Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

HUY CẬN VÀ BÀI THƠ “ TRÀNG GIANG” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.4 KB, 19 trang )

HUY CẬN VÀ BÀI THƠ “ TRÀNG GIANG”

I- TÁC GIẢ
Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc
nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở
làng Ân Phú, huyện Hương Sơnsau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú,
huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung
học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng,
ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào
sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội
ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ
Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn
Đoàn.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn
Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi
vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị củaVua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ
trưởng Bộ Canh nông trongChính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.
Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa
Thông tin trực thuộcHội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn
nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật
Việt Nam.
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế
giới
[cần dẫn nguồn]
.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng


2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng
[1]
.
Một số Thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận.
Đời tư - Gia đình


Huy Cận (trái) và Xuân Diệu
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân
Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng
dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà
thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến
hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (nay là 24 - đường Điện Biên Phủ), Hà
Nội.
Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là Tiến sĩ
luật Cù Huy Hà Vũ. Em trai ông là Tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công
tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng tác
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940
(gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên
tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi
buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp
nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ
yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo
não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và
cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-
1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn
chưa thoát khỏi bế tắc.
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại
sáng (1958), Đất nở hoa(1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu

nhi, 1967), Những năm sáu mươi(1968), Chiến trường gần đến chiến trường
xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973),Những người mẹ, những người
vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại
gieo (1984) …
II- TÁC PHẨM “ TRÀNG GIANG”
ĐỀ 1: Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa
hiện đại. Anh/chị hãy phân tích bài thơ Tràng Giang để làm sáng tỏ nhận xét
trên.

BÀI LÀM
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định
tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương
Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông
mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác
phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng
tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến
đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở
hoa", "Bài thơ cuộc đời" Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu
biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài
thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám. Bài thơ
được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm
sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp
người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài
thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến
cho người đọc.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài
Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ.

"Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền
nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn
rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi
liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở
vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng
sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của
mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm,
Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn,
nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa
một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc
chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng",
"sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình
cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói
lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông
dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên
mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư,
sầu não như thế:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này.
Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ
kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên
tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi
xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song
song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động

là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng
giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.
Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm
ắp trong lòng
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào
thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về
nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu
trăm ngả". Từ chỉ số nhiều "trăm" hô ứng cùng từ chỉ số "mấy" đã thổi vào câu thơ nỗi
buồn vô hạn.
Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc: "Củi
một càng khô lạc mấy dòng". Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ
ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. "Một" gợi lên sự ít ỏi,
nhỏ bé, "cành khô" gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, "lạc" mang nỗi sầu vô định,
trôi nổi, bập bềnh trên "mấy dòng" nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi
khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến
lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở
về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc
có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới.
Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở
cách nói "Củi một cành khô" thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ,
mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian
lạnh lẽo:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng
thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi

sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo,
tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa
vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh
xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi
của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có
thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống
động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông:
"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả
sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu ***t vót" là cảnh diễn
đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ
không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả
không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời
rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi
như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ
chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì
quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng
thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
BÈo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ
cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời.
Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là "hàng nối hàng".
Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi

lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi
vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên
nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có
sự giao hoà, nối kết:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. " không không" để phủ định hoàn toàn
những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm
thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên
nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của
con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người
đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình
ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn
cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động,
có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ
đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ
sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh
nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng
lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời
gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ
để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện
đại:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
"Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước
đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nổi niềm bâng
khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang
đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung
của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là từ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên
sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để
mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi buồn nó
đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào
của nhà thơ hôm nay.
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển
được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ
láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh
chim Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ
kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như "sâu
chót vót", dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng
nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri
thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất "Huy Cận",
với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu
nước, yêu quê hương.
THAM KHẢO THÊM
Tràng giang (*), dòng sông đưa "cái tôi" trở về cội nguồn14:15', 11/10/
2005 (GMT+7)
Tràng giang khơi nguồn từ cảm hứng không gian: Bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài. Nhớ không gian là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Lửa thiêng. Nhớ làm
cho trời đất phân ly, giữatrời rộng và sông dài trở thành hai mảng không gian viễn

