Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Chiến lược Kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.46 KB, 72 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình theo cơ
chế mới: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cùng với quá trình
chuyển đổi đó nhiều loại hình công ty và doanh nghiệp đã xuất hiện. Đã có sự
cạnh tranh giữa các công ty và doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển phải có
hướng đi hợp lý.
Mục tiêu đặt ra và cũng là mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là lợi
nhuận. Ngay từ khi bước vào hoạt động cũng như trong suốt quá trình phát
triển của công ty và doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn đặt ra câu hỏi: “làm
thế nào để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao càng tốt”. Để đạt được
mục tiêu đó, một mặt doanh nghiệp phải có chiến lược thị trường tốt nhằm
đẩy mạnh bán ra, cũng như mở rộng thị phần, tăng doanh thu. Mặt khác phải
hạ thấp giá thành sản phẩm, một biện pháp ít tốn kém nhưng hiệu quả kinh tế
lâu dài. Trong doanh nghiệp giá thành là kết quả tất yếu của quả trình bỏ ra
chi phí. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì phải sử dụng tiết kiệm chi phí và có
hiệu quả cao so với lượng chi phí bỏ ra.
Do vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có
vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hoạch toán của bất kỳ công ty hay
doanh nghiệp nào, đó là toàn bộ trung tâm của quá trình kế toán.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, trên cơ sở những kiến thức đã được
học cũng như tích lũy được. Sau khi tìm hiểu em chọn chuyên đề “Công tác
tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập
đoàn Thái Hòa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa, qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
1
- Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và


tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác công tác tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần Tập đoàn Thái
Hòa
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa
b Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại công ty Cổ phân Tập đoàn Thái Hòa-Phương Mai-
Quận Đóng Đa- Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Thu tập số liệu công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến
năm 2009
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa- Phương Mai- Quận Đống Đa- Hà Nội.
- Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa- Phương Mai- Quận Đống Đa- Hà Nội
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa- Phương Mai- Quận
Đống Đa- Hà Nội
5 phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương
pháp luận.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu trên phương tiện thông tin đại chúng,
số liệu của Công ty như:
. Tài liệu giới thiệu chung về Công ty.
2
. Cơ sở vật chất kỷ thuật của Công ty.

. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Công ty.
. Báo cáo B01, B02 của Công ty.
. Bảng giá, số công nợ.
+ Số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với cán bộ quản lý và nhân viên trong
Công ty.
- Phương pháp thồng kê và phân tích kinh tế:
+ Điều tra thu thập số liệu, tính toán các chỉ số thống kê. Phương pháp
tính tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.
+ Phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình
biến động của hiện tượng.
6 Kết cấu chuyên đề
- Đặt vấn đề.
- Nội dung( 4 phần):
+ Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
+ Phần 2: Đặc điểm chung của tổ chức kế toán tập hợp chi phi sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa
+ Phần 3: Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa
+ Phần 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa
- Kết luận.
3
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải biết kết
hợp ba yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
động. Hao phí của những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là
CPSX.
Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã
chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch lao vụ,
dịch vụ trong một kỳ nhất định.
Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau, mục đích quản lý chi
phí khác nhau mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp.
Trong doanh nghiệp sản xuất người ta thường phân loại chi phí sản xuất theo
các cách sau:
1.1.2 Phân loại
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất
kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế
của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để
chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm:
* Chi phí nguyên vật liệu.
* Chi phí nhân công.
* Chi phí khấu hao TSCĐ.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
* Chi phí bằng tiền khác.
4
ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng
loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.
1.1.2.2 Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích và công dụng
của chi phí để chia toàn bộ CPSX theo các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).

* Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT).
* Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: chi phí nhân viên phân
xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài;
chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp
số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho
kỳ sau.
1.1.2.3 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản
phẩm hoàn thành.
Theo cách này CPSX được chia thành:
* Chi phí khả biến (biến phí): Những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng,
giảm theo tỷ lệ mức tăng giảm của hoạt động.
* Chi phí bất biến (định phí): Tổng đinh phí không thay đổi khi mức hoạt
động thay đổi.
Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích
điểm hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành
sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
1.1.2.4 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất,
chế tạo sản phẩm.
CPSX được chia thành 2 loại:
* Chi phí cơ bản.
* Chi phí chung.
5
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác
định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng
loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
1.1.2.5 Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối
tượng chịu chi phí.
Toàn bộ CPSX được chia thành:

* Chi phí trực tiếp.
* Chi phí gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán
tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
1.2. Giá thành sản phẩm.
1.2.1. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,
lao vụ hoàn thành.
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất
và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ
trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng
sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
1.2.2. Phân loại.
1.2.2.1. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại:
* Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được
tiến hành trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá
thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế
hoạch, đồng thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để
6
so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành
định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được
tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản
phẩm.
* Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của

sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản
phẩm và dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình
sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kỳ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí
cấu thành trong giá thành.
Theo cách này, giá thành sản phẩm bao gồm:
Giá thành phân xưởng: là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí phát sinh lien quan
đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Giá thành công xưởng: là chỉ tiêu phản ánh thông qua giá thành phân xưởng
và chi phí Quản lý doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được tính theo công thức:
Giá thành toàn
bộ của sản
phẩm
=
Giá thành sản
xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
+
Chi phí
bán
hàng
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản

xuất. Do đó, về bản chất chúng giống nhau nhưng chi phí sản xuất là cơ sở để
tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm có những mặt khác nhau sau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá
7
thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất
đã hoàn thành.
- Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn
thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ, cả
những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh. Giá thành sản phẩm
lại liên quan đến sản phẩm làm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp sản xuất
1.4.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi
phí sản xuất cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra,
giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung và
công dụng khác nhau, phát sinh ở các địa điểm khác nhau theo những quy
trình công nghệ sản xuất khác nhau. Với những căn cứ đó đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất được xác định:
- Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản
xuất
- Căn cứ vào loại hình sản xuất
- Căn cứ vào trình độ quản lý và khả năng tổ chức quản lý kinh doanh
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đúng đắn và phù
hợp với đặc điểm quy trình hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý
nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách
khoa học từ khâu tổ chức hạch toán ban đầu cho đến việc tổng hợp số liệu,

ghi chép trên tài khoản và các sổ chi tiết.
Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc
xác định những phạm vi mà chi phí sản xuất cần được tập hợp.
8
-Về chất: Giá thành sản phẩm là nói đến chi phí sản xuất tính cho một
đối tượng tính giá thành cụ thể đã hoàn thành, còn chi phí sản xuất là những
chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm không kể hoàn thành hay
chưa.
- Về lượng: Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất thường không
đồng nhất với nhau vì giá thành sản phẩm ở kỳ này có thể bao gồm chi phí ở
kỳ trước hoặc chi phí ở kỳ sau tính trước cho nó, còn chi phí ở kỳ này có thể
được tính vào giá thành kỳ trước hoặc kỳ sau.
1.4.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê
khai thường xuyên
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các giá trị nguyên vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu,.. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
tập hợp chi phí thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu
xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức
hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí cho các
đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là định mức
tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm. Công thức
phân bổ như sau:
Chi phí nguyên vật
liệu phân bổ cho
đối tượng i
=
Tiêu thức phân bổ
của đối tượng i

x
Hệ số
phân
bổ
Tài khoản sử dụng là TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài
khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kết cấu tài
khoản này như sau:
Bên Nợ: Ghi giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Ghi trị giá vật liệu xuất dùng không hết, trị giá phế liệu thu
hồi, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
9
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ,
dịch vụ như tiền lương chính, phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản đóng góp cho các quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được hạch toán vào
chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với so số tiền lương phát
sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản
này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấu như
sau:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
c. Hạch toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước (hay còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi

phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh
của kỳ này số còn lại được tính cho các kỳ hạch toán sau. Đây là những khoản
chi phí phát sinh một lần với giá trị lớn hoặc bản thân chi phí phát sinh có tác
động tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế toán.
Tài khoản sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước. TK 142 được chi tiết
thành 2 tiểu khoản là TK 1421 - Chi phí trả trước và TK 1422 - Chi phí chờ
kết chuyển.
Kết cấu tài khoản như sau:
Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh. Số kết chuyển
một phần từ TK 641 - Chi phí bán hàng và TK 642 - Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
10
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh kỳ hạch toán. Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh hoặc chưa được kết chuyển vào TK 911 - Xác định kết quả kinh
doanh
d. Hạch toán chi phí phải trả
Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí
thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận vào chi phí của kỳ kế toán. Đây
là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị hay do tính chất hay yêu
cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh nhằm đảm bảo cho
giá thành sản phẩm khỏi đột biến khi những khoản chi phí này phát sinh
Tài khoản sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả. Kết cấu tài khoản như
sau:
Bên Nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh.
Bên Có: Chi phí phải trả dự tính đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí
sản xuất kinh doanh
Dư Có: Chi phí phải trả đã được tính vào hoạt động sản xuất kinh

doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
e. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết liên quan đến việc
phục vụ, quản lý sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
TK sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung và được chi tiết thành các
tiểu khoản cấp hai. TK này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận
sản xuất, dịch vụ. Kết cấu của TK 627 như sau
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm
hay lao vụ, dịch vụ.
11
TK 627 không có số dư cuối kỳ
f. Tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Các phần trên đã trình bày cách hạch toán và phân bổ từng loại chi phí
sản xuất. Các chi phí sản xuất trên cuối kỳ được tổng hợp vào bên Nợ TK 154
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm phục vụ tính giá thành sản phẩm.
Kết cấu của TK 154 như sau
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ: nguyên vật liệu trực tiếp,
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
(Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được)
- Trị giá nguyên vật liệu, chưa dùng nhập lại kho
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho
- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
cung cấp cho khách hàng.
Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.4.21. Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản

phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải tính
được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm
hoàn thành hoặc chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm tuỳ thuộc vào yêu cầu
hạch toán kế toán nội bộ và công việc tiêu thụ sản phẩm. Để xác định đối
tượng tính giá thành sản phẩm được chính xác cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào tính chất sản xuất
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
- Căn cứ vào yêu cầu trình độ tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
- Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí
Trong công tác tính giá thành sản phẩm cũng cần phải xác định đơn vị
sản phẩm tính giá thành và kỳ tính giá thành. Đơn vị tính giá thành thường sử
12
dụng các đơn vị thường dùng và đảm bảo tính thống nhất trong cả kỳ hạch
toán. Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý hoặc là chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành càng ngắn thì càng cung cấp các thông tin
một cách đầy đủ cho yêu cầu quản lý và quản trị nội bộ doanh nghiệp.
1.4.2.2. Trình tự tính giá thành
- Tổng hợp các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung có liên quan đến đối tượng
tính giá.
- Kiểm kê, xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm theo
phương pháp đã chọn và lập thẻ tính giá thành.
1.4.2.3. Phương pháp tính giá thành
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn, trực tiếp
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy
trình công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất
ngắn.
Tổng
giá

thành
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong
kỳ
-
Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Trong doanh nghiệp này, sản xuất được tiến hành theo yêu cầu của
từng đơn đặt hàng của khách hàng về một loại sản phẩm cụ thể. Đặc điểm của
việc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh đều
được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là từng đơn
đặt hàng, chỉ khi đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành.
13
Giá thành
đơn đặt
hàng
= Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+ Chi phí sản xuất

phát sinh trong
kỳ
-
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ

Giá thành Tổng giá thành đơn đặt hàng hoàn thành
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
c. Phương pháp tính giá thành phân bước
Trong các doanh nghiệp sản xuất, quy trình công nghệ gồm nhiều bước
nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành
phẩm và bán thành phẩm ở bước trước là đối tượng chế biến trực tiếp ở bước
sau. Theo phương pháp này chi phí phát sinh thuộc giai đoạn nào thì tập hợp
chi phí thuộc giai đoạn đó, riêng đối với chi phí sản xuất chung sau khi được
tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Đối với các
doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối
cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở bước cuối cùng.
Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp
tính giá thành phân bước chia thành hai loại sau
d. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá nửa thành phẩm
Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng trong các doanh
nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc có bán nửa thành phẩm
ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp này là khi tập hợp chi phí sản xuất của
các giai đoạn, giá trị nửa thành phẩm của các bước chuyển sang các bước sau
được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi
phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2… cho
đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên gọi là kết chuyển tuần
tự.
14

e. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá nửa thành
phẩm
Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp mà yêu
cầu hạch toán kinh tế nội bộ hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước
không có giá trị sử dụng độc lập, không nhập kho hoặc đem bán ra ngoài thì
các chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập
vào giá thành sản phẩm một cách đồng thời, nên được gọi là kết chuyển song
song. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành nửa thành
phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn
thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế
biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
f. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại
sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau. Ở doanh nghiệp này trước khi
sản xuất ta phải lập giá thành kế hoạch cho từng loại và dựa trên giá thành kế
hoạch để tính giá thành thực tế của sản phẩm.
Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm
Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch
Tổng giá thành kế hoạch Số lượng sản phẩm Giá
thành đơn vị
của sản phẩm = Σ loại i theo kế x kế hoạch của
sản
(nhóm sản phẩm) hoạch sản xuất phẩm
loại i
Bước 3: So sánh giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch
Bước 4: Xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo công thức
Giá thành thực tế đơn vị Tổng giá thành thực tế sản phẩm loại i
theo khoản mục
sản phẩm loại i theo =
15

khoản mục Số lượng sản phẩm loại i
Ngoài các phương pháp tính giá thành trên còn có các phương pháp hệ
số, phương pháp tính giá thành định mức, phương pháp tổng cộng chi phí,
phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, phương pháp liên hợp
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
16
a. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2006
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Hòa thành lập và đi vào hoạt động theo
Quyết định số 2335 QĐ-TL do UBND Thành phố Hà Nội cấp với giấy phép
kinh doanh số 048176 ngày 12/3/1996 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội cấp.
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa.
Trụ sở chính: D21- Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-4)5.704.348
Fax: (84-4)6520507
Số tài khoản: 01001232257
Mã số thuế: 0100367361
Email:
Website: www.thaihoacoffee.com.vn
Công ty thành lập thêm các chi nhánh, trạm thu mua hàng hóa kịp thời chế
biến nguyên liệu quả tươi trong mùa thu hoạch, cụ thể là:
+ Năm 1997 thành lập xí nghiệp cà phê Giáp Bát ( sản xuất cà phê chế biến).
+ Năm 1999 thành lập xí nghiệp cà phê Liên Ninh( sản xuất cà phê xuất
khẩu).
+ Năm 1997 thành lập chi nhánh Nghĩa Đàn - Nghệ An nay là công ty Thái
Hòa Nghệ An( chế biến cà phê tươi).

+ Năm 2000 thành lập chi nhánh Lâm Đòng nay là Công ty Thái hoà Lâm
Đồng.
+ Năm 2001 thành lập chi nhánh Quảng Trị( chế biến cà phê quả tươi).
+ Năm 2004 Thành lập Chi nhánh Điện Biên nay là Công ty Cổ phần Thái
Hoà Mường Ảng (chủ yếu đầu tư trồng mới cà phê để lấy sản phẩm nguyên
liệu trực tiếp)
+ Năm 2006 Thành lập Công ty con Công ty XNK Cà phê An Giang nay là
Công ty cổ phần XNK Cà phê An Giang tại Đồng Nai.
17
+ Năm 2006 Thành lập công ty xây lắp Khe Sanh chuyên về xây dựng và tư
vấn thiết kế.
b. Từ năm 2007 đến nay
Nhờ xuất khẩu với doanh số lớn đã đem lại nguồn kim ngạch lớn cho
nước nhà. Đồng thời thúc đẩy mạnh được xuất khẩu mà Công ty Thái Hòa đã
góp sức mình cho xã hội trong việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, làm giảm bớt đi gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Hằng năm,
trung bình vào vụ xuất khẩu thu hút khoảng gần 300 đến 500 lao động phổ
thông nhàn rỗi cho mỗi nhà máy.
Ngày 19/05/2008 Công ty đã thực sự lớn mạnh từ một công ty TNHH SX và
TM Thái Hòa chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hòa với
giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày 19/5/2008 do Sở Kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp.
Tên tiếng Anh:Thai Hoa Group Joint Stock Company
Email:
Website: thaihoacoffee.com
với 40 ngành nghề kinh doanh :
+ Chế biến cà phê thóc ra cà phê nhân sau đó xuất khẩu.
+ Chế biến cà phê nhân, cà phê bột ra cà phê tan, cà phê phin, cà phê sữa.
+ Du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự
án đến nhóm B.

