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách. Ở đây,
cuộc đấu tranh này cũng cảnh báo khả năng lấn át của thể xác - tức của những nhu cầu
tầm thường - đối với linh hồn - tức là đối với khát vọng sống cao khiết.
Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của Trương Ba là
một hành động đúng đắn, một hành động dũng cảm và đạo đức. Từ sự lý giải lại một
cách biện chứng về quan hệ giữa thể xác và linh hồn trên triết lý nhân sinh của thời
đại, Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm sống đẹp: sống chân thật, mình phải
chính là mình, cả linh hồn và thể xác, sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp
của con người. Trương Ba chết, nhưng hồn Trương Ba vẫn sống - sống trong tình cảm
của mọi người, sống mà không cần mượn đến thân xác của ai hết.
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng, đặt
nhân vật trước một sự lựa chọn: chấp nhận cái chết hoặc nhập vào xác cu Tỵ - một em
bé hàng xóm vừa chết. Trương Ba không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác
mượn của người khác: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn”. Vì thế, ông đã xin cho cu Tỵ được sống lại, còn mình thì
xin được chết.
Thực chất, đó là lời tái khẳng định của tác giả đối với quan niệm sống đẹp mà
ta nhắc đến ở trên. Bi kịch xung đột giữa linh hồn và thể xác không thể được giải
quyết theo đúng cái cách đã tạo ra bi kịch. Đến đây, cái “chết hẳn” của Trương Ba lại
thể hiện một chiến thắng thuyết phục của “tồn tại – người”, của nhân cách, của khát
vọng hoàn thiện nhân cách của con người.
Không phải chờ đến khi các nhà ngoại cảm và lý thuyết trường sinh học xuất
hiện, Lưu Quang Vũ đã khẳng định, theo cách của ông, thân xác của từng cá thể người
tồn tại hữu hạn, nhưng sự sống và linh hồn của con người là bất tử. Tư tưởng triết lý
của Lưu Quang Vũ về con người vừa biện chứng, vừa lạc quan và cao thượng. Điều
này, cùng với tài năng sáng tạo nghệ thuật tác giả, đã làm cho vở kịch có giá trị nhân
văn cao, vươn tới tầm nhân loại.
Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong Hồn Trương Ba, da Hàng
thịtcòn có thể làm ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong mỗi
sự vật. Đương nhiên, mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác, giữa nội dung và hình
thức là hai cặp phạm trù không đồng nhất, không thể suy cái này ra cái kia một cách
tịnh tiến. Tuy vậy, từ sự không đồng nhất, thậm chí đối lập giữa linh hồn và thể xác
trong vở kịch, ta có thể liên tưởng tới sự thống nhất cần có giữa nội dung và hình thức
là hai mặt của thực tại tự nhiên và xã hội. Khi nội dung và hình thức phù hợp với nhau
thì sự vật tồn tại và phát triển. Khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì
sự phát triển bị kìm hãm và thậm chí, sự tồn tại của sự vật bị đe dọa.
Liên tưởng trên không hề có khi đọc truyện cổ dân gian, mà nếu có, thì đó chỉ
là sự tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức và tách rời nội dung khỏi hình
thức, một tư duy siêu hình mang tính tiên nghiệm.
Từ triết lý đơn giản trong truyện cổ dân gian về vai trò quan trọng thứ nhất của
linh hồn, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi
tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lý sống: thể xác và linh hồn có quan hệ
hữu cơ với nhau; con người không thể chỉ sống bằng thể xác, mà phải luôn luôn đấu
tranh với bản thân để có sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới một
lối sống cao thượng, vươn tới một nhân cách hoàn thiện.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BI KỊCH "HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT" –
LƯU QUANG VŨ
GỢI Ý PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH VỞ KỊCH "HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT" –
LƯU QUANG V
A.MỞ BÀI
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đ
ặc biệt của sân khấu kịch
trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như vi
ết truyện ngắn, soạn kịch, làm th
nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn h
ọc nghệ thuật Việt nam hiện
các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng th
ịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm
đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tư
ởng sâu sắc qua nhân vật Tr
xác anh hàng thịt.