cách. Huy Cận đã mô hình hóa vũ trụ dưới cái nhìn mới của con người hiện đại:
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Trong cái ranh giới giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối xuất hiện các chiều đối
nghịch của không gian: mặt trời lặn xuống để ánh sáng hắt lên, trời vừa thấp vừa cao
thành sâu chót vót; sông dài để đường biên của chân trời thêm rộng, bến bờ mất hút,
điểm hẹn của bao cuộc gặp gỡ trở thành hoang vắng, cô liêu. Không gian giãn cách ở
mọi chiều kích của nó đã phá vỡ cái mô hình vũ trụ Thiên - Địa - Nhân trong quan
niệm của con người thời cổ. Con người không còn ở cái tư thế đầu đội trời chân đạp
đất nữa mà trở thành một tinh cầu giá lạnh chơi vơi giữa cõi hư vô.
Tràng giang không còn là bức tranh thiên nhiên để con người hòa nhập cùng
trời đất nữa mà trở thành dòng đời với bao xao động trong cái ranh giới nhập nhòa
giữa cũ và mới. Cuộc sống cũ đi qua, cuộc sống mới đang hình thành, "cái tôi" chơi
vơi giữa biển đời đầy biến động. Những xao động của ngoại cảnh đều chuyển hóa
thành những xao động của tâm hồn, "cái tôi" thu nhận vào trong lòng mình mọi âm
vang của vũ trụ. Con sóng gợn li ti cộng hưởng thành nỗi buồn điệp điệp, con thuyền
xuôi mái với nước song song nhân lên thành nỗi sầu trăm ngả. Củi một cành với thân
phận mong manh, vì thế trở thành "cái tôi" xê dịch giữa mấy dòng li tán. Sự sống
trong vũ trụTràng giang trở nên mờ mịt, gián cách giữa hiện tại và quá khứ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Cồn nhỏ lơ thơ như những nấm mồ hoang lạnh vật vờ trong cõi mịt mờ sương
khói. Âm vang đìu hiu của con gió như thổi cái hồn của quá khứ vọng về hiện tại, xua
sự sống của hiện tại vào hư ảnh của tương lai. Làng của một thời mất rồi, chỉ còn nghe
dư âm. Chợ tưởng như đang còn đó nhưng đã muộn màng, chưa sum họp đã ly tan. Sự
sống chứa đựng trong cái vũ trụ này có vẻ tiếp liền đấy mà vẫn chia cắt, nối kết đấy
mà vẫn đứt đoạn: bèo dạt hàng nối hàng, bờ xanh tiếp bãi vàng hóa thành không một
chiếc đò ngang, không cầu gợi chút niềm thân mật. "Cái tôi" cảm thấy bơ vơ, lạc lõng
không biết về đâu trong cõi xa khuất nghìn trùng.
Bao nhiêu thanh âm tinh tế, mơ màng của sự sống được biểu đạt qua tiết tấu

ngữ âm của thi ca:điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót… cuối cùng dồn tụ lại
thành âm ba "dợn dợn" có sức mạnh cuộn xoáy trong lòng nhà thơ. Con sông của trời
đất hóa thành con sông của trái tim, dòng chảy của cuộc đời biến thành dòng chảy của
cảm xúc. Con sóng buồn điệp điệp hóa thành con sóng của khát vọng, dợn dợn lên
tưởng chừng như dội ngược về nguồn:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Tràng giang đưa ta chảy xuôi về biển trời xa xăm cuối cùng lại đẩy ngược ta về
với nguồn cội. Giống như củi một cành khô lạc mấy dòng bất giác nhớ về núi rừng,
nơi nó đã ra đi. Giống nhưchim nghiêng cánh nhỏ dưới áp lực của bóng chiều sa mà
khao khát tìm về tổ ấm. "Cái tôi" với ảo tưởng tự do sẽ không bao giờ quên được cái
ta cộng đồng của mình, dòng chảy trong trái tim của mỗi con người Việt Nam vẫn giữ
một lòng quê với cái làng xa dù sau này chỉ còn dư âm trong những huyền thoại.
Nhà là nơi nuôi giữ Lửa thiêng để hồn ta bay về cội nguồn: Đại bàng vỗ cánh
muôn năm trước. Ai biết trời xa rộng mấy khơi
. Châu Minh Hùng
(Khoa Ngữ văn - Đại học Quy Nhơn)

