Nghị luận câu : Học, học nữa, học mãi
MB: nhắc đến lê nin ai cũng biết đó là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga người đã
từng có nhiều câu nói nỗi tiếng,trong đó có câu:học,học nữa,học mãi. Câu nói trên
nhằm khuyên mọi người phải cố gắng phấn đấu không ngừn trau dồi tri thức về cuộc
sống, con người và thế giới xung quanh, Vây câu nói trên có ý nghĩa như thế nào
chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ.
TB: học là gì?học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay
thực tế cuộc sống.HỌc hỏi là phải tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng nhưng tri
thức đã thu nhập được.Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta không chỉ tiếp thu tri thức
mà còn phải tiếp cận và vận dụng tri thức cho cuộc sống.
Tại sao chúng ta cần phải học? vì: học làm cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống,
về mọi vật xung quanh, về vũ trụ, về các nước xa xôi trên thế giới, Học sẽ giúp
chúng ta hiểu biết về con người về những tâm tư khát vọng của họ, học giúp cho
chúng ta vươn tới chiếm lĩnh những tri thức trong mọi lĩnh vực, khám phá nhưng chân
trời mới.Do đó, việc học rất cần thiết đối với mỗi con người.
Tại sao ta phải học, học nữa, học mãi"? Vì:kiến thức của nhân loại bao la,
mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như 1 giọt nước.
Hơn thế nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ nhưng phát minh ra đời ngày càng
nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Ko học hỏi ta sẽ ko bắt kịp nhịp độ của
xã hội ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như: người công nhân ko ngừng học tập , rèn luyện
để nâng cao tay nghề cũng như năng suất, người giáo viên k0 ngừng học tập để truyền
đạt cho học sinh nhưng kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học đác-uyên cũng đã
từng nói:” bác học k0 có nghĩa là ngừng học”, hay Kalini đã từng phát biểu:”…việc
học là cuốn sách k0 trang cuối cùng”.Hay gần gũi hơn là bác Hồ của chúng ta với câu
nói:” học hỏi là 1 việc phải tiếp tục suốt đời.Ngoài ra, nếu k0 học tập, chúng ta sẽ k0
đủ khả năng đảm nhiệm công tác ngày một khó , phức tạp hơn ta sẽ bị đào thải.
Ta phải làm gì để thực hiện lời khuyên trên? Để học tập thật tốt, chúng ta cần
phải xác định mục đích học tập đúng đắn có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa,
ngườ học mới cảm thấy thích thú. Từ đó có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách.
Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hóa, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện
đạo đức để trờ thành người có ích cho xã hội và gia đình. BÊn cạnh đó, học phải có
phương pháp :học liên tục,không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi
nơi ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải
trí, rèn luyện thân thể.
KB: tóm lại câu nói của lê nin”học,học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, là
một chân lí của thời đại nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập ,rèn luyện tri thức,
đạo đức để xứng đáng là người con của tổ quốc, người chủ của nước nhà. Trong tình
hình nước ta hiện nay còn chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu so với thế giới cho nên việc
học tập là vô cùng cần thiết. đó là trách nhiệm, bổn phận của người học sinh chúng ta
để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn,
khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. nó là con đường duy nhất để giúp
mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những
con người khác.
kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. con người từ xưa đến nay
sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai,
càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều
khía cạnh của một vấn đề, về nhiều vấn đề. hãy thử hình dung nếu con người không có
tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó
trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không
biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định nhưng con người có một thứ mà
không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một
thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là
sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống.
con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa
con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh
trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và
tồn tại. con người dùng tri thức để vượt lên trên tầm của tự nhiên, ****g chế các loài
sinh vật khác. tàn phá môi trường, gián tiếp hủy hoại chính tri thức của mình con
người có thể dùng tri thức để tạo ra một tương lai cho mình một cách rõ ràng, có
người nói : "tri thức có thể tạo nên vật chất nhưng vật chất thì không thể tạo nên tri
thức", nên có thể nói rằng có tri thức thì con người tồn tại, tri thức giúp con người đáp
ứng được những nhu cầu cần thiết về nhiều mặt.
nhưng nguồn tri thức từ đâu mà có? câu hỏi được đặt ra đã có câu trả lời, đó là
từ sách - nguồn tích lũy kiến thức ngàn đời của nhân loại. con người muốn có được
kiến thức thì phải học tập mà sách là một phần không thể thiếu trong sự học vô tận ấy.
hiểu được điều đó, con người cần phải bảo vệ nguồn kiến thức ấy, tích lũy thêm, hoàn
thiện nó, hãy yêu nó như yêu kiến thức của mình. nhưng con người cũng cần thiết
phải có được sự chọn lựa tốt nhất từ nguồn tri thức hiện nay còn chưa có nhiều sự
chính xác.
phải chăng tri thức luôn là con đường mà mỗi con người luôn đặt làm mục tiêu
để tiến tới, con đường mà ai cũng phải đi trên cuộc sống này, con đường chỉ có sự mở
đầu mà không có sự kết thúc ! sự thật đúng là như thế và chỉ có tri thức thì mới có
cuộc sống của một con người.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. nó là kết tinh thành tựu văn minh
mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M.Gooki
– nha văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được
nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc.
Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp một thứ tài sản phi thường :
sách. Nói đến M.Gooki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói
đến sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình trong một
lời phát biểu dản dị:
“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường
sống”.
Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên.
từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những
cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh
mà không có sách. từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa
có cà giấy bút nũa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức dầu tiên
của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưư trữ và truyền lại cho người khác, cho
thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ
trụ và con người, cả những ý nghĩ,những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống
cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách, đó là kho tàn chứa đựng những hiễu biết về con người đã được khám
phá, chon lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng
Tiên tiếnnhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm
tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói
lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con
người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng
mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái
từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,…cho đến hôm nay, những cuốn sách
được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo
lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu
Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh,
về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa
học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tân với nhựng qui luật của nó, hiểu
dươc trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nuơc khác nhau với những thiên
nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người
trên các phần đất khác nhau đó với những dặc diểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những
truyền thống, những khác vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên
trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở nhữg dân tọc khác nhau, những
niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ
bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi
người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giuúp cho người đọc
hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nổi khổ của con người và phải làm gì dể sống cho
đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát
vọng.
Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho
một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trangsách của
Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đãa mở ra cho loài người một thời kì mới
trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac- uyn về
các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn
hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác,
Ăngghen… thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc
Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago,
thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu dời sống và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc sách
viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng
đau khổ và mơ ước những gì…Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những
trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm gọn tắt rằng:lợi ích
của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gokki cũng là tiếp nhận lời
khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng dọc sách càng nhiều
càng tốt.
Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn
thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. vì sao? Vì không phải mọi
quyển sách điều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng
đắng.
thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự
nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức
có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho
mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc
sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con ngườ
trở nên phong phú hơn, độ lương hơn, trong sáng hơn.
Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến
cho người dọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tọc
này mà bôi nhoạ dân tộc kia, chùng gâythù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao
bạo lực và chiến tranh.
Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu
biết mà còn trở nên dốt nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn
người dọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.
Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu. Ngược lại,
sách xấu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm.
Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “hãy yêu
sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M.Gooki đã
nói