B. THÂN BÀI
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần
đ
được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây d
ựng lại thành một vở kịch nói
hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Tr
ương Ba là m
mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh c
ờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà
Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đ
ẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Tr
được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại
đưa Trương Ba và m
khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba d
ần bị xác hàng thịt làm mất
chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau kh
ổ và quyết
tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác gi
ả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt ng
hơn về Trương Ba
1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt:Có thể nói Trương Ba đã ch
ết một cách vô lí, ai cũng biết cái
chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng s
ự sửa sai của Nam Tào và Bắc
của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô l
í hơn là linh h
trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Tr
ương Ba đành ph
cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Tr
ương Ba xưa kia, nay
mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến đư
ợc xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại
còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm đ
ộc bởi cái tầm th
đồ tể. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau kh
ổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với
nguy
ện khắc khoải). Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn
còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba c
ũng càng lúc càng r
đau khổ, tuyệt vọng.Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết đ
ịnh chống lại bằng cách tách ra khỏi
xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng
đó là vô ích, đ
Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Tr
ương Ba vào th
nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì, theo lí lẽ của xác thịt là "chẳng còn cách nào khác
đâu", v
làm một rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã m
ắng mỏ xác thịt hèn hạ nh
đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cành mà mình đã lâm vào, đành nh
ập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng.Hai
hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại đi
ện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát
vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thư
ờng, dung tục. Nội dung cuộc
xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đ
ấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con ng
lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chi
ến thắng bản thânMàn
thấy
• Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng h
ổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị
sự dung tục đồng hoá.
• Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải s
ống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự
trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
2. Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thânKhông phải ngẫu nhiên, tác giả không
đưa anh con tra
của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân. Các cuộc đ
ối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng
làm cho Trương Ba đau khổ hơn. ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho ngư
ời thân là rất tệ hại nặc dù ông không
hề muốn điều đó. Thái độ của vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đ
ổi và tha hoá của Tr
• Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường Tr
ương Ba cho cô v
• Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương b
ố chồng trong tình cảnh trớ
trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đ
ình "nh
khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Th
ầy bảo con: Cái bên ngoài là không
chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đ
ớn thấy mỗi ngày thầy một
dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con c
ũng không nhận ra thầy nữa ".
• Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ v
ốn trong sạch, không chấp
nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng th
ịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ
đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khư
ớc từ tình thân (tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý
ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn c
hân "to bè như cái x
làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vư
ờn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông
chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt
đ
nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đu
ổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút
Lão đồ tể, cút đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì đư
ợc cho tình trạng hiện tại của Tr
Ba. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Tr
ương Ba thách th
hàng thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản kháng quyết liệt: "Không cần đến cái đ
ời sống do mày mang lại!
Không cần!"). !". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương g
ọi
khoát.
3. Màn đối thoại giữa. Trương Ba với Đế Thích:Gặp lại Đế Thích, Trương Ba th
ể hiện thái
không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn đư
ợc là mình một cách toàn vẹn
"Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn đư
ợc là tôi toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật
Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con ngư
ời là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà.
Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con ngư
ời bị chi phối bở những nhu cầu bản
năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đ
ẹp siêu hình của tâm hồn.Lúc
ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên ch
ấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, d
cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đ
ế Thích: "Sống nhờ vào
của cải người khác đã là chuyện không nên này đ
ến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ
cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra con ngư
ời quả không hề
sống nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không đư
ợc là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng
điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy ngư
ời khác vào nghịch cảnh, vào bi kịc
tiếp tục sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho h
ồn Tr
cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quy
ết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho
sắc tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ h
ơn là cái ch
kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đ
ế Thích cuối cùng cũng
đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc, ngư
ời xem có thể nhận ra những
ý ngh
ĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con ngư
ời là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài h
Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con ngư
ời bị chi phối bởi những nhu cầu bản
năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đ
ẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ
hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn gi
ản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không
mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đ
ế Thích chứng tỏ nhân vật
cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau kh
ổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác,
thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đ
ế Thích xuất hiện.Qua màn
tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín
đáo và sâu s
đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao đ
ộng trong cuộc
dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, h
ợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất th
Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.
4. Màn kết:Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hôn đư
ợc trong sạch và hoá thân
vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những ngư
ời thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật
của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hư
ởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan
thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.
C. KẾT BÀI
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con ngư
ời, rong vở kịch nói chung và
Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Th
ứ nhất , con ng
cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đ
ến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy
cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đ
ến sinh hoạt vật
hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , v
ở kịch còn
vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con ngư
ời phải sống giả, không dám và cũng không
thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đ
ến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa
biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.