THAM KHẢO THÊM
Nhà thơ Huy Cận đã về cõi vĩnh hằng lúc 21h kém 7 phút ngày 19/2/2005,
hưởng thọ 86 tuổi. Năm 21 tuổi, Huy Cận hoàn thành tập thơ Lửa thiêng, tập thơ đã
đưa ngay ông vào hàng thi bá của Thơ Việt. Ngọn "lửa thiêng" trong veo ấy đã soi
sáng cho cả cuộc đời sáng tạo kéo dài 70 năm của ông.
Huy Cận may mắn là nhà thơ ngay từ bước khởi đầu sự nghiệp đã được sự
công nhận và đón nhận của công chúng yêu thơ, của những nhà thơ đồng nghiệp và cả
của những nhà phê bình khó tính. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã không cạn
lời ca ngợi thơ Huy Cận: "Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi
tầm thường, thi nhân lại có thể
đúc thành bao nhiêu châu ngọc". Và Hoài Thanh - thi sĩ chợt thấy: "Có lẽ thi
nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian,

có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến". Ở tuổi hai
mươi, Huy Cận trong thơ mình đã nghe được nhịp viễn hành của vũ trụ, và nghe được
cả những xao xác nhỏ bé của từng chiếc lá, từng ngọn cỏ lúc chuyển mùa. Người ta
nói ông là nhà thơ có cảm thức vũ trụ - không phải trong thơ ông thường xuất hiện từ
"vũ trụ", mà bởi ông như có giác quan thứ 6 khi lắng nghe được những vận hành tế vi
của "sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp", của những đứt nối kỳ lạ từ một đêm mưa:
"Nghe đi rời rạc trong hồn/Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi". Nào ai biết đó là
bước chân mưa hay những bước đi rời rạc trong hồn một người hay chính là bước
chân của vũ trụ? Là nhà thơ có đôi tai hướng nội cực nhạy, Huy Cận đã nghe được
những chuyển động âm thầm của không gian, thời gian, của những mầm, những nụ,
những rạo rực của dòng nhựa ứ trong cây. Đó là người cực kỳ tinh tế trong một vẻ
ngoài thô tháp.
Sinh thời, Huy Cận là người hồn nhiên. Ông dân dã và "đời thường" đến mức
nhiều người thấy ngạc nhiên và hơi ngại ngần khi tiếp xúc. Thú thật, tôi cũng là một
trong số đó, nên mặc dù có thời gian chơi khá thân với Xuân Diệu như một đứa em,
nhưng tôi ít tiếp xúc với Huy Cận trong khi vẫn lặng lẽ đọc thơ ông. Một nhà thơ Việt
hiện đại nào mà không đọc thơ Huy Cận, không ít nhiều ảnh hưởng cái “từ trường”
đầy nhạy cảm của thơ ông? Tôi nhớ, ngày mới giải phóng Sài Gòn, trong một dịp tình
cờ tôi được gặp và hầu chuyện nhà thơ Bùi Giáng, một người mà tôi đã đọc và biết
ông yêu thơ Huy Cận vô cùng. Bùi tiên sinh đã đố tôi nhiều câu thơ của Huy Cận. Có
những câu tôi biết, và có nhiều câu tôi chưa đọc, nhất là những câu thơ trước cách
mạng của Huy Cận. Sau này có dịp đọc được nhiều hơn thơ Huy Cận, nhưng trong tôi
những ấn tượng đầu tiên khi đọc những bài thơ đầu tiên của Huy Cận thì vẫn vậy: đó
là thơ của một "thi sĩ toàn tòng", một người chỉ viết những câu thơ, những bài thơ cho
riêng mình, nhưng người khác hoàn toàn có thể chia sẻ được. Trong sáng, bình tâm,
“Trên tao đàn Việt Nam bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời, tuy không thổi tan những
đám mây s
cũng đã thấy ngân lên những tiếng reo vui. Ngư
ời thính tai sẽ thấy trong những tiếng kia còn biết bao
nhưng dầu sao sự cố gắng đau đớn của cả một lớp người đi tìm vui, cái cảnh ấy ai thấy mà chẳng đ