+ Tư vấn lắp đặt thiết bị cho các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi,
bưu điện, thông tin liên lạc…
Trong đó hoạt động chính của công ty là sản xuất, chế biến và xuất khẩu

phê loại Arabica, loại Robusta và cà phê hòa tan.
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà
18
Phó Tổng Giám
Đốc Kinh Doanh
Phó tổng Giám đốc
Điều hành
Ban Tài chính Kế
toán
Tổng Giám đốc
TT
Kinh
Doanh
Nội Địa
Ban
kinh
doanh
XNK

Quản đốc
phân xưởng
Phòng
tổ chức
hành
chính

Xưởng
Liên
Ninh
Xưởng
Giáp
Bát
`* Ban giám đốc công ty
Ban giám đốc công ty gồm có tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động sản
xuất, kinh doanh của công ty; Chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và
pháp luật Nhà nước về công việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp tổng giám đốc điều hành các
công tác kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo trước giám
đốc về tình hình kinh doanh của Công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành: giúp tổng giám đốc điều hành các
công tác quản trị trong công ty. Lên kế hoạch hoạt động, phân chia nhiệm vụ
giữa các phòng ban, đánh giá và quản lý hoạt động của các nhân viên trong
công ty.
* Các phòng, ban chức năng
-Ban Tài chính kế toán:
19
+ Chức năng, nhiệm vụ chính là xây dựng quy trình, quy định liên quan đến
công tác quản lý tài chính của Tập đoàn, tổ chức triển khai, kiểm tra, kiểm
soát, bổ sung, sửa đổi; Xây dựng kế hoạch Tài chính; phân tích hoạt động tài
chính của Tập đoàn, nhu cầu vốn, huy động và sử dụng vốn;
+ Thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính phát sinh tại Văn phòng
Tập đoàn;
+ Tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt
động của Công ty.
+ Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp

+ Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và
các định mức trong sản xuất.
-Ban Kinh Doanh xuất nhập khẩu:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện kế hoạch kinh doanh, từ khâu
thu mua cho đến tiêu thụ, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho quá trinh SX và
đáp ứng lượng hàng cho hợp đồng tiêu thụ đã kí, đảm bảo thu hồi vốn
nhanh và mang hiệu quả về cho Tập đoàn.
-Phòng tổ chức hành chính:
Xây dựng kế hoạch nhân sự, Quản lý chi phí tại văn phòng, chi phí mua
săm trang thiết bị văn phòng
-Phân xưởng sản xuất:
- Bộ phận kỹ thuật
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
trong quá trình sản xuất cho đến đầu ra. Đảm bảo sự ổn định của các chỉ tiêu
kỹ thuật đã đặt ra, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
- Bộ phận SX:
+ Đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra khi nguồn nguyên liệu được
đáp ứng đầy đủ.
20
+ Đảm bảo SX đúng quy cách chất lượng sản phẩm hàng hoá, từ khâu SX đến
khi tiêu thụ.
- Các công ty con, chi nhánh và nhà máy:
+ Trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ lượng
hàng theo kế hoạch đề ra, theo yêu cầu của Tập đoàn .
+Thực hiện tốt chu trình cà phê để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn
quy định.
+ Sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm(đồ uống)
+ Đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ
thuật để đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và tăng dần về số lượng.

+ Tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị
trường thế giới
2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hòa là một doanh nghiệp chuyên sản
xuất và chế biến cà phê. Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội còn các công
ty con và chi nhánh được phân bổ ở các tỉnh trong cả nước. Các chi nhánh
tiền hành hạch toán độc lập còn hai phân xưởng là phân xưởng Liên Ninh và
phân xưởng Giáp Bát tiến hành hạch toán phụ thuộc, chuyên sản xuất ra cà
phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như hai phân xưởng được
chia làm hai bộ phận: bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng.
*Bộ phận sản xuất: có nhiệm vụ rang, xay, sấy, đóng gói tạo thành các sản
phẩm cà phê mang tên Thái Hòa. Bộ phận sản xuất căn cứ vào đơn đặt hàng ,
vào tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến
hành sản xuất.
*Bộ phận Bán hàng : có nhiệm vụ thu mua cà phê, khai thác các kênh tiêu
thụ, đặc biệt là phục vụ cho xuất khẩu ra các thị trường lớn trên thế giới.
Giữa hai bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Căn cứ vào
kế hoạch tiêu thụ từng tháng của bộ phận Bán hàng mà bộ phận sản xuất sẽ
21
tiến hàng sản xuất. Đồng thời bộ phận sản xuất quản lý chi tiết từng lô, từng
đợt sản xuất để thông báo tình hình tồn kho cho bộ phận Bán hang.
Qui trình công nghệ sản xuất của công ty là quy trình sản xuất giản đơn, quá
trình sản xuất chỉ qua một giai đoạn, được tiến hành tại một phân xưởng.
Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy trình công nghệ.
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, đối tượng tính giá thành là
sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành được tiến hành theo phương pháp
hệ số tỷ lệ.
2.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.2.2.1: Đặc điểm thị trường:

Khách hàng là người trả tiền cho doanh nghiệp có thể nói khách hàng
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải
biết thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường. Thị trường là vô tận song chúng ta
không thể chiếm lĩnh toàn phần mà nên xác định rõ ràng thị trường mục tiêu
cụ thể mà sản phẩm có thể và sẽ thành công ở khúc thị trường đó. Đối với sản
phẩm cà phê của Công ty Thái Hòa thị trường mục tiêu đó là những người có
thu nhập ổn định, là giới trung lưu và phát triển sang thị trường nước ngoài.
Bởi đây là những người có đủ khả năng thanh toán có nhu cầu thường xuyên.
Công ty Thái hòa đã có chiều hướng tăng tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng sản phẩm và có hướng phát triển theo hướng hiện đại, nhân rộng
bằng nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
2.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm hàng hóa
Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 10 năm nhưng Công ty Thái
Hòa đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Nhờ có chiến lược phát triển
đúng đắn, tập trung vào thị trường xuất khẩu cà phê, cho đến nay Công ty
không chỉ lớn mạnh về quy mô mà cả về uy tín. Sản phẩm cà phê Arabica của
Công ty chiếm tới hơn 80% sản lượng cà phê Arabica xuất khẩu của Việt
Nam, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thương hiệu cà phê Arabica của
Việt Nam trên thị trường thế giới- một loại cà phê cách đây 10 năm còn rất xa
22
lạ và bị người tiêu dùng kỳ thị. Sản phẩm của Công ty được tiên thụ một phần
tại Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu đi các nước như: Mỹ, EU, Nhật.
Dưới đây là một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty qua vài năm trở lại đây:
Biểu 01. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật
ĐVT: 1000Đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh (%)
θ
LH

08/07
θ
LH
09/08
θ
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
288345000 300840000 392817000 104,33 130,57 116,72
2. Các khoản giảm trừ - - - - - -
3. Doanh thu thuần 288345000 300840000 392817000 104,33 130,57 116,72
4. Giá vốn hàng bán 63216000 65384000 68201000 103,43 104,31 103,87
5. Lợi nhuận gộp 225097000 235418000 324574000 104,58 137,87 120,08
6. Doanh thu hoạt động tài chính 236000 2477000 2751000 104,94 111,07 107,96
7. Chi phí tài chính 2032000 3093000 3286000 152,25 106,21 127,16
8. Chi phí bán hàng 189460000 197930000 280420000 104,47 141,68 121,66
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7585000 7752000 8031000 102,19 103,60 102,89
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
độngSXKD
28379000 29119000 35588000 102,61 122,22 111,98
11. Thu nhập khác 570000 605000 0629000 106,22 103,93 105,07
12. Chi phí khác 156000 183000 209000 116,78 114,27 115,52
13. Lợi nhuận khác 414000 423000 421000 102,23 99,46 100,84
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 28793000 29542000 36009000 102,60 121,89 111,83
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
7946000 8153000 10082000 102,61 123,66 112,64
16. Lợi nhuận sau thuế 20847000 21389000 25926000 102,60 121,21 111,52
(Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty)
Bảng 02. Tình hình cán bộ công nhân viên
Số lượng cán bộ công nhân viên đến hết năm 2009 là 1370 người.

TT Trình độ ĐVT Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Đại học, cao đẳng Người 40 2.92
2 Trung cấp Người 55 4.01
3 Công nhân kỹ thuật Người 60 4.38
23
4 Công nhân lành nghề Người 100 7.30
5
Lao động phổ thông, hợp đồng ngắn
hạn
Người
1115
81.39
Cộng 1370
(Nguồn tài liệu: Phòng Tài chính kế toánI
Nhìn vào tình hình cán bộ công nhân viên công ty chúng ta có thể thấy trình
độ đại học, cao đẳng còn thấp chiếm chi có 2.92 % so với toàn công ty, chủ
yếu lượng công nhân viên của công ty là Lao động phổ thông và hợp đồng
ngắn hạn chiếm 81.39 %. Còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp, có thể thấy trình độ
của công nhân viên trong công ty này còn chưa cao.
2.3.: Đặc điểm vận dụng chế độ và chính sách kế toán
2.3.1 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty Thái Hòa theo đúng nội
dung, phương pháp lập và ký chứng từ theo quy định của luật kế toán và nghị
định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của chính phủ, về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong hoạt động
kinh doanh.
Toàn bộ chứng từ vận dụng tại công ty Thái Hòa:
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh
toán tạm ứng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
- Chứng từ về hàng tồn kho: Biên bản, hợp đồng mua bán, biên bản kiểm

định chất lượng, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, bảng kê mua hàng.
- Chứng từ về bán hàng: Tờ khai hải quan, Invoice thanh toán, các chứng
từ nhận kiểm nghiệm, hợp đồng xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng
- Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng theo dõi sản
phẩm hoàn thành, bảng lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương,
bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Chứng từ về tài sản cố định: Bản kế hoạch đầu tư, bảng báo giá, hợp
đồng mua bán, biên bản bàn giao.
2.3.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán
24
Hiện nay Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa đang sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Các tài khoản sử dụng tại Công Ty Tập Đoàn Thái Hòa.
Nhóm
TK Tên kí hiệu tài khoản
Loại 1
111,112,113,121,128,131,133,136,138,139,141,142,144,151
152,153,154,155,156,157,158,159,161
Loại 2 211,212,213,214,217,221,222,223,228,229,241,242,243,244
Loại 3
311,315,331,333,334,335,336,337,338,341,342,343,344,347,35
1,352
Loại 4 411,412, 413,414,415,418,419,431,441,461,466
Loại 5 511,512,515,521,531,532
Loại 6 611,621,622,623,627,631,632,635,641,642
Loại 7 711
Loại 8 811, 821
Loại 9 911
Loại 0 001,002,003,004,007,008

2.3.3 Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu:
2.3.3.1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tại công ty
đã sử dụng các tài khoản như sau.
Kế toán đã sử dụng tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” để phản ánh
các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao
động của Công ty về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và
các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
TK3383, 3384” Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
TK622: Trích CP tiền lương, bảo hiểm phải trả CNTT, TK627 trích CP tiền
lương bảo hiểm phải trả nhân viên phân xưởng.phải trả TK642 trích CP tiền
lương phải trả bảo hiểm NVQL.
Kết cấu của tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”
Bên Nợ:
25

×