ộng lòng? Than ôi! Ngày
vui ngắn ngủi chưa được mấy năm, nỗi buồn đã trở về, ảm đạm và nặng nề hơn xưa.
Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo nên những vần thơ
ảo não. Ng
không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi nhân lại có thể đúc k
ết thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những b
đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tan được?".
(Trích trong Thi nhân Vi
Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân)
bình thản, Huy Cận "đi giữa đường thơ" như người nông dân đi giữa đường làng
"đường trong làng: hoa dại với mùi rơm" và ở "một buổi trưa không biết ở thời nào",
chỉ biết "chân bên chân, hồn bên hồn yên lặng". Lúc nào tự thấy thơ mình hơi lớn
giọng, tôi lại tự "hạ nhiệt" cho mình bằng cách đọc thơ Huy Cận. Thơ ấy nói với ta về
cuộc tồn sinh, về cái lớn lao của trời đất bằng một giọng thì thầm. Thơ ấy khuyến
khích ta yêu thương con người ở những gì bé bỏng thuần hậu nhất nơi con người. Nó
không hề xa mà rất xa, không cao kỳ mà lại rất cao. Trong đời thơ rất dài của mình,
như bao nhà thơ-không-siêu-nhân khác, Huy Cận cũng có những bài thơ thường
thường, "bài hay chen lẫn với bài vừa" cũng là lẽ đương nhiên trong một tập thơ, trong
nhiều tập thơ của bất cứ nhà thơ nào, kể cả những nhà thơ lớn, rất lớn. Nhưng Huy
Cận luôn thật thà với chính thơ mình. Ông không khăng khăng buộc ta phải công nhận
mọi bài thơ của ông, ông dành cho người đọc sự tự do chọn lựa. Ông có Lửa thiêng,
ông cũng có rất nhiều tập thơ sau cách mạng nổi tiếng. Ông làm thơ về kim tự tháp,
nhưng cũng làm rất nhiều thơ về những người lao động bình thường như Anh Tài Lạc
như Bác Phở Cầu những người thường được gọi một cách hững hờ là "vô danh" -
"Mà-mai mỉa-cuộc đời rất cụ thể/Có đau khổ bằng xương dần thịt xé/Có tên ghi trong
sổ kín mã tà/Đời những anh hùng bằng thịt bằng da/Bằng lịch sử bằng ngày đêm sáng
tối/" (Bác Phở Cầu).
Tràng Giang
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
(H.C tặng Trần Khánh Giư)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang;
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.



















Là người từng trải nhưng có cảm giác cho đến cuối cuộc đời mình, Huy Cận
vẫn là người hồn nhiên. Dường như có một đứa bé thơ trong ông, một đứa bé biết mà
Huy Cận
như không biết, nói mà như không nói, chợt cười khi thấy một bông hoa cười, và chợt
khóc khi thấy một chiếc lá chuyển cành. Đó là nhà thơ suốt đời tự lắng nghe mình,
lắng nghe trong thăm thẳm cõi riêng mình những chuyển động, những mấp máy,
những thầm thì của những gì nhỏ bé nhất. Và những nhỏ bé ấy chính là vũ trụ: "Nắng
chia nửa bãi, chiều rồi…". Hãy đọc thầm câu thơ ấy và hãy nghe những dư vang trong
im lặng của nó, một câu thơ chia tay Huy Cận đã viết cách đây gần 70 năm. Và có lẽ
không còn câu nói nào hay hơn khi viết về chuyến ra đi cuối cùng hôm nay của ông
bằng chính hai câu thơ ông, xin phép ông được đổi chữ "em" thành chữ "Anh":
“Ngủ đi ANH, mộng bình thường
Ru ANH sẵn tiếng thùy dương mấy bờ " (Ngậm ngùi)
Vâng, thật ngậm ngùi, và cũng không biết nói gì hơn khi chúng ta mất một nhà
thơ lớn như vậy!

×